Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Analog IC design

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Chào bạn Ngoclinh_xl,

    Thật sự thì chính tớ mới phải ngưỡng mộ các bạn thì đúng hơn. Lúc tớ học năm thứ 3 thì đến mấy công cụ của cadence, synopsys tớ còn chưa được nghe nói đến chứ nói gì đến việc thiết kế. Thật sự là bây giờ các bạn đã có điều kiện tiếp xúc với những công nghệ hiện đại hơn tớ ngày xưa rất nhiều. Nếu có điều kiện các bạn cố gắng đi "tây du" để phát triển thêm (tớ bắt chước cụ Phan kêu gọi thanh niên )
    Tớ được may mắn học dưới mái trường xã hội chủ nghĩa và cũng không may mắn ăn phải bả tư bản nên tớ biết so sánh và thấy ăn phải bả tư bản thì sướng hơn . Các bạn cứ từ từ rồi kiểm chứng.

    Comment


    • Nguyên văn bởi Rommel.de Xem bài viết
      Chào bạn Ngoclinh_xl,

      Thật sự thì chính tớ mới phải ngưỡng mộ các bạn thì đúng hơn. Lúc tớ học năm thứ 3 thì đến mấy công cụ của cadence, synopsys tớ còn chưa được nghe nói đến chứ nói gì đến việc thiết kế. Thật sự là bây giờ các bạn đã có điều kiện tiếp xúc với những công nghệ hiện đại hơn tớ ngày xưa rất nhiều. Nếu có điều kiện các bạn cố gắng đi "tây du" để phát triển thêm (tớ bắt chước cụ Phan kêu gọi thanh niên )
      Tớ được may mắn học dưới mái trường xã hội chủ nghĩa và cũng không may mắn ăn phải bả tư bản nên tớ biết so sánh và thấy ăn phải bả tư bản thì sướng hơn . Các bạn cứ từ từ rồi kiểm chứng.
      Vãi bác! bác thật biết so sánh.hehe. Em cũng muốn "Du" lắm bác nhưng học lực em yếu lắm, kinh tế nhà ko có điều kiện. Em vẫn mong có cơ hội làm ở ICDREC sau khi ra trường là tốt lắm rồi bác ạ.

      Comment


      • Bạn Ngọc Linh:
        Lần trước tớ có kiểm tra thư viện, transistor 3 terminal là fet mà.
        Tớ cũng năm 3 thôi, à "hùng hậu" là do có 2 đội, khổ nỗi cuộc thi diễn ra song song với thi giữa kỳ rồi cuối kỳ...nên....cũng hơi bị căng.

        Bác Rommel.de: Em muốn tham khảo ý kiến bác: Em theo ngành Analog IC thì "du" bên Hàn thì thế nào ạ, bên tây thì chắc em không đủ sức.

        Comment


        • Chào bạn Đức,

          Hihi vậy là tớ đã dụ được một bạn rồi. Thật đáng tiếc là tớ chẳng có kinh nghiệm gì về việc đi Hàn Quốc cả. Nhưng đứng trên phương diện thiết kế ASIC thì Hàn Quốc đúng là cũng rất mạch và có một số tập đoàn lớn. Nói chung về vấn đề chi tiết thì bạn nên tự tìm hiểu kỹ hơn. Còn về mặt tổng quát tớ có một số lời khuyên cho bạn:

          1. Thứ nhất bạn nên nghĩ xa hơn một chút, ngoài học ra bạn còn cần phải hành nữa. Tức là ngoài việc học ra bạn cũng cần có cơ hội vào làm việc trong các hãng thiết kế ASIC để tích lũy kinh nghiệm. Hai cái này phải song song với nhau. Khi bạn được trang bị kiến thức tốt rồi bạn sẽ rất dễ dàng khi vào làm việc vì tất cả các mạch trên thực tế đều dựa trên những nguyên lý cớ bản mà bạn đã được học, áp dụng thêm một số điểm cải tiến kỹ thuật. Bạn hãy cố gắng học hết những cái đó. Chính vì thế tớ nghĩ rằng môi trường tốt nhất để bạn học và sau này đi làm trong ngành vi điện tử thứ nhất là Mẽo, thứ hai là liên minh châu Âu, và sau đó mới là Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan... Thật ra thì một mình nước Mỹ và liên minh châu Âu cũng to gấp chục lần mấy nước kia nên cơ hội ở Mỹ và châu Âu cao cũng không có gì lạ.

