Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Bài toán Ổn sức căng

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #31
    senoor đo lực căng

    Theo tui biết thì hình như khi dùng thắng từ để ổn định lực căng khi chạy cuộn thì còn phải có sensor do lực căng của cuộn nhựa, giấy...nữa. chính sensor này sẽ cung cấp tín hiệu để dk dòng điện cung cấp cho thắng từ mạnh hay yếu. Mình Kô hiểu hệ thống mà Th-Nhan đã làm (dòng điện dk theo dường kính cuộn do vdk tính ra?) có hợp lý kô nhỉ

    Không đọc kỹ, cứ tưởng hệ thống bạn Th-Nhan là có sensor đo lực căng. mà mình thắc mắc làm sao vdk tính được đường kính cuộn tại một thời điểm máy đang chạy nhỉ? Hay là đo đường kính cuộn ban đầu, rồi có vận tốc máy chạy thì trừ dần theo thời gian để có đường kính cuộn tại mỗi thời điểm? như vậy quá kô chính xác và thủ công (nhập dk cuộn ban đầu ở đâu, mỗi cuộn mỗi đo hay sao, làm sao bảo đảm vận tốc moteur là constant...)

    Hèhè, nghĩ lại rồi, đúng ra là vdk tính ra delta(dgkinh cuon) để rồi dk cho dòng điện cấp cho thắng từ thay đổi 1 khoảng delta tương ứng. đúng kô vậy. nếu đúng vậy vẫn fải setup giá trị ban đầu cho dòng điện cung cấp cho thắng từ (hay là cho nó bằng constant luôn trong mọi trường hợp cuộn lớn nhỏ, giấy nhựa đều same?). hệ thóng này này vẫn kô chính xác nếu vận tóc moteur kô là constant nhưng vẫn khá hơn hệ thóng dùng thắng bố cơ khí (có lực thắng bằng constant )

    Nhưng mà đã lắp đến thắng từ thì tốt nhất lắp luôn sensor đo lực căng. hệ thóng sẽ hoàn toàn tự động ổn định lực căng.
    Nhan
    Last edited by mcnhan; 01-07-2006, 00:34.

    Comment


    • #32
      Dear All,
      Mấy pác chỉ nói lung tung. Bên ngoài ko ai làm nhu các pác nói cả. Tùy thuộc vào bài toán sức căng ở những lĩnh vực khác nhau có những cách điều khiển khác nhau. Tuy nhiên cách mà bác nào nói sd thắng từ tui chưa thấy ai làm cả, trừ pác ấy. Bài toán này là bài toán bên control motion với nhiệm vụ đẩy - kéo. (1 thằng xả, 1 thằng quấn-cuộn)
      Về lĩnh vực, cụ thể như sau:
      - Sức căng cho ngành thép, tole: chỉ cần 1 biến tần (hiện nay là vậy - khi xưa người ta sd bộ dk DC), cho chạy ở chế độ constant torque là xong. Giá trị Torque phụ thuộc vào sản phẩm các pác kéo có torque bao nhiu là tằng.
      - Sức căng cho ngàng sợi, bao bì ( giấy, nhựa, sợi ...) là những ngành có yêu cầu khắc nghiệt về lực căng. Căng quá thì tằng sản phẩm hoạc biến dạng (ngành nhựa, bao bì). Khi đó có 1 cơ cấu gọi là tension luôn trả về giá trị sức căng hiện tại (PV), có 1 thằng trả về đượng kính của thằng đang quấn (optional), có 1 thằng chỉnh sức căng cho sản phẩm (SV). Tất cả gom vào 1 cái gọi là Processor (Tùy các pác sd là cái chi chi). Lúc đó nó sẽ chạy theo kiểu PID gì gì mà các pác hay cãi ấy. Nó xuất tín hiệu cho 1 thằng biến tần dùng để thay đổi tốc độ liên tục.

      Comment


      • #33
        các loai tension control

        giờ tui đã biết có 3 loại control cho tension

        1-Manual: Chỉnh dòng điện cho thắng từ bằng biến trở (chắc vậy... chỉ biết là chỉnh bằng tay)
        2-Open-loop type: chỉnh dòng điện cho thắng từ dựa trên sự thay đổi của đường kính cuộn xả. để đo dk cuộn dùng 1 con lăn-tay đòn tỳ lên cuộn xả để đo đường kính cuộn liên tục hay dùng sensor siêu âm để đo dk.
        3-Close-loop type: hay là automatic. đo tension (lực căng?) bằng sensor, giá trị này sẽ được so sánh với giá trị đã set để bộ dk tăng hay giảm dòng cung cấp cho thắng từ.

