Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Làm sao để lập trình PLC chuyên nghiệp hơn ???

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Làm sao để lập trình PLC chuyên nghiệp hơn ???

    Mình rất dốt cái khoản lập trình PLC . Ở lớp toàn bị cô bảo là bài lập trình của mình rất khó hiểu và không rõ ràng mạch lạc . Có một điều không biết cô nói có đúng hay không ( cô bảo : " có thể do em bị lập trình VDK nhiều quá nên nó ám muội rồi )...........

    Mình tham khảo một số bài của cô thấy bài của cô ngắn gọn hơn, dễ hiểu hơn và rõ dàng nhưng mà khi cho bài tập mới là mình lại không làm được với cái tư duy như của cô. Nhưng mình lại không rõ cái tư duy lập trình trong PLC làm sao để rõ dàng và mạch lạc hơn.
    Có những cái đã hiểu rồi nhưng mà lập trình PLC làm cho mình luống cuống. và đôi lúc giống như bó tay ... đăm chiêu và suy ngẫm đôi lúc còn cầu nguyện và ngán ngẩm ...............

    Tại sao vậy nhỉ . Mình thấy các bài cô dưa ra rất dễ mà sao mình không tư duy theo kiểu của lập trình PLC nhanh được nhỉ .

    Rất mong anh em trong diễn đàn ai giỏi thì chia sẻ cho mình với ( Mà hình như trong PLC nó có một số cái quy tắc gì đó mà cô có nói nhưng chẳng rõ dàng làm mình không hiểu lắm ).

  • #2
    Mình cũng thấy khi lập trình kiểu hình thang PLC khó chịu hơn lập trình cho vdk nhiều. Cứ cái này lại phải ràng buộc với cái kia, loạn hết cả lên, chẳng rõ ràng gì cả, không viết được 1 bài lớn.
    Xin các pro chỉ giáo.

    Comment


    • #3
      nói thiệt ra thì các bài tâp PLC trong lớp bạn chỉ để chơi thôi chứ ko áp dụng thực tế được .
      tư duy lập trình chuyên nghiệp như sau nghĩa là bạn phải tự nghĩ ra đề tài tự thiết kế mạch điều khiển và mạch động lực và tự viết lấy chương trình chạy được trên 1 cái máy .trong lớp bạn chỉ viết chủ yếu I/O và các hàm cơ bãn trong thực không cần thiết bạn dùng cái gì lệnh gì hàm gì ,cách gì miển nó gọn và chạy được thui
      thiệt ra thì VXL,MCU khó viết hơn PLC rất nhiều & và PLC bi hạn chế rất nhiều với các ứng dụng tính toán và truyền dữ liệu !
      1 lệnh của PLC như là macro trong Asm của VDK vậy !
      Vì vây để tư duy plc đạt được cấp thì bạn phải có ứng dụng thực tế chứ đừng mô phỏng trong khi bạn viết 1 chương trình cho 1 cái máy ! khi viết thì nó chạy được đó nhưng khi nó nó xảy ra lổi rất nhiều ! Và bạn phải sữa lỗi cho đến nó chạy ổn định nhất !
      Professional Digital Genset & Hydraulic Furukawa ,Tamrock RockDrill
      email:
      forum : gensetvietnam.forumvi.com

      Comment


      • #4
        ladder dễ viết hơn asm hay c hay basic rất nhiều của MCU đó bạn .Người ta chế ra pLC với lad đễ đơn giản hóa việc lập trình như là vẽ sơ đồ 1 mạch điện động lưc đó !
        Professional Digital Genset & Hydraulic Furukawa ,Tamrock RockDrill
        email:
        forum : gensetvietnam.forumvi.com

        Comment


        • #5
          Cảm ơn caniggia nhé !
          Bạn có biết các quy tắc khi viết chương trình với PLC không .
          Chỉ cho mình biết được không ?

          Ví dụ khi viết chương trình mà có 2 phần tử điều khiển giống nhau thì nó có ảnh hưởng gì không .....

