Thông báo

Collapse
No announcement yet.

HMI(human-machine interface) cùng thảo luận

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • HMI(human-machine interface) cùng thảo luận

    Em mới được tìm hiểu chút về HMI.AI có tai liệu SHARED em với nha
    HMI(human machine interface) là giao diện giữa người và máy. là một hệ thống dùng để người dùng giao tiếp,thông tin qua lại với hệ thống điều khiển thông qua bất kỳ mọi hình thức. HMI cho phép người dùng theo dõi, ra lệnh điều khiển toàn bộ hệ thống. HMI có giao diện đồ họa, giúp cho người dùng có cái nhìn trực quan về tình trạng của hệ thống. Ví dụ như những chương trình nhập liệu, báo cáo, văn bản, hiển thị LED, khẩu lệnh bằng giọng nói…
    Cấu trúc HMI có 2 phần:
    *Input(Ngõ Vào): Cho phép người sử dụng thao tác hệ thống
    *Output(Ngõ Ra): Cho phép hệ thống điều khiển sinh ra những hiệu ứng theo những thao tác của người sử dụng.
    vv...v...vv

  • #2
    Cái này bạn nói cũng cơ bản là đầy đủ rồi còn gì, quan trọng là tùy thuộc vào các ứng dụng thực tế rồi mình làm thôi... Chúc thành công.

    Comment


    • #3
      Nguyên văn bởi anhthang Xem bài viết
      Cái này bạn nói cũng cơ bản là đầy đủ rồi còn gì, quan trọng là tùy thuộc vào các ứng dụng thực tế rồi mình làm thôi... Chúc thành công.
      HMI nó rất quan trọng trong mọi chương trình (như là SCADA..)Em nghe nói có chương trình mô phỏng nữa mà không biết.Đang chờ sự đóng góp mọi người

      Comment


      • #4
        Cái này Hnghinhphong dịch ra từ help file của WinCC flexible
        Giới thiệu về SIMATIC HMI
        Introduction
        Tính minh bạch lớn nhất là cần thiết cho người vận hành làm việc trong môi trường mà các quá trình đang trở nên càng fức tạp, và các yêu cầu cho các chức năng của máy móc và thiết bị đang tăng. HMI cung cấp sự minh bạch này. Hệ thống HMI giới thiệu giao diện giữa người vận hành và máy móc,
        thiết bị. Do đó, có một giao diện giữa người vận hành và WinCC flexible (tại thiết bị HMI) và một giao diện giữa WinCC flexible và bộ điều khiển. Một hệ thống HMI đảm nhiệm các nhiệm vụ sau:
        * Hiển thị quá trình:
        Quá trình được hiển thị trên thiết bị HMI. Màn hình trên thiết bị HMI được cập nhật một cách năng động. Điều này được dựa trên các sự chuyển tiếp quá trình.
        * Điều khiển vận hành của quá trình
        Người vận hành có thể điều khiển quá trình bởi GUI. Ví dụ, người vận hành có thể đặt trước các giá trị tham khảo cho điều khiển hay khởi động một động cơ.
        * Hiển thị các cảnh báo
        Các quá trình nghiêm trọng tự động khởi phát báo động, ví dụ, khi giá trị đặt được vượt quá.
        * Lưu trữ các giá trị và cảnh báo quá trình
        Hệ thống HMI có thể ghi lại các cảnh báo và giá trị quá trình. Tính năng này cho phép bạn lưu giữ các dãy quá trình và lấy ra các dữ liệu của sản xuất từ trước.
        * Ghi chép các cảnh báo và các giá trị quá trình
        Hệ thống HMI có thể đưa ra các báo cáo giá trị quá trình và các cảnh báo. Tính năng này cho phép bạn in ra các dữ liệu sản xuất ở cuối của ca làm việc.
        * Quản lí thông số máy móc và quá trình
        Hệ thống HMI có thể lưu giữ các thông số của các quá trình và máy móc dưới dạng công thức. Ví dụ, bạn có thể download những thông số trên một đường dẫn từ thiết bị HMI tới PLC để thay đổi toàn kiểu sản xuất của sản phẩm.
        SIMATIC HMI
        SIMATIC HMI đề xuất một sự tích hợp tổng thể, hệ thống nguồn cung cấp đơn cho các tác vụ giám sát và điều khiển vận hành bộ phân phối. Với SIMATIC HMI, bạn luôn làm chủ quá trình và giữ máy móc và thiết bị của bạn luôn chạy.
        Ví dụ của hệ thống SIMATIC HMI là các panel sờ nhỏ cho sử dụng trực tiếp cho máy móc.
        Hệ thống SIMATIC HMI sử dụng cho điều khiển và giám sát các thiết bị sản xuất tiêu biểu cho sự kết thúc cao hơn của hình ảnh sản xuất. Những cái này bao gồm hệ thống client/server hiệu năng cao.
        Integration of SIMATIC WinCC flexible
        WinCC flexible là phần mềm HMI cho các khái niệm tự động hóa định hướng máy móc bảo vệ tương lai.
        WinCC flexible system overview
        Hệ thống thiết kế WinCC flexible là một phần mềm cho việc điều khiển tất cả các tác vụ cấu hình đặc biệt. Phiên bản WinCC flexible xác định thiết bị HMI trong hình ảnh SIMATIC HMI có thể được cấu hình.
        WinCC flexible Rutime
        Là phần mềm hiển thị quá trình. Bạn thực hiện dự án trong chế độ quá trình trong Runtime.
        WinCC flexible options
        Các tùy chọn cho phép bạn mở rộng tính năng tiêu chuẩn của WinCC flexible.

