Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Cách tạo Report xuất file Excel trong Autobase Scada

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Cách tạo Report xuất file Excel trong Autobase Scada

    Report trong Autobase sử dụng Excel 2003
    Trong các chương trình giám sát của hệ thống tự động thường có chức năng thu thập dữ liệu và xuất ra các file dữ liệu để thống kê, theo dõi hoạt động của máy móc. Trong phần mềm Autobase cũng tích hợp nhiều chức năng kết nối với các chương trình quản lý dữ liệu, trong bài giới thiệu này sẽ trình bày 1 ứng dụng đơn giản là xuất file báo cáo Excel 2003 (với Excel 2007 cũng làm tương tự). Hoạt động của Project là lưu dữ liệu trong quá trình giám sát, có thể xem dữ liệu đã được lưu trữ theo thời gian lựa chọn. (Xin mọi người cho ý kiến về ứng dụng Email liên hệ hoangminh1803@yahoo.com Xin cám ơn rất nhiều!)
    1. Cài đặt
    Để sử dụng Excel xuất file báo cáo trong Autobase ta phải cài đặt như sau:
    Mở thư mục cài đặt chương trình Autobase tim tới Folder XLStart (ví dụ : E:\AutoBase\AutoBase_10_2_1.ENG\XLStart ) có tên copy file ‘ExcelReport.xla’ tới foder ‘XLStart’ trong thư mục cài đặt Office 2003 (ví dụ: C:\Program Files\Microsoft Office\OFFICE11\XLSTART) như hình dưới:

    Sauk hi copy xong mở chương trình Excel 2003 nếu có thêm các mục trên thanh công cụ như hình sau là Ok

    Như vậy việc cài đặt đã kết thúc tiếp theo là 1 ví dụ đơn giản để thực hiện xuất file báo cáo với Excel 2003.
    2. Project ví dụ
    Yêu cầu: Xuất file báo cáo Excel hiển thị giá trị của 3 Tag, giá trị của 3 Tag sẽ tự động thay đổi mặc định bằng cách sử dụng Script. Có thể chọn thời gian để xem báo cáo.
    1) Tạo File báo cáo Excel
    Mở chương trình Excel 2003 sau đó chọn Sheet số 2 để soạn thảo báo cáo (Mặc định của chương trình Autobase là Sheet số 1 để hiển thị Báo cáo và Sheet 2 để soạn thảo)
    Ta có thể soạn thảo 1 bảng báo cáo như sau

    Tiếp theo là chèn các câu lệnh của Autobase vào file Excel
    + Để hiển thị ngày hiện tại khi xem báo cáo ta chọn vị cel để hiển thị thông số ngày tiếp theo chọn mục Report trên thanh Menu/Insert xuất hiện hộp thoại như hình:




    Làm tương tự chèn câu lệnh hiển thị thời gian hiện tại



    Trong cột “Thời gian” ở đây ta làm bản báo cáo theo từng giờ, trong Autobase với kiểu xem dữ liệu theo kiểu này thì đơn vị dữ liệu nhỏ nhất là 60s có nghĩa là cứ 1 phút dữ liệu sẽ được lưu 1 lần ở giây thứ 59. Nếu muốn xem dữ liệu với phạm vi nhỏ hơn ta phải sử dụng tới cách lưu dữ liệu MilliData (phạm vi dữ liệu nhỏ nhất là 1/60000 giây).
    Trong trường hợp này ta sẽ xem báo cáo dữ liệu trong 60 Phút với 60 thông số. thực hiện chèn câu lệnh như sau:
    Last edited by H2M1803; 15-09-2011, 19:33.

  • #2
    <tiếp>




    <Thiết lập chọn thời gian>


    <Chọn khỏang thời gian>


    <Sauk hi chèn câu lệnh>
    Tiếp theo là chèn các câu lệnh để xem giá trị của Tag, trong Project này ta dang sử dụng Tag AI, có nhiều kiểu giá trị mà ta có thể xem mà chương trình Autobase sẽ tự động tính toán và hiển thị lên file Excel, ở đây Tag1 sẽ hiển thị giá trị trung bình của Tag1 trong vòng 60s, tương tự Tag2 là giá trị Max, Tag3 là giá trị Min ta thực hiện như sau:
    a) Chèn câu lệnh xem giá trị trung bình của Tag1
    Chọn cel tương ứng, chọn report trên Menu/Insert như hình sau:


    Chọn Multi Line AVE là có thể xem nhiều giá trị đã được lưu trữ




    <Thiết lập thời gian>
    Tương tự làm với Tag2, Tag3


    Comment


    • #3
      Như vậy là file báo cáo Excel đã tạo xong ta sẽ lưu file này vào 1 nơi để sử dụng (nên lưu vào thư mục chứa Project này)
      2) Tạo Project và soạn thảo giao diện
      - Mở chương trình Project Manager tạo và đặt tên cho Project mới




      Nhấn chọn Edit để chuyển sang chương trình Studio để tạo giao diện


      Chương trình Studio sẽ tạo sẵn cho ta 1 Module có tên StartUp.MODX (click vào hình như hình trên)


      Tiếp theo tạo 3 Tag AI kiểu Memory để tạo dữ liệu cho việc lưu trữ.





