Nếu đây là lần đầu tiên đến với Điện Tử Việt Nam, bạn có thể đọc phần Hỏi đáp bằng cách nhấn vào liên kết. Có thể bạn cần đăng kí trước khi có thể gửi bài . Để bắt đầu xem bài viết, chọn diễn đàn bạn muốn thăm dưới đây.
Siemens có modul nhận tín hiệu loadcell trực tiếp. Còn một số hãng khác như Delta thì dùng thêm bộ khuếch đại loadcell để có tín hiệu từ 0-10V đưa vào đầu vào Analog của PLC. Lập 1 hàm tuyến tính hoặc nhiều hàm tuyến tính để phân đoạn đường đặc tính cân. Tạo thêm 1 điểm zezo dùng để dịch chuyển toàn bộ đường đặc tính.
VD y =ax+b+c
c là giá trị zezo.
Nhà phân phối, đại lý bán biến tần,PLC,HMI,AC Servo... Delta
hiện nay mình mới bắt đầu tìm hiểu về loadcell, cũng đã hiểu đc 1 ít. Nhưng mình vẫn chưa biết cách xử lý tín hiệu từ loadcell như thế nào?
Em đang định dung PLC để lập trình, nhưng chưa biết cách xử lý tín hiệu như thế nào.
Giả sử với loadcell loại 15 tấn, 0 -10V, 4 - 20mA.
Với tải thay đổi từ 0 -15 tấn thì tính toán như thế nào để đưa vào PLC xử lý để cân cho đúng.
Bác nào đã làm nhiều về nó giúp em với.
không biết anh đang sử dụng plc Simen hay Omron, loadcell anh dùng là loại gì. em cũng đang loay hoay với loadcell đây, tìm mua 1 cái giá cả phù hợp, em đang làm đồ án về Plc+Hmi+loadcell để cân (0-5 Kg). anh biết ở đâu bán không. em đang ở TPhcm, nhờ anh giúp đỡ.
không biết anh đang sử dụng plc Simen hay Omron, loadcell anh dùng là loại gì. em cũng đang loay hoay với loadcell đây, tìm mua 1 cái giá cả phù hợp, em đang làm đồ án về Plc+Hmi+loadcell để cân (0-5 Kg). anh biết ở đâu bán không. em đang ở TPhcm, nhờ anh giúp đỡ.
Mình cũng đang tìm hiểu về kết nối vấn đề này, bác nào làm được rồi thì có thể cho em xin ít tài liệu để tham khảo được không. Em xin cảm ơn.
Chào bạn!
mình chưa từng được làm với Loadcell nhưng mà mình đã từng lập trình S7-300 với PT100 (cảm biến nhiệt độ). đầu ra cũng là tín hiệu trương tự.
trước tiên bạn phải kết nối loadcell với module mở rộng tương tự (ẸM). Trong chương trình bạn phải lấy tín hiệu từ ngõ vào tương tự này, sau đó bạn dùng hàm chuyển đổi sang số. tiếp theo thì lấy tín hiệu số sử lí theo yêu cầu điều khiển của bạn là xong thôi.
Khoa Điện Tử
Trường Cao Đẳng Nghề Thành phố Hồ Chí Minh
số 38- Trần Khánh Dư - F. Tân Định - Q. 1
Chào bạn!
mình chưa từng được làm với Loadcell nhưng mà mình đã từng lập trình S7-300 với PT100 (cảm biến nhiệt độ). đầu ra cũng là tín hiệu trương tự.
trước tiên bạn phải kết nối loadcell với module mở rộng tương tự (ẸM). Trong chương trình bạn phải lấy tín hiệu từ ngõ vào tương tự này, sau đó bạn dùng hàm chuyển đổi sang số. tiếp theo thì lấy tín hiệu số sử lí theo yêu cầu điều khiển của bạn là xong thôi.
Chào bạn, hiện giờ mình cũng đang tìm hiểu về modul analog để điều khiển nhiệt độ. Nếu có thể bạn cho mình xin một số mô hình bạn làm rồi không. Mình xin cảm ơn.
chào các bạn!
Mình cũng đang làm về Loadcell + PLC đây.
mấy hum nay đang lúng túng quá, Mình thấy cái modul mở rộng EM235 trong datasheet nó ghi là:
Input ranges (unipolar) : 0 to 10 V, 0 to 5 V,
0 to 1 V, 0 to 500 mV,
0 to 100 mV, 0 to 50 mV
và ta có Output rates của Loadcell là 0-->2.0mV/V+- 0.5% (loại Mavin - NS6 - 200kg)
như thế thì có thể nối trực tiếp cái loadcell vào modul EM235 lun đúng không?
