Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Xin các bạn góp ý về giải pháp đếm bao trên băng truyền.

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Mình nghĩ giải pháp dùng PLC compact như Zen hay Logo cũng nên xem xét.

    Mình hiểu yêu cầu chống gian lận của bạn. Mình cũng nghĩ đến chuyện này nhưng không thấy yêu cầu từ đầu. Bạn thấy là quang hay cơ, chả khác gì nhau đều gian lận được. Quang còn dễ gian lận hơn cơ đó chứ. Chống gian lận là 1 bài toán khác phức tạp hơn nhiều. Mình đang nghĩ bài toán bạn dùng 1 cảm biến Quang + Ở giữa băng đặt một cái cửa chắn quay được. Khi bao qua thì sẽ đẩy cửa chắn lên một góc Alpha, lấy góc này thì có thể biết được bao chồng hay không rồi. Bạn hình dung ra ý tưởng không?

    Cảm biến quang bổ sung cho cái cửa xoay này. Cũng có thể giúp chống gian lận phần nào.
    Mấy camera cũng được (hình ảnh...) nhưng mà trong môi trường bụi thế mình không rõ là có khả thi không.
    Last edited by qmk; 16-10-2010, 02:36.
    Vẫn biết mỗi lần xa là một lần về lại...

    Comment


    • #17
      Mình đâu có nói đến chống gian lận. Mình chỉ nghĩ do yêu cầu về kết nối và xử lý trên máy tính nên dùng PLC sẽ dễ dàng hơn. Trong PLC đã có sẵn các giao thức kết nối với PC. Có sẵn các bộ nhớ chốt để thực hiện. Tốc độ xử lý lệnh nhanh hơn. Có rất nhiều loại PLC rẻ hơn cho ứng dụng này. Tốc độ xử lý lệnh tuy chậm hơn nhưng ở đây cũng không yêu cầu cao về tốc độ nên dùng PLC cũng không đến nỗi. Nói thật là mình làm về Delta nên cũng biết qua giá của nó. Loại 14SS giá gần 2T. So với điện tử mình thấy hợp lý hơn. Sau này còn khắc phục sự cố dễ dàng hơn. Nếu bạn dùng điện tử khi xẩy ra sự cố hoặc sai số kỹ thuật liệu có xử lý nhanh hơn PLC không ? Chỉ cần lấy chương trình gốc bất kỳ lúc nào cũng có thể thay thế.
      Điều mình muốn nhấn mạnh ở đây là khả năng kết nối với máy tính và giải quyết sự cố trong quá trình sản suất.
      Nhà phân phối, đại lý bán biến tần,PLC,HMI,AC Servo... Delta

      Mr.Quỳnh 0978706839

      Comment


      • #18
        Bài toán của mình bị ràng buộc bởi 2 điều kiện: (1) phải đếm chính xác. Số liệu được sử dụng làm biên bản bàn giao. (2) là tránh được gian lận.
        Hồi năm 2005 khách hàng đã triển khai một hệ thống đếm quang điện và VDK có LCD hiển thị tại chỗ và truyền thông về trung tâm theo RS485. Tuy nhiên do được thiết kế không cẩn thận dẫn đến là (như công nhân nói là "nhảy số lung tung", "chuột chạy qua cũng đếm"...). Do vậy yêu cầu lần này khắt khe hơn nhiều. Yếu tố chính xác và chống gian lận là câu hỏi thường trực của họ. Do vậy mình nghĩ cảm biến quang khó lòng đáp ứng đủ điều kiện, vì vậy mình mới tính đến cảm biến siêu âm.Hơn nữa dùng cảm biến siêu âm cũng không phải 1 loại mà có khi phải đến 2 hoặc 3. Thông tin 3 chiều về 3 cảm biến siêu âm (hai bên và trên đỉnh) sẽ cho PLC biết được kích thước của vật đang di chuyển trên băng truyền, từ đó đưa ra số đếm chính xác hơn. Vấn đề mình cũng đang lo ngại là bụi bẩn trong nhà máy lâu ngày có thể làm giảm độ tin cậy của cảm biến. Do vậy lựa chọn loại nào? là cả một vấn đề.