        Comment


        • #5
          Về HMI thì tôi biết, hiện tại tôi đang nghiên cứu một thiết bị của Hãng Pro-face là ST402, nó là một màn hình nhỏ gọn, có thể lập trình từ máy tính. Nó có chương trình riêng.
          Hiện tôi đang nghiên cứu cách viết Script cho PID để điều khiển nhiệt độ lò nhiệt thông qua thiết bị này, nhưng hiện đang bí về PID, anh em nào có tài liệu về PID, hoặc đã từng viết Script cho PID chia sẻ cho tôi với nhé! Cảm ơn mọi người!

          Comment


          • #6
            Tôi có rất nhiều tài liệu về HMI, nếu anh em nào có tài liệu về PID (bằng tiếng Việt và Tiếng Anh) mình có thể trao đổi.

            E-mail: thanhtynguyen84@yahoo.com

            Comment


            • #7
              Nguyên văn bởi Greenmouse Xem bài viết
              Tôi có rất nhiều tài liệu về HMI, nếu anh em nào có tài liệu về PID (bằng tiếng Việt và Tiếng Anh) mình có thể trao đổi.

              E-mail: thanhtynguyen84@yahoo.com
              http://www.picvietnam.com/download/PIDcontrolbook2.pdf

              http://www.picvietnam.com/forum/show...&postcount=317

              http://www.picvietnam.com/forum/show...?t=485&page=23

              Bạn có thể chia sẻ tài liệu rồi chứ?

              Gửi vào papers@dientuvietnam.net
              pw; upload
              http://mail.dientuvietnam.net

              Chúc vui
              Falleaf
              Công ty TNHH Thương mại và Giao nhận R&P
              58/57 Nguyễn Minh Hoàng - Phường 12 - Quận Tân Bình - TP.HCM
              mail@falleaf.net - VP: (04) 36408561 - (08) 38119870

              Comment


              • #8
                Thanks bác F nhiều nhé! Nhưng những tài liệu mà bác gửi em đã có rồi. Picvietnam.com em cũng có tham gia diễn đàn, nhưng tự tìm hiểu về PID quả hơi khó, nhất là phải hiểu vế nó để viết Script trong HMI, mà cụ thể là thiết bị ST402 của hãng Pro-face.

                Nhưng để giữ lời hứa em sẽ gửi tài liệu cho bác, nhưng mạng ở Trung tâm chạy chán quá, gửi mấy lần mà kg được. Làm sao để gửi file đính kèm lên bài viết của mình được? Bác chỉ cho em cách nhé!

