Thông báo

Collapse
No announcement yet.

cần giúp đỡ !

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • cần giúp đỡ !

    mình đang làm về đề tài hệ thống cảnh báo chống ngủ gật cho tài xế, đã có pác nào làm về đề tài này rối thì cho mình xin tài liệu nhe!
    thank!

  • #2
    Hay quá. Lúc trước xem báo thấy nước ngoài có hệ thống camera gắn trên xe khi phát hiện tài xế nhắm mắt thì nó báo động.

    Không biết ngoài cách đó còn cách nào phát hiện tài xế ngủ gật không vì nhiều người ngủ vẫn nhắm mắt. Nghe nói khi nhắm mắt thì não phát ra sóng anpha còn mở mắt thì không.

    Theo tôi thì chỉ cần kẹp điện cực vào 2 vành tai nối qua 2 công tắc gắn trên mí mắt rồi câu vào hệ thống đánh lửa của xe. Bảo đảm tài xế hết ngủ gật ngay.

    Comment


    • #3
      Rất hay, nhưng tài xế mà đã cố ý ngủ gật thì báo động giời cũng không ăn nhằm gì !

      Comment


      • #4
        Hay quá!

        Nhưng từ lúc thiết bị xác định là đã (đang) ngủ gật đến lúc xảy ra tai nạn chỉ là milisec!
        (Nhanh nhất là cắm thẳng đầu vào xe đi chiều ngược lại!)

        Mà tình hình giao thông VN thì chưa ngủ gật, mới mờ mờ thôi thì cũng toi mạng rồi!


        Dưới đây là một số bài báo trích từ Vietbao.


        Mercedes-Benz đang nghiên cứu một số những hệ thống khác nhau để cảnh báo người lái ngay khi bắt đầu có tình trạng ngủ gật.

        Hệ thống này được phát triển để phát hiện mức độ chớp mắt của người lái. Khi đó sẽ có tiếng nói để cảnh báo.

        Ngủ gật là một phản ứng của con người khi quá mệt, lúc đó cơ thể sẽ gửi những tín hiệu để nhắc con người dừng lại để nghỉ ngơi. Mặc dù hầu hết chúng ta đều cố loại bỏ cảm giác đó để tiếp tục làm việc nhưng có thể dễ dàng nhận ra những triệu chứng như: mắt đỏ, mắt chớp nhiều hơn nhưng chậm, đồng tử mắt nhỏ hơn, ngáp và run.

        Cũng có một hệ thống nữa để điều khiển thói quen lái xe và nhập các thông số vào một thuật toán. Khi thói quen lái xe của người điều khiển phương tiện lệch ra khỏi chỉ số đã được tính toán, như là không có sự chuyển động bánh lái trong một khoảng thời gian nhất định, lúc đó xe sẽ cảnh báo cho người lái.

        Khi mà nhu cầu đi lại càng tăng thì tỷ lệ tai nạn trên đường cũng tăng theo, chính vì vậy mà hệ thống này càng trở nên cần thiết hơn để cảnh báo người lái tránh khỏi bi kịch trên đường.

        Ngọc Anh (Autoblog)



        ================================================== ========================


        Quả thực là không dễ dàng để chống lại cơn buồn ngủ trong lúc lái xe khi bạn đang mệt mỏi, thiếu ngủ hoặc lái xe đường trường vào ban đêm. Tuy nhiên, nếu biết cách, không có gì là không thể.
        Khi buồn ngủ, phản xạ của người lái sẽ chậm lại, độ tỉnh táo giảm, rất dễ căng thẳng và khả năng xử lý tình huống thiếu chính xác. Điều này dẫn tới hàng nghìn vụ tai nạn mỗi năm. Vậy làm thế nào để nhận ra một tài xế đang trong tình trạng “gà gật” và các mẹo để đấu tranh với cơn buồn ngủ?
        Nghiên cứu mới đây của Cục quản lý an toàn giao thông quốc gia Mỹ (NHTSA) đã cho thấy 20% các vụ tai nạn và 12% các vụ “suýt tai nạn” là do tài xế ngủ gật. Một tài xế bị coi là đang “gà gật” khi anh ta nhắm mắt thay vì chớp mắt, đầu anh ta lắc lư về phía trước rồi gật gù về phía sau và thay vì đảo mắt quan sát đường đi hay nhìn gương, mắt anh ta thường đờ đẫn và chỉ tập chung về một điểm cố định.
        Tuy nhiên, khác với quan niệm thường thấy, phần lớn các vụ tai nạn do buồn ngủ xảy ra vào ban ngày tại các thời điểm giao thông đi lại đông đúc. Những vụ tai nạn xảy ra ban đêm ít hơn nhưng lại thường có hậu quả nặng nề hơn do đi ở tốc độ cao và tài xế chỉ có một mình. Cơ quan này cũng tiến hành thử nghiệm và tìm ra các dấu hiệu nhận biết

