Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Cùng nhau thảo luận về giải pháp IP trong hệ thống SCADA

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Cùng nhau thảo luận về giải pháp IP trong hệ thống SCADA

    Giải pháp tích hợp tất cả hệ thống theo chuẩn IP dựa trên nền tảng Ethernet ngày càng phát triển rộng rãi. Truyền thông trong mạng Ethernet, có khả năng mở rộng kết nối vào thế giới Internet, là một xu hướng của mọi hệ thống tương lai.
    Chúng ta có thể xây dựng một kết nối nhúng IP vào một hệ thống sẵn có với một chi phí thấp nhất nhưng mang lại hiệu quả cao nhất. Truyền thông IP trong mạng Ethernet giúp cho hệ thống sẵn có trở nên đáp ứng tốc độ hơn, dễ dàng trong việc theo dõi giám sát hệ thống và điều khiển từ xa.

    Tôi mở thread này để chúng ta có thể cùng nhau trao đổi và thảo luận, phát triển giải pháp xây dựng SCADA dựa trên nền TCP/IP với độ mềm dẻo cao và giá thành hệ thống trong thực tế có sự hợp lý hơn.

    Email:

  • #2
    Lắp đặt một bộ chuyển đổi TCP/IP-RS232, giá thành khoảng 40-50USD có vẻ được rất nhiều nhà thiết kế sử dụng trong việc thu nhập / trao đổi dữ liệu...
    Email: - Mobil: tạm thời ngừng liên lạc 1 thời gian
    Giới thiệu website kiếm tiền trực tuyến & tăng thứ hạng website.

    Comment


    • #3
      Nguyên văn bởi nghaiha Xem bài viết
      Lắp đặt một bộ chuyển đổi TCP/IP-RS232, giá thành khoảng 40-50USD có vẻ được rất nhiều nhà thiết kế sử dụng trong việc thu nhập / trao đổi dữ liệu...
      Anh nhận định chính xác về xu hướng ứng dụng và triển khai các bộ chuyển đổi TCP/IP-RS232 vào trong các hệ thống giám sát trong nhà máy hay xưởng công nghiệp.
      Tôi có một số tài liệu tiếng Anh về các giải pháp ứng dụng IP trong mạng công nghiệp, tôi sẽ cố gắng dành thời gian rảnh rỗi dịch sang tiếng Việt để post lên diễn đàn để chúng ta cùng thảo luận.
      Một xu hướng chắc chắn trong tương lai gần là sử dụng các bộ chuyển đổi TCP/IP-RS232 có thể truy xuất và truyền dữ liệu qua Internet, đến các Server của các công ty.

      Email:

      Comment


      • #4
        Nguyên văn bởi vneinfo Xem bài viết
        Anh nhận định chính xác về xu hướng ứng dụng và triển khai các bộ chuyển đổi TCP/IP-RS232 vào trong các hệ thống giám sát trong nhà máy hay xưởng công nghiệp.
        Tôi có một số tài liệu tiếng Anh về các giải pháp ứng dụng IP trong mạng công nghiệp, tôi sẽ cố gắng dành thời gian rảnh rỗi dịch sang tiếng Việt để post lên diễn đàn để chúng ta cùng thảo luận.
        Một xu hướng chắc chắn trong tương lai gần là sử dụng các bộ chuyển đổi TCP/IP-RS232 có thể truy xuất và truyền dữ liệu qua Internet, đến các Server của các công ty.
        Thế giải pháp của bác trong trường hợp cần cấu hình thiết bị từ xa như thế nào. Thiết bị của bác có thể là PLC, rơ le kỹ thuật số. Phần mềm trên máy tính là phần mềm chuyên dụng. Thông thường thì bác kết nối trực tiếp PLC, rơ le số với máy tính qua cổng COM chẳng hạn. Bây giờ phía PLC, rơ le số gắn cái cục chuyển đổi (như cái mà bác đang giới thiệu ở dưới chữ ký ý), phần mềm của bác không hỗ trợ giao thức TCP/IP. Vậy thì sao nhỉ?
        Email: - Mobil: tạm thời ngừng liên lạc 1 thời gian
        Giới thiệu website kiếm tiền trực tuyến & tăng thứ hạng website.

