Box bỏ hoang lâu quá, post để có người qua lại, mong mod ko dời đi chỗ khác
PID = Proportional-Integral-Derivative
PID là bộ điều khiển được dùng nhiều nhất trong công nghiệp là một bộ điều khiển cổ điển, được phát minh vào khoảng năm 1920s. Tuy nhiên vượt lên trên ý nghĩa khoa học kỹ thuật khô khan, nó còn là một triết lý, một chiến thuật cho cuộc sống này.
Hôn nay mình sẽ chứng minh điều đó qua phân tích PID trong tình yêu. Sẽ có ích cho các chàng trai cưa cẩm mãi mà ko ai đổ.
Muốn có PID thì hệ thống phải có feedback, và phải biết ta muốn cái gì. So sánh 2 cái đó ta biết ta đang ở đâu để đưa ra cách xử lý đúng. Đó chính là triết lý "biết địch biết ta trăm trận trăm thắng".
Vậy nên bạn trai khi cưa cẩm phải biết mình mong muốn gì ở đối tượng ? Muốn nàng iu mình, muốn nàng yêu mình tha thiết, muốn lấy nàng làm vợ ,...
Sau đó phải biết cái mức độ tình cảm hiện tại của nàng đối với mình. Đó là feedback. Hệ thống máy móc thì dùng cảm biến để đo đạc, còn ở đây cảm biến thường là bạn thân của nàng. Song trên hết, cảm biến là gì thì tuỳ tính sáng tạo của bạn trai, tuỳ hoàn cảnh mà biến.
Áp dụng PID:
Luât P : lực tác động tỉ lệ với sai số. Điều này là suy nghĩ rất tự nhiên của con người. Bạn mong người ta yêu bạn say đắm mà giờ người ta chưa biết sự tồn tại của bạn trên đời thì bạn phải đưa ra những đợt PR cá nhân liên miên, sau đó là tán dóc, nói phét, hẹn gặp, đi ăn, đi coi Skyfall,... Đòi hỏi rất nhiều nổ lực.
Nhưng khi sai số đã bằng 0, thì đáng lẽ hệ thống nên dừng. Vậy mà do quán tính nên hệ thống bị chạy lố. Sai số lại tăng. Vậy luật P thôi thì chưa đủ
Luật D : lực tác động tỉ lê với đạo hàm của đáp ứng nhưng ngược dấu. Bộ này hơi khó giải thích vì có liên quan chút ít đến cơ học. Nó như một bộ phanh. Làm cho hệ thống bớt bị trượt. Giống như trời mưa đường bùn dễ chụp ếch thì ta phải vừa đi vừa dí ngón chân cái xuống để khỏi bị té ngã.
Luật này khuyên bạn trai cần giữ phanh trong lúc tác động lực. Đừng có gấp gáp quá, nếu không sẽ bị lố. Áp dụng luật này thì bạn trai sẽ hạn chế được nhược điểm chạy lố của luật P bên trên. Nếu có bị lố thì do đã có phanh nên chỉ lố ít.
Tuy nhiên nếu bạn trai nào xài luật D quá nhiều, giống như xe mà giữ phanh cứng ngắt thì cho dù có vặn ga mấy cũng không tiến lên. Vậy là sai số sẽ mãi là sai số, không bao giờ về 0 được.
Luật I : lực tác động tỉ lê với tích phân sai số. Nếu mà tình cảm bạn gái đứng yên không nhúc nhích như trường hợp hạn chế của luật D nêu trên. Vậy thì cùng với thời gian, tích phân sai số sẽ tăng lên, luật I khuyên bạn trai tác động lực tỉ lệ với tích phân này để đẩy tình cảm của bạn gái lên, tiến về điểm mong muốn.
Một sự kết hợp chặt chẽ của cả 3 luật sẽ làm cho tình iu đến với bạn theo cách nhanh nhất, ít vọt lố nhất và ổn định nhất.
Chúc bạn trai thành công trên con đường chinh phục trái tim nàng.
Đừng quên khử nhiễu cho hệ thống.
Nhưng mà theo thống kê thì trai nhiều hơn gái đến hơn 10% nên càng phải nhanh chân áp dụng ngay luật PID cho tình yêu bạn nhé.
