Nếu đây là lần đầu tiên đến với Điện Tử Việt Nam, bạn có thể đọc phần Hỏi đáp bằng cách nhấn vào liên kết. Có thể bạn cần đăng kí trước khi có thể gửi bài . Để bắt đầu xem bài viết, chọn diễn đàn bạn muốn thăm dưới đây.
Thông báo
Collapse
No announcement yet.
Cùng nhau thảo luận về giải pháp IP trong hệ thống SCADA
Thank bác đã review. Việc thực hiện kết nối qua TCP/IP thì tôi đã làm được từ lâu rồi, dùng con ENC28J60 mà tôi tự thiết kế. Module của bác người ta đã tích hợp luôn phần chuyển đổi Ethernet-RS232 vào trong đó. Còn tôi, tôi muốn tự mình viết cái module chuyển đổi này. Trong đầu cũng đã có một vài ý tưởng để code cái bộ này sao cho đảm bảo giao tiếp truyền nhận như với COM thật. Tôi sẽ thử dùng phần mềm của bác gửi để test với cái module của tôi xem sao, nó mà tương thích thì hay quá, nếu không sẽ phải viết lại. Xem tren web, thấy phần mềm này hỗ trợ các HW sau:
HW VSP3 – Recommended devices:
* Charon I – Embedded RS-232 (TTL) / Ethernet converter module
* PortBox – RS-232/485 / Ethernet converter unit
* PortStore, PortStore2 – RS-232/485 / Ethernet converter with 2048 kB Flash memory buffer for serial line data
* I/O Controller – Binary inputs and outputs + RS-232/485 / Ethernet converter
* IP Relay – 2x relay output + RS-232/485 to Ethernet converter
ps: Bác có tài liệu nào nói về định dạng của khung dữ liệu TCP/IP dùng cho module NET của bác không, vì nếu tôi muốn làm việc được với phần mềm này thì cần có cái định dạng. Chứ h mà ngồi dùng cái NET monitor nào đó để tìm thì mệt lắm.
Anyway, thank.
(Bác dùng nhiều bo cắm nhỉ, nhà em cũng có cả đống )
Last edited by linhnc308; 22-04-2008, 09:44.
Lý do: update
ps: Bác có tài liệu nào nói về định dạng của khung dữ liệu TCP/IP dùng cho module NET của bác không, vì nếu tôi muốn làm việc được với phần mềm này thì cần có cái định dạng. Chứ h mà ngồi dùng cái NET monitor nào đó để tìm thì mệt lắm.
Chưa bao giờ sờ vào thiết bị này, nhưng từ việc xài được với Hyper thì em đoán nó sẽ là truyền nhận từng byte 1 một ngay trên TCP
Tức User gõ 1 byte -> Hyper -> Com ảo -> TCP Driver -> Bộ chuyển đổi -> AVR -> Phản hồi -> ....
Vấn đề là viết cái cổng Com ảo đó, sẽ phải liên quan tới Driver trên Window - Nhưng nếu xài cái phần mềm kia free và đủ tính năng thì viết làm gì cho nhọc công
Kể ra thì 60$ khá đắt nhỉ? Bác nào có giải pháp cho thiết bị chừng 15-20$ em nghĩ sẽ bán chạy đấy
Xóa phần có nội dung đả kícch cá nhân.
Bác Linhnc308 hoàn thành sớm được cái board convert của bác với giá phải chăng cỡ 15-20$ chắc có nhiều người đặt mua lắm, cố gắng nhé bác.
Em nghĩ viết giao tiếp với LAN thì dễ chứ viết được để cho nó giao tiếp như COM thật thì khó lắm đấy. Bác cứ thử xem sao. COM 3 chân thì dễ chứ đủ hết các chân là cả vấn đề.
Phần mềm monitor cổng COM thì em thấy thằng Free ComPort Monitor nó chạy tuyệt vời lắm rồi. Thấy trên web của nó có cả thằng monitor NET nữa. Bác thử thử qua xem sao.