Bạn nào biết thì cùng chia sẽ vấn đề này nhé!
Cảm ơn!
bạn phải nói bạn dùng PLC của hãng nào đã chứ. loadcell của bạn ra tín hiệu dòng hay áp. trên thị trường bây jò mình biết có cả dòng và áp đó. PLC của bạn đã tích hợp modul AD chưa?
bạn phải nói bạn dùng PLC của hãng nào đã chứ. loadcell của bạn ra tín hiệu dòng hay áp. trên thị trường bây jò mình biết có cả dòng và áp đó. PLC của bạn đã tích hợp modul AD chưa?
Quên!
sử dụng PLC S7-200 cpu 222
chưa tích hợp modul, thế mới cần đến EM235
giờ mình nối thẳng dây của Loadcell vào modul EM235 lun đúng không?
chưa biết cách đấu dây, hic
Mình không biết bạn dùng Loadcell nào, nhưng có thể bạn xem manual kèm theo Loadcell sẽ có qui ước hay tên một số đầu tương tự thì đầu dây như thế này.
Thông thường 1 loadcell sẽ có 4 dây, 1 dây màu đỏ nguồn + (Red-Exc+), 1 dây màu đen nguồn - (Black-Exc-), 1 dây xanh dương tín hiệu + (Green-Sig+), 1 dây trắng tín hiệu -(White-Sig-). ( ví dụ trên là loadcell của CAS).
Thông thường nguồn cấp cho Loadcell là nguồn 10V. (cái này bạn cần lưu ý, tín hiệu loadcell có chuẩn hay không phụ thuộc rất nhiều vào nguồn cấp có chuẩn không).
Vậy bạn có thể hình dung ra được cách đấu rồi nhé.
1. Bạn đấu 2 chân cấp nguồn của loadcell vào một bộ nguồn 10V.
2. Bạn đấu 2 chân tín hiệu loadcell vào EM 235, green vào A+, white vào A-. Chân RA đấu với A+.
3. Chọn dip trên EM 235 là 0-50mV.
4. Chú ý cấp nguồn cho EM 235.
5. Vỏ dây tín hiệu loadcell cần nối đất chung với EM 235 để chống nhiễu.
Xong! Bạn chỉ cần scale đúng theo giá trị đọc được là ok.
Mình không biết bạn dùng Loadcell nào, nhưng có thể bạn xem manual kèm theo Loadcell sẽ có qui ước hay tên một số đầu tương tự thì đầu dây như thế này.
Thông thường 1 loadcell sẽ có 4 dây, 1 dây màu đỏ nguồn + (Red-Exc+), 1 dây màu đen nguồn - (Black-Exc-), 1 dây xanh dương tín hiệu + (Green-Sig+), 1 dây trắng tín hiệu -(White-Sig-). ( ví dụ trên là loadcell của CAS).
Thông thường nguồn cấp cho Loadcell là nguồn 10V. (cái này bạn cần lưu ý, tín hiệu loadcell có chuẩn hay không phụ thuộc rất nhiều vào nguồn cấp có chuẩn không).
Vậy bạn có thể hình dung ra được cách đấu rồi nhé.
1. Bạn đấu 2 chân cấp nguồn của loadcell vào một bộ nguồn 10V.
2. Bạn đấu 2 chân tín hiệu loadcell vào EM 235, green vào A+, white vào A-. Chân RA đấu với A+.
3. Chọn dip trên EM 235 là 0-50mV.
4. Chú ý cấp nguồn cho EM 235.
5. Vỏ dây tín hiệu loadcell cần nối đất chung với EM 235 để chống nhiễu.
Xong! Bạn chỉ cần scale đúng theo giá trị đọc được là ok.
Chúc bạn may mắn.
Cảm ơn anh trước nhé!
Giờ thì có chút thay đổi rồi, Loadcell mình đưa qua một transmitter (loại MKcells-KM02) nữa, bộ transmitter vừa cấp nguồn 10V cho loadcell, vừa cho tín hiệu 0-10V ra lun.
bộ transmitter này có 3 dây ra: Green (Out+ 0-10V), Red (PW+) và Black (PW-). Như vậy mình sẽ có cách nối vào EM235 như thế này đúng không?
