Chào các bạn,
Mình đang nghiên cứu xây dựng một giải pháp đếm bao chạy trên băng truyền (đếm bao xi măng, bao đường, bao phân bón...). Mình muốn xây dựng một giải pháp ổn định độ tin cậy cao.
1. Các thiết bị lựa chọn là công nghiệp, hạn chế tối đa việc gia công
2. Đếm được các bao liền nối đuôi nhau.
3. Hiển thị số liệu tại chỗ.
4. Lưu số liệu trên máy tính tại chỗ.
5. Gửi số liệu về trung tâm.
6. Kết nối tới nhiều băng truyền.
Do vậy mình dự kiến là:
1. Sử dụng cảm biến quang điện Omron E3JM để đếm bao
2. Sử dụng PLC S7 200 kết nối với E3JM
3. Sử dụng một rơ le để chạy và dừng băng truyền (điều khiển qua PLC)
4. Sử dụng Panel PC (PPC) kết nối đến PLC để lưu trữ và điều khiển PLC, PPC này chạy hệ điều hành Windows XP Embedded
5. Sử dụng thư viện LIBNODAVE (http://libnodave.sourceforge.net/) để điều khiển PLC để giúp xây dựng ứng dụng trên PC linh hoạt nhẹ nhàng.
6. Sử dụng TD200
Nguyên lý hoạt động:
1. Khởi động băng tải nhờ nút bấm đưa vào đầu vào PLC, PLC sẽ gửi tín hiệu ra rơ le và đóng điện vận hành băng tải. PLC cũng ghi nhận được trạng thái là băng tải đang chạy hoặc dừng.
2. Tín hiệu từ E3JM được đưa trực tiếp vào PLC (ko biết có phù hợp điện áp không?) để khi có bao chạy qua thì nó gửi về PLC một xung, nếu bao nối đuôi nhau thì xung sẽ dài hơn. Thông số xung dài hay ngắn thiết lập được từ PPC cho PLC. Nghĩa là dựa theo chiều dài xung mà xác định là 1 bao hay là nhiều bao. Xung càng dài thì càng nhiều bao. Nếu băng truyền dừng thì cũng dừng xác định xung (do PLC biết được băng truyền đang chạy hay dừng (1). Có nhiều băng truyền thì nhiều cảm biến nối vào đầu vào PLC
3. Phần mềm trên PPC giao tiếp với PLC qua RS485 sử dụng thư viện LIBNODAVE để điều khiển PLC, đọc ghi các giá trị của các ô nhớ trên PLC.
4. Sử dụng TD200 như là phương án dự phòng, trong trường hợp PPC có vấn đề vẫn có thể giám sát theo dõi được hệ thống qua TD200
Vậy các bạn giúp mình:
- Giải pháp trên có khả thi hay không? (mình không muốn dùng giải pháp sử dụng vi xử lý để thiết kế mạch)
- Chi phí mua thiết bị tổng cộng là bao nhiêu tiền? (mua thôi, không tính chuyện gia công, lập trình)
Mong nhận được sự tư vấn của các bạn.
Thanks,
Mình đang nghiên cứu xây dựng một giải pháp đếm bao chạy trên băng truyền (đếm bao xi măng, bao đường, bao phân bón...). Mình muốn xây dựng một giải pháp ổn định độ tin cậy cao.
1. Các thiết bị lựa chọn là công nghiệp, hạn chế tối đa việc gia công
2. Đếm được các bao liền nối đuôi nhau.
3. Hiển thị số liệu tại chỗ.
4. Lưu số liệu trên máy tính tại chỗ.
5. Gửi số liệu về trung tâm.
6. Kết nối tới nhiều băng truyền.
Do vậy mình dự kiến là:
1. Sử dụng cảm biến quang điện Omron E3JM để đếm bao
2. Sử dụng PLC S7 200 kết nối với E3JM
3. Sử dụng một rơ le để chạy và dừng băng truyền (điều khiển qua PLC)
4. Sử dụng Panel PC (PPC) kết nối đến PLC để lưu trữ và điều khiển PLC, PPC này chạy hệ điều hành Windows XP Embedded
5. Sử dụng thư viện LIBNODAVE (http://libnodave.sourceforge.net/) để điều khiển PLC để giúp xây dựng ứng dụng trên PC linh hoạt nhẹ nhàng.
6. Sử dụng TD200
Nguyên lý hoạt động:
1. Khởi động băng tải nhờ nút bấm đưa vào đầu vào PLC, PLC sẽ gửi tín hiệu ra rơ le và đóng điện vận hành băng tải. PLC cũng ghi nhận được trạng thái là băng tải đang chạy hoặc dừng.
2. Tín hiệu từ E3JM được đưa trực tiếp vào PLC (ko biết có phù hợp điện áp không?) để khi có bao chạy qua thì nó gửi về PLC một xung, nếu bao nối đuôi nhau thì xung sẽ dài hơn. Thông số xung dài hay ngắn thiết lập được từ PPC cho PLC. Nghĩa là dựa theo chiều dài xung mà xác định là 1 bao hay là nhiều bao. Xung càng dài thì càng nhiều bao. Nếu băng truyền dừng thì cũng dừng xác định xung (do PLC biết được băng truyền đang chạy hay dừng (1). Có nhiều băng truyền thì nhiều cảm biến nối vào đầu vào PLC
3. Phần mềm trên PPC giao tiếp với PLC qua RS485 sử dụng thư viện LIBNODAVE để điều khiển PLC, đọc ghi các giá trị của các ô nhớ trên PLC.
4. Sử dụng TD200 như là phương án dự phòng, trong trường hợp PPC có vấn đề vẫn có thể giám sát theo dõi được hệ thống qua TD200
Vậy các bạn giúp mình:
- Giải pháp trên có khả thi hay không? (mình không muốn dùng giải pháp sử dụng vi xử lý để thiết kế mạch)
- Chi phí mua thiết bị tổng cộng là bao nhiêu tiền? (mua thôi, không tính chuyện gia công, lập trình)
Mong nhận được sự tư vấn của các bạn.
Thanks,
Comment