Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Giao thức Modbus

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #46
    Nguyên văn bởi phanthanhien Xem bài viết
    Cam ơn các bác với các luồng trên, nhưng giữa phương pháp tính theo công thức và phương pháp tra bảng thì phương pháp nào ưu việt hơn cho xin ý kiến.
    Tính toán thì tốn thời gian hơn nhưng chiếm ít không gian nhớ chương trình hơn, ở vi điều khiển không gian nhớ chương trình thường là flash bị hạn chế về dung lượng. Tra bảng thì tốn không gian nhớ hơn nhưng tốc độ nhanh hơn nhiều, thường vi điều khiển (nhất là loại 8 bit) cũng hạn chế về năng lực tính toán. Tùy tình hình thực tế mà dùng thôi. Nói chung trong bài toán điều khiển người ta thương ưu tiên phương pháp tra bảng.
    Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

    Comment


    • #47
      mong các anh giúp đỡ:
      Phân tích dữ liệu trên đường truyền & tính tốc độ truyền:
      - Chuẩn truyền: RS232. tốc độ 19.200baud. frame truyền 8N1 byte 0x3E, 0x4F, 0xEB,
      - Chuẩn truyền: RS232, tốc độ 57600baud, frame 7E2 byte 0xc4, 0xd5, 0x2D
      - Chuẩn truyền: Rs232, tốc độ 115.200kbaud, frame 7O1,5 byte 0x04, 0x5D, 0x13
      - Chuẩn truyền: RS485, tốc độ 14.400baud, frame 8E2 byte 0x35, 0x42, 0x27

      Comment


      • #48
        Nguyên văn bởi bqviet Xem bài viết
        Tính toán thì tốn thời gian hơn nhưng chiếm ít không gian nhớ chương trình hơn, ở vi điều khiển không gian nhớ chương trình thường là flash bị hạn chế về dung lượng. Tra bảng thì tốn không gian nhớ hơn nhưng tốc độ nhanh hơn nhiều, thường vi điều khiển (nhất là loại 8 bit) cũng hạn chế về năng lực tính toán. Tùy tình hình thực tế mà dùng thôi. Nói chung trong bài toán điều khiển người ta thương ưu tiên phương pháp tra bảng.
        Việc tính toán CRC/LRC để dò tìm lỗi cho giao thức Modbus RTU/ASCII không mất quá nhiều thời gian như mọi người nghĩ đối với VĐK.

        Comment


        • #49
          Các bạn cho mình hỏi địa chỉ Modbus của biến tần Hitachi L200 là như thế nào ạ?

          Comment


          • #50
            Nguyên văn bởi 08dd3d Xem bài viết
            Các bạn cho mình hỏi địa chỉ Modbus của biến tần Hitachi L200 là như thế nào ạ?
            Cái này thì bạn phải đọc trong tài liệu đi kèm thôi, biến tần thường có một bộ setup đi kèm, có thể địa chỉ của nó được setup thông qua cái bộ setup đó...

            Comment


            • #51
              chào mọi người, em đang thực hiện dự án kết nối máy nén khí với máy tính thông qua rs422 dùng modbus RTU. Em có 1 cái ATC850 dùng để convert rs422-usb, máy nén khí của em đã có sẵn 4 chân dùng cho rs422, em dùng dây mạng thông thường, một đầu kết nối với 4 chân của máy nén khí, một đầu kết nối với 4 chân của bộ rs422-usb đúng như tài liệu hướng dẫn đi kèm.

              Trên máy tính em dùng VB để viết code, chủ yếu là chỉnh sửa theo 1 project có sẵn trên mạng, chương trình trên VB đóng vai trò là Maste, còn máy nén khí là Slaver. Để cho chắc chắn, em dùng thêm 1 phần mềm Slaver Emulator để mô phỏng máy nén khí ảo trên máy tính. Việc kết nối với máy nén khí thật thông qua cái module rs422-usb ở trên, còn việc kết nối với máy nén khí ảo (Slaver Emulator) thông qua 1 phần mềm tạo cổng con ảo.

              Việc đọc dữ liệu từ máy nén khí em để 0.5s/lần, đối với con máy nén khí ảo, quá trình đọc diễn ra hoàn toàn bình thường, không có 1 lỗi lầm gì cả, kết quả đọc có thể kiểm tra trực tiếp trên các thanh ghi của máy nén khí ảo và nó hoàn toàn chính xác.

              Đối với con máy nén khí thật, em có thể kết nối được với nó, đọc và ghi được data, nhưng chương trình chỉ đọc được vài lần là bị lỗi CRC. Em thay đổi thời gian đọc từ 0.5s/lần đến 5s/lần nhưng vẫn lỗi khung truyền như vậy, do đó em nghĩ lỗi này không phải là do cái module rs422-usb hoặc cái máy nén khí của em đáp ứng không kịp, mà có thể là do nhiễu trên đường truyền... Cái đường truyền của em chỉ dài có 5m để test, dùng dây mạng loại tốt nhất có thể, có bọc thiếc bên ngoài rồi nhưng không ăn thua...

