Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Loadcell

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Ít người tham gia về loadcell thế nhỉ !
    Ai có tài liệu về loadcell bằng tiếng việt thì post lên cho anh em tham khảo cái
    Trình độ tiếng anh kém lên đọc bằng tiếng anh thấy hoa cả mắt

    Comment


    • #17
      co ai có mạch về loadcell sử dung atmega8 ko?
      cho e với!e đang cần nó mà ko biết làm sao!

      Comment


      • #18
        Trong hệ thống cân định lượng rất đa dạng, tùy theo từng trường hợp mà có một giải pháp hợp lí. Anh Chi trong diễn đàn mà không hiểu rõ vấn đề nào về cân thì xin đặt câu hỏi rõ ràng trên diễn đàn, tôi hoặc anh chị khác trong diễn đàn sẽ giải đáp cho.

        Comment


        • #19
          bạn đọc lại cái này nhé! :"Trước đây, hầu hết các thiết bị cân trong công nghiệp sử dụng load cell cảm biến sức căng, biến đổi thành tín hiệu điện (gọi là load cell tương tự). Tín hiệu này được chuyển thành thông tin hữu ích nhờ các thiết bị đo lường như bộ chỉ thị.

          Một hệ thống cân dùng load cell tương tự điển hình thông thường bao gồm một hoặc một vài load cell nối song song với nhau qua một hộp nối (Junction Box)
          Mỗi load cell tải một đầu ra độc lập, thường 1 đến 3 mV/V. Đầu ra kết hợp được tổng hợp dựa trên kết quả của đầu ra từng load cell. Các thiết bị đo lường hoặc bộ hiển thị khuyếch đại tín hiệu điện đưa về, qua chuyển đổi ADC, vi xử lý với phần mềm tích hợp sẵn thực hiện tính toán chỉnh định và đưa kết quả đọc được lên màn hình. Đa phần các thiết bị hay bộ hiển thị hiện đại đều cho phép giao tiếp với các thiết bị ngoài khác như máy tính hoặc máy in.

          Những load cell này dựa trên nguyên lý cầu điện trở cân bằng Wheatstone. Giá trị lực tác dụng tỉ lệ với sự thay đổi điện trở cảm ứng trong cầu điện trở, và do đó trả về tín hiệu điện áp tỉ lệ. Ưu điểm chính của công nghệ này là xuất phát từ yêu cầu thực tế, với những tham số xác định trước, sẽ có các sản phẩm thiết kế phù hợp cho từng ứng dụng của người dùng. Ở đó các phần tử cảm ứng có kích thước và hình dạng khác nhau phù hợp với yêu cầu của ứng dụng. Các dạng phổ biến: dạng kéo (shear), dạng uốn(bending), dạng nén (compression)…

          Tuy nhiên, khó khăn gặp phải ngay từ buổi đầu của các hệ thống này là tín hiệu điện áp đầu ra của load cell rất nhỏ(thường không quá 30mV). Những tín hiệu nhỏ như vậy dễ dàng bị ảnh hưởng của nhiều loại nhiễu trong công nghiệp như:

          Nhiễu điện từ: sinh ra bởi quá trình truyền phát các tín hiệu điện trong môi trường xung quanh, truyền phát tín hiệu vô tuyến điện trong không gian hoặc do quá trình đóng cắt của các thiết bị chuyển mạch công suất lớn…

          Sự thay đổi điện trở dây cáp dẫn tín hiệu: do thay đổi thất thường của nhiệt độ môi trường tác động lên dây cáp truyền dẫn.

          Do đó, để hệ thống chính xác thì càng rút ngắn khoảng cách giữa load cell với thiết bị đo lường càng tốt. Cách giải quyết thông thường vẫn dùng là giảm thiểu dung sai đầu ra của load cell. Tuy nhiên giới hạn của công nghệ không cho phép vượt quá con số mong muốn quá nhỏ. Trong khi nối song song nhiều load cell với nhau, mỗi load cell tải với một đầu ra độc lập với các load cell khác trong hệ thống, do đó để đảm bảo giá trị đọc nhất quán, ổn định và không phụ thuộc vào vị trí, hệ thống yêu cầu chỉnh định đầu ra với từng load cell riêng biệt. Công việc này đòi hỏi tốn kém về thời gian, đặc biệt với những hệ thống yêu cầu độ chính xác cao hoặc trong các ứng dụng khó tạo tải kiểm tra như cân tank, cân xilô…

          Tín hiệu ra chung của một hệ nhiều load cell dựa trên cơ sở đầu các tín hiệu ra trung bình của từng load cell. Điều đó gây nên dễ xảy ra hiện tượng có load cell bị lỗi mà không được nhận biết. Một khi đã nhận ra thì cũng khó khăn trong việc xác định load cell nào lỗi, hoặc khó khăn trong yêu cầu sử dụng tải kiểm tra, hay yêu cầu sử dụng các thiết bị đo lường như đồng hồ volt-ampe với độ chính xác cao, đặc biệt trong điều kiện nhà máy đang hoạt động liên tục.

