Thông báo

Collapse
No announcement yet.

đo lường tốc độ cao

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • đo lường tốc độ cao

    đo lường tốc độ cao

    --------------------------------------------------------------------------------

    mình không biết pót cau hỏi này ở đâu nên tiếp tục ở đây.

    mình đang cần đo dòng điện ac lấy sụp áp trên R sunh rất nhỏ chỉ vài chục milivol ac ai có cách gì hay mạch nào lam ơn chỉ giup để chuyển nó về dc chinh xác không. nếu có cho mình sơ đồ đựoc ko mình bế tắc quá

    vấn đề thứ 2 la lam sao o tần số 50hz có thể đo và lấy mẩu khoảng 100 lần trên một giây nhỉ. vì phải vẽ ra đồ thị khởi động của động cơ. động cơ chỉ khởi động trong vòng 1/4 s là đạt tốc độ định mức rồi

    rất mong cac huynh chỉ giup

  • #2
    Chẳng biết bạn dùng như thía nào. Chứ đo dòng bằng R shunt thì kô vấn đề gì. Lấy mẫu 100 hz có gì là cao. Nhưng nếu muốn đo dòng bé đến lớn mà chính xác thì phải dùng bộ khuyếch đại tín hiệu có thể điều chỉnh tự động hệ số khuyếch đại mới đo chính xác được.

    Comment


    • #3
      mình dòng điện ac mà

      vấn đề là dòng điện ac rất lớn sụt áp ac trên sunh tối đa là 60milivol ac không thể đưa trực tiếp vào mach đo mà phải biến đổi sang dc với độ chính xác cao.
      sóng sin cua lưới điên là 50hz mình lấy mẩu lớn hơn 100hz không biết làm cách nào có thể lấy trị trung binh tức thời bởi vì dòng điện ac khi motor khởi động lên đến 20ampe sau 1/2 giây là về đến giá trị định mức chỉ con 1 đến 2 ampe

      có thể 2 lần lấy mẫu liên tiếp có thể một lần ở đỉnh sine một lần ở tại vị trí bàng zezo như vậy cái đồ thị của mình không ổn tí nào

      không biết mình suy nghĩ vậy có đúng không rất mong mọi người giúp đỡ

      Comment


      • #4
        Sao anh không lấy mẫu ở tần số cao hơn, rồi sau đó dùng thuật toán phân tích? Như vậy có dễ hơn chỉnh lưu trước rồi lấy mẫu sau không?
        Nhóc thích nghịch điện,
        Nhóc thích xì păm,
        Nhóc thích trêu mấy anh.
        Hi hi.

        Comment


        • #5
          dùng OPAMP khuyếch đại sai áp. cho con trở vào giữa chân + và -
          Cũ người mới ta!

          Comment


          • #6
            Tạm đừng bàn đến phương pháp làm thế nào bạn nêu rõ đầu bài toán của bạn.
            Đo dòng AC 50Hz (Trung bình, hiệu dụng hay tức thời (vẽ đồ thị))
            Biên độ điện áp là bao nhiêu ?
            Tầm đo là bao nhiêu ?
            Chốt lại đi dễ trả lời hơn.
            Vẫn biết mỗi lần xa là một lần về lại...

            Comment


            • #7
              một ai đó có thể chỉ dẫn mình cụ thể một chút không

              Comment


              • #8
                thông cảm dân cơ khí làm điện tử nên khả năng còn rất yếu kém mà nói chung chung thế thì em cũng bó tay luôn

                Comment


                • #9
                  cô nhóc ơi. nếu lấy mẫu với tốc độ cao thì phải sử dụng linh kiện biến đổi ad nào bây giờ (trên 10bit) hiên tại mình dùng avr , và giải thuật như thế nao


                  ban phanbobo thi co thể giải thích cho mình một cách cụ thể hơn không , sơ đồ như thế nào nhỉ

                  Comment


                  • #10
                    chao ban

                    mình làm ra sản phẩm chứ không chỉ dừng lại ở lý thuyết. mình là sinh viên đang học và cũng đang đi làm.
                    đây là đề tài thử nghiệm của công ty. kinh phí thì mình không biết là bao nhiêu nhưng cần mua linh kiện gì thì cty sẽ chi
                    về độ chính xác thì khoảng trên 10 bit
                    mình làm có 2 đích chính là lấy đươc bài học kinh nghiệm, và đồng thời củng ứng dụng cho cty một số việc
                    rất mong ban chỉ bảo

                    Comment


                    • #11
                      mấy ngày nay mình nhức đầu với cái vụ này quá. luc nào cung chờ các bạn trên diển dàn giup đỡ

                      Comment


                      • #12
                        Nguyên văn bởi Bò Lạc
                        Nhóc ơi là nhóc, bò iu nhóc quá. Nhóc cho bò ị nhe

                        Cảnh cáo việc viết bài dùng từ ngữ không hay
                        Anh Bòa Lạc luôn miệng gọi người khác là mất dạy. Vậy anh xem lại thử xem cách anh ăn nói với phụ nữ như thế nào?