              Vậy mọi người đã ai làm về kết nối Rs422 sử dụng modbus RTU rồi có thể cho em vài lời tư vấn định hướng về vấn đề chống nhiễu trên đường truyền này được không? Còn cả vụ dây xoắn 4 lõi theo cặp chuẩn công nghiệp nữa, sau này em sẽ phải dùng dây đó để đảm bảo, nhưng em chưa biết kiếm nó ở đâu cả, bác nào biết thì tư vấn giúp em nhé...

              đây là phần mềm Slaver Emulator của em. Còn đây là link project em đang thực hiện. Cả link project gốc em tham khảo trên mạng nữa...

              Em xin cảm ơn mọi người trước...

              Comment


              • #52
                các anh chị cho e hỏi với: em muốn tìm hiểu chung về chuẩn Modbus thì e nên tìm những tài liệu nào để đọc ạ?
                p/s: e cũng chỉ mới bắt đầu tìm hiểu về nó, mong các a chị giúp e
                Thanks!

                Comment


                • #53
                  Nguyên văn bởi ATYLA Xem bài viết
                  Modbus là giao thức do hãng Modicon phát triển. Theo mô hình ISO/OSI thì Modbus thực chất là một chuẩn giao thức và dịch vụ thuộc lớp ứng dụng, vì vậy có thể được thực hiện trên các cơ chế vận chuyển cấp thấp như TCP/IP, MAP (Manufactoring Message Protocol), và ngay cả qua đường truyền nối tiếp RS-232.
                  Modbus định nghĩa một tập hợp rộng các dịch vụ phục vụ trao đổi dữ liệu quá trình, dữ liệu điều khiển và chẩn đoán. Tất cả các bộ điều khiển của Modicon đều sử dụng Modbus là ngôn ngữ chung. Modbus mô tả quá trình giao tiếp giữa một bộ điều khiển với các thiết bị khác thông qua cơ chế yêu cầu/đáp ứng. Vì lý do đơn giản nên Modbus có ảnh hưởng tương đối mạnh đối với các hệ PLC của các nhà sản xuất. Cụ thể , trong mỗi PLC người ta cũng có thể tìm thấy một tập hợp con các dịch vụ đã được đưa ra trong Modbus. Đặc biệt trong các hệ thống thu thập dữ liệu và điều khiển giám sát, Modbus hay được sử dụng trên các đường truyền RS-232 ghép nối giữa các thiết bị dữ liệu đầu cuối (PLC, PC,...) với thiết bị truyền dữ liệu (Modem).

                  xin lỗi vì đã đào bới bài của bác lên

                  bác cho e hỏi vấn đề này với

                  e đang làm với modbus rtu, có function code 0x11 (report slave ID) đó.
                  các mã slave ID : micro 84 ; 484 ; 184/384 ; 584 ; 884 ; 984 nghĩa là như nào hả bác.
                  các mã này khác nhau ở đâu vậy bác
                  email:trangonthuocthom@gmail.com

                  Comment


                  • #54
                    Mã ID này, theo đặc tả Modbus, là device specific; nghĩa là nó phụ thuộc vào thiết bị cụ thể theo quy ước của nhà sản xuất. Ý nghĩa của nó thế nào đọc tài liệu thiết bị là ra.
                    Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

                    Comment


                    • #55
                      Nguyên văn bởi bqviet Xem bài viết
                      Mã ID này, theo đặc tả Modbus, là device specific; nghĩa là nó phụ thuộc vào thiết bị cụ thể theo quy ước của nhà sản xuất. Ý nghĩa của nó thế nào đọc tài liệu thiết bị là ra.
                      thank bác.
                      có nghĩa là theo nhà sản xuất ra thiết bị cụ thể định nghĩa àh bác
                      email:trangonthuocthom@gmail.com

                      Comment


                      • #56
                        Đúng thế .
                        Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

                        Comment


                        • #57
                          Hiện tại em đang tìm hiêu về s7-1200 giao tiếp với arduino. Em có tìm một số trang web trên mạng thì thấy dùng giao thứcmodbus RTU hoặc modbus tcp thông qua ethernet sheild. Nếu không sử dụng giao thức modbus thì có cách nào đê giao tiếp không?

                          Comment


                          • #58
                            Nguyên văn bởi hda011094 Xem bài viết
                            Hiện tại em đang tìm hiêu về s7-1200 giao tiếp với arduino. Em có tìm một số trang web trên mạng thì thấy dùng giao thứcmodbus RTU hoặc modbus tcp thông qua ethernet sheild. Nếu không sử dụng giao thức modbus thì có cách nào đê giao tiếp không?
                            Đơn giản nhất là lắp thêm 1 mô-đun truyền thông RS232, rồi sau đó thích truyền tin với bo mạch Arduino hay máy tính đều được. RS232 ra đời từ những năm 60 thế kỷ trước, tới nay vẫn là thứ thông dụng trong công nghiệp và dễ làm bậc nhất, tried-and-true & fool-proof.
                            Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

                            Comment

                            Về tác giả

                            Collapse

                            ATYLA Tìm hiểu thêm về ATYLA

                            Bài viết mới nhất

                            Collapse

                            Đang tải...
                            X