Có ai giải thích sự khác nhau giữa transmitter, transduce và sensor.
Thông báo
Collapse
No announcement yet.
Hãy so sánh
Collapse
X
-
Một câu hỏi cực hay, nhưng tớ sợ là khó có câu trả lời chính xác. Tớ tạm trả lời:
- Transducer: thiết bị chuyển đổi dạng tín hiệu (năng lượng), chẳng hạn (chỉ là vd) áp suất -> nhiệt..., chuyển đổi thường liên tục
- Sensor: một loại transducer, chuyển đổi có thể liên tục hoặc ngắt quãng (nhận biết mức: vd. áp suất < 3MPa Vout = 0V, áp suất > 3MPa Vout = 5V...)
- Transmitter: cũng là một loại transducer nhưng đầu ra là tín hiệu điện: điện áp hoặc dòng (thông thường người ta hiểu là dòng nhiều hơn)
Trả lời xong nhưng tự cảm thấy chưa chính xác cho lắm. Có ai có định nghĩa chính xác hơn không.
-
sensor đúng là 1 dạng transducer, còn transmitter là bộ chuyển đổi tín hiệu điện sau bộ tranducer thành dạng tín hiệu chuẩn (ví dụ áp 0-24V, dòng 4-20mmA) chính là đầu ra của các bộ cảm biến (hoàn chỉnh theo đúng nghĩa) để có thể đưa tới các thiết bị xử lý như VXL, PLC, vvv...|
Comment
-
So sánh các laọi thiết bị
Hi!
Một ý tưởng hay. Thật ra mọi sự so sánh đều khập khiểng.Mà cũng chưa thấy tài liệu nào phân biệt các loại này. Tuy nhiên theo kinh nghiệm sử dụng các thiết bị thì mình thấy thế này
1- Cảm biến : đầu vào không điện -> đầu ra là đại lượng điện ( hầu hết) và đại lượng điện này thường rất nhỏ mV. Cần phải qua mạch đo xử lí trước khi truyền xa hoặc đưa vào ADC.
2- Tranduce: Đây cũng là 1 loại thiết bị đo và biến truyền. Tuy nhiên hầu hết đầu vào là các đại lượng điện-> đầu ra vừa hiển thị (hoặc không hiểnthị )đồng thời giá trị đo có thể truyền đi xa dưới dạng tương tự là 4-20mA hoặc 0-5VDC hoặc khác. Hoặc có cả RS422 hoặc RS485. Ví dụ các loại đồng hồ đo U,I,P.. có tích hợp các các đầu ra như trên đều có thể xem là các tranduce.
Tuy nhiên trong một số trường hợp không có hiển thị thì đa số tranduce có giá trị 20mA ứng với giá trị đo max được cố định trước không thay đổi, muốn đo bạn bắc buộc qua các bộ biến đổi trung gian để quy chuẩn về giá trị đầu vào định mức và kèm theo đó là không có phím hay chức năng cài đặt.
3- Transmitter: Cũng là 1 loại đồng hồ đo và biến truyền. Có đầy đủ các chức năng như tranduce tuy nhiên đầu vào thường là các đại lượng không điện. Ví dụ như các transmitter áp suất, lưu lượng, ....
Thực tế thì các transmitter luôn có hiển thị tại chổ,có các chức năng cài đặt, cho phép cali,.. nói chung là thông minh hơn tranduce.
4- Tuy nhiên hiện nay cảm biến thông minh ra đời thì quan niệm trên có thay đổi vì CBTM có tích hợp ADC, VXL ... do vậy có thể mang đầy đủ các chức năng trên.
Comment
-
Hi!
chnt? đặt 1 câu hỏi khó hiểu. Như bạn thấy đó nếu quan niệm vật cần đo chính là đối tượng đo thì đối tượng đo chỉ là 1 thông số của vật cần đo. Ví dụ coi vật cần đo là con người thì thực ra ta chỉ đo các thông số đặc trưng cho vật đó. Ví dụ như chiều cao, cân nặng, nhịp tim...Vì vậy bạn dùng từ vật cần đo hơi khó hiểu. 2 là nếu quan niệm cái cân là thiết bị đo thì tất cả các thiết bị trên đều là 1 dạng của thiết bị đo (cái cân) chịu sự tác động của đại lượng cần đo. Tuy nhiên để có được 1 máy đo hoàn chỉnh, hoặc 1 hệ thống đo hoàn chỉnh chúng ta cần tích hợp nhiều thiết bị ví dụ như cảm biến để đo tại chổ ,muốn truyền đi xa cần phải có biến truyền tranduce hoặc transmitter.
vv....
