Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Thang máy

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Nguyên văn bởi tíu Xem bài viết
    Toi cung nhom ban o lop dang du dinh lam ve thang may ket hop giua plc va vxl.Bac nao co tai lieu ve lam thang may thi load len tui cai
    Thật sự thì ko biết nói sao! Vì nếu để làm thang máy như được dạy ở một số trường : giáo trình cũ của Liên-Xô, chỉ làm vài tác vụ, lên xuống , đóng mở cửa thì ko nói làm gì, hơn nữa như thế bạn cũng chỉ giải quyết được phần điều khiển, còn phần cơ khí thì chịu.

    Còn nếu bạn chỉ làm mô hình cho đồ án tốt nghiệp thì chạy thẳng ra mấy cửa háng bán đồ án tốt nghiệp mua luôn mấy quyển về đọc ( giông giống nhau hết).

    Trong thực tế, có rất nhiều công ty thang máy ở Việt Nam nhưng hầu hết 60,70% là nhập từ nước ngoài : từ thiết bị: động cơ, nội thất, các cơ cấu chấp hành, PLC, biến tần... và cả phần mềm điều khiển cũng được mua nốt.

    Vì sao các kỹ sư Việt Nam ko tham gia viết phần mềm? Vì họ đã có sẵn hết rồi! Thích kiểu gì cũng có, dạng nhà nào cũng có thậm chí có cả các kiều mà ờ VN chưa được áp dụng. Nên việc nghiên cứu, viết mới là ko cần thiết, tốn thời gian, tiền của, nhân lực.
    Last edited by kami; 29-05-2007, 15:50.

    Comment


    • #17
      Về thang máy:
      Nếu các bạn làm đồ án tốt nghiệp thì chẳng có gì khó cả. Chỉ cần dủng VXL là đủ.

      Hiện nay, trong thực tế các công ty thang máy sử dụng như sau:

      Phần điện điều khiển:
      Sử dụng PLC: Ưu điểm là linh hoạt, chống nhiễu tốt. Khuyết điểm: Giá thành cao, khó cạnh tranh.

      Sử dụng VXL: Ưu điểm: giá thành thấp. Khuyết điểm: Nhiễu, cần phải thiết kế mạch chống nhiễu thật tốt. Chỉ dùng một con VXL duy nhất.

      Phần cơ khí: Đa số tự sản xuất. Ngoại trừ động cơ.

      Một số thang chạy bằng VXL khá tốt trên thực tế là Thang máy của Thiên Nam. Các bạn có thể tìm để tham khảo thêm.

      Comment


      • #18
        Xin chào các bạn!
        Xin đóng góp chút kiến thức hy vọng là hữu ích cho các bạn.

