Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Phân biệt DCS và PLC?

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Phân biệt DCS và PLC?

    Em đang tìm hiểu về sự khác biệt giữa Hệ DCS và Hệ sử dụng PLC,PC+HMI
    các bác có tài liệu nào share cho em tìm hiểu với, em muốn tìm hiểu sự khác biệt về Môi trường làm việc giữa DCS và PLC
    em đang cần một số ví dụ về:hệ DCS như
    Sơ đồ thiết bị, đường ống.
    Lược đồ các vòng điều khiển

    về hệ PLC em muốn tìm hiểu về:FBD, SFC, LD, FB, ST
    các bác có ví dụ share giúp em với
    thanks các Pro!
    Last edited by nghiahut; 30-03-2009, 00:11.

  • #2
    ko pro nào có cao kiến gì à?

    Comment


    • #3
      Nguyên văn bởi nghiahut Xem bài viết
      Em đang tìm hiểu về sự khác biệt giữa Hệ DCS và Hệ sử dụng PLC,PC+HMI
      các bác có tài liệu nào share cho em tìm hiểu với, em muốn tìm hiểu sự khác biệt về Môi trường làm việc giữa DCS và PLC
      em đang cần một số ví dụ về:hệ DCS như
      Sơ đồ thiết bị, đường ống.
      Lược đồ các vòng điều khiển

      về hệ PLC em muốn tìm hiểu về:FBD, SFC, LD, FB, ST
      các bác có ví dụ share giúp em với
      thanks các Pro!
      Một ví dụ nhỏ nhỏ:
      Một dây chuyền sản xuất bạn cần điều khiển 1 van nước tại vị trí A, cần dùng 1 biến tần điều khiển 1 động cơ ở B, cần điều khiển nhiệt độ lò xấy tại C... Tất cả các điểm điểu khiển trên bạn có thể dùng từng bộ điều khiển đơn lẻ hiện trường tại A, B và C.. sau đó dùng hệ thống mạng nối ghép các bộ điều khiển lại để giám sát tại phòng điều khiển (bộ điều khiển tại hiện trường có thể là PLC, có thể là bộ điều khiển PID chuyên dụng..) thì đây là hệ dcs (viết thường) tức là hệ điều khiển phân tán.
      CÒn nếu tất cả các điểm điều khiển trên bạn chỉ dùng 1 PLC ở phòng điều khiẻn trung tâm rồi kết nối với PC cũng ở phòng điều khiển trung tâm để giám sát và setting thì đây gọi là hệ PLC+HMI

      Comment


      • #4
        Nguyên văn bởi nghiahut Xem bài viết
        Em đang tìm hiểu về sự khác biệt giữa Hệ DCS và Hệ sử dụng PLC,PC+HMI
        các bác có tài liệu nào share cho em tìm hiểu với, em muốn tìm hiểu sự khác biệt về Môi trường làm việc giữa DCS và PLC
        em đang cần một số ví dụ về:hệ DCS như
        Sơ đồ thiết bị, đường ống.
        Lược đồ các vòng điều khiển

        về hệ PLC em muốn tìm hiểu về:FBD, SFC, LD, FB, ST
        các bác có ví dụ share giúp em với
        thanks các Pro!
        DCS là hệ thống. PLC là thiết bị. Chúng khác nhau hoàn toàn, chẳng có gì chung để mà phân biệt cả.

        Những vấn đề bạn hỏi đều là kiến thức cơ bản của từng môn học. Nên đọc lại giáo trình nếu đã học qua, hoặc chờ tới khi được đào tạo ở chuyên ngành ĐH.
        Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

        Comment


        • #5
          http://www.elecvn.com/modules.php?na...=viewst&sid=54

          Comment


          • #6
            người ta thường sao sánh hệ phân tán và hệ tập trung ( hệ DCS vs hệ sử dụng SCADA ) chứ . Nó là giải pháp cấu trúc hệ thống điều khiển . Còn PLC là thiết bị đc sử dụng . Có thể nói DCS = PLCs + PC + HMI . Đối với giải pháp DCS , một dây chuyền nhiều phân đoạn sẽ được chia nhỏ , người ta sử dụng nhiều PLC để điều khiển riêng từng phân đoạn , vì vậy mà đc gọi là phân tán . Người ta có thể viết chương trình điều khiển PID chẳng hạn rồi nạp vào PLC để điều khiển một biến quá trình nào đó theo luật PID . Còn với hệ SCADA thì các bạn có thể quen hơn nếu gọi nó là một gói phần mềm cài đặt trên máy tính . Ngay trong gói sản phẩm này bạn cũng có thể viết phần mềm điều khiển cho biến quá trình , máy tính với SCADA có thể kết nối trực tiếp với các module IO , nhận các biến quá trình và điều khiển , thu thập dữ liệu . ... Nói chung ngày nay người ta sử dụng phối hợp giữa 2 khái niệm này , ngay trong SCADA bạn cũng có thể tao kênh liên kết với các DCS.
            Với quy mô dây chuyền nhỏ thì tốt nhất là xài DCS , kinh tế hơn . Còn những dây chuyền lớn , phức tạp thì người ta sử dụng kết hợp 2 cấu trúc này .
            Theo mình hiểu là vậy , cũng đang học như các bạn thôi .