          Thực tế còn rất nhiều yếu tố khác liên quan đến độ chính xác của hệ thống cân như:

          Quá trình chỉnh định hệ thống.

          Nhiễu rung và ồn.

          Do tác dụng chuyển hướng lực trong các cơ cầu hình ống.

          Quá trình phân tích dò tìm lỗi.

          Thay thế các thành phần trong hệ thống cân hoặc các hệ thống liên quan.

          Đi dây cáp tín hiệu dài.

          Môi trường hoạt động quá kín.



          Không thể tính toán được trước các yếu tố ảnh hưởng này để có thể mô hình hóa trong quá trình phân tích và thiết kế. Trong khi đó điều kiện làm việc ở mỗi nơi rất khác nhau, thiết bị đo ở các xa cảm biến, tín hiệu truyền dẫn yếu dễ bị tiêu hao và nhiều loại nhiễu tác động, đặc biệt với môi trường làm việc khắc nghiệt trong nhà máy và xí nghiệp. Tín hiệu đưa về đến thiết bị đo lường khó phản ảnh trung thực giá trị thực tế.

          Trong khi đó, các bộ hiển thị hiện nay thường dùng hệ vi xử lý tốc độ thấp, năng lực tính toán không cao, ít thiết bị tích hợp các thuật toán xử lý chỉnh định các số liệu thu thập về, hoặc nếu có còn ở mức độ đơn giản. Do các bộ hiển thị sử dụng với nhiều loại load cell khác nhau nên các thuật toán chỉnh định chỉ mang tính tương đối, không triệt để, đặc biệt là chưa có thiết bị nào tích hợp tính năng bù sai lệch do nhiệt độ. Chức năng lọc nhiễu điện từ trường cho tín hiệu đo của các thiết bị này còn rất kém. Một yếu điểm nữa là tần số lấy mẫu thấp, do đó không thể áp dụng trong các ứng dụng mà lực tác dụng biến đổi nhanh (cân động) như các hệ thống cân băng liên tục,….

          Tuy nhiên, từ cuối những năm 1970, các nhà chế tạo load cell đã khám phá khả năng có thể kết hợp giữa công nghệ điện tử hiện đại với các thành phần đo cơ bản, và khái niệm load cell số ra đời. Ban đầu, khi khái niệm load cell số mới ra đời, nhiều người hiểu lầm là các load cell số có các phần tử điện tiêu hao thấp có thể được sử dụng để chuyển đổi một load cell chất lượng thấp lên một load cell chất lượng cao. Thực tế thì ngược lại, mỗi load cell số đơn giản cũng mang trong nó một cấu trúc khá phức tạp. Thứ nhất, phải có một load cell cơ bản với độ chính xác, độ ổn dịnh và khả năng lặp lại rất cao trong mọi điều kiện làm việc. Thứ hai, phải có một bộ chuyển đổi tương tự-số (ADC) 16 đến 20 bit tốc độ cao để chuyển đổi tín hiệu điện tương tự sang dạng số. Thứ ba, phải có hệ vi mạch xử lý để thực hiện điều khiển toàn bộ quá trình chuyển đổi từ tín hiệu lực đo được thành dữ liệu số thể hiện trung thực nhất và giao tiếp với các thiết bị khác để trao đổi thông tin.
          Tín hiệu điện áp từ cầu điện trở của load cell chính xác cao được đưa đến đầu vào của mạch tích hợp sẵn, bao gồm cả phần khuyếch đại, bộ giải điều chế, một ADC tốc độ cao 20 bit và bộ lọc số. Một cảm biến nhiệt độ tích hợp sẵn được sử dụng để đo nhiệt độ thực của load cell phục vụ cho việc bù sai số do nhiệt độ. Dữ liệu từ ADC, cảm biến nhiệt độ cùng với các thuật toán trong phần mềm và một số phần cứng bổ sung tích hợp sẵn có chức năng tối ưu hóa xử lý các sai số do không tuyến tính, bù sai đường đặc tính, khả năng phục hồi trạng thái và ảnh hưởng của nhiệt độ… được vi xử lý tốc độ cao xử lý. Dữ liệu kết quả đầu ra được truyền đi xa qua cổng giao tiếp theo một giao thức nhất định. Các module điện tử này có thể được đặt ngay trong load cell, load cell cable hoặc trong hộp junction box. Các đặc tính tới hạn của từng load cell được đặt trong EEPROM nằm trong module của load cell đó, điều đó cũng có nghĩa là mọi vấn đề xử lý sai số được thực hiện ngay tại load cell, với chính load cell đó, cũng có nghĩa là phép bù các sai số được thực hiện khá triệt để.
          Một hệ thống số điển hình bao gồm một số các load cell số nối với máy tính, PLC hoặc thiết bị đo như bộ hiển thị. Bên trong hệ thống, mỗi load cell độc lập có thể được nhận dạng bằng địa chỉ làm việc của nó. Địa chỉ làm việc đó có thể được cài đặt do người lập trình thông qua một hoặc nhiều địa chỉ cung cấp bởi nhà máy. Thông thường địa chỉ “0” được sử dụng như là một địa chỉ làm cho tất cả các load cell trả lời, trong khi các số nối tiếp của load cell có thể được sử dụng để yêu cầu một địa chỉ xác định.

