Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Nhận dạng đối tượng điều khiển là gì?

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Nhận dạng đối tượng điều khiển là gì?

    Em vẫn chưa hiểu lắm về sự khác nhau giữa nhận dạng đối tượng điều khiển và nhận dạng mô hình điều khiển.
    Em có bài tập như thế này mà vẫn chưa hiểu những định nghĩa đó nên chưa có hướng làm mong các bác xem cho ý kiến giúp em nhé!
    Cho đối tượng là khâu bậc 2 - tổng hợp bộ điều khiển cho đối tượng dựa trên phương pháp nhận dạng đối tượng?

  • #2
    Nhận dạng đối tượng (identification) là tìm mô hình toán học và các tham số của mô hình toán học cho đối tượng ấy. Mô hình toán học có thể có dạng hàm truyền đạt trong miền tần số hoặc dạng ma trận trạng thái trong miền thời gian.

    Một ví dụ đơn giản về việc nhận dạng là khảo sát đáp ứng bước nhảy của hệ thống để biết nó là đáp ứng bậc mấy, và tìm tham số của hàm truyền qua đáp ứng đó.

    Comment


    • #3
      Mình chưa nghe nói đến nhận dạng mô hình điều khiển bao giờ :-/

      Có rất nhiều phương pháp nhận dạng đối tượng :

      - Phương pháp cổ điển (cũng có thể nói là kinh điển nhất) là nhận dạng đối tượng thông qua hàm quá độ. Bạn có thể tìm hiểu công cụ Identification của Matlab để biết thêm cái này. Phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, dễ thực thi, tuy nhiên nhược điểm là độ chính xác không cao.

      - Ngày nay người ta còn đưa cả mạng nơ ron (neural) vào để nhận dạng đối tượng, thông qua số lần huấn luyện nhất định, mạng nơron sẽ cho đáp ứng y hệt đối tượng thật, sau đó người ta cũng dùng mạng nơron để thiết kế ra bộ điều khiển. Ưu điểm của phương pháp này là đáp ứng khá tốt đối với các đối tượng phi tuyến (mà đa số - nếu ko nói là hầu hết các đối tượng trong thực tế đều là đối tượng phi tuyến), ngoài ra việc sử dụng giải pháp này thì cái "Multi Input" sẽ không thành vấn đề.

      Thân ái !

      Comment


      • #4
        Nhận dạng tham số điều khiển có phải nhận dang đối tượng điều khiển không ạ?
        Em chưa có tài liệu về phương pháp này và cả cách thực hiện bài toán trên dùng phương pháp này các bác có share cho em với nhé!!!
        Cám ơn các bác thật nhiều!

        Comment


        • #5
          Chắc bạn muốn nói đến nhận dạng đối tượng điều khiển và tồng hợp tham số bộ điều khiển.Đây ko phải là phương pháp mà là vấn đề cần giải quyết trong lĩnh vực điều khiển tự động.Mỗi vấn đề có nhiều phương pháp giải quyết,chẳng hạn :Nhận dạng bằng phương pháp phản hồi rơ le, hoặc dựa trên đáp ứng quá độ...Còn tổng hợp tham số bộ điều khiển thì vấn đề hay gặp nhất chính là tổng hợp tham số bộ điều khiển PID.
          Bạn có thể tham khảo cuốn " Cơ sở hệ thống Điều khiển quá trình " của thầy Hoàng Minh Sơn, hoặc sách "Lý thuyết điều khiển nâng cao" của thầy Nguyễn Doãn Phước

          Comment


          • #6
            Em đọc quyển của thầy Nguyễn Doãn Phước rồi nhưng thầy ko thấy nói nhiều về nhận dạng đối tượng. Em chỉ thấy nói tới trong phần 1.6.2 thôi.
            Em cám ơn bác ạ!

            Comment


            • #7
              Nguyên văn bởi gaubeohp Xem bài viết
              Em đọc quyển của thầy Nguyễn Doãn Phước rồi nhưng thầy ko thấy nói nhiều về nhận dạng đối tượng. Em chỉ thấy nói tới trong phần 1.6.2 thôi.
              Em cám ơn bác ạ!
              Trong sách còn nhiều mục đề cập đến nhận dạng mà bạn (3.2 + 5.1.1...) ,và đấy là cách giải quyết bài toán nhận dạng cụ thể.
              Nhưng thôi , ở đây tôi đưa luôn ra 1 số định nghĩa nhận dạng:
              1. Phương pháp xây dựng mô hình toán học trên cơ sở các sốliệu vào-ra thực nghiệm được gọi là mô hình hóa thực nghiệm hay nhận dạng hệthống
              2. Theo IEC 60050-351: “Nhận dạng hệ thống là những thủ tục suy luận một mô hình toán học biểu diễn ₫ặc tính tĩnh và đặc tính quá ₫ộ của một hệ thống từ ₫áp ứng của nó đối với một tín hiệu đầu vào xác định rõ, ví dụ hàm bậc thang, một xung hoặc nhiễu tạp trắng”.
              3. Theo Lofti A. Zadeh: Trên cơ sởquan sát số liệu vào/ra thực nghiệm, các định các tham số của mô hình từ một lớp các mô hình thích hợp, sao cho sai số là nhỏ nhất
              Các bước tiến hành :
              1.Thu thập, khai thác thông tin ban đầu
              2.Lựa chọn phương pháp nhận dạng (trực tuyến/ ngoại tuyến, vòng hở/vòng kín, chủ động/bị động, thuật toán nhận dạng, ...).
              3.Lấy số liệu thực nghiệm cho từng cặp biến vào/ra, xửlý thô các số liệu nhằm loại bỏ những giá trị đo kém tin cậy.
              4.Quyết định về dạng mô hình và giả thiết ban đầu về cấu trúc mô hình
              5.Lựa chọn thuật toán và xác định các tham số mô hình
              6.Mô phỏng, kiểm chứng và đánh giá mô hình
              7.Quay lại một trong các bước 1-4 nếu cần
              Mục đích nhận dạng là để mô phỏng hoặc thiết kế bộ điều khiển dựa trên mô hình toán thu đc.Có thể lấy ví dụ : Bạn muốn điều khiển động cơ 1 chiều .Nếu bạn có đầy đủ thông số của động cơ thì bạn có thể thiét lập đc mô hình toán lý thuyết của nó( từ các pt vi phân , tuyến tính hóa chúng,chuyển sang miền ảnh Laplace hoặc không gian trạng thái ...).Còn nếu động cơ bạn ko có đủ thông số (mua ngoài chợ ...), bạn phải tiến hành nhận dạng thực nghiệm ( dựa trên dạng đặc tính quá độ , đặc tính tần số ... hoặc nhận dạng phản hồi rơ le..).Rất mong đc các bạn trao đổi thêm .

              Comment


              • #8
                chào các bạn mình hiện h đang có một vấn đề rất nan giải về cái hàm truyền của động cơ KDB. theo mình biết thì Hàm truyền cua nó la (K/Tp+1) nhưng làm thế nàdeered ra được như thế thì minh lai chưa hiêu dc. Mình đang có cái đồ án " Điều khiển đọng cơ 3 fa sử dụng biến tần có PLC va Encoder đếm xung.thời gian sắp hết các bạn co thể giúp mình được ko... Mọng nhận được coment sơm nhất...

                Comment

                Về tác giả

                Collapse

                gaubeohp Tìm hiểu thêm về gaubeohp

                Bài viết mới nhất

                Collapse

                Đang tải...
                X