        + Hiện nay, tính riêng ở TP HCM thì có hơn 40 công ty Thang Máy lớn nhỏ. Công ty Thang máy được xem là đầu tiên của Việt Nam chính là Tự Động (công ty này có kỹ sư trưởng là Thầy Huỳnh Văn Kiểm, người nổi danh của Robocon VN, hiện Thầy vẫn công tác giảng dạy tại Bộ môn Điều Khiển Tự Động, khoa Điện-Điện Tử, trường ĐH BK TpHCM). Sau này công ty Thiên Nam và Toàn Tâm (hiện nay là đại lý thang Mitsubishi tại miền Nam, chi nhánh ở Hà Nội tách ra cty Thăng Long đại lý thang Mitsubishi miền Bắc) tách ra từ Tự Động. Thiên Nam sau này tách ra Thái Bình (Pacific Elevator, trước đây làm đại lý cho Otis, sau này lắp thang Korne). Cty Á Châu (Asia Elevator) tách ra từ Thái Bình ... Cứ như vậy đa số các công ty Thang Máy trên khắp Việt Nam lần lượt ra đời mà nhân lực chính đã từng công tác tại các công ty kể trên. Tuy nhiên vẫn có những công ty không theo quy luật này, một công ty khá hùng mạnh ở miền Bắc đó là AnphaNam Fuji (đang tài trợ giải bóng đá hạng nhất VN). Hiện nay có một thương hiệu khá nổi tiếng đang dần dần được Việt hóa đó là liên doanh Shindler - SGE (Shindler là thương hiệu thang máy của Thụy Sỹ, còn SGE chính là Sài Gòn Electric). Trước năm 75, Sài Gòn đã có thang máy của Otis (là thương hiệu Mỹ, được xem như là công ty thang máy đầu tiên trên Thế giới). Tới thời điểm hiện tại thì VN đã có nhiều thang ngoại như Mitsubishi (lắp đặt đầu tiên ở VN tại BV Chợ Rẫy_ TpHCM), Nippon, Huyndai, Toshiba (KS New World ở Tp HCM), LG, Hitachi, Shindler, Korne (Phần Lan), Fuji ...
        + Bên cạnh đó các công ty Thang Máy còn sản xuất Thang "nội" với giá thành cạnh tranh và chất lượng chấp nhận được. Giá thành thang máy phụ thuộc vào số tầng dừng, tải trọng thang, tốc độ. Đối với thang khách, các công trình từ 2 đến 8 tầng dừng thì tốc độ chọn đa số là 60m/phút, cao hơn có 90m/ph, 105m/ph, 120m/ph... (thang Mitsubishi ở SaiGon Trade Center có thang đạt tốc độ 215m/ph, thang máy đạt kỷ lục tốc độ hiện nay trên thế gới là Toshiba với tốc độ 1010m/ph được lắp đặt tại Trung Tâm Tài Chính Đài Bắc _ Đài Loan).
        Trước 75, tại Sài Gòn đã có những thang máy hoạt động tự động hoàn toàn bằng cơ cấu cơ khí (Otis đi đầu trong lãnh vực này), với sự phát triển nhanh chóng của truyền động điện, mạch công suất, điện tử, vi điều khiển, cùng với công nghệ vật liệu mới… bộ mặt thang máy ngày nay đã thay đổi hoàn toàn, không những phục vụ nhu cầu vận chuyển nhanh chóng, tiện nghi, an toàn, mà còn là vật trang trí cho công trình của bạn.
        + Đối với thang “ngoại” nhập “nguyên con” (tất nhiên giá thành khá cao) điều khiển là các mạch vi xử lý, mạch động lực được sản xuất tích hợp. Còn đối với thang “nội” , các công ty sẽ nhập các thiết bị chính là : máy kéo, rail dẫn hướng, cáp tải, cáp điện (loại cáp dẹp di chuyển theo phòng thang), biến tần động lực + cửa, motor điều khiển cửa, PLC, còn lạI là mua các thiết bị ở trong nước (như relay, encoder, contactor , Inox, thép hình…) và tự thiết kế, gia công. Xin lưu ý các bạn một điều là không phải dùng hàng thiệt xịn là có một cây thang tốt mà muốn được một thang tốt thì phải cần có thiết kế phù hợp, sản xuất gia công kỹ, quan trọng nhất là đội ngũ lắp đặt hiệu chỉnh và bảo trì có tay nghề cao.
        + Đối với mạch điều khiển chính của thang “nội”, ngoại trừ công ty Tự Động đã cố gắng làm VXL AT89C51 (đã làm vài thang và bỏ vì không ổn định), còn lại chủ yếu dùng VXL để làm mạch hiển thị Led ma trận, mạch giao tiếp, truyền thông chuẩn RS485, mạch so sánh và tạo xung kích cho mạch động lực trong hệ thống cứu hộ tự động… chứ không phải là đầu não như các thiết kế của thang nước ngoài. Công ty Thiên Nam trước đây làm mạch điều khiển là board mạch IC số (chủ yếu là CMOS, TTL rất ít), tất nhiên những công ty tách ra từ Thiên Nam cũng sử dụng “công nghệ” giống như vậy.
        Tuy nhiên nếu sử dụng các kiểu điều khiển nào đi nữa thì vẫn phải đảm bảo các chức năng hoạt động tiêu chuẩn của thang máy ( theo Tiêu chuẩn thang máy VN : TCVN 6395-1998. Tiêu chuẩn này được biên soạn tại VN theo sự cố vấn của Otis và Shindler).
        Thang máy có thể chia ra các khu vực chính như sau :
