Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Dùng biến tần có thay đổi được ndm của động cơ?

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Hiện mình đang làm ở nhà máy đường kiên giang, hiện tại Dao chặt mía có công suất 150kw hay bị quá tải và định nâng công suất lên nên mình muốn trao đổi với các anh chị trên diễn đàn.

    Comment


    • #17
      hệ thống dao của bạn nối thẳng trực tiếp với đâu trục dc hay có qua hệ thãng giảm tốc n­ũa

      Comment


      • #18
        Nguyên văn bởi ngongan1980 Xem bài viết
        Hiện mình đang làm ở nhà máy đường kiên giang, hiện tại Dao chặt mía có công suất 150kw hay bị quá tải và định nâng công suất lên nên mình muốn trao đổi với các anh chị trên diễn đàn.
        vấn đề này thấy cũng hơi bị lâu rồi , nhưng mình mới phát hiện hôm nay,vì mình cũng mới gia nhập diẽn đàn đay thôi,không biết bạn đã giải quyết xong chưa nếu chưa cho mình tham gia với .

        Comment


        • #19
          động cơ của bạn là loại không đồng bộ nên vẫn dùng được 2 động cơ cho 1 tải mà không cần có cùng công suất, chỉ cần có cùng thông số V/phút là được, không cần biến tần đâu. bạn phải dùng 2 puli có đường kính rãnh bằng nhau rồi mắc dây curoa nối sang nhau để nó hỗ trợ nhau.

          Comment


          • #20
            các anh chị và các bạn đều có nhiều ý tưởng hay và thú vị cho việc điều khiển tốc độ động cơ. Em xin có vài ý kiến đóng góp như thế này :
            + Vấn đề điều khiển tốc độ động cơ ở vùng trên định mức: mỗi loại đc khi thiết kế với kết cấu cơ khí, vật liệu, sức bền đều có những giá trị định mức ở nhũng điều kiện vận hành bình thường, tùy từng loại động cơ có khả năng hoạt động ở giá trị lớn hơn định mức trong một khoảng thời gian nhất định, cái này phải tra cứu thông số kỹ thuật của từng loại động cơ thôi. Vấn đề đk để tốc độ trên định mức là khả thi và là một trong những vấn đề tất yếu khi thiết kế biến tần. Nếu có bạn nào học môn Truyền Động Điện (BKHN) thì tháy rõ khi điều khiển tốc độ động cơ ở vùng trên định mức, ta giữ giá trị Momen không đổi, và thực hiện giảm từ thông, lúc này động cơ hoạt động ở vùng trên định mức. Cách này áp dụng cho cả động cơ 1 và xoay chiều. Biến tần thì tất nhiên làm được đièu này nhưng khả năng động cơ có thể chạy được hay không là tùy từng đc. Bạn chú ý là mỗi động có có giá trị tốc độ định mức và tốc độ lớn nhất -> 2 giá trị này khác nhau đó nhá VD tôi đang điều khiển 1 động cơ của siemens có Nđm = 6000 v/p và Nmax = 10 000 v/p
            + Vấn đề nối 2 đc cho 1 tải là khả dĩ : nhằm nâgn cao công suất hệ thống và đặc biệt trong nhữn hệ truyền động như Gantry của cầu trục (cơ cấu di chuyển chân) hay TRolley (di chuyển xe con) thì việc 2 đc gắn chugn vào 1 tải là tất yếu. Khi này vấn đề cần quan tâm là đồng tốc. Cách thực hiện : thong thường phải dùng biến tần, hoạt động chế độ động bộ tức là giá trị đặt (setpoint ) được gửi đồng thời tới cả 2 động cơ với điều kiện 2 dc đồng nhất các tham số hoặc hoạt động chế độ Master/Slave : setpoint được truyền cho 1 động cơ làm master và encoder đo tốc độ thực của động cơ ấy cho giá trị là setpoint cho đc là slave. ý tưởng chung là thế, còn cách cài đặt tham số ntn thì tùy loại Inverter : HITACHI (SJ300,L300....) hay DYNAHOIST....
            chúc các bạn có nhiều ý tưởng hay

            Comment


            • #21
              Nếu bạn dùng hai động cơ chạy trực tiếp thì không được rồi,lam sao mà biết được nó chạy đồng tốc.Nó còn phụ thuộc vào thông số động cơ và các chỉ tiêu kỹ thuật mà sản xuất động cơ đưa ra.Theo mình chỉ dùng biến tần chạy vòng kín có phản hồi encoder mới kiểm sát được tốc độ của hai động cơ,Trong chuyên nghành người ta còn gọi là digital lock

              Comment


              • #22
                PLC va Bien tan simens

                các bác nào có chương trình điều khiển biến tần dùng PLC simens để điều khiển và ổn định tốc độ động cơ thì giúp em với. thanks trước nha

                0975.955.086

                Comment


                • #23
                  Nhà máy của Tôi đang sử dụng Động cơ roto dây quấn với công suất 112 kW, ndm = 720v/p, Dòng định mức : 244A để ép mía. Trong thời gian hoạt động, động cơ luôn chạy với dòng 175 - 185 A. Tôi định sử dụng Biến tần để thay đổi tốc độ động cơ giảm xuống còn 650v/p để tăng hiệu suất ép mía ( ép kiệt hơn). Không biết Biến tần có thể điều khiển được động cơ dây quấn không? và cách sử dụng ra sao ai biết chỉ mình giúp với! Cám ơn nhiều!

                  Comment

                  Về tác giả

                  Collapse

                  myvietanh Tìm hiểu thêm về myvietanh

                  Bài viết mới nhất

                  Collapse

                  Đang tải...
                  X