            Comment


            • #7
              Nguyên văn bởi nghiahut Xem bài viết
              Em đang tìm hiểu về sự khác biệt giữa Hệ DCS và Hệ sử dụng PLC,PC+HMI
              các bác có tài liệu nào share cho em tìm hiểu với, em muốn tìm hiểu sự khác biệt về Môi trường làm việc giữa DCS và PLC
              em đang cần một số ví dụ về:hệ DCS như
              Sơ đồ thiết bị, đường ống.
              Lược đồ các vòng điều khiển

              về hệ PLC em muốn tìm hiểu về:FBD, SFC, LD, FB, ST
              các bác có ví dụ share giúp em với
              thanks các Pro!
              nếu bạn muốn học lập trình cho PLC thì nên học với phần mềm Isagraf , nó khá phổ biến ở Nga . Nó hỗ trợ viết và simulate thử chương trình . Mình thấy ở vn mình thì nói đến PLC thì các bạn thường nhắc đến S7-200 ... của siemens , tài liệu tiếng việt thì cũng viết về siemens , vd ,bài tập ...Đối với PLC thì lập trình kô phải là khó , vì nó trực quan quá mà , nên chỉ cần bạn làm quen với một cái chung thì mấy cái cụ thể sẽ kô khó tiếp cận . Về phần mềm isagraf các bạn có thể search google , rồi đọc hướng dẫn bằng tiếng anh của nó , theo mình nghĩ là kô khó .

              Comment


              • #8
                Nguyên văn bởi bqviet Xem bài viết
                DCS là hệ thống. PLC là thiết bị. Chúng khác nhau hoàn toàn, chẳng có gì chung để mà phân biệt cả.

                Những vấn đề bạn hỏi đều là kiến thức cơ bản của từng môn học. Nên đọc lại giáo trình nếu đã học qua, hoặc chờ tới khi được đào tạo ở chuyên ngành ĐH.
                Mình có đọc một bài báo định nghĩa về process control system và phân loại . Họ phân loại PCS ra thành : hệ SCADA , hệ PLC và hệ DCS . Họ có nhắc đến rằng : từ SCADA nhắc đến thì mọi người thường nghĩ đến một gói phần mềm , còn PLC thì là một cái logical controller . Nhưng đồng thời họ chỉ ra khái niệm hệ thống về 2 cái này .
                Bản thân mình học chuyên ngành này bằng tiếng Nga , vào diễn đàn mình thấy tranh luận về mấy cái này mình cũng thắc mắc và rối tung lên về các định nghĩa , nhưng đọc xong bài báo này mình có lẻ có hình dung đúng hơn về các cấu trúc PCS . Như vậy về việc phân loại và so sánh các hệ SCADA , PLC và DCS thì chúng ta kô nên tranh cãi và nhầm lẫn với các phần mềm hay thiết bị nữa nha .
                Tiếc là trong nội dung bài báo kô đưa ra mô hình cụ thể cho từng hệ .

                Comment


                • #9
                  Nguyên văn bởi anti_haughty Xem bài viết
                  người ta thường sao sánh hệ phân tán và hệ tập trung ( hệ DCS vs hệ sử dụng SCADA ) chứ . Nó là giải pháp cấu trúc hệ thống điều khiển
                  Vớ vẩn! DCS và SCADA khác hẳn nhau về cấu trúc nên không ai so sánh hai cái đấy với nhau cả. DCS chỉ đơn thuần là một phương pháp điều khiển nên chỉ có thể so sánh nó với các phương pháp điều khiển khác như điều khiển tập trung, phi tập trung v.v...
                  SCADA là hệ thống thu thập dữ liệu và điều khiển. Nhiệm vụ chính của nó là thu thập dữ liệu, tổng hợp, lưu trữ, báo cáo còn phần điều khiển chỉ là ra lệnh làm cái này cái nọ.
                  Có thể nói SCADA như ông giám đốc, từ các số liệu báo cáo thì rút ra được tình hình nhà máy đang tăng trưởng hay thụt lùi. Từ đó ra lệnh cho cấp dưới phải làm cái này, cái kia. Nhưng chỉ mang tính định hướng thôi. Còn làm thế nào là việc của thằng kỹ sư, tức là thằng DCS

