Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Mã hóa bit

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Mã hóa bit

    * NRZ (Non-Return To Zero) là một trong những phương pháp được sử dụng phổ biến nhất trong các hệ thông bus trường. Thực chất, cả NRZ và RZ đều là các phương pháp điều chế biên độ xung. Như ở hình vẽ mô tả , bit 0 và 1 được mã hóa với hai mức biên độ tín hiệu khác nhau, mức tín hiệu này không thay đổi trong suốt chu kỳ bit T. Cái tên NRZ được sử dụng, bởi mức tín hiệu không quay trở về không sau mỗi nhịp. Các khả năng thể hiện hai mức có thể là :

    -Đất và điện áp dương
    -Điện áp âm và đất
    -Điện áp dương và điện áp âm cùng giá trị ( tín hiệu lưỡng cực)

    Một trong những ưu điểm của phương pháp NRZ là tín hiệu có tần số thường thấp hơn nhiều so với tần số nhịp bus. Phương pháp này không thích hợp cho việc đồng bộ hóa, bởi một dãy bit 0 và 1 liên tục không làm thay đổi mức tín hiệu. Tín hiệu không được triệt tiêu dòng một chiều, ngay cả khi sử dụng tín hiệu lưỡng cực, nên không có khả năng đồng tải nguồn.

    * Phương pháp RZ (Return To Zero) cũng mã hóa bit 0 và 1 với hai mức tín hiệu khác nhau giống như ở NRZ. Tuy nhiên, như cái tên của nó hàm ý, mức tín hiệu cao chỉ tồn tại trong nửa đầu của chu kỳ T, sau đó quay trở lại. Tần số cao nhất của tín hiệu chính bằng tần số nhịp bus. Cũng giống như NRZ, tín hiệu mã RZ không mang thông tin đồng bộ hóa, không có khả năng đồng tải nguồn.
    Last edited by ATYLA; 06-12-2005, 08:16.
    Càng biết nhiều càng thấy mình biết ít.

  • #2
    Mã Manchester

    Mã Manchester và các dạng dẫn xuất của nó không những được sử dụng rất rộng rãi trong truyền thông công nghiệp mà còn phổ biến trong các các hệ thống truyền dữ liệu khác. Thực chất, đây là một trong các phương pháp điều chế pha xung, tham số thông tin được thể hiện qua các sườn xung. Bit 1 được mã hóa bằng sườn lên, bit 0 bằng sườn xuống của xung ở giữa chu kỳ bit T, hoặc ngược lại (Manchester II).
    Như thấy rõ trên hình vẽ, đặc điểm của tín hiệu là có tần số tương đương với tần số nhịp bus, các xung của nó có thể sử dụng trong việc đồng bộ hóa giữa bên gửi và bên nhận. Sử dụng tín hiệu lưỡng cực, dòng một chiều sẽ bị triệt tiêu. Do đó phương pháp này thích hợp với các ứng dụng đòi hỏi khả năng đồng tải nguồn. Một điểm đáng lưu ý nữa là do sử dụng sườn xung, mã Manchester rất bền vững đối với nhiễu bên ngoài.
    Càng biết nhiều càng thấy mình biết ít.

    Comment


    • #3
      Mã Afp

      Với phương pháp AFP ( Alternate Flanks Pulse), mỗi sự thay đổi trạng thái logic được đánh dấu bằng một xung có cực thay đôi luân phiên (xung xoay chiều). Có thể sắp xếp AFP thuộc nhóm các phương pháp điều chế vị trí xung. Ví dụ, thay đổi từ bit 0 sang 1 được mã hóa bằng một xung lên, từ 1 sang 0 bằng một xung xuống.
      Đặc điểm tín hiệu là tần số thấp, không mang thông tin đồng bộ hóa và không tồn tại dòng một chiều. Sử dụng các xung hình sin ở đây sẽ giảm nhiễu xạ một cách đáng kể.
      Càng biết nhiều càng thấy mình biết ít.

      Comment


      • #4
        Mã Fsk

        Trong phương pháp điều chế dịch tần số FSK (Frequency Shift Keying), hai tần số khác nhau được dùng để mã hóa các trạng thái logic 0 và 1, như được mô tả trên hình vẽ. Đây chính là phương pháp điều chế tần số tín hiệu mang.
        Tín hiệu có dạng hình sin, các tần số có thể bằng hoặc là bội số tần số nhịp bus nên có thể dùng để đồng bộ nhịp. Một ưu điểm tiếp theo của phương pháp này là độ bền vững đối với tác động của nhiễu. Nhờ tính chất điều hòa của tín hiệu mà dòng một chiều được triệt tiêu, nên có thể sử dụng chính đường truyền để đồng tải nguồn nuôi các thiết bị kết nối mạng.
        Một nhược điểm của FSK là tần số tín hiệu tương đối cao. Điều này một mặt dẫn đến khả năng gây nhiễu mạnh đối với bên ngoài và mặt khác hạn chế việc tăng tốc độ truyền.
        Càng biết nhiều càng thấy mình biết ít.

        Comment


        • #5
          Bác có thể giải thích cho em một số cụm từ sau không:
          "Khả năng đồng tải nguồn" và hiện tượng " dội tín hiệu" tại các đầu dây truyền tín hiệu.

          Comment

          Về tác giả

          Collapse

          ATYLA Tìm hiểu thêm về ATYLA

          Bài viết mới nhất

          Collapse

          Đang tải...
          X