        Comment


        • #5
          Nguyên văn bởi nghaiha Xem bài viết
          Thế giải pháp của bác trong trường hợp cần cấu hình thiết bị từ xa như thế nào. Thiết bị của bác có thể là PLC, rơ le kỹ thuật số. Phần mềm trên máy tính là phần mềm chuyên dụng. Thông thường thì bác kết nối trực tiếp PLC, rơ le số với máy tính qua cổng COM chẳng hạn. Bây giờ phía PLC, rơ le số gắn cái cục chuyển đổi (như cái mà bác đang giới thiệu ở dưới chữ ký ý), phần mềm của bác không hỗ trợ giao thức TCP/IP. Vậy thì sao nhỉ?
          Tất cả các thiết bị TCP/IP-Serial Converter chuẩn đều có những khả năng hỗ trợ người sử dụng rất dễ dàng, tiện lợi:

          1. Hỗ trợ Virtual-COM: Nếu phần mềm trên máy tính giao tiếp với thiết bị PLC qua cổng COM là phần mềm chuyên dụng (không hỗ trợ giao thức TCP/IP) thì thiết bị của nhà sản xuất có kèm theo một trình cổng COM ảo để hỗ trợ.
          Khi cài đặt trình cổng COM ảo & gắn thiết bị TCP/IP-Serial Converter vào máy tính thì có thể xem như máy tính vừa được gắn thêm một cổng COM mới. (Giống như Laptop của bạn không có cổng COM, thì bạn có thể mua một dây USB-Serial Converter tại cửa hàng vi tính về gắn, và bạn cũng cài một trình driver cổng COM để biến USB-Serial Converter thành một cổng COM trên Laptop của bạn)
          Và sau đó bạn chỉ cần gắn thiết bị đầu cuối (PLC, Indicator..) vào Connector DB9 trên thiết bị TCP/IP-Serial Converter, và sử dụng phần mềm chuyên dụng trên máy tính để thao tác truyền/nhận dữ liệu đến thiết bị như qua cổng COM bình thường.

          Ví dụ bạn có thể dùng thiết bị TCP/IP-Serial Converter để monitoring PLC S7-200 thông qua phần mềm WINCC, Microwin, hay các phần mềm tương tự.

          2. Hỗ trợ kết nối mạng và mở rộng tối đa: Nếu hệ thống của bạn rất lớn, và cần gắn rất nhiều thiết bị TCP/IP-Serial Converter, thì trình cổng COM ảo cho phép bạn lắp đặt và khai báo tối đa các thiết bị lên tới hàng trăm. Có nghĩa là truyền thông trên máy tính bạn có thể mở rộng đến hàng trăm cổng COM, và phần mềm của bạn trên máy tính có thể đọc dữ liệu cùng lúc từ hàng trăm thiết bị đầu cuối thông qua hàng trăm cổng COM ảo.

          3. Hỗ trợ cấu hình từ xa: Kèm theo thiết bị là một phần mềm để người sử dụng dùng để cấu hình thiết bị. Và việc cấu hình này thông qua cổng Ethernet, cho phép cấu hình từ xa. Nếu hệ thống gắn nhiều thiết bị TCP/IP-Serial Converter, bạn có thể từ trên máy tính dùng phần mềm này search ra danh sách các thiết bị converter hiện đang có trong mạng LAN, sau đó vào từng thiết bị converter đó để chỉnh sửa cấu hình.

          P/S:Ở thread này thảo luận chung về giải pháp IP trên mạng SCADA, để tránh làm loãng thread của diễn đàn, nếu bạn nào thắc mắc chi tiết hơn về thiết bị EZLink-200 xin vui lòng đến phần Giới thiệu & Quảng cáo, download file hướng dẫn sử dụng thiết bị và tôi sẽ trả lời cụ thể hơn nữa.

          Email:

          Comment


          • #6
            Nguyên văn bởi vneinfo Xem bài viết
            Tất cả các thiết bị TCP/IP-Serial Converter chuẩn đều có những khả năng hỗ trợ người sử dụng rất dễ dàng, tiện lợi:

