Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Homebuild PLC

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Homebuild PLC

    Chao cac bac
    Các bác cho hỏi giá của mấy chú LOGO,PLC, TD, INOUT module, modem, Power suply.... So sánh mấy đại gia Siemens, Omron, Mitsubishi về giá cả cũng như tính ổn định.
    Xin hỏi các bác điịnh chế PLC, có bác nào máu chiến đến cùng để có mặt trên thị trường không. Các bác chế bằng mấy con 51 với mấy con Transistor thì làm sao bán được. Tui cũng muốn tự chế một con PLC dùng ATMEGA128 nhưng thấy tốn kém và dốt quá. Mong các bác bàn tán hi vọng rút ra được điều gì đó bổ ích.
    ! ! you can win if you want ! !

  • #2
    so về plc mình mình kể ra nè
    siemen thì khả năng lập trình lớn ,nhưng khó lập trình
    omron giá rẻ nhưng ứng dụng khả năng vận dụng ko nhiều chưc năng
    mitshubishi ngôn ngữ thông dụng dễ lập trình , giá hơi cao ,

    bạn nên dụng PIC chế tạo plc vì MCu kháng nhiễu rất tốt một số plc đã dùng no đã chế tạo plc rồi .................
    Professional Digital Genset & Hydraulic Furukawa ,Tamrock RockDrill
    email:
    forum : gensetvietnam.forumvi.com

    Comment


    • #3
      Việc dùng PIC để làm PLC là một vấn đề khá hay, và tốn rất nhiều công sức. Nếu ai đó dũng cảm đứng ra, tổ chức hẳn hoi thì hay đấy.

      Phần khó khăn dùng VDK chế tạo là ở chỗ trình biên dich. Công việc xây dựng một trình dịch rất phức tạp, rồi một chuẩn giao tiếp.... cần một đội ngũ kỹ thuật và nhiều người tâm huyết.

      Nếu ai hứng thú thì ta trao đổi về vấn đề này?

      Comment


      • #4
        mình có project này rồi dùng pic 16f84a làm plc .5 in và 8 out của tụi Đức
        nó viết luôn ladd -> asm trên dó rồi nhưng ladd no ko giong cac hãng thông thường mà giong logo voi moller plc
        Professional Digital Genset & Hydraulic Furukawa ,Tamrock RockDrill
        email:
        forum : gensetvietnam.forumvi.com

        Comment


        • #5
          Dùng PIC hay ATMEL

          Mình đang nghiên cứu tính ổn định giữa uP của Microchip và của Atmel. Hiện tại mình đang nghiên cứu 2 con PIC18F458 và AT91SAM7X256. Mình thấy vẫn thích dùng con của Atmel hơn bởi lẽ con Atmel này có rất nhiều tính năng, giá rẻ: ARM7 Thumb core 32 bit,50 MIPS, 256K Flash, 64 K ram, DMA, ADC10 bit, CAN 2.0B, USB 12Mbits, Ethernet, PWM, Capture/Compare, Infrare, hỗ trợ RS 485, Multimedia SmartCard, 70 GPIO.... Về tính ổn đinh mình nghĩ con này có thể hoạt động trong môi trường công nghiệp bởi nó thuộc dòng chuẩn PI, dải nhiệt độ hoạt động tới 80deg, kháng nhiễu IO 1/2 clock, chế độ reset, watchdog, Brownout detector rất tốt. Con PIC có ưu điểm kháng nhiễu tốt, độ bền cao do nó có cấu trúc đơn giản hơn. Tuy nhiên con PIC có ít flash và ram quá, mình sợ khi dùng RTOS nó chạy kém. Con PIC8F cũng hay nhưng mình vẫn mê con AT91 này hơn. Con AT91 này có giá gốc ~8usd, giá digikey khoảng 16usd.
          Mong các bạn chỉ giáo một chút về việc lựa chọn uP để làm PLC.
          ! ! you can win if you want ! !

          Comment


          • #6
            Về PIC, thì bạn có thể lựa chọn PIC 18, con mạnh hơn 458 như PIC18F8720 chẳng hạn. Tuy nhiên để làm RTOS đúng nghĩa thì hơi khó bởi RAM của nó vẫn còn ít. Tuyh nhiên về bộ nhớ Flash thì đủ lớn, một số PIC18 có khả năng ghép RAM ngoài. Bởi thế giải pháp dùng PIC18 ghép RAM ngoài cũng là 1 giải pháp đáng để suy nghĩ. Ngoài ra, bạn xem dsPIC: 16 bit, xem có con nào ghép được RAM ngoài ko, nếu có thì lựa chọn đó là một lựa chọn ko tồi chút nào.

            Và một góp ý nhỏ cho bạn, nếu chạy ở RTOS thì mất nhiều thời gian cho thủ tục đó. Thường thì người ta dùng Core 16 bit trở lên, chứ dùng 8 bit thì ko thích hợp lắm. Và lại PLC cần rất nhiều tiến trình độc lập. Bởi thế lựa chon dsPIC sẽ hay hơn 18F.

