Nếu đây là lần đầu tiên đến với Điện Tử Việt Nam, bạn có thể đọc phần Hỏi đáp bằng cách nhấn vào liên kết. Có thể bạn cần đăng kí trước khi có thể gửi bài . Để bắt đầu xem bài viết, chọn diễn đàn bạn muốn thăm dưới đây.
chào các anh chị
em có một cái máy xát ,chạy tự động có plc điều khiển,motơ 55kw/380/660v.khởi động sao/tam giác.nay em tính lắp biến tần để tiết giảm năng lượng.em tính đấu nối Biến tần vào sau contactor chính,khi mở máy plc xuất tín hiệu đóng contactor này thì có nghĩa biến tần đã có điện ở mạch động lực nguồn vào.còn ra motơ em lấy ở ngỏ ra biến tần.có nghỉa là vẫn giữ nguyên mạch động lực cũ.còn mạch điều khiển có thể lấy tiếp điểm phụ contactor làm đóng đường tín hiệu vào (AI) của biến tần.em suy nghĩ như vậy có đúng chưa các anh chị.và động cơ sẽ được đấu tam giác.
còn tải của em có biến đổi liên tục,lúc nặng,lúc nhẹ,có lúc lên 100A,có lúc xuống 70A,có lúc 45A.em chưa biết lựa chọn biến tần của hãng nào, mà phải tự động điều tiết năng lượng, tiết kiệm điện.
Xin lỗi, luông qua đã lâu, bay giờ tôi mới lật lại. Tôi chỉ là dân ngoại đạo biết rất ít về điện nhưng lại rất thích điện. Tôi xin có một vài ý kiến về luồng thảo luận này:
- Bạn có nói đến việc nối biến tần sau contactor chính (được điều khiển bằng PLC) -> OK. Và dùng tiếp điểm phụ của COntactor để đóng đường tín hiệu AI (analog??) ->OK. Bạn sẽ ra lệnh chạy cho biến tần bằng cách nào nếu bạn không làm thay đổi qui trình vận hành hiện hữu. Theo tôi được biết phần lớn các loại biến tần hiện nay đều yêu cầu cấp nguồn trước và đóng tín hiệu DI ra lênh chạy sau chứ k0 cho phép đóng đồng thời.=> Tôi cũng xin hiến một cách này (tôi đã áp dụng rồi mà vẫn đảm bảo không phải thay đổi qui trình vận hành máy-> tức là k0 phải thay đổi nhiều đến mạch điều khiển hiện hữu). Biến tần sẽ được nối trực tiếp phần động lực ở sau Automat và trước khối contactor Sao-Tam giác (Vẫn giữ lại toàn bộ khối này để dự phòng khi biến tần bị lỗi ta chỉ việc tháo biến tần ra nối lại đường lực và mọi cái sẽ vẫn hoạt động bình thường) cáp lực ra động cơ vẫn giữ nguyên như ban đầu. Sau khi bật Automat lên biến tần đã có điện nhưng vẫn chưa hoạt động, nó chỉ hoạt động sau khi contactor Tam giác đóng lại, tức là sẽ lấy tiếp điểm phụ của contactor tam giác ra lệnh chạy cho biến tần. Các tín hiệu khác lấy từ PLC đến biến tần k0 coa gì khác với cách củabạn.
- CÒn về hiệu quả sau khi lắp biến tần (k0 biết là bạn đã cho nó vào hoạt động chưa?) thìkhó nói lắm, ta chỉ có thể khẳng định là sẽ có hiệu quả, còn mức độ thế nào thì chỉ đến lúc chạy mới biết được. Tôi cũng đã từng lắp biến tần cho mọt số máy có tính chất tải gần giống như vậy, tốc độ đặt ở khoảng 40-45Hz tuy nhiên hiệu quả lạikhác nhau, cái thì tiết kiệm đến hơn 20%, cái thì chỉ khoảng 10-15%. Nếu đạt được con số đấy theo tôi là đã rất thành công rồi.
- Về biến tần thì nhiềuloại lắm Schneider, ABB, Siemens, delta..... rất nhiều
mình đang tìm hiểu về inverter đọc mục này thấy hay quá. Vậy các pro cho mình hỏi cái này hơi gà nha. Khi kết nối PLC với inverter khi nào dùng DI khi nào dùng AI .thanks!