            1. Hỗ trợ Virtual-COM: Nếu phần mềm trên máy tính giao tiếp với thiết bị PLC qua cổng COM là phần mềm chuyên dụng (không hỗ trợ giao thức TCP/IP) thì thiết bị của nhà sản xuất có kèm theo một trình cổng COM ảo để hỗ trợ.
            Khi cài đặt trình cổng COM ảo & gắn thiết bị TCP/IP-Serial Converter vào máy tính thì có thể xem như máy tính vừa được gắn thêm một cổng COM mới. (Giống như Laptop của bạn không có cổng COM, thì bạn có thể mua một dây USB-Serial Converter tại cửa hàng vi tính về gắn, và bạn cũng cài một trình driver cổng COM để biến USB-Serial Converter thành một cổng COM trên Laptop của bạn)
            Và sau đó bạn chỉ cần gắn thiết bị đầu cuối (PLC, Indicator..) vào Connector DB9 trên thiết bị TCP/IP-Serial Converter, và sử dụng phần mềm chuyên dụng trên máy tính để thao tác truyền/nhận dữ liệu đến thiết bị như qua cổng COM bình thường.
            Ví dụ bạn có thể dùng thiết bị TCP/IP-Serial Converter để monitoring PLC S7-200 thông qua phần mềm WINCC, Microwin, hay các phần mềm tương tự.
            Mới đọc em thấy cũng bùi tai, nhưng hình như là trật lất rồi.
            Bác xem lại giùm em, cái thiết bị chuyển đổi một đầu cắm vào PLC, rơ le số, đầu kia trong thực tế vận hành cắm vào HUB chứ không phải vào máy tính. Mà thôi đồng ý với bác cắm trực tiếp vào máy tính đi.
            Phần mềm chuyển từ TCP/IP sang COM em chưa được thấy bao giờ cả. Bác cho em cái tên phần mềm cài trên máy tính của bác mà coi một thiết bị khác có địa chỉ IP khác địa chỉ IP của bác là cổng COM đi.
            Cái USB sang RS232 thì không nói làm gì nhưng mà cái này cũng không xài được cho nhiều thiết bị. Nếu thiết bị nào đòi giao tiếp 3 dây (RX, TX,GND) thì okie nhưng mà nếu đòi 4 dây trở lên thì đến 90% thiết bị USB-RS232 đều cho vào sọt rác cả bác ạ. Cụ thể là mấy cái máy xách tay không có cổng COM, mua cái RS232-COM về đều không xài được gì cả ạ. Mỗi cái xài chuột cổng COM là ngon
            Email: - Mobil: tạm thời ngừng liên lạc 1 thời gian
            Giới thiệu website kiếm tiền trực tuyến & tăng thứ hạng website.

            Comment


            • #7
              Nguyên văn bởi nghaiha Xem bài viết
              Mới đọc em thấy cũng bùi tai, nhưng hình như là trật lất rồi.
              Bác xem lại giùm em, cái thiết bị chuyển đổi một đầu cắm vào PLC, rơ le số, đầu kia trong thực tế vận hành cắm vào HUB chứ không phải vào máy tính. Mà thôi đồng ý với bác cắm trực tiếp vào máy tính đi.
              Phần mềm chuyển từ TCP/IP sang COM em chưa được thấy bao giờ cả. Bác cho em cái tên phần mềm cài trên máy tính của bác mà coi một thiết bị khác có địa chỉ IP khác địa chỉ IP của bác là cổng COM đi.
              Cái USB sang RS232 thì không nói làm gì nhưng mà cái này cũng không xài được cho nhiều thiết bị. Nếu thiết bị nào đòi giao tiếp 3 dây (RX, TX,GND) thì okie nhưng mà nếu đòi 4 dây trở lên thì đến 90% thiết bị USB-RS232 đều cho vào sọt rác cả bác ạ. Cụ thể là mấy cái máy xách tay không có cổng COM, mua cái RS232-COM về đều không xài được gì cả ạ. Mỗi cái xài chuột cổng COM là ngon
              Bạn có thể hiểu rõ hơn về TCP/IP - Serial Converter khi download các file pdf dưới đây.
              + Trong đó cũng có cách bạn kết nối một thiết bị Converter trực tiếp vào cổng RJ45 bằng dây cáp đấu chéo, hoặc kết nối vào Hub bằng dây cáp đấu thẳng.
              + Bạn cũng có thể xem hướng dẫn cài đặt và sử dụng trình cổng COM ảo ezVSP.
              Attached Files

              Email:

              Comment


              • #8
                Đọc cái manual eZVSP hiểu được thêm mấy vấn đề rồi. Thấy có cả cái driver VSP này là phần mềm freeware mà, sao cái ezVSP này lại bắt trả tiền nhỉ?

                Để cáo lỗi với bác bữa nào em giúp bác viết cái manual về phần này nhé. Đồ em đang có sẵn ở đây.
                Email: - Mobil: tạm thời ngừng liên lạc 1 thời gian
                Giới thiệu website kiếm tiền trực tuyến & tăng thứ hạng website.

                Comment


                • #9
                  Chào các bác. Em thấy giao tiếp Ethernet rất hay và có ứng dụng rộng rãi. Em đang có ý định thiết kế một thiết bị giao tiếp Ethernet-Serial. Phần Ethernet em dùng ENC28J60, về cơ bản phần giao thức Ethernet đã xong (DHCP,ARP,UDP,TCP,HTTP đều OK tuốt). Giờ em đang mắc ở phần làm chuyển qua COM và phần Driver để tạo ra COM ảo, không hiểu rõ nguyên lý tạo ra COM ảo nó dư nào. Rất vui khi được trao đổi, học hỏi cùng các bác.
                  Hình dưới là cái Kit ethernet em tự design dùng để test.