        Nguyên nhân của tình trạng buồn ngủ khi lái xe chủ yếu là do thiếu ngủ và mệt mỏi. Bên cạnh đó, việc dùng thuốc chồng dị ứng, thuốc cảm cúm cũng dẫn tới tình trạng tài xế bị “lơ tơ mơ”.

        10 cách chống lại cơn buồn ngủ sau vô lăng
        Quỹ AAA và đại học Iowa đã đúc kết và đưa ra 10 cách để giúp tài xế thoát khỏi tình trạng ngủ gật và lái xe an toàn:
        - Nên dừng xe khi cảm thấy buồn ngủ và uống càfê hoặc chè để lấy lại sự tỉnh táo.
        - Sau khi uống càfê hoặc chè khoảng 30 phút mới được tiếp tục lên đường bởi cần có thời gian để nghỉ ngơi và để chất caffein ngấm vào máu.
        - Trước khi lái xe đường trường nên ngủ đủ giấc, ít nhất là 6 tiếng hoặc hơn.
        - Không nên làm việc cả ngày rồi lái xe cả đêm.
        - Nên tranh thủ lái xe những lúc bạn tỉnh táo và nghỉ đêm thay vì lái thông cả ngày lẫn đêm.
        - Nên tránh lái xe vào những thời điểm dễ gây buồn ngủ như giữa trưa và từ giữa đêm đến sáng.
        - Nếu không thể ngủ những thời điểm đó thì hãy tạm dừng vài phút và nghỉ ngơi.
        - Nên tránh ăn các thức ăn nhiều chất carbohydrate nên ăn các thức ăn giàu protein.
        - Nên tránh sử dụng các loại thuốc gây buồn ngủ như thuốc chống dị ứng, thuốc cảm cúm khi định lái xe.
        - Khi lái xe đường trường một mình nên vặn to đài, thỉnh thoảng thay đổi chương trình để chống lại cơn buồn ngủ. Bên cạnh đó nên nghỉ 2h mỗi khi đi được 100 đến 120 dặm. Những lúc nghỉ nên ra khỏi xe, làm vài động tác thể dục nhất là với cổ và vai. Hãy lên lịch trình đi và không nên đi quá 300 đến 400 dặm/ngày.
        Khi nào thì nên nghỉ ngơi:
        - Khi bạn không thể nhớ được những km cuối cùng bạn vừa đi qua.
        - Khi bạn lái lệch ra khỏi làn đường của mình.
        - Khi bạn cảm thấy suy nghĩ không còn thật tập trung.
        - Khi bạn ngáp liên tục.
        - Khi bạn cảm thấy khó tập trung hoặc mở mắt một cách tỉnh táo.
        - Và khi bạn suýt đâm vào cái gì đó.
        Khánh Hoà (theo Edmunds)


        ================================================== ========================



        Có lẽ nên làm một thiết bị đo nồng độ cafein trong máu, khi nào thấp thì actuator sẽ tiêm cho 1 phát vào thẳng mạch máu não!

        Comment

        Về tác giả

        Collapse

        daihoa Tìm hiểu thêm về daihoa

        Bài viết mới nhất

        Collapse

        Đang tải...
        X