          Mình cũng chưa rõ là theo kiểu gì . Một bài lập trình điều khiển có thể viết:
          1. Dựa vào tín hiệu đầu vào chúng ta sẽ xét tác động của nó đến các thiết bị được điều khiển
          2. Dựa vào các phần tử được điều khiển hoặc biếng trung gian mà có tín hiệu đầu vào tương ứng trong một ladder

          Vậy trong chương trình ta làm như cách nào . Hay dùng cách khác ....... Quy tắc chung khi lập trình PLC là gì .?
          Ai biết chỉ dùm mình nhé . Cảm ơn nhiều !

          Comment


          • #6
            bạn lên tìm lớp học lập trình theo tiêu chuẩn iec 61131 ..mình tin bạn sẽ lập trình được tất cả các món
            chúc bạn thành công

            Comment


            • #7
              Lập trình PLC theo chuẩn IEC 61131-3 của TS. Hoàng Minh Sơn - Nghiêm Xuân Trường

              Tham khảo ở đây :
              http://www.hiendaihoa.com/automation...hiendaihoa.com

              Comment


              • #8
                Re:

                Điểm khác nhau căn bản nhất giữa VĐK và PLC ở chổ:
                VĐK quét ctrình từ trên xuống dưới nên ngõ out có thể đặt ở nhiều vị trí khác nhau khi nó quét đến đoạn nào thì xử lý i/o tại dòng lệnh đó còn PLC ko quét như vậy mà nó đọc trạng thái ngõ vào trước rồi mới xử lý ngõ ra vì vậy toàn bộ ctrình chỉ tác động vào ngõ Out tại một rung nào đó duy nhất trong ctrình thôi. Để làm điều này thì phải tập hợp tất cả các điều kiện liên quan đưa vào đầu vào để đk ngõ ra.

                Comment


                • #9
                  PLC được các hãng lớn thiết kế chủ dành cho dân điện công nghiệp cho nên ladder kế chủ yếu lập trình gần như thiết kế mạng điện điều khiển .Cho nên cách viết của nó đối với dân điện gần như dễ hiểu
                  Bao gồm nhiều đầu vào (gần như các ký hiệu của công tắc NC,NO...)và tương ứng 1 ngõ ra duy nhất .trong PLC tuyệt đối ko cho phép viết 2 ngõ ra giống nhau trong 1 chtrình nó treo PLC ngay !Còn tất cả ngõ vào,hoạc các cờ trung gian có thể giống nhau nhưng ngõ thì không thể .Thực ra thì PLC xử lý chương trình cũng giống MCU thui ! vì nó cấu tạo cũng từ MCU ra mà thui ! Và không phải nó đọc các trạng thái ngõ vào trước đâu !như ban tam nói mà xữ lý cũng quét chương trình từ trên xuống dưới thui vì khi PLC chạy bạn phải tác động nó sang trang RUN , trang thái RUn này chính là chạy cái firmsware của con MCU trong PLC , nhờ cái firmware này mà MCU---> thành PLC ,cái mà bạn thấy trong ctrinh mô phỏng kết nối trên PC thì chỉ biểu thị trạng các bit trên thanh ghi mà thui !cho nên bạn thấy nó gần giống như kiểu xử lý tác động đầu cuối !
                  Professional Digital Genset & Hydraulic Furukawa ,Tamrock RockDrill
                  email:
                  forum : gensetvietnam.forumvi.com