          Các load cell số hoạt động trên một chương trình điều khiển kiểu Master/Slave, ở đó định nghĩa một thiết bị (thường là PC hoặc indicator) là master trên mạng. Có hai chế độ hoạt động chính: Master giám sát tất cả các quá trình truyền phát bằng cách giao tiếp với từng slave một cách tuần tự, hoặc master gửi dữ liệu yêu cầu các slave trả lời theo địa chỉ tuần tự. Chế độ thứ nhất có ưu điểm trong sự mềm dẻo và nắm bắt lỗi, trong khi chế độ hai hướng đến tốc độ giao tiếp. Hầu hết các load cell số kết nối theo chuẩn RS485 hoặc RS422. Cả hai kiểu giao thức đều có các đặc tính tương tự nhau và cung cấp một môi trường multi-drop. Việc giao tiếp giữa các thiết bị nối trên mạng dựa trên giao thức quy định bởi nhà sản xuất.

          Có lẽ điểm khác biệt quan trọng nhất giữa hệ thống load cell tương tự và số là mặc dù nối với nhau nhưng mỗi load cell số hoạt động như là một thiết bị độc lập.

          Load cell số cho phép với trong nhiều ứng dụng khác nhau. Dưới đây là 4 mô hình ứng dụng điển hình.

          Mô hình 1.

          Các load cell số cung cấp đầu ra theo giao diện RS422 hoặc RS 485. Các load cell nối với nhau thành cấu trúc hình sao. Junction Box hỗ trợ nối song song 8 load cell số. Card RS422/RS485 cho phép kết nối trực tiếp đến máy tính PC hoặc PLC.

          Mô hình 2.

          Mô hình này chỉ khác với mô hình 1 là có thêm các thiết bị bảo vệ SPD cho hệ thống load cell và máy tính chủ, chống lại các ảnh hưởng có hại như xung điện hoặc quá áp.
          Mô hình 3.

          Với hệ thống load cell số, các load cell có thể hoạt động như các thiết bị độc lập, nhận dạng trong hệ thống bằng địa chỉ của nó. Vì vậy, nhiều hệ thống có thể cùng dùng chung một thiết bị điều khiển, đơn giản chỉ cần đi đường dây mạng liên kết chúng về một trạm điều khiển. Thông thường một trạm chủ này có thể quản lý được đến 32 load cell số.

          Mô hình 4.

          Trong mô hình này, bộ hiển thị đóng vai trò là trạm chủ giao tiếp trực tiếp với các load cell hoặc với Junction Box. Ngoài chức năng hiển thị, bộ hiển thị này có thể thực hiện một số chức năng điều khiển khác thông qua các đầu vào ra.

          Khái quát lại, hệ thống cân dùng load cell số có một số ưu điểm nổi bật sau:

          Với đầu ra số, hệ thống có được:

          Tín hiệu ra số “khỏe”, rất ít bị ảnh hưởng của nhiễu điện từ hoặc thay đổi nhiệt độ thất thường trên đường dây cable dẫn.

          Khoảng cách dây cáp dẫn có thể kéo dài đến 1200m.

          Dễ dàng thay thế load cell.

          Dữ liệu số có thể xử lý trực tiếp bằng máy tính, PLC hoặc trên bộ hiển thị khi cần.

          Mỗi load cell là một thiết bị hoạt động độc lập trong hệ thống, do đó

          Có thể mở rộng cấu trúc dễ dàng.