        @Bạn qmk nói ý tưởng kết hợp với cơ (hay robot) cũng là một ý tưởng hay, tuy nhiên ở đây sẽ khó thuyết phục khách hàng sử dụng cách thức này vì nhiều lý do.

        @Bạn pk178 nói sử dụng công tắc hành trình là như thế nào? bạn có thể nói rõ hơn cho ứng dụng bài toán này được không?

        Các bạn có kinh nghiệm về cảm biến quang, cảm biến siêu âm hãy tư vấn thêm cho mình,
        Thanks,
        Last edited by minhngvan; 16-10-2010, 10:40. Lý do: sửa chính tả

        Comment


        • #19
          Nếu dùng được cơ kết hợp với điện thì chính xác nhất. Theo mình để chống gian lận, mình sẽ lắp 10 cái camera hỏng vào đấy ( đủ kinh phí thì lắp thật vài cái ) chĩa đủ hướng , nối lên phòng quản lý, đố ai dám gian lận. Đồng thời , ai biết nguồn bán camera hỏng ở đâu , bảo mình nhé

          Comment


          • #20
            Hi camera nhiều cũng không giải quyết được bạn ạ. Thế này nhé, gian lận tức là công nhân cho qua băng truyền 10 bao để xuống kho nhưng mà chỉ ghi số lượng là 9 bao. Như vậy camera chỉ quan sát được bao chạy trên băng truyền chứ nó có đếm được đâu, không phải là kiểu ai đó bê trộm bao trên băng truyền. Số bao dư ra ở trong kho đó thủ kho và công nhân đếm bao gửi lái xe đưa ra ngoài nhà máy chia nhau uống rượu

            Comment


            • #21
              Nguyên văn bởi quynhnb Xem bài viết
              Mình đâu có nói đến chống gian lận. Mình chỉ nghĩ do yêu cầu về kết nối và xử lý trên máy tính nên dùng PLC sẽ dễ dàng hơn. Trong PLC đã có sẵn các giao thức kết nối với PC. Có sẵn các bộ nhớ chốt để thực hiện. Tốc độ xử lý lệnh nhanh hơn. Có rất nhiều loại PLC rẻ hơn cho ứng dụng này. Tốc độ xử lý lệnh tuy chậm hơn nhưng ở đây cũng không yêu cầu cao về tốc độ nên dùng PLC cũng không đến nỗi. Nói thật là mình làm về Delta nên cũng biết qua giá của nó. Loại 14SS giá gần 2T. So với điện tử mình thấy hợp lý hơn. Sau này còn khắc phục sự cố dễ dàng hơn. Nếu bạn dùng điện tử khi xẩy ra sự cố hoặc sai số kỹ thuật liệu có xử lý nhanh hơn PLC không ? Chỉ cần lấy chương trình gốc bất kỳ lúc nào cũng có thể thay thế.
              Điều mình muốn nhấn mạnh ở đây là khả năng kết nối với máy tính và giải quyết sự cố trong quá trình sản suất.
              Chống gian lận là mình nói bác minhngvan.

              PLC Delta hình như loại rẻ nhất hiện giờ.

              Hoàn toàn đồng ý với bạn là nếu trình độ lập trình của kỹ sư vận hành hạn chế 1 bản vẽ ladder đơn giản cho họ xem xét logic hệ thống để tìm lỗi, sửa chữa chương trình là cần thiết. PLC mạnh ở software chỗ này.

              Còn giao tiếp máy tính thì PLC không thể bằng VDK được. Các thư viện của PLC buộc phải chạy với các phần mềm HMI chỉ có thể nói là tiền và nhiều tiền. Còn nối với 1 chương trình tự viết như bác minhngvan thì không bằng được. Thời nay không phải là thời 8051 cắm đầu cắm cổ viết mọi thứ.

