Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Em muốn học về vi điện tử - vậy nên bắt đầu từ đâu ?

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Em muốn học về vi điện tử - vậy nên bắt đầu từ đâu ?

    Mụi mới chỉ là sinh viên năm đầu của đại học bkthphcm,tuy không hiểu các sư huynh viết nhưng em thấy rất thích, em muốn học trước những kiến thức này để có thời gian tiêu hóa cũng như chủ động hơn trong việc học của mình , không biết các sư huynh trong thành phố hcm có biết nơi nào dạy uy tính và chất lượng không , nếu biết xin chỉ giáo cho sư mụi .
    À mụi cũng đang định học orcad không biết có nơi nào dạy không nhỉ ?
    thanks
    Thanh_mai

  • #2
    Híc..! Với người ham học thì "càng học càng thấy thiếu". Tuy nhiên, thời gian và tiền bạc là có hạn. Tiền có thể vay, có thể xin chứ thời gian thì ... Nói vậy để bạn suy nghĩ kỹ hơn khi lựa chọn ngành học, cái mình thực sự cần nghiên cứu chứ đừng vội thấy hay đã thích học. Tất nhiên nếu bạn học được càng nhiều thì càng tốt nhưng nên theo trình tự ưu tiên.


    Comment


    • #3
      Vậy theo anh Yesme, xu hướng phát triển của ngành điện tử hiện nay là gì ? trong khi nhà trường chỉ trang bị những kiến thức cơ bản thôi , muốn nắm bắt được công nghệ phục vụ cho tương lai mà gần hơn là sau này khi đi làm thì người kỹ sư cần trang bị cho mình những gì .Đối với đa số những sinh viên năm hai như em bây giờ điều thiếu chính là "cương lĩnh " lãnh đạo, tụi em chỉ biết học những gì trong trường mà không biết nhu cầu của xã hội như thế nào.Tụi em không muốn học lang mang mà chỉ muốn biết cái gì thực sự cần cho một kỹ sư tương lai.
      Anh là người từng trải hãy cho em một lời khuyên về những kiến thức , các công cụ (phầm mềm ,lập trình,sách , tác giả ......) mà em cần phải học bây giờ (tất nhiên là chuyên ngành điện tử)
      cảm ơn anh trước
      Thanh_mai

      Comment


      • #4
        Nguyên văn bởi Thanh_mai
        Mụi mới chỉ là sinh viên năm đầu của đại học bkthphcm,tuy không hiểu các sư huynh viết nhưng em thấy rất thích, em muốn học trước những kiến thức này để có thời gian tiêu hóa cũng như chủ động hơn trong việc học của mình , không biết các sư huynh trong thành phố hcm có biết nơi nào dạy uy tính và chất lượng không , nếu biết xin chỉ giáo cho sư mụi .
        À mụi cũng đang định học orcad không biết có nơi nào dạy không nhỉ ?
        thanks
        Thanh_mai
        Ui! Đàn em của mình đây mà,anh thấy em nói đúng đó,cái gì cũng phải có thời gian tiêu hóa hết,nhưng mọi thứ phải có thứ tự ưu tiên,học từ cái cơ bản đến cái khó hơn.

        Kiến thức trong trường là rất quan trọng,chỉ trách mình không thể lãnh hội được hết thôi,em học khoa điện tử dhbktphcm mà mới năm 1 nữa chứ,còn nhiều thời gian mà,vả lại cũng chưa định hình con đường mình sẽ đi đâu,anh lấy ví dụ nè
        sau một 1.5 năm em sẽ được phân ngành,điều khiển tự động,điện tử viễn thông,kĩ thuật điện.
        Chưa hết đâu,ngành điện tử viễn thông khi vào năm 4 còn phân ra 2 hướng nữa,một hướng là đi sâu vào điện tử như DSP,IC design,vi xử lý,hướng kia đi vào viễn thông như mấy công nghệ mạng viễn thông ...

        Em thấy đó,làm sao em biết sau này em thích đi theo lãnh vực nào mà em học trước chứ,tốt nhất học cho tốt mấy môn cơ sở,quan trọng lắm đó,đừng khinh thường nó.Khi anh học năm nhất có học hành gì đâu,suốt ngày ngồi viết trojan,bommail,virus chứ có biết điện tử nó tròn méo ra sao đâu.Đúng là song sau xô sóng trước,sinh viên càng ngày càng giỏi,hehehe.

        Comment


        • #5
          Mình không có nhiều thời gian để viết được nhiều nhưng cũng muốn viết vài dòng với hy vọng những suy nghĩ chủ quan của mình có thể giúp được gì cho Thanh Mai và các bạn đang và sẽ mài ghế nhà trường.

          1/ Không được coi thường kiến thức cơ bản:
          Kiến thức cơ bản thường là toán - lý - hóa (dành cho khối tự nhiên và kỹ thuật). Với sinh viên học điện tử thì khối kiến thức Toán - Lý là hết sức quan trọng. Bên cạnh đó những hiểu biết về hóa học và sinh học cũng rất cần thiết và bổ ích vì xu thế công nghệ ngày nay là giao thoa giữa các ngành.

          2/ Khối kiến thức cơ sở là nền tảng cho ngôi nhà tương lai của bạn:
          Khối kiến thức cơ sở (nói riêng của điện tử - viễn thông) là những kiến thức đầu tiên về lĩnh vực này. Ví dụ, lôgic số, nguyên lý kỹ thuật mạch điện tử, lý thuyết mạch, linh kiện và vật liệu bán dẫn, kiến trúc máy tính, hệ thống số, mạng viễn thông, công nghệ tích hợp,... Là những kiến thức mà các bạn học được trong những năm thứ 2,3,4 đại học.
          Hầu hết kiến thức này đi theo bạn suốt cả quá trình làm việc và nghiên cứu về sau. Đây là nền tảng cho ngôi nhà tương lai của bạn.

          3/ Cuối cùng là khối kiến thức chuyên ngành (theo nghĩa chuyên ngành hẹp)
          Cái này thì thường tùy vào công việc của bạn, tùy thuộc vào hướng nghiên cứu của bạn. Thông thường kiến thức này được chuẩn bị "sơ bộ" (dạng nhập môn) vào năm cuối đại học tùy theo định hướng công việc của bạn. Sau đó, khi bắt tay vào công việc cụ thể bạn sẽ tiếp tục tìm hiểu và nghiên cứu về nó.

          Thông thường kiến thức cơ bản và cơ sở của bạn tốt thì bạn bắt tay vào làm việc rất nhanh.


          Comment

          Về tác giả

          Collapse

          Thanh_mai Tìm hiểu thêm về Thanh_mai

          Bài viết mới nhất

          Collapse

          Đang tải...
          X