                Comment


                • #9
                  Lý Thuyết Về Hmi

                  LÝ THUYẾT VỀ HMI
                  I. Giới thiệu HMI.
                  1. HMI là gì?
                  HMI là từ viết tắt của Human-Machine-Interface, có nghĩa là thiết bị giao tiếp giữa người điều hành thiết kế với máy móc thiết bị.
                  Nói một cách chính xác, bất cứ cách nào mà con người “giao diện” với một máy móc thì đó là một HMI. Cảm ứng trên lò viba của bạn là một HMI, hệ thống số điều khiển trên máy giặt, bảng hướng dẫn lựa chọn phần mềm hoạt động từ xa trên TV đều là HMI,…
                  Bộ truyền và cảm biến trước kia đều không có HMI, nhiều thiết bị trong số đó thậm chí không có cả một HMI đơn giản như một hiển thị đơn thuần. Rất nhiều trong số đó không có hiển thị, chỉ với một tín hiệu đầu ra. Một số có một HMI thô sơ: một hiển thị ASC II đơn hoặc hai dòng ASCII với một tập hợp các arrow cho lập trình, hoặc 10 phím nhỏ. Có rất ít các thiết bị hiện trường, cảm biến và bộ phân tích từng có bảng HMI thực sự có khả năng cung cấp hình ảnh đồ họa tốt, có cách thức nhập dữ liệu và lệnh đơn giản, dễ hiểu, đồng thời cung cấp một cửa sổ có độ phân giải cao cho quá trình.
                  HMI sử dụng toàn bộ máy tính và màn hình hiển thị thì hạn chế đối với các phòng điều khiển bởi vì mạch máy tính, màn hình và ổ đĩa dễ hỏng. Vỏ bọc được phát triển để giúp cho HMI sử dụng máy tính có thể định vị bên ngoài sàn nhà máy, nhưng rất rộng, kềnh càng và dễ hỏng do sức nóng, độ ẩm, sự rửa trôi và các sự cố khác ở sàn nhà máy.
                  HMI máy tính trước đây cũng tiêu thụ rất nhiều điện năng. Một máy tính “desktop” thông thường trong những năm 80 của thế kỷ 20 có công suất 200 W.
                  2. Hỗ trợ người vận hành
                  Khi các quá trình ở sàn nhà máy được tự động hóa nhiều hơn, người điều khiển cần có thêm nhiều thông tin về quá trình, và yêu cầu về hiển thị và điều khiển nội bộ trở nên phức tạp hơn. Một trong những đặc điểm tiến bộ trong lĩnh vực này là hiển thị dạng cảm ứng. Điều này giúp cho người điều khiển chỉ cần đơn giản ấn từng phần của hiển thị có một “nút ảo” trên thiết bị để thực hiện hoạt động hay nhận hiển thị. Nó cũng loại bỏ yêu cầu có bàn phím, chuột và gậy điều khiển, ngoại trừ công tác lập trình phức tạp ít gặp có thể được thực hiện trong quá trình rửa trôi.
                  Một ưu điểm khác nữa là hiển thị dạng tinh thể lỏng. Nó chiếm ít không gian hơn, mỏng hơn hiển thị dạng CRT, và do đó có thể được sử dụng trong những không gian nhỏ hơn.
                  Ưu điểm lớn nhất là trong các máy tính nhúng có hình dạng nhỏ gọn giúp nó thay thế hiển thị 2 đường trên một công cụ thông thường hay trên bộ truyền với một HMI có đầy đủ tính năng.
                  Người điều khiển làm việc trong không gian rất hạn chế tại sản nhà máy. Đôi khi không có chỗ cho họ, các công cụ, phụ tùng và HMI cỡ lớn nên họ cần có HMI có thể di chuyển được.


                  II. Các thiết bị HMI truyền thống:

                  1.HMI truyền thống bao gồm:

                  • Thiết bị nhập thông tin: công tắc chuyển mạch, nút bấm…
                  • Thiết bị xuất thông tin: đèn báo, còi, đồng hồ đo, các bộ tự ghi dùng giấy.

                  2. Nhược điểm của HMI truyền thống:

                  • Thông tin không đầy đủ.
                  • Thông tin không chính xác.
                  • Khả năng lưu trữ thông tin hạn chế.
                  • Độ tin cậy và ổn định thấp.
                  • Đối với hệ thống rộng và phức tạp: độ phức tạp rất cao và rất khó mở rộng.

                  III. Các thiết bị HMI hiện đại:
                  Do phát sự phát triển của Công nghệ thông tin và Công nghệ Vi điện tử, HMI ngày nay sử dụng các thiết bị tính toán mạnh mẽ.
                  1. HMI hiện đại chia làm 2 loại chính:

                  • HMI trên nền PC và Windows/MAC: SCADA.
                  • HMI trên nền các máy tính nhúng: HMI chuyên dụng
                  • Ngoài a còn có một số loại HMI biến thể khác MobileHMI dùng Palm, PoketPC.