Chào các anh.
e là thành viên mới của diễn đàn.E chưa rành về PLC lắm , e nhờ các anh chỉ giúp e với.
PLC kết nối với biến tần để Đk Động cơ , vậy động cơ chạy nhanh hay chậm là do PLC truyền tín hiệu qua BT rồi xuất ra tần số cho động cơ.Nhưng e chưa biết PLC sẻ truyền tín hiệu như thế nào cho BT.
mình đang tìm hiểu về inverter đọc mục này thấy hay quá. Vậy các pro cho mình hỏi cái này hơi gà nha. Khi kết nối PLC với inverter khi nào dùng DI khi nào dùng AI .thanks!
Chào em, chủ đề này được bàn rất nhiều trên diễn đàn rồi, tuy nhiên một vài góp ý nhỏ:
Khi đã dùng PLC kết nối biến tần thì người ta thường dùng truyền thông để liên lạc giữa PLC và biến tần theo các chuẩn truyền thông mà biến tần và PLC hỗ trợ, nếu không thì phải có card hỗ trợ gắn thêm, như vậy sẽ thuận tiện và rẻ tiền hơn.
Với các ứng dụng đơn giản mà không muốn hết nối truyền thông thì dùng AO của PLC để truyền speed stepoint đến ngõ AI của biến tần, dùng DO của PLC kết nối DI của biến tần để truyền lệnh như chạy, dừng, đảo chiều ...
Nên nhớ là module AO cũng như DO không phải là rẻ đâu nha, nếu tốt nhất muốn tiết kiệm tiền thì dùng chuẩn truyền thông mà biến tần hõ trợ sẵn nếu như ứng dụng đó nhỏ, đơn giản và tốc độ thấp. Thông thường các chuẩn này là USS, Modbus.
Chào các anh.
e là thành viên mới của diễn đàn.E chưa rành về PLC lắm , e nhờ các anh chỉ giúp e với.
PLC kết nối với biến tần để Đk Động cơ , vậy động cơ chạy nhanh hay chậm là do PLC truyền tín hiệu qua BT rồi xuất ra tần số cho động cơ.Nhưng e chưa biết PLC sẻ truyền tín hiệu như thế nào cho BT.
Thứ nhất: Đoc tài liệu truyền thông mà biến tần hỗ trợ hay chuẩn mà bạn định dùng.
Thứ hai: Tần số truyền đến biến tần là con số nguyên (integer) chứ không phải là Hz nên bạn phải quy đổi. Chỉ cần đọc tài liệu là có thể hiểu vì thông thường các hãng viết rất rõ ràng.
Anh ơi giúp em với! Em đang làm luận văn về giao tiếp chuẩn USS của S7-200(224) và biến tần G110+Encoder để đo giá trị dòng và áp, tốc độ và chiều quay của động cơ 3 pha (1Hp) sau đó thể hiện nó trên WinCC. Hiện giờ em đang bí ở chỗ là không biết thông số nào của lệnh USS_RPM_W hay USS_WPM_W là bao nhiêu để đọc giá trị dòng và áp hả anh?
Các bạn nào biết chỉ giùm mình với! đang bí quá trời!
Mail:batista792008@gmail.com
Địa chỉ: Ninh Kiều-Cần Thơ
Anh ơi giúp em với! Em đang làm luận văn về giao tiếp chuẩn USS của S7-200(224) và biến tần G110+Encoder để đo giá trị dòng và áp, tốc độ và chiều quay của động cơ 3 pha (1Hp) sau đó thể hiện nó trên WinCC. Hiện giờ em đang bí ở chỗ là không biết thông số nào của lệnh USS_RPM_W hay USS_WPM_W là bao nhiêu để đọc giá trị dòng và áp hả anh?
Các bạn nào biết chỉ giùm mình với! đang bí quá trời!