          Có thể thực hiện tối ưu hóa hệ thống dễ dàng qua phân tích từng thành phần tích hợp.

          Cân bằng các góc cân có thể thực hiện bằng thiết bị. Thay đổi, sửa lỗi một load cell không ảnh hưởng đến các load cell khác. Công việc thực hiện dễ dàng và đơn giản, tiết kiệm thời gian.

          Một số ưu điểm khác :

          Với hệ thống yêu cầu độ chính xác vừa và thấp có thể tự động chỉnh định mà không cần tải chết.

          Load cell có thể thay thế mà không cần chỉnh định lại.

          Các thiết bị theo chuẩn RS485/422 đều có thể tham gia vào hệ thống.

          Nhiều hệ thống có thể kết nối và điều khiển bởi một trạm. Chỉ đơn giản là mở rộng đường dây cable. Tiết kiệm phần cứng.

          Phần mềm dễ dàng phát triển.



          Những ưu điểm của hệ load cell số cho phép trong các ứng dụng độ chính xác cao và chống chịu nhiễu tốt, đặc biệt ở những ứng dụng yêu cầu các điểm đo nằm phân tán trên phạm vi rộng "

          Comment


          • #20
            về loadcell tương tự, để đọc giá trị tương tự của loadcell đưa về bạn cần có adc thấp nhất là 12bit khi đó độ chính xác khoảng 1g, để có độ chính xác cao hơn bạn cần dùng các adc từ 22bit trở lên.
            Nhưng từ 22bit trở lên thì vấn đề đọc ad ko còn đơn giản như 12bit nữa vì: giả sử loadcell có thể trả về cao nhất 5V và adc là 22bit thì bước nhảy của adc sẽ là 5/4194304=0.0000011920928955078125(V)~=1,2(uV) điều này có nghĩa là adc sẽ nhảy lung tung do điều kiện xung quanh. Vậy làm sao để đọc đựoc giá trị của adc? có cách chứ ko phải bó tay: thường thì ta sẽ áp dụng cùng 1 lúc các biện pháp sau:
            1:đọc với tần số thấp nhất của adc để tránh hiện tượng rung tức thời của loadcell.
            2: các giá trị lệnh so với giá trị trước nó 1 lượng quá lớn thì ko xử lý (bỏ qua đọc lại nếu vẫn lớn như vậy thì coi như có tải hoặc tải được lấy đi)
            3: sử dụng tích chập trong xử lý ảnh để chống nhảy cho giá trị của adc. Thông thường thì mình tích chập 8 bit thấp vì thường 8 bít cao ko bị rung.
            4: sau khi tích chập thì áp dụng cả FIFO nữa là giá trị cực kì chuẩn. Đảm bảo ko nhảy nhót như tụi uống thuốc lắc đâu.

            Ở trên là những j mình đã làm trên thực tế chứ ko nói lý thuyết đâu nha. Kinh nghiệm rút ra sau 4 tháng mày mò, chỉnh mạch ... tính trung bình cộng các lần lấy adc... đều thất bại thảm hại. Bây giờ thì đã ổn định và đi vào lập trình giao diện. Loadcell mình dùng 89 và adc 24bit(nhưng ko lấy 4bit thấp vì 89 ko đủ Rom để lập trình giao tiếp nữa) độ chính xác của loadcell là 0,01g(có thể chính xác hơn nếu các bạn ko lập trình giao tiếp mà dùng phần lớn rom để lập trình xử lý adc. Ở đây mình dùng khoảng hơn 2k rom để điều khiển adc và xử lý giá trị) đang tối ưu hóa chương trình nhưng mệt quá.
            |

            Comment


            • #21
              anh có thể cho em xin tài liệu được không? mail em là: namkhanh2329@gmail.com

              Comment


              • #22
                Nguyên văn bởi hoi_8051 Xem bài viết
                về loadcell tương tự, để đọc giá trị tương tự của loadcell đưa về bạn cần có adc thấp nhất là 12bit khi đó độ chính xác khoảng 1g, để có độ chính xác cao hơn bạn cần dùng các adc từ 22bit trở lên.
                Nhưng từ 22bit trở lên thì vấn đề đọc ad ko còn đơn giản như 12bit nữa vì: giả sử loadcell có thể trả về cao nhất 5V và adc là 22bit thì bước nhảy của adc sẽ là 5/4194304=0.0000011920928955078125(V)~=1,2(uV) điều này có nghĩa là adc sẽ nhảy lung tung do điều kiện xung quanh. Vậy làm sao để đọc đựoc giá trị của adc? có cách chứ ko phải bó tay: thường thì ta sẽ áp dụng cùng 1 lúc các biện pháp sau:
                1:đọc với tần số thấp nhất của adc để tránh hiện tượng rung tức thời của loadcell.
                2: các giá trị lệnh so với giá trị trước nó 1 lượng quá lớn thì ko xử lý (bỏ qua đọc lại nếu vẫn lớn như vậy thì coi như có tải hoặc tải được lấy đi)
                3: sử dụng tích chập trong xử lý ảnh để chống nhảy cho giá trị của adc. Thông thường thì mình tích chập 8 bit thấp vì thường 8 bít cao ko bị rung.
                4: sau khi tích chập thì áp dụng cả FIFO nữa là giá trị cực kì chuẩn. Đảm bảo ko nhảy nhót như tụi uống thuốc lắc đâu.