                  2. Các ưu điểm của HMI hiện đại:

                  • Tính đầy đủ kịp thời và chính xác của thông tin.
                  • Tính mềm dẻo, dễ thay đổi bổ xung thông tin cần thiết.
                  • Tính đơn giản của hệ thống, dễ mở rộng, dễ vận hành và sửa chữa.
                  • Tính “Mở”: có khả năng kết nối mạnh, kết nối nhiều loại thiết bị và nhiều loại giao thức.
                  • Khả năng lưu trữ cao.
                  3.Vị trí của HMI trong hệ thống tự động hoá hiện đại:
                  4. Các thành phần của HMI:

                  • Phần cứng:
                  • Màn hình:
                  • Các phím bấm
                  • Chíps: CPU, ROM,RAM, EPROM/Flash, …
                  • Phần Firmware:
                  • Các đối tượng
                  • Các hàm và lệnh
                  • Phần mềm phát triển:
                  • Các công cụ xây dựng HMI.
                  • Các công cụ kết nối, nạp chương trình và gỡ rối.
                  • Các công cụ mô phỏng
                  • Truyền thông:
                  • Các cổng truyền thông.
                  • Các giao thức truyền thong

                  5. Các thông số đặc trưng của HMI:

                  • Độ lớn màn hình: quyết định thông tin cần hiển thị cùng lúc của HMI.
                  • Dung lượng bộ nhớ chương trình, bộ nhớ dữ liệu, Flash dữ liệu: quyết định số lượng tối đa biến số và dung lượng lưu trữ thông tin.
                  • Số lượng các phím và các phím cảm ứng trên màn hình: khả năng thao tác vận hành.
                  • Chuẩn truyền thông, các giao thức hỗ trợ.
                  • Số lượng các đối tượng, hàm lệnh mà HMI hỗ trợ.
                  • Các cổng mở rộng: Printer, USB, CF, PCMCIA, PC100...

                  6. Quy trình xây dựng hệ thống HMI:
                  a. Lựa chọn phần cứng:

                  • Lựa chọn kích cở màn hình: trên cơ sở số lượng thông số/thông tin cảm biến hiển thị đồng thời. nhu cầu về đồ thị, đồ họa(lưu trình công nghệ...).
                  • Lựa chọn số phím cứng, số phím cảm ứng tối đa cùng sử dụng cùng lúc.
                  • Lựa chọn các cổng mở rộng nếu có nhu cầu in ấn, đọc mã vạch, kết nối các thiết bị ngoại vi khác.
                  • Lựa chọn dung lượng bộ nhớ: theo số lượng thông số cần thu thập số liệu, lưu trữ dữ liệu, số lượng trang màn hình cần hiển thị.

                  b. Xây dựng giao diện:

                  • Cấu hình phần cứng: chọn phần cứng, chuẩn giao thức...
                  • Xây dựng các màn hình.
                  • Gán các biến số (tag) cho các đối tượng.
                  • Sử dụng các đối tượng đặc biệt.
                  • Viết các chương trình script (tùy chọn).
                  • Mô phỏng và gỡ rối chương trình.
                  • Nạp thiết bị xuống HMI.

                  7. Các thuật ngữ và khái niệm cơ bản của HMI:

                  a. Màn hình( Screen ):

                  • Là thành phần của phần mềm ứng dụng HMI được xây dựng trên công cụ phần mềm phát triển HMI và được nạp xuống thiết bị để chạy.
                  • Là nơi chứa đựng các đối tượng (Obj), các biến số (tags), các chương trình dạng ngữ cảnh (script).

                  Đối tượng HMI

                  b. Biến số (Tags):

                  Gồm các biến số nội tại bên trong hệ điều hành thiết bị HMI, dùng để làm các biến số trung gian cho quá trình tính toán, các biến số quá trình trong các thiết bị trên mạng điều khiển: trong PLC, trong thiết bị đo lường thông minh, trong các thiết bị nhúng nà controller khác...

                  c. Kiểu biến:

                  - Kiểu biến số (Tag type/Data type ):
                  • Bit: 0/1 (true/false)
                  • Byte: 0...255
                  • Word: 2 byte = 0...65025.
                  • Interger (Nguyên): -32512...+32512
                  • Long, Float, BCD.
                  • String: abc.

                  d. Chương trình script:
                  • Script toàn cục (global): đoạn mã chương trình Script có tác động đến toàn bộ hệ thống HMI
                  • Script đối tượng (Object script): là script chỉ tác dụng đến đối tượng đó. Thường là các đoạn mã chương trìnhviết cho các sự kiện (event) của đối tượng. Ví dụ: Script cho button, với sự kiễn “nhấn nút”.
                  e. Trend:
                  Là dạng đồ thị biểu diễn sự thay đổi của một biến(tag) theo thời gian.
                  Có 2 loại trend chính: Trend hiện thời và trend quá khứ (history).
                  f. Cảnh báo Alarm:
                  Là một loại đối tượng để đưa ra các báo động hay thông báo sự cố cho hệ thống.