- Cách nối:
Green --> A+
Red --> 24V
Black --> A-
Chân RA vẫn đấu với A+
lúc này chon DIP trên EM235 như thế nào vậy anh?
hi, cả nhà, mình đang viết CT cho PLC S7-300 thu tín hiệu cân từ loadcell về để so sánh với giá trị đặt. Mình có thắc mắc thế này mong các bạn chỉ giáo:
+ Lấy giá trị từ loadcell đưa về từ modul Analog ( giá trị này là số BCD hay số thực vậy ?)
+ Mình muốn so sánh giá trị thu đc từ loadcell với 1 giá trị đặt thì mình có thể đưa luôn giá trị thu về và giá trị đặt vào bộ comparator để so sánh được không? Mình chưa hiểu rõ làm về các hàm FC105. FC106 và FC41 , chúng ta cùng bàn luận nhé.
+ và giá trị sau khi PLC xử lý tín hiệu này, mình muốn hiển thị trên WinCC thì mình sẽ đưa nó ra 1 ô nhớ , ô nhớ đó đc gán với địa chỉ hiển thị I/O fiel trên WinCC. Như vậy có đc không?
Bạn nào quan tâm, thì chúng ta cùng trao đổi để ra vấn đề nhé.
Giờ thì có chút thay đổi rồi, Loadcell mình đưa qua một transmitter (loại MKcells-KM02) nữa, bộ transmitter vừa cấp nguồn 10V cho loadcell, vừa cho tín hiệu 0-10V ra lun.
bộ transmitter này có 3 dây ra: Green (Out+ 0-10V), Red (PW+) và Black (PW-). Như vậy mình sẽ có cách nối vào EM235 như thế này đúng không?
- Cách nối:
Green --> A+
Red --> 24V
Black --> A-
Chân RA vẫn đấu với A+
lúc này chon DIP trên EM235 như thế nào vậy anh?
Mới làm cái này, khó khăn quá!
Hi,
Mình chắc cái bộ Transmitter phải có nhiều đầu dây hơn bạn kể chứ nhỉ, vì không có tài liệu cụ thể nên mình không dám chắc pá đấu dây như vậy có đúng không.
Còn về set dip trên EM 235 thì theo thứ tự: SW1 - SW6: OFF, ON, OFF, OFF, OFF, ON. (ngưỡng 0-10V)
Mình chắc cái bộ Transmitter phải có nhiều đầu dây hơn bạn kể chứ nhỉ, vì không có tài liệu cụ thể nên mình không dám chắc pá đấu dây như vậy có đúng không.
Còn về set dip trên EM 235 thì theo thứ tự: SW1 - SW6: OFF, ON, OFF, OFF, OFF, ON. (ngưỡng 0-10V)
Chúc may mắn.
Cảm ơn bạn đã trả lời!
thực ra thì bộ transmitter chỉ có bấy nhiêu đó dây thôi.
dưới đây là hình mình chụp về hướng dẫn, và bộ transmitter đó.
bạn xem nhé!
Dạ chú mua cái kẹp dòng ấy ạ. Chị hàng xóm nhà cháu có 1 cái thấy lâu lâu rùi chưa hỏng ạ. Ví dụ như mẫu này trên shoppee đầy ạ... https://vn.shp.ee/dWYVgq7
Bác Đinh Vặn sai rồi,bây giờ con nít mẫu giáo đã giải phương trình 2 ẩn số rồi.
Tôi chứng minh bác lên youtube đầy video đơn giản tựa rất hot, chỉ 1 transistor hay 1 con diode và hướng dẩn cách làm, tác giả không vẽ sơ đồ mạch điện...
Bây giờ mới có tháng giêng, bao giờ mới đến tháng mười ?
Các cháu mẫu giáo mới lên lớp 1 được có 4 tháng. Nên đừng lấy lý do chúng nó đã đi học rồi để bắt nó viết một bài luận văn, hay là giải bài toán hàm. Phải kiên nhẫn...
Đấy gọi là cái "điểm gãy" trong đồ thị điện áp - dung lượng còn lại. Dùng điện áp hở cực để xác định sắp hết hoặc gần đầy thì vẫn tạm ổn. Dùng để đo SOC/DOD thì đừng. Ngay cả số km đã đi cũng chả xác định được...
Comment