Chào bạn, mình cũng đang làm đồ án tốt nghiệp về vấn đề này, bạn có thể cho mình biết bạn đang đọc tài liệu nào không, mình cùng nghiên cứu
Mong các cao thủ chỉ bao! cho mình hỏi khi cài đặt biến tần (3g3mv của OMRON) làm sao cho nó tự động đảo chiều quay, thay đổi tốc độ từng giai đoạn được
NGUYEN VAN DINH
Mail:
Mobile: 0982875071
Công Ty TNHH Kỹ Thuật Điện Tự Động Hóa Bắc Ninh
Web:
Chào bạn, mình cũng đang làm đồ án tốt nghiệp về vấn đề này, bạn có thể cho mình biết bạn đang đọc tài liệu nào không, mình cùng nghiên cứu
Chào bạn!
Các tài liệu mình đang đọc:
1) Biến tần: G110 của SINAMICS bảng gút gọn ( Tiếng Việt)
2) Chuẩn USS của S7-200 dịch từ phần help của Step7v3.2
3)HSC cũng dịch từ help của Step7v3.2
Còn phần WinCC mình chưa làm tới vì đang bí chỗ thông số dòng và áp từ biến tần, ngoài ra mình cũng chưa biết gì về Encoder!
Bạn biết về những cái này thì chỉ cho mình với!
Rất vui khi được cùng thảo luận cùng với bạn.
Mail:batista792008@gmail.com
Địa chỉ: Ninh Kiều-Cần Thơ
chào các bạn
mình đang sử dụng con biến tần 1336 plus II của Automatic rockwell kết nối với PLC Allen Bradley 5/40E sử dụng cho hệ thống trộn (batch) nhờ các bạn đóng góp ý kiến dùm là:
1/ biến tần mình đều khiển tất cả 12 contactor tương ứng 12 motor có công suất khác nhau,điều khiển V/F như vậy đặc tính nhiệt của biến tần mình chọn như thế nào cho tương ứng với các motor có công suất khác nhau .
2/mình muốn điều khiển motor với 3 cấp tốc độ khác nhau có được không?ví dụ như trọng lượng của mình là 1000kg thì đầu tiên motor khởi động với HZ max là 70HZ,khi con 600kg sẽ còn là 40hz và khi còn 120kg hạ xuống còn 30hz,như vậy sẽ giảm quán tính của liệu xuống loadcell rất nhiều.
mong các anh chị có kinh nghiệm đóng góp ý kiến dùm.cảm ơn rất nhiều.
Nếu chẳng một phen sương lạnh buốt
Hoa mai đâu dễ ngát mùi hương
Mình thấy nhiều bạn bảo là dùng đấu sao tam giác ngay sau động lực của biến tần làm gì. khi cài đặt biến tần chọn các chế độ khởi động và dừng máy. khai báo động cơ. bản chất của sao tam giác chỉ là giảm dòng khởi động, cái đó biến tần nó sẽ làm hết
mình dang làm đồ án về dùng plc điều khiển tốc độ động cơ ac thông qua biến tần bằng phần mềm wincc . bạn nào có tài liệu về lệnh lập trình plc điều khiển biến tần thì share cho mình vói nha. thank's
mình dang làm đồ án về dùng plc điều khiển tốc độ động cơ ac thông qua biến tần bằng phần mềm wincc . bạn nào có tài liệu về lệnh lập trình plc điều khiển biến tần thì share cho mình vói nha. qua mail " phongnhatdo_123@yahoo.com.vn' .thank's
Trừ trường hợp công suất (rất) thấp, hầu như tất cả các loại nguồn xung thông thường đều có tụ nhỏ 1 - 10nF nối giữa sơ cấp và thứ cấp, để thoát nhiễu và để chống hiện tượng tương tự tĩnh điện. Vụ này đã thảo luận vài...
Dạ chú sắm con át chống giật và thay nguồn tổ ong khác cho an toàn ạ. Đa phần nguồn xung đều xả nhiễu của bên thứ cấp về điện lưới qua 1 con tụ nên cảm giác tê sẽ khó xác định rõ ràng là do rò điện hay là nó vốn vậy...
Xin chào mọi người. E có sử dụng 1 cục nguồn tổ ong 12v-30A chạy đèn led xe trà sữa. Mà thợ thi công bị rò điện nên điện rò ra khung xe. E dùng đồng hồ đo điện ở khung xe và cả output thì thấy có dòng điện xoay chiều hơn 100v. Nên chạm...
Comment