                  Nguyên văn bởi anti_haughty Xem bài viết
                  Có thể nói DCS = PLCs + PC + HMI
                  Hệ DCS có từ xưa rồi. Hồi đấy không cần HMI, thậm chí các bộ điều khiển còn là các bộ analog áp suất, hơi nước người ta vẫn điều khiển được nhà máy như thường. Sở dĩ người ta hay nhầm DCS với SCADA vì trong DCS hay trong điều khiển nói chung người ta vẫn phải lấy các tín hiệu trường hồi tiếp về để điều khiển vòng kín cho nên trong nhà máy mà trang bị hệ thống SCADA thì một số tín hiệu SCADA sẽ đồng thời đưa về cho hệ thống DCS làm việc. Chính vì điều này nên nhiều người nhần tưởng rằng DCS cũng làm nhiệm vụ như SCADA

                  Nguyên văn bởi anti_haughty Xem bài viết
                  Đối với giải pháp DCS , một dây chuyền nhiều phân đoạn sẽ được chia nhỏ , người ta sử dụng nhiều PLC để điều khiển riêng từng phân đoạn , vì vậy mà đc gọi là phân tán . Người ta có thể viết chương trình điều khiển PID chẳng hạn rồi nạp vào PLC để điều khiển một biến quá trình nào đó theo luật PID
                  Nếu chỉ như vậy thôi thì làm giảm vai trò của DCS quá! Cái khác biệt của DCS với điều khiển phi tập trung là các phân đoạn đó có mối liên hệ với nhau theo thời gian thực. Do vậy từng phân đoạn trong quá trình xử lý việc của mình còn trao đổi dữ liệu đã xử lý cho nhau. Vì vậy trong hệ DCS vấn đề đồng bộ dữ liệu là rất quan trọng

                  Nguyên văn bởi anti_haughty Xem bài viết
                  Với quy mô dây chuyền nhỏ thì tốt nhất là xài DCS , kinh tế hơn . Còn những dây chuyền lớn , phức tạp thì người ta sử dụng kết hợp 2 cấu trúc này
                  Hơi ngược nhỉ! Phức tạp mới phải dùng DCS còn nếu tránh được thì nên tránh
                  Theo mình hiểu là vậy , cũng đang học như các bạn thôi .[/QUOTE]
                  Đừng ngồi đó mà mong mọi việc tốt hơn, hãy làm mình tốt hơn
                  Jim Rohn

                  Comment


                  • #10
                    Các bác cứ tranh cãi về sự khác nhau giữa DCS và SCADA làm gì cho mệt. Ngày xưa thời sinh viên tớ cũng nghe bao người tranh cãi, bàn luận, kể cả các thầy ai cũng áp đặt ý kiến của mình cho người khác, loạn hết cả đầu. Ra ngoài làm thì thấy chỉ cần hiểu rất đơn giản. Chúng đều là hệ thống tự động hóa, mà cái cơ bản của hệ thống tự động hóa chính là cái mô hình tháp 3 hay 4 cấp mà trong quyển sách về TĐH nào cũng nói đến ý. Muốn học về mấy cái DCS hay SCADA gì gì đó thì hãy học theo các cấp của mô hình: thế nào là thiết bị trường, thế nào là cấp điều khiển, thế nào là cấp nhà máy, mạng liên kết từng cấp thế nào, cần chú ý điều gì về an toàn hệ thống. Sinh viên học thế là đủ chết lắm rồi (ví dụ thử nhé, học về cảm biến có quyển cảm biến hiện đại cả nghìn trang, học về bộ điều khiển thì nguyên 1 dòng PLC cũng mất đến cả học kỳ mới chỉ nắm được nguyên lý và thiết kế được vài ba chương trình đơn giản, v.v). Sau này ra làm việc, tùy theo yêu cầu của khách hàng mà thiết kế hệ thống cho thích hợp, khi nào dùng DCS, khi nào dùng SCADA, khi nào chỉ dùng PLC không thôi. Mà cái chính, cái cơ bản của TĐH là công nghệ tự động hóa cơ mà. Các bác dùng mấy cái hệ to tát kia làm gì nếu các bác không biết cái tuabin, máy phát hoạt động thế nào, cái lò nghiền xi măng cần phải làm những gì để nó cho ra xi măng mịn, chất lượng cao.

