Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Thời gian đáp ứng trong PLC

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Thời gian đáp ứng trong PLC

    Chào các anh,
    Em đang học về PLC. Trong tài liệu hướng đãn của nhà sản xuất có nới phần thời gian đáp ứng ví dụ như I/O response Time, Cycle Time, ... Nhưng em chưa đi làm nên chưa biết nhiều ứng dụng của việc tính toán thời gian này. Có anh nào đi làm rồi có thể chỉ cho em biết một vài ứng dụng trên thực tế khi lập trình cần tính toán đến thời gian đáp ứng được không ạ? Cảm ơn các anh nhiều . Nếu có thời gian các anh chỉ luôn em lý do, yêu cầu tại sao phải tính đến thời gian đáp ứng này luôn nhé!
    |

  • #2
    Câu hỏi này rất thiết thực. Tớ không biết là mấy trung tâm hay mấy thầy dậy về PLC trong trường đại học có đề cập đến vấn đề này không. Nhưng khi tớ làm thực tế thì lúc nào cũng phải làm 1 việc là kiểm tra cycle time sau khi lập thêm 1 đoạn chương trình nào đó, nếu cycle time mà quá lớn, không đáp ứng yêu cầu thì phải sửa lại chương trình để tối ưu hóa. Đặc biệt là với những đoạn chương trình dùng vòng lặp, hoặc xử lý tín hiệu tương tự, hoặc truyền thông với nhiều thiết bị khác nhau.

    1 ví dụ về tại sao phải cực kỳ để ý đến cycle time nhé. Ví dụ bạn lập trình để trip (tớ không biết dịch từ này ra nghĩa tiếng Việt, bạn nào biết bảo giùm với) 1 hệ thống turbine, máy phát. Ờ, mà điều khiển cái này thường là DCS chứ không phải là PLC, nhưng nguyên tắc về thời gian thì giống nhau thôi. Thông thường người ta thường dùng 3 cấp bảo vệ hệ thống - cấp 1 là ở bản thân chương trình, cấp 2 là ở bộ điều khiển và cấp 3 là bảo vệ khẩn cấp dùng các thiết bị đặt ngay tại hệ thống. Ở đây không nói về hai cấp sau là hai cấp liên quan đến phần cứng mà chỉ nói về cấp 1, tức là chương trình của chúng ta phải đảm bảo trip hệ thống sau khi có tín hiệu trip. Thông thường yêu cầu trip sau khi nhận được tín hiệu trip khoảng 30ms chẳng hạn. Nếu chẳng may bạn lập trình nhiều vòng lặp, nhiều phần xử lý truyền thông, nhiều vòng PID, v.v thì cycle time có thể vượt quá 30ms đó. Kết quả là, nếu bạn không lắp thêm 2 cấp bảo vệ phần cứng kia thì bùm, đi đời vài chục triệu đô, có khi còn làm chết người.

    Nói ví dụ như thế. Bạn có thể mở rộng ra rất nhiều ứng dụng cần đảm bảo tính thời gian thực của hệ thống. Lập trình gì thì lập trình, thiết kế hệ thống gì thì thiết kế, đảm bảo an toàn cho con người và máy móc bao giờ cũng là mục tiêu hàng đầu. Thế nên mới có các loại alarm, SOE, protection function, v.v trong mọi bộ điều khiển.

    À, thêm một cái nữa là bạn chả phải học tính cycle time làm gì. Bạn chỉ cần hiểu cycle time bao gồm những thành phần gì thôi. Trong các bộ điều khiển, cycle time đều được tính sẵn rồi. Bạn đọc manual mà xem cycle time hiển thị ở chỗ nào.

    Comment


    • #3
      Mỗi loại PLC đều có respontime riêng, trong datasheet của nó đều có nói, chẳng hạn chậm như logo thì có con chu kỳ quét ngõ vào lên đến 30-50ms. Các giá trị như thời hằng kiểm tra IO( thường vài trăm us đến vài ms), thời hằng xử lý một lệnh tính toán( thường khoảng vài us), thời hằng dùng cho truyền thông. Nói chung trong PLC, chu kỳ quét IO cố định, còn tính toán thì phép tính càng lớn càng phải xử lý lâu.
      Bạn ibpc2007 chắc làm trong công nghiệp dầu khí, nhưng hình như bạn nói hơi quá rồi. Tín hiệu bảo vệ theo mình biết thì có nhiều cấp, trước đó còn có warning, alarm-> trip. Nhưng thường thì một PCS hay DCS thì không làm hết tất các công việc, các việc như trip các khối chức năng phía dưới thường do phần cứng làm, vì nhiều khi có quá nhiều khối, quá nhiều IO nên việc kiểm soát rất phức tạp. Còn việc bị tràn do vòng lặp quá dài thì gần như là không thể, vì tất cả các tín hiệu đều được capture (dùng kiểm tra first alarm), và khi lập trình thì phầm mềm luôn luôn có cảnh báo nếu chương trình có lỗi. Mình là kỹ sư Instruments nên cũng không biết nhiều lắm vụ này, có gì bạn đính chính giùm. Bên mình hay thấy các anh dùng PSC,DCS của ABB, nói chung mình không phải làm, toàn chuyên viên bên ABB làm không hà.

      Comment


      • #4
        Đơn giản là thế này:

        Ngõ vào I cho cho thời gian quét là x ms, tương ứng ứng với y Khz.
        Nếu bạn cho tín hiệu vào 10y Khz thì....

        Ngõ ra O cho t ms là thời gian respon khi có lệnh out đến khi out có tín hiệu ra.

        Nếu bạn dùng out để kích một tên lửa đẩy 1 đầu đạn sắp nổ sau g ms, mà g<t,
        thì đầu đạn sẽ nổ trước khi tên lửa kích hoạt... ---> bạn tan xác!

        Comment


        • #5
          Cảm ơn các anh nhiều lắm! Em thấy mỗi câu trả lời đều có hữu ích riêng Mong các anh tiếp tục đóng góp ý kiến hay cho bọn em học tập.
          |

          Comment

          Về tác giả

          Collapse

          bekienthuc Tìm hiểu thêm về bekienthuc

          Bài viết mới nhất

          Collapse

          Đang tải...
          X