                  Comment


                  • #10
                    Nguyên văn bởi Greenmouse Xem bài viết
                    Picvietnam.com em cũng có tham gia diễn đàn, nhưng tự tìm hiểu về PID quả hơi khó, nhất là phải hiểu vế nó để viết Script trong HMI, mà cụ thể là thiết bị ST402 của hãng Pro-face.
                    Chào bạn,

                    Mình chưa thấy ai viết PID bằng Script, bạn viết một bài về cách điều khiển được không?
                    Bạn giao tiếp giữa màn hình với bộ điều khiển bằng giao thức gì? Chuẩn vật lý gì, tốc độ truyền thông đạt bao nhiêu?

                    Cảm ơn bạn nhiều!
                    Một bông hồng cho những ai đang còn mẹ,
                    Đang còn mẹ để lòng vui sướng hơn ..

                    Comment


                    • #11
                      HMI hiện nay tôi đang làm việc tại 1 nhà máy ximang, thời sinh viên mọi người khi nói tới HMI là cảm thấy hiện đại thích thú lắm.Thậm chí là hơi sợ vì có lẽ nó ghê gớm lắm và đổ xô đi học. Nhưng bây giờ tôi cảm thấy nó bình thường. Chỉ cần được chỉ vài lần và tự học là bạn có thể làm việc bình thường với nó thôi

                      Comment


                      • #12
                        Nguyên văn bởi HPECOM Xem bài viết
                        Chào bạn,

                        Mình chưa thấy ai viết PID bằng Script, bạn viết một bài về cách điều khiển được không?
                        Bạn giao tiếp giữa màn hình với bộ điều khiển bằng giao thức gì? Chuẩn vật lý gì, tốc độ truyền thông đạt bao nhiêu?

                        Cảm ơn bạn nhiều!
                        Dùng D-script để viết PID quả thật là khó, vì nó không thể tính toán bằng số thực với lại Màn hình HMI mà lợi dụng scrip quá thì nó sẽ bị chậm rất nhiều
                        tôi đã sử dụng rất nhiều màn hình Pro-face nên biết khá rỏ về nó.
                        còn giao thức với bộ điều khiển thì là chuẩn Rs- 232 hoặc rs-422, rs-485, ethernet, LAN (Màn hình sẽ theo chuẩn truyền thông của bộ điều khiển) tùy theo khả năng support của màn hình.

                        Comment


                        • #13
                          Nguyên văn bởi thephopkim Xem bài viết
                          HMI hiện nay tôi đang làm việc tại 1 nhà máy ximang, thời sinh viên mọi người khi nói tới HMI là cảm thấy hiện đại thích thú lắm.Thậm chí là hơi sợ vì có lẽ nó ghê gớm lắm và đổ xô đi học. Nhưng bây giờ tôi cảm thấy nó bình thường. Chỉ cần được chỉ vài lần và tự học là bạn có thể làm việc bình thường với nó thôi
                          Em còn SV chưa có dịp tx với HMI, chỉ được làm mấy đề tài sơ sơ thui.
                          Em có video này, ko biết nó có thuộc dạng HMI ko mong các bác chỉ dáo.
                          Hôm bữa lấy video này làm ví dụ bị ông thầy làm nóng mặt luôn..ặc
                          http://www.robots-dreams.com/2007/11...ly-cool-h.html

                          Comment


                          • #14
                            Anh em cho hỏi tý dùng VB để thiết kế giao diện giám sát thay WinCC có được không?
                            NGUYỄN XUÂN VŨ
                            Mua bán, sửa chữa PLC, biến tần
                            Vỉ mạch điện tử công nghiệp các loại
                            0978462163

                            Comment


                            • #15
                              Nguyên văn bởi xuanvu_dk2 Xem bài viết
                              Anh em cho hỏi tý dùng VB để thiết kế giao diện giám sát thay WinCC có được không?
                              Được bạn ạ, bạn có thể thông qua một OPC nào đó để kết nối với PLC.
                              Ngoài ra còn một cách dùng freeport.
                              Free port mình cũng chưa thử, chỉ thử với Keepware OPC thấy cũng không khó lắm.
                              Bạn thử nhé!
                              Một bông hồng cho những ai đang còn mẹ,
                              Đang còn mẹ để lòng vui sướng hơn ..

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              lamly Tìm hiểu thêm về lamly

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X