            Về kháng nhiễu thì ai cũng biết, Microchip được khẳng định nhiều trong công nghiệp, y tế, quân sự rồi.

            Dùng AT91SAM7X256 thì bạn phải để ý nhiều tới tính kháng nhiễu của nó, phải test thật kỹ các tình huống xảy ra. Còn khả năng thì mình nghĩ là nó đáp ứng được.

            Comment


            • #7
              Ai đã dùng AVR trong công nghiệp thì chúng ta cùng lên tiếng?

              Comment


              • #8
                Nguyên văn bởi BinhAnh
                Ai đã dùng AVR trong công nghiệp thì chúng ta cùng lên tiếng?
                Tôi vẫn dùng HỌ 8051 cho môi trường công nghiệp.
                Tùy ứng dụng, tùy lúc mà tôi dùng mỗi họ khác nhau.
                Dùng ít quá và không chuyên sâu thì hay suy nghĩ linh tinh !!!!!
                sandflowers

                Comment


                • #9
                  Môi trường công nghiệp ko phải môi trường nào cũng như nhau.
                  Còn bạn ám chỉ tôi quá ít và chưa chuyên sâu thì tôi xin nói lại là chúng tôi đã từng chứng kiến, từng test một số trường hợp để so sánh. Hầu hết các ứng dụng CN đều siêu lơi nhuận, bởi thế nên chăng tiết rẻ vài ngàn?
                  -Cùng một ứng dụng, một mạch nguồn y hệt, nếu đếm số lần treo(đồng nghiệp chúng tôi dùng watchdog reset và lưu giá trị vào EEPROM sau mỗi lân treo), tính ra thì 89s8252 treo một ngày chục phát, treo và disable luôn watchdog mềm, trong khi PIC ko có vấn đề gì.
                  -Nếu bạn nói vậy, có lẽ bạn dùng 89 trong công nghiệp khá nhiều, vậy rất mong bạn phổ biến nhiều kiến thức về phần này.
                  -Nói bạn đừng cười, đã có lần 89 treo sau mỗi lần quay động cơ, tôi đã bỏ cả mạch vào nồi rồi úp vung lại,---> và số lần treo giảm hẳn. SAu này có cải tiến, tôi dùng PIC16F877A tôi thay thế 8951 thì từ đó đến nay ko phải lên đó bảo hành lần nào.

                  Vấn đề chống nhiễu trong công nghiệp là vấn đề khá hay: nhiễu xông vào đường nguồn, nhiễu bức xạ xuyên...

                  Nếu bạn vẫn chưa tin, nếu bạn ở Hà Nội, nếu có cơ hội tôi sẽ demo cho bạn thấy.

                  Comment


                  • #10
                    Nguyên văn bởi anhtuan133
                    Con PIC có ưu điểm kháng nhiễu tốt, độ bền cao do nó có cấu trúc đơn giản hơn. Tuy nhiên con PIC có ít flash và ram quá, mình sợ khi dùng RTOS nó chạy kém. Con PIC8F cũng hay nhưng mình vẫn mê con AT91 này hơn. Con AT91 này có giá gốc ~8usd, giá digikey khoảng 16usd.
                    Mong các bạn chỉ giáo một chút về việc lựa chọn uP để làm PLC.
                    Nếu dùng RTOS full thì nó khá tốn thời gian cho việc chuyển đổi ngữ cảnh. Thường thì mất khoảng 10->50% cho viêc chuyển đổi nhữ cảnh. Mỗi task mất khoảng 32 byte RAM. Vậy để kiểm soát 400 task là mất: 32*400 byte RAM. Đó là chưa kể RAM dành cho OS.

                    Tất nhiên RTOS bù lại nó dễ kiểm soát, việc thêm bớt các task dễ dàng.
                    Với uC 8 bit, người ta thương dùng kiểu bán tự động. Ko dùng thư viện sẵn của người ta. Một số ứng dụng kiểu như tổng đài, người ta vẫn dùng dòng 8 bít chạy RTOS.

                    Bạn Anhtuan133 nếu hứng thú vấn đề này thì chúng ta cùng trao đổi.