        1. Giếng thang : là khoảng không gian hoạt động lên xuống của thang máy. Trong hố thang sẽ có các rail dẫn hướng của phòng thang và đối trọng, cáp tải chịu lực và truyền động chính cho phòng thang, phần đáy hố bố trí các giảm sốc như lò xo, cao su hoặc thủy lực. Người ta thiết kế khối lượng của đối trọng sẽ bằng khối lượng của phòng thang cộng với 1/2 khối lượng định mức hoạt động của thang máy. VD khi có thông số thang máy là tải 450Kg, 5 người, thì người ta sẽ thiết kế thể tích phòng thang sao cho chứa được 5 người, từ các vật liệu để làm ra phòng thang kèm các thiết bị đi kèm sẽ tính được trọng lượng của phòng thang (giả sử là 300Kg), như vậy đối trọng phải được thiết kế làm sao cho có khối lượng là 300 + 1/2*450 = 525 Kg. Tổng khối lượng đặt lên trục của Puly máy kéo ở trạng thái bình thường là 300 + 525 = 825 Kg(chưa tính khối lượng của cáp tải, đây là bộ phận chính chịu tải toàn bộ thang máy, tải này sẽ được phân bố lại trên các đà, dầm chịu lực). Sau khi nhân các hệ số an toàn, ta sẽ tính ra loại máy kéo nào phù hợp, sử dụng bao nhiêu sợi cáp, đường kính cáp bao nhiêu ... Nếu thang không tải gì cả thì Đối trọng sẽ nặng hơn Phòng thang 1/2 tải (1/2*450 = 225 Kg), còn khi Phòng thang vào đầy tải (450 Kg) thì Phòng thang lại nặng hơn đối trọng 1/2 tải (225 Kg). Độ chênh lệch tải càng lớn thì khả năng chịu tải của thang máy càng lớn. Như vậy máy kéo sẽ hoạt động vất vả nhất tại 2 trạng thái : Thang không tải từ tầng trên cùng khởi động đi xuống, Thang đầy tải từ tầng dưới cùng khởi động đi lên.
        Hệ thống điện bố trí trong hố bao gồm :
        + Hệ thống điện dọc hố : các giới hạn hành trình trên cùng và dưới cùng (có 6 hộp giới hạn được quy định trong các tài liệu là 1-3-5 ở dưới cùng và 2-4-6 ở trên cùng. Phòng thang được gắn 1 thanh cam để có thể tác động các tiếp điểm điện của các hộp giới hạn này. Khi phòng thang tác động hộp đầu tiên theo chiều di chuyển thì bắt buộc phải giảm tốc độ, nếu tác dụng tiếp hộp thứ 2 thì chiều điều khiển dịch chuyển sẽ được cắt, tác dụng hộp cuối cùng thì toàn bộ hệ thống điều khiển sẽ ngắt. Người ta còn lợi dụng hộp điều khiển đầu tiên để reset lại bộ đếm); hệ thống đèn chiếu sáng dọc hố; các tiếp điểm cửa tại các tầng; các mạch hiển thị, nút nhấn, đèn nhớ tại các tầng; các thiết bị an toàn ở đáy hố như công tác khóa thang (không cho thang chạy để bảo trì ở dưới hố), switch nhận biết đứt hoặc dãn cáp hệ thống phanh khẩn cấp cơ khí (hệ thống này chuyên môn gọi là Govenor, gồm có puly chính đặt ở phòng máy, puly đối trọng làm cho sợi cáp luôn căng và di chuyển được đặt dưới hố thang, puly quay nhờ một sợi cáp di chuyển theo phòng thang, phòng thang di chuyển tốc độ bao nhiêu thì Puly Govenor quay với tốc độ tương ứng. Sợi cáp này được nối với một tay giật ổ thắng lắp theo phòng thang. Hệ thống hoạt động như sau : khi phòng thang di chuyển với tốc độ cao hơn quy định hoặc đứt cáp treo!!!_ ko bao giờ xảy ra_ thì đầu tiên switch an toàn trên puly Govenor chính sẽ ngắt, toàn bộ hệ thống điều khiển thang sẽ tắt hoàn toàn _ có 1 switch an toàn phụ được lắp tại tay giật ổ thắng để nhận biết tay giật dịch chuyển_ nếu phòng thang vẫn tiếp tục di chuyển sau khi hệ thống điều khiển đã ngắt khì cơ cấu lực ly tâm của puly Govenor chính hoạt động, nó nêm chặt sợi cáp lại, sợi cáp thì di chuyển theo thang, khi bị nêm lại thì tất nhiên quán tính của nó sẽ giật tay giật ổ thắng, cơ cấu ổ thắng sẽ lặp tức ép chặt vào rail dẫn hướng giữ phòng thang dừng lại, các bạn yên tâm khi đi thang máy nhé!!).
        + Hệ thống điện di chuyển theo phòng thang (loại cáp dẹp, chuyên môn gọi là cáp Cordon) : bao gồm tủ điều khiển trên phòng thang (có các công tắt tắt hoạt động thang, nút nhấn điều khiển thang di chuyển lên/xuống để phục vụ công tác kiểm tra, bão dưỡng); đèn chiếu sáng; hiển thị và các chức năng điều khiển trong phòng thang (đèn, quạt, nút nhấn, đèn nhớ, đèn cứu hộ, chuông dừng tầng, liên lạc nội bộ bên trong phòng thang với bên ngoài, nút nhấn và cảm biển mở_giữ cửa, nút nhấn đóng cửa sớm, đèn và chuông báo quá tải...); hệ thống điều khiển và nhận biết đóng/ mở cửa phòng thang; hệ thống an toàn (nóc thoát hiểm, tay giật thắng cơ); hệ thống cảm biến đếm và dừng ngang tầng (dùng cảm biến quang hoặc từ).
        Trên đây là một phần khái quát về một thang máy VN hiện nay, không biết các bạn có hứng thú hay không, xin vui lòng cho biết ý kiến để tôi có thể dành thời gian post tiếp.
        Changes for the Better!
        Sốt Rét Rừng ...