Ở đây chúng ta cần làm rỏ nhũng vấn đề sau:
1- Cảm biến được xem là bộ chuyển đổi các đại lượng o điện ( nhiêt độ, áp suất...) thành đại lượng điện (hoặc 1 thông số như R,L,C..) và bản thân theo quan niệm củ thì không có hiển thị. Tín hiệu ra của bạn la tín hiệu điện rất nhỏ. Vì vậy bạn muốn hiển thị hoặc truyền đi xa đến các PLC hoặc PC bạn phải quy chuẩn về truyền số hoặc truyền tương tự... và các bộ transducer hoặc transmitter có thêm chức năng đó
2- Như vậy trong các bộ tranducer hoặc transmitter có thể bao gồm cả sensor, kết hợp với mạch kĐ, ..ADC,VXL ..hoặc không. và có chức năng chuyển tín hiệu đo được thành dạng RS485,RS232,hoặc 4-20mA... để truyển xa. Và theo các giao thức công nghiệp như Mod bus, hart, Profi bus...
3- Tuy nhiên Tranducer,transmitter có thể không bao gồm cảm biến. Ví dụ 1 thiết bị biến truyền đo dòng điện xoay chiều. Vậy đầu vào của bạn là biến dòng. Không thể coi biến dòng là 1 cảm biến mà chỉ là 1 bộ chuyển đổi đo lường trung gian.nhưg thiết bị đo này vẩn đo và có truyền xa.
4- Như vậy chúng ta có thể xem 3 loại thiết bị trên đều là phần tử hoặc thiết bị đo lường chứ không phải là 'vật đo'. và một hệ thống đo hoàn chỉnh từ cấp hiện trường lên đến cấp cao nhất đều không thể thiếu các phần tử trên.
Comment
Bài viết mới nhất
Collapse
-
Trả lời cho nguồn switchingbởi mèomướpDạ ai lại làm như chú bq... ạ. một số dòng điều hòa của nhật bên trong nó có mạch nhân áp thì bỏ qua mạch ấy là chạy 220v được ạ. Còn máy hàn thì cháu hông biết nó có thể làm vậy ko, chú tháo ra xem mạch mới biết được ạ...
-
Channel: Nguồn!
hôm nay, 07:09 -
-
bởi tuyennhanSenko này là sử dụng cánh nhỏ đầu tiên , hình dáng đẹp giá vừa phải nhưng lại thiết kế sai ở chổ thêm nối tiếp cầu chì nhiệt vào đàu dây chung mô tơ , sử dụng lâu quạt tăng nhiệt cầu chì đứt thế là hết xài dù những linh kiện...
-
Channel: Điện tử gia dụng
hôm nay, 07:07 -
-
bởi vi van phamTất ca kiến thức về quạt của tôi do thầy hiệu trưởng Nguyễn Hồng Lam tốt nghiệpp kỹ sư bên Mỹ giảng dạy. Cánh quạt cong cũng là thầy dạy , nó tạo khí động học.
Tôi đã dùng ngôn ngữ bình dân để thuyết minh cho mọi người...-
Channel: Điện tử gia dụng
hôm nay, 01:36 -
-
Trả lời cho nguồn switchingbởi bqvietCó thể, nhưng thường tốn rất nhiều công. Tối thiểu cũng phải thay tụ đầu vào, đèn công suất và đi-ốt đầu ra sang loại chịu điện áp cao hơn. Có thể còn thêm một mớ nữa tuỳ thiết kế cụ thể.
-
Channel: Nguồn!
hôm nay, 00:23 -
-
bởi mèomướpDạ cháu thấy bác vi... nói đúng ấy ạ. Cùng 1 vận tốc, đường kính, số lượng cánh, độ dày cánh quét không khí. Thì cánh lớn sẽ múc được nhìu hơn ạ. Nếu cánh lớn đến 1 mức độ nào đó thậm chí chồng lên nhau thì nó sẽ thành 1...
-
Channel: Điện tử gia dụng
Hôm qua, 20:37 -
-
bởi nguyendinhvanÔi hồi.
Đường hướng nghiên cứu như thế này, dễ trở thành nhà "khí động học" mất !...-
Channel: Điện tử gia dụng
Hôm qua, 20:17 -
-
bởi vi van phamSai lầm từ cơ bản.
Nguyên tắc cánh quạt là "múc" không khí trước cánh quạt quăng lên "Bờ". Khi cánh quạt di chuyển để lại vị trí có áp suất thấp, không khí ở ngoài tràn vào. Cánh quạt thứ 2 làm việc giống thế, rồi đến cánh quạt...-
Channel: Điện tử gia dụng
Hôm qua, 17:15 -
-
bởi dinhthuong80Chắc phải mua thêm cái máy đo vận tốc gió nữa rồi!!!
-
Channel: Điện tử gia dụng
Hôm qua, 16:45 -
Comment