                    Comment


                    • #11
                      Nguyên văn bởi sandflowers
                      Tôi vẫn dùng HỌ 8051 cho môi trường công nghiệp.
                      Tùy ứng dụng, tùy lúc mà tôi dùng mỗi họ khác nhau.
                      Dùng ít quá và không chuyên sâu thì hay suy nghĩ linh tinh !!!!!
                      Thầy giáo tui(một trong những người nổi tiếng VN, giỏi cả lý thuyết lẫn thực hành) đã có lần dùng 89 để làm máy mạ. Nghe bảo công suất lớn khủng khiếp.Hàng ngàn ampe hay sao ấy.
                      Hồi đầu ông dùng 8951, nghe bảo thỉnh thoảng nó bị treo, mà rất oái ăm:
                      1-Treo kiểu mất dao động trong thời gian ngắn. Đo tại chân ALE thỉnh thoảng mất dao động. Làm sai lệch thời gian, bắt tay... nhưng ko loạn chương trình.
                      2-Treo theo kiểu con trỏ chương trình chạy loạn cả lên, rồi RAM bị nhiễu làm sai nội dung.
                      Ông đã bọc con 89 trong 1 hộp kim loại nhưng rồi bó tay, cách ly đủ kiểu, lọc nguồn 3 tầng bảy lớp: cuộn chặn các kiểu... nhưng chỉ giảm đi được phần nào.
                      Thỉnh thoảng đang dạy học, ông bảo người ta lại gọi điện bảo là máy bị hỏng, nhưng khi xuống lại chạy bình thường. Từ đó, ông làm công tắc reset to đùng trên mặt máy. Mỗi lần có vấn đề thì bảo người ta ấn vào đó. Để ông ko phải đi từ Hà Nội xuống Hải phòng. Nhưng người ta lại phàn nàn, nếu reset thì cái mớ sản phẩm đó sẽ phải điều chỉnh = tay, kém chất lượng đi rất nhiều.
                      Sau đó, ông thay thế bởi 1 thằng 16F876 thì nghe nói chạy ổn định lắm.
                      Ông bảo, hồi đó cứ tưởng ngon ăn dùng89 như các thiết bị ép nhựa, điều khiến nhiệt thì còn chạy, nhưng dùng trong môi trường thật sự công nghiệp thì nó khó thể thành công, bức xạ công nghiệp nó xuyên qua cả kim loại... Ông nói mỗi lần đi bảo hành máy từ Hà nội đến Hải phòng, ông nhớ lại là ông dựng tóc gáy...có khi tuần 3 lần...

                      Comment


                      • #12
                        (tại sao cái smile này bị lỗi nhỉ ?)

                        Tôi nói là dùng HỌ 8051 kia mà. Các bạn dùng đến mức nào của họ này rồi ????? Ngoài những chíp được ghi cụ thể là 8x51, 89xxx để cho các bạn thấy rõ nó là họ 8051 thì còn vô vàn những nhà sản xuất chíp khác vẫn dùng nhân 8051 và đặt cho chíp của họ những cái tên khác.
                        Khi ứng dụng từng họ, từng chíp cụ thể thì mạch thiết kế phải khác đi !!!!!
                        Những điều mà các bạn mô tả cho thấy kiến thức về analog chưa vững !!!!!
                        Các bạn đam mê thế giới số, chỉ vài ba dòng lệnh là thay đổi theo ý tưởng. Và như thế cứ tưởng là nó thật mạnh mẽ, chê bai cái thế giới analog. Thế là hỏng một lỗ to tướng !!!!! Và từ đó kéo theo những cái lỗ hổng khác nữa !!!
                        Last edited by sandflowers; 11-09-2005, 20:25.
                        sandflowers

                        Comment


                        • #13
                          Nếu tranh cãi về vấn đề này thì các bạn tranh cãi chẳng đi tới đâu đâu !
                          Bị bầm giập nhiều lần thì tự khắc biết phải làm thế nào cho đúng, và sẽ biết cần phải bổ sung thêm cái gì trong mớ kiến thức thủng lổ chổ như vậy !
                          sandflowers

                          Comment


                          • #14
                            Anh nói chung chung quá, lý thuyết chung chung thế này, nghe nhiều ở trên các diễn đàn rất nhiều. Nhất là các anh sinh viên mới ra trường.
                            Khi ứng dụng từng họ, từng chíp cụ thể thì mạch thiết kế phải khác đi
                            Anh có thể nói cụ thể hơn ko?
                            Ví dụ: họ 89C51 rẻ tiền ở VN của ATMEL giá 18K(nói kỹ như thế này kẻo lại sinh ra hiểu nhầm) thì thiết kê mạch ntn? rồi PIC thì thiết lế thể nào? từng ứnng dụng công nghiệp thì ntn? nhiễu ít hay nhiều thì phải thiết kế làm sao?
                            Còn nhưng lý thuyết chung chung chung như : cach ly, rồi đi dây, rồi lọc ... mà ko cụ thể thì ai cũng biết.

                            Bạn hiểu rằng, những người mà đã từng làm cho công nghiệp, họ có đủ kinh nghiệm và sâu sắc vấn đề đó. Chỉ một lỗi nhỏ cũng đủ để phân xưởn ngừng hoạt động, mất hàng trăm triệu, một thiết kế ko hợp lý thì ngay lập tức phải đi hàng trăm cây số để sửa chữa...

                            Comment


                            • #15
                              Bạn khoét sâu vào vấn đề này quá !
                              Những điều muốn nói tôi đã nói rồi !

                              Nếu tranh cãi về vấn đề này thì các bạn tranh cãi chẳng đi tới đâu đâu ! Bị bầm giập nhiều lần thì tự khắc biết phải làm thế nào cho đúng, và sẽ biết cần phải bổ sung thêm cái gì trong mớ kiến thức thủng lổ chổ như vậy !
                              sandflowers

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              anhtuan133 Tìm hiểu thêm về anhtuan133

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X