      Sau đó Click OK xuất hiện hộp thoại như hình sau và click x2 vào tên Tag vừa tạo ra để thiết lập thuộc tính cho Tag



      Comment


      • #4
        Thiết lập một số các thông số như hình trên (đừng quên chọn “Save data” nếu không sẽ không lưu được dữ liệu).
        Để tạo thêm 2 Tag thì nhấn nút Copy và Paste như hình sau.



        Việc tạo Tag và thiết lập thuộc tính cho Tag đã xong, tiếp theo ta sẽ làm cho giá trị của các Tag này thay đổi 1 cách ngẫu nhiên khi chương trình giám sát (Runtime) chạy.
        Từ trên thanh Menu của chương trình Studio chọn File/Scipt/At program Running…






        Click vào nút Add để tạo Script mới script này là nơi để ta viết Code thực hiện thay đổi giá trị của các Tag khi chương trình giám sát hoạt động.





        Khi xuất hiện hộp thoại như hình sau ta viết đoạn Code như trong hình. Đoạn Code này nhằm gán cho Tag1,2,3 các giá trị mặc định khi chương trình giám sát chạy.


        Sauk hi viêt xong ta phải kich hoạt cho chương trình này hoạt động (chỉ cần kich hoạt 1 lần)




        Kiểm tra xem Sript đã hoạt động chưa làm như sau:

        Comment


        • #5


          Kết quả thấy có các thông số thay đổi ngẫu nhiên như sau là OK


          Tiếp theo là kích hoạt đường dẫn cho chương trình Excel


          Tìm tới đường dẫn của file EXCEL.EXE của thư mục cài đặt Office 2003


          Tạo giao diện đơn giản như hình sau:


          Các thành phần có trong giao diện 4 comboBox, 1 Button Script và các Text
          Thuộc tính của các Object như sau:
          1. Object Combo Box ‘Năm’, để thiết lập các thuộc tính ta click x2 vào Object và thiết lập các thuộc tính như hình sau:


          <Kiểu ComboBox>


          <Dữ liệu của ComboBox>

          <ClassName của ComboBox>
          2. Object ComboBox ‘Tháng’; ‘Ngày’; và ‘Giờ’ tương tự chỉ khác Data và ClassName. Data của ComboBox ‘Tháng’ ta nhập dữ liệu từ 1 – 12 ; data của ComboBox “Ngày” nhập dữ liệu từ 1 – 31; Data của ComboBox ‘Giờ’ dữ liệu nhập vào từ 0 – 23.




          3. Khi chương trình chạy ta thực hiện nạp dữ liệu thời gian khi Module được mở vào các ComboBox viết Script như sau:

          Comment


          • #6


            4. Viết chương trình cho nút nhấn “View Report ”, chức năng nút nhấn là gọi file báo cáo Excel theo như thời gian đã chọn.
            Click x2 vào nút nhấn để viết code




            Y=@ComboBoxGetCurSel("year") + 2009; //Lấy chỉ số của ComboBox có Classname 'year' gán cho biến 'Y' kiểu int
            M=@ComboBoxGetCurSel("month") + 1; //Lấy chỉ số của ComboBox có Classname 'month' gán cho biến 'M' kiểu int
            D=@ComboBoxGetCurSel("day") + 1; //Lấy chỉ số của ComboBox có Classname 'day' gán cho biến 'D' kiểu int
            H=@ComboBoxGetCurSel("hour"); //Lấy chỉ số của ComboBox có Classname 'hour' gán cho biến 'H' kiểu int
            @ExcelReportPrepare("C:\\autobase\\Project\\Autoba se Report Excel 2003\\Report.xls","", 0, 0, Y,M,D,H,0);
            @ExcelReportRun();
            Trong đọan chương trình trên chú ý đường dẫn của file báo cáo Excel là có 2 dấu “//”. Sau đó nhấn OK và thực hiện chương trình giám sát được kết quả như sau:

            Lưu ý để có dữ liệu thì chương trình giám sát phải hoạt động thì Data mới được lưu trữ.
            Các bạn có thể Download file BackUp của Project này và File Report Excel này về để tham khảo:
            (Để Restore giải nén file tải về có 2 file 1 là file BackUp và 1 là file Excel, chạy chuong trình Project Manager chon File/Restore file backup để khôi phục lại Project tham khảo) Link: http://www.4shared.com/file/ixPJKaS9/File.html
            Last edited by H2M1803; 15-09-2011, 19:48.

            Comment

            Về tác giả

            Collapse

            H2M1803 Tìm hiểu thêm về H2M1803

            Bài viết mới nhất

            Collapse

            Đang tải...
            X