              Về thay thế với mức giá bằng tương đương thì hoàn toàn có thể stock 1 để thay cho 1 hoặc 2 để thay cho 1 được. Còn PLC thì cũng được nhưng sẽ cần tiền và rất nhiều tiền.

              Những ưu thế của PLC về thay đổi chương trình chỉ đúng khi kỹ sư nhà máy đó tự viết, tự vận hành khai thác. Còn khi đã thuê nhà thầu thì phụ thuộc cam kết service của nhà thầu thế nào. Khả năng trouble shoot khi có sự cố là thuộc về từng kỹ sư, không liên quan đến PLC hay VDK. (VDK nhiều công cụ Trouble shoot hơn PLC là chắc chắc).

              Với các công trình lớn máy móc, người ta có thể triển khai PLC trên diện rộng để đồng bộ dễ dàng bảo hành bảo trì thay thế và do thói quen trong công nghiệp. Hơn nữa PLC là một thành phần trong hệ thống gồm nhiều thứ giá trị hơn như biến tần, HMI, sensors.
              Ngay cả với hệ thống lớn các hệ thống hybrid như PAC hay các DDC trong tòa nhà cũng dần có ưu thế với PLC.
              Còn với 1 bài toán, 1 cỗ máy thì PLC chỉ là một giải pháp để cân nhắc, tuyệt đối hóa nó chỉ làm mất đi cơ hội chọn những giải pháp tốt hơn.
              Last edited by qmk; 17-10-2010, 00:32.
              Vẫn biết mỗi lần xa là một lần về lại...

              Comment


              • #22
                Nguyên văn bởi minhngvan Xem bài viết
                Hi camera nhiều cũng không giải quyết được bạn ạ. Thế này nhé, gian lận tức là công nhân cho qua băng truyền 10 bao để xuống kho nhưng mà chỉ ghi số lượng là 9 bao. Như vậy camera chỉ quan sát được bao chạy trên băng truyền chứ nó có đếm được đâu, không phải là kiểu ai đó bê trộm bao trên băng truyền. Số bao dư ra ở trong kho đó thủ kho và công nhân đếm bao gửi lái xe đưa ra ngoài nhà máy chia nhau uống rượu
                Mình viết để cập nhật cho nhưng bạn còn nghĩ VDK là 8051 rồi hì hục code assembler đã là thời dĩ vãng rồi.

                Trở lại bài toán của bác minhngvan ngày xưa KH bác dùng VDK đếm sai vấn đề không phải là tại VDK mà là cách thiết kế cảm biến.

                Giống như bác lúc đầu cũng nghĩ bài toán đơn giản. Nhưng qua nói chuyện đã phát sinh thêm khá nhiều. Và cách đặt vấn đề của bác cũng như đầu bài bài toán đã khác hẳn. Giờ là:
                - Phát hiện bao và chống gian lận.
                - Không dùng cảm biến cơ (Tôi không hiểu sao lại khó thuyết phục kh ). Trả lời hộ bạn gì luôn: Công tắc hành trình là thuần cơ. Thường nó có 1 cái que lò xo. Bác làm cong cái que thì đóng công tắc. Khi không làm cong thì nó thẳng lại mở công tắc. Có vài loại khác nhưng như cái tên của nó công tắc.
                - Sống chung được với bụi.

                - Bác à siêu âm, quang, hay cơ thì nó cũng chả phân biệt được chuột với bao xi măng. Vì nó là phát hiện vật.
                - Nếu bác đo khoảng cách = siêu âm thì lại khác. Và ý tưởng của bác là để 3 cái cảm biến 3 bên để có được cái hình bao xi măng. Tôi thấy cũng khả thi. Thử kiếm cái cảm biến siêu âm cua OMROM Giá: 21.391.500 VND. Rẻ hơn vài bạn trên này lấy kit của Robot chế chắc tầm 3T nhưng mà không chắc nó có chạy được 1 tháng không vì bụi quá (Và cũng dùng VDK). Chưa kể phải xử lý logic analog khá phức tạp. Tuy nhiên giá 3 cái cảm biến khoảng 60T không thành vấn đề với bác thì ta có thể tiếp tục bàn p/a này.

