Giới thiệu về Nhận dạng Hệ thống điều khiển và Điều khiển Dự báo.
Ứng dụng trong Điều khiển Quá trình và Hệ thống Điều khiển Phân tán.
Ứng dụng trong Điều khiển Quá trình và Hệ thống Điều khiển Phân tán.
Bài viết với mục đích ghi chép sơ lược và giới thiệu tản mạn về một số khía cạnh của điều khiển tự động.
1. Nhận dạng Hệ thống
Nhận dạng hệ thống thường được tiến hành ngoại tuyến. Đôi khi trong một vài trường hợp ta có nhận dạng trực tuyến nhưng rất hạn hữu.
Nhận dạng để làm gì: để có một mô hình làm cơ sở phân tích và phát triển bộ điều khiển, hay để tính toán ước lượng một tín hiệu ...
Tài liệu tham khảo tốt nhất có lẽ là hai bài báo tóm lược của L. Ljung:
- Perspectives on system identification
- Four encounters with system identification
Lý thuyết nhận dạng hệ tuyến tính gắn liền với điều khiển thích nghi vì đều dựa trên một gốc rễ chung là một thuật toán ước lượng tham số nào đó. Trong cơ khí, thường sử dụng hệ đen, tức là các toán tử truyền đạt, tương tự như các bộ lọc số. Tài liệu tham khảo: sách của I.D. Landau. Trong điều khiển quá trình, thường sử dụng các mô hình có cấu trúc, tức là mô hình trạng thái. Tài liệu tham khảo: sách của Jean-Piere Corriou.
Lý thuyết nhận dạng hệ phi tuyến gắn liền với một số vấn đề như sử dụng các hàm cơ sở (kernel) để ước lượng các quan hệ phi tuyến, hoặc dùng support vector machine hay mạng nơ-ron cho các hệ lai, điển hình là các hệ Piecewise Affine (PWA). Cũng có một hướng tiếp cận khác là chia hệ phi tuyến thành các khối: khối động tuyến tính và khối tĩnh phi tuyến, chẳng hạn như hệ Wiener.
(to be continued)
2. Điều khiển Dự báo
3. Điều khiển Qúa trình
4. Hệ thống Điều khiển Phân tán