Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Ethernet/IP

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Ethernet/IP

    Ethernet/IP thực chất là gồm 2 phần - EtherNet và IP - ghép lại. Phần “EtherNet” đề cập đến Ethernet thương mại phổ dụng trên thị trường, còn “IP” là viết tắt của cụm từ ‘Industrial Protocol’ (giao thức công nghiệp). Không giống như nhiều giải pháp Ethernet công nghiệp khác, Ethernet/IP sử dụng giao thức mở sẵn có, đã được chấp nhận rộng rãi như CIP. Có thể gọi Ethernet/IP là hiện thân của CIP trong mạng Ethernet TCP/IP, cũng giống như DeviceNet là hiện thân của CIP trong mạng CAN (Controller Area Network).

    Ethernet/IP sử dụng TCP/IP để gửi những thông điệp hiện (explicit messages). Trong đó, mỗi gói thông điệp không những bao gồm dữ liệu ứng dụng mà còn cả nghĩa dữ liệu và các dịch vụ kèm theo. Ethernet/IP còn dung hoà với chuẩn UDP/IP (User Datagram Protocol/Internet Protocol) để truyền các thông điệp dịch vụ, hay còn được biết đến dưới cái tên ‘thông điệp ngầm’ (implicit massages). Do dung hoà cả giao thức TCP/IP và UDP/IP trong thông điệp gửi qua mạng, nên các công ty có thể sử dụng Ethernet/IP cho việc lấy thông tin và điều khiển.
    Attached Files
    Càng biết nhiều càng thấy mình biết ít.

  • #2
    Kiến trúc giao thức Ethernet/IP

    Như trên có thể thấy kiến trúc giao thức của Ethernet/IP dựa trên Ethernet (lớp vật lý-physical, lớp liên kết dữ liệu-Data Link, lớp vận chuyển-Transport và lớp mạng-Network), phần trên gồm các lớp kiểm soát nối-Sesion, lớp biểu diễn dữ liệu-Presentation và lớp ứng dụng-Application tuân theo CIP (Common Industrial Protocol).
    Tập đoàn Rockwell Automation trình làng dãy sản phẩm Ethernet/IP đầu tay như Allen-Bradley ControLogix, ProcessLogix, họ bộ điều khiển PLC 5 và SLC 500. Tiếp theo sau đó là một loại các công ty, tập đoàn bắt đầu nghiên cứu, phát triển những sản phẩm Ethernet/IP.

    Trong các ứng dụng truyền thống, một mạng thông tin kết nối bộ điều khiển logic khả trình với một mức cao cấp - hệ thống MES. Bộ điều khiển còn được nối tới một mạng thứ hai - các bus I/O - để kết nối toàn bộ thiết bị ngoại vi trong nhà máy. Người sử dụng cuối sẽ sử dụng mạng I/O để môđun hoá việc xây dựng và nối hệ thống, thu thập thông tin từ xa và quản lý tiến độ sản xuất.

    Đối lập với ứng dụng truyền thống, hiện nay, bộ điều khiển có thể được nối tới mạng Ethernet/IP cho cả thông tin và I/O sử dụng kiến trúc mạng “flat”. Phụ thuộc vào từng ứng dụng, phương pháp này không những mang lại nhiều lợi ích hơn so với phương pháp truyền thống mà còn bổ sung nhiều tính năng, như:

    Những dịch vụ mới như âm thanh và hình ảnh. Có thể lắp đặt thêm camera để quan sát nhà máy và dòng sản phẩm từ xa;

    Tôpô mạng biến thiên: như thiết lập tất cả các đầu nút lập trình trong mạng LAN ảo. Điều này tạo sự dễ dµng cho các kỹ sư kết nối các điểm đầu nút trên một mạng, nhưng vẫn có thể tách biệt đa hệ thống điểu khiển;

    Tích hợp IT: như việc truy cập vào hệ thống MES từ sàn máy để kiểm tra và “refresh” thời gian thực thông tin lập lịch;

    Quản lý từ xa: như lập trình hệ thống điều khiển để nó có thể gửi một thông điệp tới pager bảo trì khi có hiện tượng cảnh báo lỗi;
    Càng biết nhiều càng thấy mình biết ít.

    Comment


    • #3
      Hi anh, Vậy một PLC sử dụng Ethernet/IP và một thiết bị sử dụng Ethernet thì có truyền thông được với nhau không vậy anh?

      Comment


      • #4
        cảm ơn bạn đã chia sẻ kiến thức bổ ích, bên mình cũng có viết bài về: Ethernet là gì? cũng được nhiều anh em kỹ thuật đọc.

        Comment

        Về tác giả

        Collapse

        ATYLA Tìm hiểu thêm về ATYLA

        Bài viết mới nhất

        Collapse

        Đang tải...
        X