Klong
PID = Proportional-Integral-Derivative
PID là bộ điều khiển được dùng nhiều nhất trong công nghiệp là một bộ điều khiển cổ điển, được phát minh vào khoảng năm 1920s. Tuy nhiên vượt lên trên ý nghĩa khoa học kỹ thuật khô khan, nó còn là một triết lý, một chiến thuật cho cuộc sống này.
Hôn nay mình sẽ chứng minh điều đó qua phân tích PID trong tình yêu. Sẽ có ích cho các chàng trai cưa cẩm mãi mà ko ai đổ.
Muốn có PID thì hệ thống phải có feedback, và phải biết ta muốn cái gì. So sánh 2 cái đó ta biết ta đang ở đâu để đưa ra cách xử lý đúng. Đó chính là triết lý "biết địch biết ta trăm trận trăm thắng".
Vậy nên bạn trai khi cưa cẩm phải biết mình mong muốn gì ở đối tượng ? Muốn nàng iu mình, muốn nàng yêu mình tha thiết, muốn lấy nàng làm vợ ,...
Sau đó phải biết cái mức độ tình cảm hiện tại của nàng đối với mình. Đó là feedback. Hệ thống máy móc thì dùng cảm biến để đo đạc, còn ở đây cảm biến thường là bạn thân của nàng. Song trên hết, cảm biến là gì thì tuỳ tính sáng tạo của bạn trai, tuỳ hoàn cảnh mà biến.
Áp dụng PID:
Luât P : lực tác động tỉ lệ với sai số. Điều này là suy nghĩ rất tự nhiên của con người. Bạn mong người ta yêu bạn say đắm mà giờ người ta chưa biết sự tồn tại của bạn trên đời thì bạn phải đưa ra những đợt PR cá nhân liên miên, sau đó là tán dóc, nói phét, hẹn gặp, đi ăn, đi coi Skyfall,... Đòi hỏi rất nhiều nổ lực.
Nhưng khi sai số đã bằng 0, thì đáng lẽ hệ thống nên dừng. Vậy mà do quán tính nên hệ thống bị chạy lố. Sai số lại tăng. Vậy luật P thôi thì chưa đủ
Luật D : lực tác động tỉ lê với đạo hàm của đáp ứng nhưng ngược dấu. Bộ này hơi khó giải thích vì có liên quan chút ít đến cơ học. Nó như một bộ phanh. Làm cho hệ thống bớt bị trượt. Giống như trời mưa đường bùn dễ chụp ếch thì ta phải vừa đi vừa dí ngón chân cái xuống để khỏi bị té ngã.
Luật này khuyên bạn trai cần giữ phanh trong lúc tác động lực. Đừng có gấp gáp quá, nếu không sẽ bị lố. Áp dụng luật này thì bạn trai sẽ hạn chế được nhược điểm chạy lố của luật P bên trên. Nếu có bị lố thì do đã có phanh nên chỉ lố ít.
Tuy nhiên nếu bạn trai nào xài luật D quá nhiều, giống như xe mà giữ phanh cứng ngắt thì cho dù có vặn ga mấy cũng không tiến lên. Vậy là sai số sẽ mãi là sai số, không bao giờ về 0 được.
Luật I : lực tác động tỉ lê với tích phân sai số. Nếu mà tình cảm bạn gái đứng yên không nhúc nhích như trường hợp hạn chế của luật D nêu trên. Vậy thì cùng với thời gian, tích phân sai số sẽ tăng lên, luật I khuyên bạn trai tác động lực tỉ lệ với tích phân này để đẩy tình cảm của bạn gái lên, tiến về điểm mong muốn.
Một sự kết hợp chặt chẽ của cả 3 luật sẽ làm cho tình iu đến với bạn theo cách nhanh nhất, ít vọt lố nhất và ổn định nhất.
Chúc bạn trai thành công trên con đường chinh phục trái tim nàng.
Đừng quên khử nhiễu cho hệ thống.
Nhưng mà theo thống kê thì trai nhiều hơn gái đến hơn 10% nên càng phải nhanh chân áp dụng ngay luật PID cho tình yêu bạn nhé.
Klong