                    Bác nào nói PLC chỉ là thiết bị còn DCS là hệ thống cũng không đúng. Ví dụ thế này nhé, bác mua 1 bộ Centum 3000 về thì sẽ được cái gì? Nói đơn giản nó bao gồm 1 bộ điều khiển phần cứng, 1 chương trình phần mềm đi kèm, các card IO, cáp kết nối. Suy cho cùng cũng có khác gì mua 1 con PLC đâu, trừ việc cấu trúc chương trình bên trong khác nhau, khả năng làm việc khác nhau thôi. Muốn làm 1 hệ thống thì vẫn cần có thiết bị trường, thiết bị mạng, HMI, thiết bị nhà máy, v.v. Cho nên cuối cùng vẫn là học những cái cơ bản trong các cấp TĐH. Các cụ đi trước đã đúc kết bao năm kinh nghiệm mới ra được cái mô hình đơn giản như thế, sao con cháu chúng ta cứ làm phức tạp lằng nhằng thêm ra làm gì.

                    Nói về "vĩ mô" thì như thế, "vi mô" thì rất mệt óc đấy. Muốn tự mình thiết kế được 1 hệ thống là cả 1 quá trình học tập lăn lộn gian khổ. Bạn nào bảo lập trình PLC đơn giản ư. Chắc có lẽ bạn mới chỉ làm 1 vài bài toán nhỏ với mấy cái hàm đơn giản. Khi nào bạn phải thiết kế chương trình cho 1 power island (xin lỗi, chả biết dịch cái này sang tiếng Việt thế nào), hay 1 loại máy nào đó để nó có thể chạy được xem. Bạn nào thực tập ở nhà máy nhiệt điện Phả Lại rồi thì có thể biết, chỉ có điều khiển mấy cái máy trong băng chuyền vận tải than bằng PLC thôi mà tới cả trăm, nghìn trang code. Tớ nói thật, đối với tớ, lập trình PLC với lập trình DCS, SCADA cũng chả khác gì nhau, đều cần phải dùng tư duy lập trình logic, khả năng bao quát hết mọi vấn đề, biết cách chia nhỏ yêu cầu thành những bài toán có thể thực hiện được, phải đảm bảo an toàn của hệ thống, v.v. Có khác chỉ là khác công cụ, cách thức lập chương trình thôi.

                    Vài lời tâm huyết rút ra từ đáy lòng đáy ruột gì đó. Đây cũng là những cái tớ nói cho thằng cháu tớ đang học về điện - điện tử ở đại học công nghiệp. Nhưng mà sinh viên có vẻ chỉ thích những cái cao xa, to tát (hồi xưa tớ cũng thế ) nên truyền kinh nghiệm cũng chẳng có tác dụng mấy. Kết quả là vẫn chỉ cắm đầu đi học lập trình PLC, nghiên cứu phần mềm trong SCADA, DCS mà quên hết các thiết bị tự động hóa khác, quên cả việc học công nghệ tự động hóa. Buồn thay.

                    Comment


                    • #11
                      neu muon tim hieu thuc te hon ve dcs va scada thi cac pac chi co lam truc tiep tren chung thi moi hieu ro duoc ,chu cu noi theo ly thuyet thi cung vo van lam
                      chang mot ai lam nen chuyen lon duoc ca ,tru khi co group va teamwork thi moi ok ,vi vay cac bac nen tham khao lan nhau va share cho nhau ,chu tranh cai hon thua cuoi cung cung chi la linh danh thue cho nuoc ngoai ma thoi
                      Last edited by myhoney1911; 03-12-2009, 09:57.

                      Comment


                      • #12
                        Mình nghĩ là muốn tiến xa được thì trước hết phải nắm vững nhưng kiến thức cơ bản đã. Khi đã nắm được cơ bản thì khi đi vào thực tế sẽ hiểu cặn kẽ hơn. Tuy đây chỉ là một số khái niệm ban đầu nhưng nếu các bạn cứ nhầm lẫn thì khi trao đổi với kỹ sư nhà máy sẽ rất buồn cười
                        @ipbc2007: DCS là một phương pháp điều khiển. Nó không phải là một vật hữu hình. Còn PLC là thiết bị được lập trình để thực hiện yêu cầu công nghệ cũng giống như phương pháp điều khiển U/f, FOC, DTC với biến tần
                        Khi bạn thuê Yokogawa thiết kế hệ thống tự động hóa theo công nghệ của bạn. Bên đấy sẽ cử người sang khảo sát và từ đó đưa ra phương pháp điều khiển (ví dụ DCS), và các thiết bị phần cứng (máy tính công nghiệp, controller, card truyền thông, module IO) và phần mềm (Centum CS3000). Nếu bạn chỉ mua phần cứng thôi thì sẽ phải tự lập trình lấy, tự chọn phương pháp điều khiển. Đấy là sự khác biệt
                        Đừng ngồi đó mà mong mọi việc tốt hơn, hãy làm mình tốt hơn
                        Jim Rohn

