Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Truyền dẫn đồng bộ và không đồng bộ

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Truyền dẫn đồng bộ và không đồng bộ

    Hình vẽ minh họa
    Attached Files
    Càng biết nhiều càng thấy mình biết ít.

  • #2
    Tổng quan

    1. Truyền dữ liệu nối tiếp đồng bộ

    Tất cả các thiết bị sử dụng chung 1 nguồn xung clock phát bởi 1 thiết bị hoặc từ nguồn ngoài. Mỗi bit truyền đi tại thời điểm xung clock chuyển mức (sườn lên hoặc sườn xuống của xung).
    Bộ nhận sử dụng sự chuyển mức của xung để xác định thời điểm đọc các bit. Nó có thể đọc các bit tại sườn lên hay sườn xuống của xung hoặc theo mức logic cao thấp.
    Khung truyền có thể thêm bit start,stop và tín hiệu chọn chip .
    Phương thức truyền dữ liệu nối tiếp đồng bộ sử dụng ở khoảngg cách ngắn giữa các thiết bị trên cùng 1 bo mạch.

    2. Truyền dữ liệu nối tiếp không đồng bộ

    Một byte truyền đibao gồm bit start để đồng bộ hóa nguồn clock, 1 hoặc nhiều hơn 1 bit stop để báo kết thúc truyền 1 byte.
    Ngoài ra khung truyền còn có bit parity có thể là even,odd,mark hay space.

    Với parity lẻ (odd parity), bit parity được đặt hoặc xóa để chỉ dãy bit gửi gồm một số lẻ các bit 1.
    Với parity chẵn (even parity) bit parity được đặt hoặc xóa để chỉ dãy bit gửi gồm một số chẵn các bit 1.
    Mark parity luôn có giá trị 1, Space parity luôn có giá trị 0.
    Mark và space parity ít có ý nghĩa trong kiểm soát lỗi, nó được dùng trong truyền thông 9 bit để xác định byte gửi đi là địa chỉ hay dữ liệu.
    Last edited by ATYLA; 22-09-2005, 11:58.
    Càng biết nhiều càng thấy mình biết ít.

    Comment


    • #3
      Parity

      Ví dụ sử dụng parity chẵn lẻ
      Attached Files
      Last edited by ATYLA; 22-09-2005, 12:04.
      Càng biết nhiều càng thấy mình biết ít.

      Comment


      • #4
        Nhờ bác nói rõ thêm đồng bộ và việc dùng chung Clock hay không liên quan với nhau như thế nào ?

        Comment


        • #5
          Xung clock

          Nguyên văn bởi bay_pfiev
          Nhờ bác nói rõ thêm đồng bộ và việc dùng chung Clock hay không liên quan với nhau như thế nào ?
          Bạn cứ hình dung đơn giản là: phương thức truyền đồng bộ, bên nhận và bên truyền làm việc cùng một nhịp (cùng pha và tần số), xung clock được phát từ một thiết bị và ta phải sử dùng 1 dây dẫn tín hiệu clock nối bộ truyền và nhận.

          Với phương thức truyền không đồng bộ, bộ truyền và bộ nhận đều có nguồn clock riêng (không cần dây dẫn nhịp clock), việc đồng bộ hóa dữ liệu nhờ sử dụng bit start để xác định thời điểm nhận dữ liệu.
          Càng biết nhiều càng thấy mình biết ít.

          Comment


          • #6
            Nguyên văn bởi ATYLA
            Bạn cứ hình dung đơn giản là: phương thức truyền đồng bộ, bên nhận và bên truyền làm việc cùng một nhịp (cùng pha và tần số), xung clock được phát từ một thiết bị và ta phải sử dùng 1 dây dẫn tín hiệu clock nối bộ truyền và nhận.

            Với phương thức truyền không đồng bộ, bộ truyền và bộ nhận đều có nguồn clock riêng (không cần dây dẫn nhịp clock), việc đồng bộ hóa dữ liệu nhờ sử dụng bit start để xác định thời điểm nhận dữ liệu.
            Thấy mọi người bàn luận rôm rả quá, mình cũng xin góp vui một chút.
            Truyền bất đồng bộ là thế nào nhỉ? hình như nó cũng giống như kiểu mình gõ bàn phím vậy , kí tự không đến cũng một lúc mà vào những khoảng thời gian rời rạc, mà vì kí tự đến vào lúc nào thì bộ nhận chịu, làm sao mà biết được, nên cần có bit start và stop ... .Ngoài ra, cách truyền này ngoài nhược điểm là hiệu suất truyền không cao (ví dụ 8 bit data, 1 start, 1 stop, 1 parity -> n = 8/11 = 72.72%),tốc độ chậm, nó cũng có một số ưu điểm như là tránh được " trôi thời gian" bởi nguyên do là sự khác biệt về thời gian lấy mẫu giữa bộ thu và bộ nhận, tại sao tránh được thì do luồng bit có kích thước ngắn, bộ nhận có cơ hội reset lại bộ đếm của mình.

            Truyền đồng bộ thì truyền một frame bit liên tục, chẳng cần start và stop gì ráo, tại sao bộ nhận biết được khi nào thì frame tới thì có 2 cách:

            Định hướng kí tự, ta cư xử frame theo ý nghĩa là từng byte, một frame sẽ có header là những kí tự đồng bộ SYN để bộ nhận biết được frame đang đến.

            Định hướng bit, frame được đóng khung bằng flag, bộ nhận phát hiên flag sẽ biết frame dữ liệu đang đến.

            Truyền đồng bộ có 1 cách là ngoài dây data còn có một đường clock để đồng bộ bộ phát và bộ thu,còn có cách khác là nhúng xung clock vào dữ liệu,như vậy tiết kiệm chi phí về đường dây,có nhiều kiểu mã hóa như vậy, ví dụ: AMI, Manchester ...
            Chọn kiểu mã hóa nào thì còn tùy vào bandwith mã hóa đó chiếm dụng, mã hóa mà đảo mức liên tục thì đồng bộ tốt nhưng chiếm dụng băng thông lớn, ít đảo mức thì không đồng bộ tốt nhưng lại chiếm bandwith ít .
            Ai thích xài kiểu nào thì xài

            Comment


            • #7
              rat cam 0n ban
              minh dang tim hieu ve cai nay
              ma it tai lieu qua

              Comment


              • #8
                bài của anh_hao_hoa rất hay !!! Thanhks bác
                Email:

                Comment


                • #9
                  thank ban rat nhiu

                  Comment

                  Về tác giả

                  Collapse

                  ATYLA Tìm hiểu thêm về ATYLA

                  Bài viết mới nhất

                  Collapse

                  Đang tải...
                  X