        Comment


        • #19
          thang máy

          Nguyên văn bởi Ke Kho Xem bài viết
          mới có "dự định" thôi ah ?
          Muốn làm thì cần trả lời các câu hỏi sau nhé :
          - Làm thang máy mấy tầng ?
          - làm giống thật hay chơi chơi ? (chơi chơi thì khỏi trả lời các câu hỏi sau)
          - loại thang nào ? (chở người, hàng, ... )
          - kết cấu cơ khí : cơ cấu nâng hạ, đóng mở cửa (liên động 2 lớp cửa), ray dẫn hướng và vị trí đặt sensor,...?
          - Điện, điều khiển : nguồn cung cấp ? (tốt nhất là dùng 3 mức +24,12,5V), số lượng tín hiệu vào ra ? (cần phân loại ra chi tiết). lựa chọn phương thức truyền tin (trực tiếp, bít, RSxxx).
          việc thiết kế cơ khí và điện phải // với nhau.
          Trên thực tế thì dùng kết hợp cả VXL lẫn PLC. nhưng trong mô hình thì chỉ cần PLC là đủ (ta dung PLC như 1 VXL để sử lí các tín hiệu vào và ra)
          mình có mấy cái tài liệu định post lên cho các cậu nhưng ko cho lên đc, để khi khác nhé.
          chào bác
          tui đã từng làm thang máy (chỉ một lần thôi) nhưng chương trình thì nhờ người khác viết, còn mìh thì ráp lại
          nhưng bây giờ thì tui đang tập viết chương trình và chưa tự tin lắm, chác bác có kinh nghiệm giúp tui với nhé, địa chỉ email: vuonghungecon@yahoo.com
          cám ơn bác rất nhiều
          chúc bác một ngày tốt đẹp
          Vuong Hung

          Comment


          • #20
            Hi
            Mình thật ko thể hiểu nổi các bạn nữa.Đúng mình có thể dùng vi điều khiển minh có thể điều khiển cho thang máy được.Nhưng ban hãy nghĩ đên khả năng ban có thể khử nhiễu 1 cách triệt để kô.độ ổn định hệ thống của bạn trong bao lâu.và khả năng khắc phục sự cố của ban trong khi chưa có nguồn nuôi phụ thay thế lúc mất điện.Đối với PLC mình có thể loại bỏ được tất cả các viêc này(các bạn hãy nghĩ thật kĩ đến vấn đề mất điện hệ thống đối với PLC ấy và cách khắc phục như thế nào là tối ưu nhé)

            bye
            manh2190
            K39MT

            Comment


            • #21
              Bài viết về thang máy của bác Sotretrung hay lắm.Nếu bác có tài liệu gì liên quan đến thang máy thì post lên để mọi người cùng học hỏi.Hy vọng bác sẽ viết thêm về vấn đề này để mọi người cùng thưởng thức.

              Comment


              • #22
                Nguyên văn bởi tranle
                ủa sao chưa thấy bác KE KHO post tài liệu lên vậy ,hihihihihi
                các bác thông cảm, thời gian vừa qua đi kiếm cơm vất vả quá.
                Các bác nói về Thang máy nhưng đều ko đưa ra cái mình muốn một cách rõ ràng nên cũng khó cho em.
                Các bác muốn tìm hiểu để làm đồ án, muốn làm mô hình, hay muốn làm j thì cũng phải trình bày ra chứ cứ kêu tài liệu em chả biết post cái j lên cả.
                Còn về thang máy cơ bản như thế nào thì bác SotRetRung đã viết rất chi là đầy đủ rồi.