                Ở trên là những j mình đã làm trên thực tế chứ ko nói lý thuyết đâu nha. Kinh nghiệm rút ra sau 4 tháng mày mò, chỉnh mạch ... tính trung bình cộng các lần lấy adc... đều thất bại thảm hại. Bây giờ thì đã ổn định và đi vào lập trình giao diện. Loadcell mình dùng 89 và adc 24bit(nhưng ko lấy 4bit thấp vì 89 ko đủ Rom để lập trình giao tiếp nữa) độ chính xác của loadcell là 0,01g(có thể chính xác hơn nếu các bạn ko lập trình giao tiếp mà dùng phần lớn rom để lập trình xử lý adc. Ở đây mình dùng khoảng hơn 2k rom để điều khiển adc và xử lý giá trị) đang tối ưu hóa chương trình nhưng mệt quá.
                bạn ơi! bạn cho mình xin code và mạch để mình tham khảo được không?.mình đang nghiên cứu cái này nhưng khó quá!

                Comment


                • #23
                  Chào các Pac mình muốn hỏi vài vân đề mong pác nào biết thì giúp đỡ cám ơn trước
                  VD: load cell có độ phân giải 2mv/V nguồn 12v dải cân (0-50kg)
                  Vout = 2mv/V*12=24mv/V
                  mình muốn hỏi thế này:
                  2mv/V nghĩa là sao VD: khi ta cân được 45kg thì cái gì thay đổi, Vout lúc này như thế nào

                  Comment


                  • #24
                    Không ai tra lời ah buồn wa di thôi

                    Comment


                    • #25
                      Nguyên văn bởi ichitea606 Xem bài viết
                      Chào các Pac mình muốn hỏi vài vân đề mong pác nào biết thì giúp đỡ cám ơn trước
                      VD: load cell có độ phân giải 2mv/V nguồn 12v dải cân (0-50kg)
                      Vout = 2mv/V*12=24mv/V
                      mình muốn hỏi thế này:
                      2mv/V nghĩa là sao VD: khi ta cân được 45kg thì cái gì thay đổi, Vout lúc này như thế nào
                      Khi đặt vật có khối lượng 50kg và cấp nguồn 12V cho loadcell thì Vout=24mV. Điện áp đầu ra thay đổi tuyến tính với vật cần cân.
                      Khi ko có vật thì Vout =0mV, khi có vật nặng 50kg thì Vout =24mV.
                      Vậy khi cân vật 45kg thì Vout=24mV.45/50 (mV)
                      // Các bác cho ý kiến.
                      Đ
                      Mua bán thiết bị điện công nghiệp tại Hà Nội, toàn quốc.
                      http://diencongnghiep360.com/
                      http://tudienhathe.vn/

                      Comment


                      • #26
                        thank pac nha

                        Comment


                        • #27
                          mình cũng đnag làm về loadcell xử dụng cs5530, anh có thể nói rõ hơn không vậy?

                          Comment


                          • #28
                            sao vao day ko dc..http://www.3ihut.net/forum/index.php?showtopic=934

                            Comment


                            • #29
                              cs5530 là adc 24 bit và chuyên dùng để đọc load cell cho nên ko có j để nói cả, vấn đề là bạn xử lý giá trị đọc về như thế nào thôi, nếu độ chính xác bạn cần ko cao thì cũng chả cần đến 24 bit đâu, tùy thuộc vào độ chính xác bạn cần mà tính ra cần bao nhiêu bit adc. Độ chính xác càng thấp thì xử lý càng dễ nha.
                              |

                              Comment


                              • #30
                                Các bạn có thể tham khảo tại đây:
                                https://www.youtube.com/watch?v=K9N7Sln1PAw


                                For more help:
                                0909 045 179

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                sythinhbk Tìm hiểu thêm về sythinhbk

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X