        Comment


        • #34
          có pro nào rành về nguyên lí cái cảm biến sức căng nói rõ cho em với đc kô,mới nghiên cứu mục này nên chưa hiểu lắm

          Comment


          • #35
            Nguyên văn bởi chuemarry Xem bài viết
            có pro nào rành về nguyên lí cái cảm biến sức căng nói rõ cho em với đc kô,mới nghiên cứu mục này nên chưa hiểu lắm
            tôi biết 2 nguyên lý thế này:
            1. mắc 1 lực kế nối tiếp với sợi dây cần đo sức căng. Giá trị hiển thị của lực kế bằng sức căng của sợi dây.
            2. 1 đầu sợi dây gắn vào 1 ròng rọc. Đo mô men xoắn của ròng rọc này rồi suy ra sức căng của sợi dây.
            :-)

            Comment


            • #36
              Mình đã từng làm trong nhà máy bao bì một thời gian nên cũng biêt đôi chút về điều khiển lực căng,trong nhà máy mình có 3 phương pháp:

              - Dùng Dancer: nó bao gồm biến trở được gắn đồng với trục để đưa tín hiệu áp về điều khiển tốc độ động cơ sao cho vị trí Dancer đó là không đổi, trong đó còn có một piston để bơm khí nến vào cái lô Dacer đó đẻ tăng hoặc giảm lự căng.
              - Sử dụng loadcell: ngưởi ta sẽ đặt hai loadcell hai bên trục lô dẫn khi màng bao bì đi qua sẽ đè lên lô dẫn đó và feedback về bộ điều khiển lực căng, bộ đó sẽ xuất ra tín hiệu 0-10V để đưa về board driver điều khiển tốc độ của động cơ sao cho lực căng tác dụng lên lô trục đó là không đổi.
              - Sử dụng servo motor với chế độ điều khiển Torque.

              Comment


              • #37
                Dùng Encoder đo sức căng được không nhỉ?

                Nguyên văn bởi www9van Xem bài viết
                1 động cơ dùng để cuốn sợi chỉ, lực căng của chỉ được phản hồn từ Encorder. Phải ĐK động cơ ntn theo thuật toán gì ? để dây chỉ ko bị đứt ??
                Xin cho hỏi, bạn dựa trên mối liên hệ như thế nào để có thể sử dụng Encoder mà đo được sức căng? Phải chăng chỉ sử dụng Encoder để đo vận tốc dài và ổn định vận tốc dài?

                Comment


                • #38
                  Hi all,

                  Đề tại này mình đã thực hiện một lần rồi, tuy không hoàn toàn chính xác như chủ top nêu.

                  Máy mình làm là máy quấn sợi từ nhiều lô quấn nhỏ thành một lô lớn. Chi tiết như sau:

                  Rất nhiều lô chỉ sợi nhỏ được thả tự do trên trục, còn lô quấn lớn được quay bằng động cơ, bài toán đặt ra là điều khiển động cơ sao cho tốc độ quấn của lô lớn không đổi (vận tốc dài) để không làm đứt chỉ và vẫn đạt năng suất. Như vậy về bản chất là điều khiển vận tốc dài của lô quấn là không đổi.

                  Phần cứng như sau dùng một biến tần MM440 của siemens có khả năng điều khiển vòng kín PID. Một bộ phát tốc để đo tốc độ dài của lô quấn (tín hiệu điện áp liên tục 0-10V). Các sợi chỉ trước khi được quấn vào lô lớn sẽ cho trượt qua một con lăn trung gian nơi có lắp đặt bộ phát tốc để cho ra tốc độ dài.

                  Dùng một biến trở để đặt tốc độ dài cho biến tần, bộ phát tốc là tín hiệu phản hồi cho biến tần, cài đặt biến tần chế độ điều khiển V/f thông thường (vì cũng không cần thiết phải dùng tới momen), chọn điều khiển vòng kín PID cài đặt các thông số phù hợp thông thường là chỉ cần PI.

                  Như vậy khi đường kính của lô quấn càng ngày càng lớn lên, thì tốc độ của động cơ sẽ ngày càng giảm dần để duy trì cho vận tốc dài sẽ không đổi. Nếu bạn dùng encoder để đo tốc độ dài thì có khi phải dùng đến PLC thì mới điều khiển được.

                  Chúc kinh nghiệm chia sẻ cùng bạn.

                  Chúc may mắn.

                  Comment


                  • #39
                    Hay là điều khiển mô men!!!!
                    |

                    Comment


                    • #40
                      Các bạn có thể nói rõ hơn về vấn đề điều khiển mô men đó không. Mình sẽ dùng thiết bị nào ? cơ sở của vấn đề đó là như thế nào?

                      Comment


                      • #41
                        Cho em hỏi là: Em đang làm dự án về điều khiển động cơ cho lô sợi: dùng cảm biến lực căng và encoder.
                        Đầu tiên thì cài đặt thông số tốc độ dài và lực căng cho biến tần , thì làm thế nào để làm ra mạch vòng kín lực căng và tốc độ ạ

                        Comment

                        Về tác giả

                        Collapse

                        www9van Tìm hiểu thêm về www9van

                        Bài viết mới nhất

                        Collapse

                        Đang tải...
                        X