                Comment


                • #23
                  Mình vừa lam xong đồ án về điều khiển thang máy bằng PLC
                  Minh post lên cho các bạn tham khảo và xem giúp mình nhé.Cám ơn nhiều
                  Attached Files
                  YM :

                  Comment


                  • #24
                    Thang may

                    Nguyên văn bởi H.Hai Xem bài viết
                    Mình vừa lam xong đồ án về điều khiển thang máy bằng PLC
                    Minh post lên cho các bạn tham khảo và xem giúp mình nhé.Cám ơn nhiều
                    Cac ban tham khao mo hinh thang may do cong ty dks phat trien cho cac truong dai hoc cao dang .
                    http://www.dks.edu.vn/index.php?prod...d3c8bd1f8f2ff3
                    www.dks.com.vn

                    Comment


                    • #25
                      Nguyên văn bởi H.Hai Xem bài viết
                      Mình vừa lam xong đồ án về điều khiển thang máy bằng PLC
                      Minh post lên cho các bạn tham khảo và xem giúp mình nhé.Cám ơn nhiều
                      bài này của bạn làm mình nhớ cái đồ án tốt nghiệp của mình cách đây 5 năm. Ngày đó mình phải đánh vật với nó, vì chẳng có thông tin, internet thì hạn chế, tài liệu cũng khó tìm. Nếu chấm điểm bài này 10 thì ngày trước tớ chỉ được 5 thôi. Bạn làm tốt lắm, thanks rồi đó

                      Comment


                      • #26
                        Nguyên văn bởi icetoheart Xem bài viết
                        bài này của bạn làm mình nhớ cái đồ án tốt nghiệp của mình cách đây 5 năm. Ngày đó mình phải đánh vật với nó, vì chẳng có thông tin, internet thì hạn chế, tài liệu cũng khó tìm. Nếu chấm điểm bài này 10 thì ngày trước tớ chỉ được 5 thôi. Bạn làm tốt lắm, thanks rồi đó
                        Cám ơn ban đã đánh giá bài của mình như vậy.Nhưng trong bài của mình vẫn còn một số điểm không được thành công đó là :minh không thể xử lí được trường hợp đó là trong trường hợp sự cố:mất pha,quá tốc,đứt cáp,...thì thang máy phải chạy về tầng gần nhất để dừng,nhưng nếu nó vẫn còn tín hiệu yêu cầu thì nó sẽ xử lí ntn,mình không đưa ra được thuật toán giải cho trường hợp này,hi vọng sẽ có ai giải đáp được để mình có thể biến nó thành đề tài tôt nghiệp trong năm nay(bài trên là đồ án môn học của mình).Cám ơn các bạn nhiều!
                        YM :

                        Comment


                        • #27
                          Nguyên văn bởi H.Hai Xem bài viết
                          Cám ơn ban đã đánh giá bài của mình như vậy.Nhưng trong bài của mình vẫn còn một số điểm không được thành công đó là :minh không thể xử lí được trường hợp đó là trong trường hợp sự cố:mất pha,quá tốc,đứt cáp,...thì thang máy phải chạy về tầng gần nhất để dừng,nhưng nếu nó vẫn còn tín hiệu yêu cầu thì nó sẽ xử lí ntn,mình không đưa ra được thuật toán giải cho trường hợp này,hi vọng sẽ có ai giải đáp được để mình có thể biến nó thành đề tài tôt nghiệp trong năm nay(bài trên là đồ án môn học của mình).Cám ơn các bạn nhiều!
                          Trường hợp đứt cáp, quá tốc đã có cơ khí lo, đó là cái hãm Ly tâm. Nguyên tắc hoạt động của nó cũng không khó, đó là ứng dụng lực ly tâm để ép 2 má phanh vào thanh ray trượt dọc hành lang. Bạn tưởng tượng thế này, khi tốc độ vọt lên cao (~vận tốc rơi tự do), thì sẽ có 1 cơ cấu lệch tâm tạo ra lực ly tâm tác động lên chốt đẩy ép má phanh. (giả thích hơi chung chung nhỉ, không biết nên nói thế nào nữa). Trường hợp này không thể đưa thang máy về tầng gần nhất được, mà khách sẽ ra ngoài theo lối cửa thoát hiểm phía trên thang máy cùng với sự trợ giúp của nhân viên cứu hộ.
                          Còn khi sự cố mất pha, theo mình bạn nên đều khiển cái phanh đầu trục tời cáp (theo sensor ở các tầng) thì sẽ đưa được thang máy về tầng gần nhất phía dưới thôi mà.
                          ------------------------------------------

                          Comment


                          • #28
                            thang máy thì dùng biến tần chứ.