                Thực ra nếu bác cần gấp sẵn sàng trả tiền cho tư vấn nếu có hiệu quả thì PM mình gặp nói chuyện dễ hơn. Không thì cứ trên đây trao đổi miễn phí vui vẻ là chính.
                Last edited by qmk; 17-10-2010, 00:33.
                Vẫn biết mỗi lần xa là một lần về lại...

                Comment


                • #23
                  Nguyên văn bởi qmk Xem bài viết
                  Còn giao tiếp máy tính thì PLC không thể bằng VDK được. Các thư viện của PLC buộc phải chạy với các phần mềm HMI chỉ có thể nói là tiền và nhiều tiền. Còn nối với 1 chương trình tự viết như bác minhngvan thì không bằng được. Thời nay không phải là thời 8051 cắm đầu cắm cổ viết mọi thứ.
                  Theo mình biết thì PLC kết nối với máy tính ko đến nỗi nào đâu, và ngày nay có nhiều loại PLC còn có cả cổng LAN để giúp truyền thông được dễ dàng. Vậy khó khăn là gì? cái chính là việc các hãng sản xuất thường không công khai các format giao tiếp giữa PLC và máy tính nên các lập trình viên gặp khó khăn. Họ thường đóng gói các giao thức này cho các hệ SCADA (Wincc chẳng hạn) hoặc các hệ thống nhúng trong các HMI. Hoặc là đơn giản là họ muốn bán cái giao thức đó cho những người làm phần mềm như ta hay là mấy hãng làm HMI. Vậy thì làm thế nào mà có thể dò được format truyền thông giữa máy tính và PLC? và các kỹ sư viết thư viện libnodave (http://libnodave.sourceforge.net/http://visual.sourceforge.net/) đã làm thế nào mà biết được format này của hãng Siemens? Có thể họ dùng nhiều cách nhưng cách đơn giản nhất là việc sử dụng các phần mềm monitor cổng COM (Portmon - http://technet.microsoft.com/en-us/s.../bb896644.aspx chẳng hạn) khi Wincc giao tiếp với PLC. Từ đó họ lần ra format rồi viết thành một thư viện cho mọi người dùng. Vậy thì với những thư viện kiểu vậy, việc giao tiếp với PLC chỉ đơn giản như việc đọc và ghi một biến trong ngôn ngữ lập trình thôi. Mình cũng thấy nhiều bạn trên diễn đàn này hay thắc mắc về việc giao tiếp giữa PC và PLC.Theo cách truyền thống thì mọi người sử dụng Freeport (với PLC của Siemens) khá mất công, thì nay các bạn hãy sử dụng libnodave để làm việc giao tiếp cho đơn giản.

                  @Trở lại bài toán của mình, vẫn chưa thấy có bạn nào giúp ý tưởng tốt hơn
                  Last edited by minhngvan; 17-10-2010, 00:23. Lý do: bổ sung url

                  Comment


                  • #24
                    @Bạn pk178 nói sử dụng công tắc hành trình là như thế nào? bạn có thể nói rõ hơn cho ứng dụng bài toán này được không?
                    Ý em là bác làm 1 cái cần gạt, kiểu như công tắc hành trình ấy, mỗi lần bao đi qua, cái cần gạt đó sẽ "tạch" 1 cái giống như CTHT ấy, ta sẽ thu được 1 xung, bác dựa vào xung đó thì biết ngay bao nhiêu bao đã đi qua thôi.

