Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Hàm truyền của dàn trao đổi nhiệt

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Hàm truyền của dàn trao đổi nhiệt

    Chào các bạn, hiện tại tôi đang phải xây dựng hàm truyền cho hệ thống dàn trao đổi nhiệt mà không biết phải bắt đầu từ đâu!
    Trước tới giờ khi làm trong thực tế có bao giớ xây dưng mô hình đối tượng đâu, cứ thế chiến rồi dò PID thôi giờ làm đồ bắt phải có mô hình đôi tượng thì không biết làm thế nào!
    Dàn trao đổi nhiệt điều chỉnh nhiệt độ đẩu ra bằng cách thây đổi lưu lượng dòng nước nóng qua dàn trao đổi bằng động cơ bơm điều khiển bằng biến tần!
    Ai biết chỉ giùm nhé! Cảm ơn các bạn trước!

  • #2
    Chào bạn,

    Vấn đề này thực ra rất đơn giản, tuy nhiên giáo trình của chúng ta nặng về lý thuyết nhiều quá nên khiến chúng ta mơ hồ và lúng túng trong các bài toán thực tế.

    Sau đây tôi đưa ra các bước để giải quyết bài toán của bạn (Phương pháp này có thể ứng dụng với các bài toán khác trong thực tế).

    1. Cần xác định đầu vào và đầu ra (bao nhiêu đầu vào, bao nhiêu đầu ra).

    Đối với bài toán 1 đầu vào và 1 đầu ra (SISO), hàm truyền tổng quát của đối tượng sẽ là:

    G(s)=K/(1+Ts) *e^(-Td.s)--> Khâu bậc nhất và hàm trễ (thời gian trễ Td).

    Lý do tại sao chọn đó là hàm truyền tổng quát vì khâu trế (e^-Td.s) có thể xấp xỉ thành bậc n (Dùng phương pháp Taylor).

    2. Nhận dạng các tham số của G(s).

    Có 3 tham số cần nhận dạng: K, T và Td.

    Cái này rất đơn giản:

    Bạn cho đáp ứng đầu vào cố định (Trong trường hợp này là tốc độ của động cơ)
    Sau đó log data của đầu ra (dạng file để có thể vẽ được trên Matlab hoặc Excel):

    Dạng file đó có format như sau:
    Time(s) Value
    to x0
    to+td x1
    ...

    ..

    Lặp lai quá trình này với các đầu vào khác nhau. Ví dụ, tốc độ động cơ lớn nhất là 3000 (v/p), thì bạn thử với các tốc độ sau: 500 v/p, 1000 v/p, 1500 v/p, 2000 v/p.... --> bạn sẽ có các file data đầu ra tương ứng.


    Lý do phải thử với nhiều đầu vào vì các đối tượng trong thực tế thường phi tuyến, mình xấp xỉ bằng cách tính trung bình tất cả giá trị đo.

    3. Vẽ đồ thị đẩu ra trên matlab hoặc excel (Bạn xem file gửi kèm như một ví dụ mẫu nhé).
    Sau đó dùng phương pháp Reaction Curve Based Method (FILE gửi kèm) để tính toán tham số K, T và Td từ đồ thị mà bạn vừa vẽ.

    4. Dùng phương pháp Zigler Nicholes để tính tham số PID cho mô hình mình tìm được.

    Thông thường với tham số đó hệ thống vòng kín sẽ chạy theo đúng chỉ tiêu chất lượng, tuy nhiên trong thực tê có 2 vấn để cần giải quyết.

    - Windup : Vấn đề này do giới hạn đầu ra PID (control effort limit)--> Dùng velocity form (tài liều đi kèm).
    - Chọn sampling time (Ts): Ts<=Td/4.

    Đây là link cho các file đính kèm:
    http://www.megaupload.com/?d=79KUG1G0

    Regards,

    Comment


    • #3
      Bạn có thể gửi lại file đính kèm hộ mình được không. Giờ mình đang xây dựng mô hình toán của máy bơm mà chưa biết làm kiểu gì, chỉ biết hàm truyền của máy bơm là khâu quán tính bậc nhất có trễ thôi. Cảm ơn bạn nhé!

      Comment


      • #4
        anh nào có mạch thì post lên đi
        cho anh em xem tham khảo
        thank

        Comment


        • #5
          hướng dẫn rất hay...cảm ơn tnnguyen rất nhiều! nhưng tiếc quá link die rùi.làm gián đoạn quá trình tìm hiểu! mong tnnguyen cho lại cái link để ae tham khảo được hok? cảm ơn rất nhiều...

          Comment

          Về tác giả

          Collapse

          Q2T Tìm hiểu thêm về Q2T

          Bài viết mới nhất

          Collapse

          Đang tải...
          X