                        Comment


                        • #13
                          Bạn cần một thiết bị loại này là giải quyết được vấn đề :
                          http://www.picotech.com/single-chann...illoscope.html
                          Nó cho phép lưu lại đồ thị trong tới 500 sec .
                          Trong vấn đề của bạn thì chắc chỉ dùng thang 10 seccon . Nó sẽ vẽ ra đồ thị của dòng điện từ khi bạn đóng công tắc tới khi động cơ quay ổn định một cách dễ dàng .
                          Bạn có thể save nó dạng ảnh Bitmap hay Jpeg hay Data để đọc lại bằng phần mềm cũng được . Chỉ bằng một phím nhấn .
                          Với loại Probe X100 thì có thể khảo sát tới 500vAC
                          Chọn loại TI thích hợp thì đo dòng bao nhiêu chẳng được .
                          Thiết bị này tôi chế tạo thành công rồi . Có cả loại 2 CH hay 4 CH liền một lúc theo dõi cả 4 đại lượng cùng biến đổi
                          Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
                          nguyendinhvan1968@gmail.com

                          Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng

                          Comment


                          • #14
                            Thời gian khảo sát của anh chỉ trong vòng 1/4 giây (Nhóc cũng không hiểu bằng cách nào mà động cơ của anh có thể đạt tốc độ định mức trong vòng 1/4 giây???) nghĩa là khoảng 12 chu kỳ, thì cầm chắc là mạch điện chỉnh lưu và lọc của anh khó lòng đáp ứng kịp thời.

                            Cách của anh Vân đưa ra vẫn chỉ là tăng tần số lấy mẫu lên rất cao và ghi lại vào bộ nhớ dưới dạng graphic.

                            Nhưng lưu lại thành Graphic, thì cuối cùng anh vẫn phải nghiên cứu cái dạng sóng ấy một cách thủ công.
                            Còn nếu anh muốn nghiên cứu và điều khiển nó tự động, thì phải tốn khá nhiều công sức, có lẽ phải dùng đến bộ lọc số, hệ thống dự báo, hoặc hệ chuyên gia thôi.
                            Mấy cái đó, thì nhóc cũng chỉ nghe nói đến tên và vài tác dụng nho nhỏ, còn ngoài ra thì mù tịt.
                            Nếu anh chọn dùng shunt, thì nên có một mạch hoàn toàn cách ly để biến A >>D. Tín hiệu D sau đó sẽ ghép quang với mạch điều khiển.
                            Nếu anh chọn biến dòng, thì phải lưu ý là dòng không sin, muốn có tỷ lệ chính xác thì biến dòng thông thường chắc không đáp ứng nổi đâu. Nó sẽ làm biến đổi dạng sóng ra. Nên dùng các biến dòng kiểu Hall device, mới có dạng sóng ra thích hợp.
                            Nhóc thích nghịch điện,
                            Nhóc thích xì păm,
                            Nhóc thích trêu mấy anh.
                            Hi hi.

                            Comment


                            • #15
                              Nếu bạn cần nắn AC thành DC thì tìm tài liệu ứng dụng của OpAmp sẽ tìm thấy mạch để nắn chính xác (không dùng diode vì điện áp sụt trên phân cực thuận của nó đã khoảng 0,6V rồi). Do điện áp bạn cần đo nhỏ nên phải chọn loại OpAmp có độ chính xác DC tốt (loại thường có offset cỡ vài mV không phù hợp). Tuy nhiên để vẽ đồ thị của nó thì không nên nắn làm gì mà cần phải lấy mẫu trực tiếp trên điện áp cần đo.
                              Tần số của điện lưới là 50Hz do đó theo Nyquis bạn cần tối thiểu là 500Hz để có thể dựng lại chính xác đồ thị. Tuy nhiên đáp ứng của động cơ sẽ không đơn giản như thế, do đó tôi nghĩ bạn cần ADC có tốc độ tối thiểu là 1KHz trở lên. Do dải đo của bạn thay đổi nhiều (20A/2A = 10 lần) nên nếu bạn muốn độ phân giải của giá trị bình thường là 8 bít thì độ phân giải của giá trị lúc khởi động sẽ là >11bít. Nếu bạn dùng ADC tích hợp sẵn trong AVR thì tốc độ chuyển đổi sẽ đủ nhưng độ phân giải sẽ thiếu (ADC của AVR thực ra chỉ có 8 bít có giá trị thôi). Theo tôi bạn nên chọn con ADC nào có đầu vào differential, nuôi nguồn đối xứng và có độ phân giải cao ( >16 bít) để có thể biến đổi trực tiếp tín hiệu mà không cần khuyếch đại. Tuy nhiên khi bạn chưa làm biến đổi ADC bao giờ thì đạt được giá trị phân giải 10 bít là vô cùng khó! Chưa nói để đạt được độ phân giải 16 bít ở tốc độ 1KHz thì đòi hỏi phải có rất nhiều kinh nghiệm thiết kế mạch và chống nhiễu tốt có thể nói là giới hạn có thể đạt được khi dùng mạch 2 lớp ở tốc độ chuyển đổi đó (khoảng 1KHz). Nếu dùng loại độ phân giải gần với độ phân giải bạn cần có thì lại phải dùng con OpAmp (cần loại có độ chính xác DC cao) để khuyếch đại tín hiệu cần đo lên cho gần với dải điện áp đầu vào của ADC. Con OpAmp này cũng cần được nuôi bởi nguồn đối xứng.
                              Với giải pháp không cách ly, khi làm bạn cũng cần để ý tránh bị điện giật (>220VAC). Nguồn nuôi cho thiết bị điện tử nhất thiết phải qua biến áp để cách ly. Không được nối đất của nguồn này với các điểm mà bạn không suy nghĩ kỹ.
                              Bạn cũng có thể xem xét giải pháp khác như dùng TI (phải chọn loại có tần số cao nếu cần độ chính xác lớn) hoặc dùng sensor hiệu ứng hall để cách ly phần đo của bạn ra khỏi 220VAC cho an toàn và chống nhiễu tốt hơn.

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              tiencha Tìm hiểu thêm về tiencha

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X