                        Comment


                        • #13
                          @myhoney: Đây không phải tranh cãi hơn thua mà là làm rõ một số khái niệm đã có từ lâu nhưng nhiều người vẫn nhầm lẫn. Việc nhầm lẫn là bình thường vì ít có cuốn sách nào ở Việt Nam nói về nó, trong chương trình đại học (hồi mình học) không có. Mà mình thấy càng bàn luận thì càng hiểu hơn chứ.
                          Đừng ngồi đó mà mong mọi việc tốt hơn, hãy làm mình tốt hơn
                          Jim Rohn

                          Comment


                          • #14
                            @ipbc2007: DCS là một phương pháp điều khiển. Nó không phải là một vật hữu hình.
                            Híc, cái này thì mình bó tay thật rồi. Đề nghị bạn tìm hiểu 1 hệ DCS thực tế, chứ đừng nói dựa trên sách vở. Bản thân từ DCS có nghĩa là hệ thống điều khiển phân tán. Nó là 1 hệ thống tự động hóa và tuân thủ các định nghĩa của hệ thống tự động hóa. Bạn nghĩ nó là 1 phương pháp điều khiển có nghĩa là chỉ nói về mỗi 1 phần chức năng chương trình của nó.

                            Ở đây mình chỉ xin nói 1 sự khác nhau cơ bản của 2 hệ này thôi, ai muốn hiểu rõ hơn thì phải tìm hiểu thật kỹ nhé.

                            Sự khác biệt cơ bản giữa hai loại mạng này ở cấp điều khiển chính là cách thức lấy và sử dụng cơ sở dữ liệu (tức là các tín hiệu vào ra, trạng thái, các biến trong chương trình điều khiển, v.v)
                            - DCS: Nói đơn giản là trên mỗi bộ điều khiển (nút mạng) có 1 vùng nhớ chứa cơ sở dữ liệu chung của cả hệ thống. Tín hiệu/biến nào được đưa lên vùng cơ sở dữ liệu đó thì phải khai báo trong phần cấu hình của từng bộ điều khiển. Khi tín hiệu/biến từ 1 nút đựợc đưa lên vùng nhớ chung, các nút khác trên mạng sẽ tự động cập nhật tín hiệu/biến đó lên vùng nhớ của nó, tạo thành 1 bộ cơ sở dữ liệu đồng bộ. Khi trạng thái của tín hiệu/biến thay đổi, chúng cũng được cập nhật cho tất cả các nút thông qua mạng.

                            - PLC (và SCADA): Khác hẳn với kiểu truy xuất dữ liệu của DCS. Mỗi bộ điều khiển có vùng chứa tín hiệu/biến riêng. Bộ điều khiển hoặc HMI nào đó muốn dùng tín hiệu của 1 trạm khác trong mạng thì phải ra yêu cầu đến đúng trạm đó rồi trạm kia mới đưa tín hiệu ra. Kiểu truyền tín hiệu trong loại mạng này thường là token ring, tức là bản tin truyền đi có chứa địa chỉ của trạm cần lấy dữ liệu. Nếu trạm (nút mạng) nào so sánh thấy địa chỉ của mình trùng với địa chỉ trong bản tin thì sẽ nhận bản tin và thực hiện yêu cầu của bản tin đó.

                            Xin nói thêm là hiện giờ các hệ PLC ngày càng được nâng cấp và có các chức năng giống hệ DCS (ví dụ việc đồng bộ cơ sở dữ liệu có thể được thực hiện qua các synchronization program, hệ PLC càng ngày càng có tốc độ xử lý cao, tích hợp nhiều công nghệ điều khiển). Vì thế người ta cũng chả cần phân biệt hệ PLC với DCS làm gì. Cái chính là áp dụng hệ nào cho yêu cầu của khách hàng để đảm bảo tối ưu hóa chi phí, tính năng thôi.

                            Comment

                            Về tác giả

                            Collapse

                            nghiahut Tìm hiểu thêm về nghiahut

                            Bài viết mới nhất

                            Collapse

                            Đang tải...
                            X