                    Về chuyện chống gian lận thì đơn giản thôi, bác đóng gói kín cái hệ thống của bác lại (giống như tạo 1 cái đường hầm ý, các bao chạy qua giống như xe đi bên trong đường hầm), khi đó bác muốn làm gì với các bao cũng ko ai biết được mà can thiệp

                    Còn về chuyện chính xác, em nghĩ rằng hệ thống cơ này ổn định và chính xác hơn khi bác dùng với các loại cảm biến trên, vì dùng cảm biến thì bác phải tính toán tới chuyện chống nhiễu (vd như bác nói ấy, làm sao để phân biệt giữa 1 con chuột với 1 cái bao, đó cũng là vấn đề)

                    Chúc bác thành công !

                    Comment


                    • #25
                      Cần gạt đó làm sao phân biệt được chồng bao?
                      Vẫn biết mỗi lần xa là một lần về lại...

                      Comment


                      • #26
                        Nguyên văn bởi minhngvan Xem bài viết
                        Theo mình biết thì PLC kết nối với máy tính ko đến nỗi nào đâu, và ngày nay có nhiều loại PLC còn có cả cổng LAN để giúp truyền thông được dễ dàng. Vậy khó khăn là gì? cái chính là việc các hãng sản xuất thường không công khai các format giao tiếp giữa PLC và máy tính nên các lập trình viên gặp khó khăn.
                        Một số thằng nó làm theo kiểu bản quyền nên không công khai thôi. Giao tiếp giữa PLC với máy tính có thể chỉ cần 232 hoặc 485. Từ máy tính đọc lên rồi muốn đưa đi đâu là do máy tính làm. Như vậy đơn giản hơn nhiều. Mấy anh làm cùng mình cùng chỉ tìm hiểu cấu trúc lệnh truyền thông và giao thức của nó là dễ dàng đọc được các thanh ghi của nó lên. Đôi khi là dùng phần mềm để giám sát việc truyền online giữa phần mềm lập trình cho PLC trên máy tính với PLC là biết được nó truyền cái gì và PLC trả lời cái gì. Từ đó cũng mô phỏng lại truyền thông của PC-PLC.
                        Nhà phân phối, đại lý bán biến tần,PLC,HMI,AC Servo... Delta

                        Mr.Quỳnh 0978706839

                        Comment


                        • #27
                          Nguyên văn bởi qmk Xem bài viết
                          Cần gạt đó làm sao phân biệt được chồng bao?
                          Có mà bác, giữa các bao, bác có thể làm các vách ngăn (nhỏ thôi để ko mất tính thẩm mỹ ), mỗi lần đi qua đó thì sẽ tác động lên cần gạt, cái này thiết kế cũng đơn giản thôi mà bác !

                          Comment


                          • #28
                            Dùng phương án cân thì sao nhỉ?

                            Dùng 1 trục lăn của băng tải để tác động lên cân điện tử, sẽ có dữ liệu trả về tha hồ mà xử lý. Chỉ cần 1 con PIC dưới 50K cũng giải quyết được vấn đề - kể cả truyền về PC.

                            Hay thật! Box "Đặt hàng" thành box "Đếm hàng" mất rồi.
                            Đêm nay tớ không ngủ - ngày mai tớ ngủ bù

                            Comment


                            • #29
                              Bao trên băng chuyền công nhân ném lên, làm vách ngăn thế nào đơn giản bạn.
                              Vẫn biết mỗi lần xa là một lần về lại...

                              Comment


                              • #30
                                Nguyên văn bởi qmk Xem bài viết
                                Bao trên băng chuyền công nhân ném lên, làm vách ngăn thế nào đơn giản bạn.
                                Ý em là trên băng truyền sẽ có các ô, mỗi ô bác để tương ứng với 1 bao, công nhân có ném lên thì cũng phải ném sao cho mỗi bao vào 1 ô nếu mà có ô nào đó mà ko có bao thì coi như nó vẫn tính là 1 bao (cái này thì xử anh công nhân nào ném lên thôi hihi)

                                Như bác Nhathung nói cân bao, em thấy đây cũng là 1 ý tưởng khá hay và thực tế !

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                minhngvan Tìm hiểu thêm về minhngvan

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X