@LINH: Board cắm nhà em hả? nhiều lắm, em toàn lấy để kê chân bàn. Có mấy cái bàn vẫn còn cập kênh. Bác dư cho em xin thêm vài miếng.
Email: - Mobil: tạm thời ngừng liên lạc 1 thời gian
Giới thiệu website kiếm tiền trực tuyến & tăng thứ hạng website.
cái thằng ku Hà kia lừa đảo anh em quá, board convert với board AVR của mày có chút xíu mà chụp một đống bread board lên làm gì để người ta hoa cả mắt hả mày? nhìn thấy toàn mấy con lái LED với cái bảng matrix (^^).
Bác Linhnc308 hoàn thành sớm được cái board convert của bác với giá phải chăng cỡ 15-20$ chắc có nhiều người đặt mua lắm, cố gắng nhé bác.
Anh mầy đang chỉnh lại mấy cái module led làm đèn nhấp nháy cho con chơi. Nhân tiện review cái TCP/IP ->COM thì anh gắn luôn vào chớ sao. Vậy mà cũng phải ý kiến hở.
(sao cái diễn đàn của mình không có cái icon cầm cái búa đập vào đầu nhỉ?)
Anh mới xin được của bác Linhnc mấy miếng nữa nè, qua đây anh cho.
Email: - Mobil: tạm thời ngừng liên lạc 1 thời gian
Giới thiệu website kiếm tiền trực tuyến & tăng thứ hạng website.
Một số bạn sinh viên có email cho tôi hỏi về giá thiết bị EZLink-200 có thể có giá tốt hơn được không? Tôi xin trả lời nếu ứng dụng của các bạn không cần thiết bị EZLink-200 đóng hộp, mà chỉ cần board mạch thì xin vui lòng liên hệ với tôi qua email để có thêm thông tin cụ thể.
Chào mọi người.
tôi thấy đề tài là "Cùng nhau thảo luận về giải pháp IP trong hệ thống SCADA" và mọi người đưa ra nhiều giải pháp quanh vấn đề này qua. Với tôi, đã từng làm việc với hệ thống SCADA của Semens thì tôi thấy thật đơn giản khi cấu hình một hệ thống SCADA của Siemens. tôi post lên để ai cần thì tham khảo nhé.
Thứ nhất: Phần cứng.
PLC S7-300 or 400 tôi sẽ nói về 300 vì có nhiều bạn biết hơn.
Một CP 343-1 card chẳng hạn, cái này siemens bán sẵn khỏi cần chế làm già cho mệt và thiếu tính ổn định.
Nếu bạn muốn nối mạng nhiều PLC thì mỗi trạm PLC phải có một CP 314-1 và một Ethernet switch mua ở cửa hàng tin học.
Máy tính có cổng LAN/Ethernet (tốt nhất là mua card ethernet CP1613 của siemens bán sẵn cho đồng bộ và tốc độ nhanh nếu mạng có nhiều máy).
LAN Cable, RJ plug...
Thứ hai: Cấu hình
Vào phần mềm S7->HW config nhấp đôi vào CP 343-1 ở tab parameters chọn new... rồi khai báo địa chỉ IP (ex: 192.168.0.1)
Sau khi xong thủ tục này nhớ compile rồi download xuốn PLC là xong.
Trên computer của bạn chọn vào biểu tượng Network connection trong tab genaral chọn Internet protocol (TCP/IP) rồi khai báo trong ô Use the following IP... chọn IP (EX192.168.0.4) Subnet 255.255.255.0
Trong WinCC explorer -> SIMATIC S7 PROTOCOLSUIT chọn TCP/IP ->Right click -> New Driver ... sau đó chọn Properties khai báo địa chỉ IP đúng với địa chỉ trên CP 343-1 và Rack, slot đúng với cầu hình phần cứng PLC.
Bây giờ thì bạn có thể làm việc bình thường giống như khi bạn làm việc vơi hệ MPI rồi đó.
Lưu ý: Dùng TCP/IP trong WinCC không chạy simolate được do đáo bạn cứ simolate với MPI trước sau đó copy toàn bộ gián vào phần TCP/IP là xong.