                  Còn bộ NET2COM chắc sẽ gọn hơn nhiều.
                  Ethernet-RS232, PIC Webserver, RFID Reader
                  CallerID, Cảnh báo BTS, ...
                  0988006696
                  linhnc308@gmail.com
                  http://linhnc308.blogspot.com

                  Comment


                  • #10
                    Nguyên văn bởi linhnc308 Xem bài viết
                    Chào các bác. Em thấy giao tiếp Ethernet rất hay và có ứng dụng rộng rãi. Em đang có ý định thiết kế một thiết bị giao tiếp Ethernet-Serial. Phần Ethernet em dùng ENC28J60, về cơ bản phần giao thức Ethernet đã xong (DHCP,ARP,UDP,TCP,HTTP đều OK tuốt). Giờ em đang mắc ở phần làm chuyển qua COM và phần Driver để tạo ra COM ảo, không hiểu rõ nguyên lý tạo ra COM ảo nó dư nào. Rất vui khi được trao đổi, học hỏi cùng các bác.
                    Hình dưới là cái Kit ethernet em tự design dùng để test.

                    Còn bộ NET2COM chắc sẽ gọn hơn nhiều.
                    Bác down cái này nè, miễn phí chớ không như cái kia.
                    http://www.hw-group.com/products/hw_vsp/index_en.html
                    Cài lên một cái thì chắc hiểu ngay nó làm việc như thế nào. Để tối em về thử rồi cho bác coi kết quả luôn.
                    Email: - Mobil: tạm thời ngừng liên lạc 1 thời gian
                    Giới thiệu website kiếm tiền trực tuyến & tăng thứ hạng website.

                    Comment


                    • #11
                      Trưa nay đã test và thành công, lấy bộ chuyển đổi TCP/IP cắm vào hub wifi, một AVR nối vào bộ chuyển đổi trên. Lấy máy xách tay kết nối wifi. Chạy chương trình tạo cổng com ảo trên máy xách tay điều khiển được avr on và off led.

                      Giờ đi làm cái đã, tối nay về đưa mấy cái hình cho các bác xem.

                      Có gì không phải xin lỗi bác vneinfo nhé.
                      Attached Files
                      Email: - Mobil: tạm thời ngừng liên lạc 1 thời gian
                      Giới thiệu website kiếm tiền trực tuyến & tăng thứ hạng website.

                      Comment


                      • #12
                        Tối qua về say quá, giờ post mấy cái hình lên, bác nào đang nghiên cứu thì hiểu ngay không cần phải bàn.

                        Đầu tiên phải cấu hình cho cái bộ chuyển đổi.
                        Attached Files
                        Email: - Mobil: tạm thời ngừng liên lạc 1 thời gian
                        Giới thiệu website kiếm tiền trực tuyến & tăng thứ hạng website.

                        Comment


                        • #13
                          Tiếp theo chạy chương trình Hyper Terminal kết nối với cái thiết bị chuyển đổi theo địa chỉ IP address và Port vừa cấu hình ở trên. Lưu ý kết quả nhận được do thiết bị chuyển đổi được nối với một con AVR qua cổng nối tiếp.
                          Attached Files
                          Email: - Mobil: tạm thời ngừng liên lạc 1 thời gian
                          Giới thiệu website kiếm tiền trực tuyến & tăng thứ hạng website.

                          Comment


                          • #14
                            Như vậy sau khi kết nối em đã có thể giao tiếp với AVR qua chuẩn TCP/IP (Winsock), coi như địa chỉ IP của con AVR là 10.18.0.100, cổng 1108.
                            Attached Files
                            Email: - Mobil: tạm thời ngừng liên lạc 1 thời gian
                            Giới thiệu website kiếm tiền trực tuyến & tăng thứ hạng website.

                            Comment


                            • #15
                              Bây giờ chạy chương trình cổng COM ảo, thiết lập cái IP 10.18.0.100, cổng 1108 thành COM Port5 trên máy tính. Sau đó xài nó như một cổng COM thực. Vậy là xong rồi nhé.
                              Attached Files
                              Email: - Mobil: tạm thời ngừng liên lạc 1 thời gian
                              Giới thiệu website kiếm tiền trực tuyến & tăng thứ hạng website.

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              vneinfo Tìm hiểu thêm về vneinfo

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X