                            Comment


                            • #29
                              Nguyên văn bởi icetoheart Xem bài viết
                              Trường hợp đứt cáp, quá tốc đã có cơ khí lo, đó là cái hãm Ly tâm. Nguyên tắc hoạt động của nó cũng không khó, đó là ứng dụng lực ly tâm để ép 2 má phanh vào thanh ray trượt dọc hành lang. Bạn tưởng tượng thế này, khi tốc độ vọt lên cao (~vận tốc rơi tự do), thì sẽ có 1 cơ cấu lệch tâm tạo ra lực ly tâm tác động lên chốt đẩy ép má phanh. (giả thích hơi chung chung nhỉ, không biết nên nói thế nào nữa). Trường hợp này không thể đưa thang máy về tầng gần nhất được, mà khách sẽ ra ngoài theo lối cửa thoát hiểm phía trên thang máy cùng với sự trợ giúp của nhân viên cứu hộ.
                              Còn khi sự cố mất pha, theo mình bạn nên đều khiển cái phanh đầu trục tời cáp (theo sensor ở các tầng) thì sẽ đưa được thang máy về tầng gần nhất phía dưới thôi mà.
                              ------------------------------------------
                              Lạ nhỉ,sao em gửi mấy bài trả lời ma toàn bị xóa là sao?Bực mình thiệt
                              E cám ơn bác icetoheart đã giúp em giải quyết vấn đề này.Nhưng bây giờ em muỗn thiết kế thêm giao diện cho nó trực quan hơn mà em lại chưa biết tí gì về wincc cả,bac có tài liệu về học wincc thì chia sẽ cho em với.Bác có thể gửi vào mail cho e cũng được
                              ngohoanghaiDTD45@gmail.com
                              Cám ơn bác nhiều!


                              Chủ đề này thảo luận về thang máy. Nếu bạn cứ hỏi mãi về WinCC thì bài viết sẽ bị xóa. Nếu muốn liên lạc với người nào đó riêng, hãy dùng pm. Đừng hỏi trực tiếp cá nhân ai đó ở đây.
                              Last edited by bqviet; 29-06-2008, 21:57.
                              YM :

                              Comment


                              • #30
                                Nguyên văn bởi Ke Kho Xem bài viết
                                mới có "dự định" thôi ah ?
                                Muốn làm thì cần trả lời các câu hỏi sau nhé :
                                - Làm thang máy mấy tầng ?
                                - làm giống thật hay chơi chơi ? (chơi chơi thì khỏi trả lời các câu hỏi sau)
                                - loại thang nào ? (chở người, hàng, ... )
                                - kết cấu cơ khí : cơ cấu nâng hạ, đóng mở cửa (liên động 2 lớp cửa), ray dẫn hướng và vị trí đặt sensor,...?
                                - Điện, điều khiển : nguồn cung cấp ? (tốt nhất là dùng 3 mức +24,12,5V), số lượng tín hiệu vào ra ? (cần phân loại ra chi tiết). lựa chọn phương thức truyền tin (trực tiếp, bít, RSxxx).
                                việc thiết kế cơ khí và điện phải // với nhau.
                                Trên thực tế thì dùng kết hợp cả VXL lẫn PLC. nhưng trong mô hình thì chỉ cần PLC là đủ (ta dung PLC như 1 VXL để sử lí các tín hiệu vào và ra)
                                mình có mấy cái tài liệu định post lên cho các cậu nhưng ko cho lên đc, để khi khác nhé.
                                Mình làm thang máy 4 tầng dùng PLC S7-300 (ngôn ngữ lập trình Lader)
                                Làm đồ án chơi chơi thôi.
                                Vì vậy mong bạn có thể post chương trình điều khiển thang máy bằng Lader (PLC S7-300) lên được không hay là post qua địa chỉ e-mail: thanlongvi@yahoo.com
                                Cám ơn bạn nhiều.

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                tíu Tìm hiểu thêm về tíu

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X