Đến đay bạn đã có một hệ thống SCADA+PLC hoàn hảo rồi đó, nếu cần có thể dùng PC anywhere để khi bạn đi ra ngoài cũng coa thể giám sát được nhà máy của bạn đang hoạt động như thế nào.
Chúc các bạn thành công.
Các bạn đang sử dụng sản phẩm EZLink-200 lưu ý: phần mềm ezVSP luôn được đội ngũ kỹ sư công ty Sollae System Co,Ltd update và tăng cường các tính năng mới để có thể sử dùng ngày càng thuận tiện hơn. Các bạn có thể download phiên bản mới nhất tại trang: http://www.eztcp.com/en/Support/ezvsp.php
Muốn Truyền đến dữ liệu qua CP 343-1 đến nhiều trạm CP 343-1 khác nhau thì làm thể nào vậy Manato?. Xin chỉ giùm 1 ví dụ được không ạ !
Mình thử làm theo hướng dẫn của manual Cp343-1 dùng các FC nhưng vẫn chưa được..
về chuẩn TCP/IP thì các PLC Alen Bradley, PAC-OPTO22 của Mỹ có cổng này rồi. nên việc kết nối PC, màn hình Touch Creen đều qua cổng. Còn việc khai báo thì kô khác gì trên PC đâu. Bác nào rảnh xem thêm file kèm.
Muốn Truyền đến dữ liệu qua CP 343-1 đến nhiều trạm CP 343-1 khác nhau thì làm thể nào vậy Manato?. Xin chỉ giùm 1 ví dụ được không ạ !
Mình thử làm theo hướng dẫn của manual Cp343-1 dùng các FC nhưng vẫn chưa được..
Hà hà, Lâu lắm không có thời gian lên mạng nên không biết có bác hỏi thăm, Vấn đề này rất đơn giản, dễ như là lấy kim ở ... trong thau nước vậy. Nếu hiểu về nó thì đơn giản là làm khô hết nước để lấy cái kim là xong thôi mà. Nói đùa vậy thôi, Siemens đã viết hàm hỗ trợ sẵn rồi mà bạn, chẳng hạn, tôi có 3 bộ PLC liên lạc với nhau bằng Ethernet vậy tôi cần là một cái hub/Switch để nối chúng lại với nhau, bạn cấu hình phần cứng xong dơn load xuống rồi mở OB1 ra, tìm đến Libraries\Simatic_net_CP\ chọn CP 300 hoặc 400 , sau đó chọn hamg AG_SEND, AG_RECV. Đọc help là làm được thôi. Nếu không được thì hôm sau tôi sẽ giúp nha.
Đề nghị admin xem lại, bài viết bị sai muốn sửa lại nhưng không biết vào chỗ nào để sửa hết vậy.
Ở bài viết trên tôi đã vội không để ý nên các bạn xem lại nhé:" bạn cấu hình phần cứng xong, DownLoad xuống ....".
Sorry mọi người.
Nếu có ai thắc mắc cứ nêu ý kiến lên và mọng mọi người giải đáp nhé.
Mình cần đặt hàng thiết kế chế tạo mạch nghịch lưu 3 pha để cài đặt các thuật toán điều khiển động cơ FOC, DTC, ... Xin liên hệ trungaut@gmail.com để bàn chi tiết. Xin cảm ơn diễn dàn đăng tin!
Trừ trường hợp công suất (rất) thấp, hầu như tất cả các loại nguồn xung thông thường đều có tụ nhỏ 1 - 10nF nối giữa sơ cấp và thứ cấp, để thoát nhiễu và để chống hiện tượng tương tự tĩnh điện. Vụ này đã thảo luận vài...
Dạ chú sắm con át chống giật và thay nguồn tổ ong khác cho an toàn ạ. Đa phần nguồn xung đều xả nhiễu của bên thứ cấp về điện lưới qua 1 con tụ nên cảm giác tê sẽ khó xác định rõ ràng là do rò điện hay là nó vốn vậy...
Comment