                  Comment


                  • #10
                    Nguyên văn bởi caniggia Xem bài viết
                    PLC được các hãng lớn thiết kế chủ dành cho dân điện công nghiệp cho nên ladder kế chủ yếu lập trình gần như thiết kế mạng điện điều khiển .Cho nên cách viết của nó đối với dân điện gần như dễ hiểu
                    Bao gồm nhiều đầu vào (gần như các ký hiệu của công tắc NC,NO...)và tương ứng 1 ngõ ra duy nhất .trong PLC tuyệt đối ko cho phép viết 2 ngõ ra giống nhau trong 1 chtrình nó treo PLC ngay !Còn tất cả ngõ vào,hoạc các cờ trung gian có thể giống nhau nhưng ngõ thì không thể .Thực ra thì PLC xử lý chương trình cũng giống MCU thui ! vì nó cấu tạo cũng từ MCU ra mà thui ! Và không phải nó đọc các trạng thái ngõ vào trước đâu !như ban tam nói mà xữ lý cũng quét chương trình từ trên xuống dưới thui vì khi PLC chạy bạn phải tác động nó sang trang RUN , trang thái RUn này chính là chạy cái firmsware của con MCU trong PLC , nhờ cái firmware này mà MCU---> thành PLC ,cái mà bạn thấy trong ctrinh mô phỏng kết nối trên PC thì chỉ biểu thị trạng các bit trên thanh ghi mà thui !cho nên bạn thấy nó gần giống như kiểu xử lý tác động đầu cuối !
                    bạn chắc là dân điện phải k? bay giờ lập trình plc không đơn thuần là LD đâu .mình đã lập trình bằng tất cả 5 kiểu ngôn ngữ cho plc rồi .tùy vào sở thích mà mỗi người lập trình có thể lựa chọn ...nhưng theo tôi thấy ngôn ngữ dạng SFC là hay và dễ lập trình ứng dụng

                    Comment


                    • #11
                      Nguyên văn bởi caniggia Xem bài viết
                      Bao gồm nhiều đầu vào (gần như các ký hiệu của công tắc NC,NO...)và tương ứng 1 ngõ ra duy nhất .trong PLC tuyệt đối ko cho phép viết 2 ngõ ra giống nhau trong 1 chtrình nó treo PLC ngay !Còn tất cả ngõ vào,hoạc các cờ trung gian có thể giống nhau nhưng ngõ thì không thể .
                      Đúng cái này đó ... ...
                      Không biết có quy tắc nào khác không nhỉ ....

                      Comment


                      • #12
                        Re:

                        Nguyên văn bởi caniggia Xem bài viết
                        Thực ra thì PLC xử lý chương trình cũng giống MCU thui ! vì nó cấu tạo cũng từ MCU ra mà thui ! Và không phải nó đọc các trạng thái ngõ vào trước đâu !như ban tam nói mà xữ lý cũng quét chương trình từ trên xuống dưới thui vì khi PLC chạy bạn phải tác động nó sang trang RUN , trang thái RUn này chính là chạy cái firmsware của con MCU trong PLC , nhờ cái firmware này mà MCU---> thành PLC ,cái mà bạn thấy trong ctrinh mô phỏng kết nối trên PC thì chỉ biểu thị trạng các bit trên thanh ghi mà thui !cho nên bạn thấy nó gần giống như kiểu xử lý tác động đầu cuối !
                        Xem cái này đi bạn. http://www.sea.siemens.com/step/imag...2/plc2_3_1.gif
                        PLC chạy từ trên xuống dưới nhưng chỉ ở thời điểm nó đang thực thi đoạn ctrinh thôi(sau khi đã đọc tất cả Input). Tại thời điểm này cho dù Input có thay đổi nó vẫn ko nhận ra đâu. Nếu nó thực thi đến đoạn nào đó mà input thay đổi nó vẫn ko nhận ra được mà nó lấy trạng thái đã được cập nhật ở trên để xử lí.

                        Comment


                        • #13
                          mình thừ nhận la plc có phần dối dầu . nhưng plc uueu việt trong việc dk hệ thống lơn, và cấn sự ôn định . chủ yếu dùng trong lĩnh vực tự động hóa trong công nghiẹp . tuy nhiên mỗi người 1 sơ thích , một niềm đam mê....

                          Comment


                          • #14
                            Khà khà
                            Đọc tín hiệu đầu vào, xử lý logic trong trương trình và xuất ra output được thực hiện trong một vòng quét chương trình. Khi lập trình cho các ứng dụng đòi hỏi đáp ứng nhanh thì lựa chọn PLC cần phải quan tâm tới vấn đề thời gian thực hiện một vòng quét

                            Comment

                            Về tác giả

                            Collapse

                            embsys Tìm hiểu thêm về embsys

                            Bài viết mới nhất

                            Collapse

                            Đang tải...
                            X