          2. Đối với việc học Master thì mức nghiên cứu chưa sâu chủ yếu là tiếp thu kiến thức đã có sẵn, và như vậy thì không có quá nhiều sự khác biệt về việc giảng dạy ở các trường (chỉ là dạy lại kiến thức đã có sẵn). Còn việc làm PhD thì nó phụ thuộc rất nhiều và trường và giáo viên hướng dẫn. Ở rất nhiều trường, việc nghiên cứu PhD là lý thuyết, viết bài báo, nhưng cũng có một số trường (ví dụ như tớ biết là University of California Los Angeles) sinh viên phải thiết kế hoàn toàn chip, tapeout, và test.

          3. Học ở Mỹ rất tốn kém nếu bạn không được hỗ trợ về tài chính còn theo như tớ biết thì bên châu Âu rất nhiều nước thu học phí rất rẻ. Vì vậy theo tớ bạn nên lựa chọn đi Mỹ nếu như bạn được hỗ trợ tài chính và đi châu Âu nếu như không. Dù sao thì việc bạn bỏ ra một số tiền khi đi học ở châu Âu có thể được thu lại rất nhanh sau khi bạn đi làm ở bên đó. Nhật Bản, Hàn Quốc có lẽ nên là lựa chọn thứ 3.

          Comment


          • Bác Rommel.de để lại mail của bác dc ko ạ?

            Comment


            • Chào bác Rommel.de.
              "Du" thì bỏ giữa chừng rồi đi hay em phải học xong DH rồi đi hả bác? Qua bên đó lại học lại chương trình ĐH của nước đó hả bác? Bác có thể định hình 1 số trường uy tín(Bên châu âu i hì hì) mà học phí hợp í dc ko?
              Tự nhiên đang ngủ trưa thì ý thức có bước ngoặt bác. Mong bác cố vấn ạ.

              Comment


              • Bác Rommel khuyên chúng em nên đi "tây du" luôn từ bậc đại học, hay học xong đại học ở VN rồi đi học tiếp ạ.
                Nguyên văn bởi Rommel.de Xem bài viết
                Chào bạn Ngoclinh_xl,

                Thật sự thì chính tớ mới phải ngưỡng mộ các bạn thì đúng hơn. Lúc tớ học năm thứ 3 thì đến mấy công cụ của cadence, synopsys tớ còn chưa được nghe nói đến chứ nói gì đến việc thiết kế. Thật sự là bây giờ các bạn đã có điều kiện tiếp xúc với những công nghệ hiện đại hơn tớ ngày xưa rất nhiều. Nếu có điều kiện các bạn cố gắng đi "tây du" để phát triển thêm (tớ bắt chước cụ Phan kêu gọi thanh niên )
                Tớ được may mắn học dưới mái trường xã hội chủ nghĩa và cũng không may mắn ăn phải bả tư bản nên tớ biết so sánh và thấy ăn phải bả tư bản thì sướng hơn . Các bạn cứ từ từ rồi kiểm chứng.

                Comment


                • Các bạn nếu đang học đại học ở VN mà bỏ ngang giữa chừng thì phí lắm. Thôi thì các bạn cứ cố học xong đại học ở VN đi và đồng thời chuẩn bị tốt về ngoại ngữ cũng như các thứ khác rồi đi "tây du" sau khi đã học xong. Bằng đại học ở VN sang tây mà xin việc thì không mấy ai coi trọng nhưng mà xin học master thì cũng OK. Ở châu Âu có nhiều chương trình master cho sinh viên quốc tế. Thông thường sinh viên của các chương trình này đến từ Tung của, Ấn Độ, mấy nước châu Á, châu Phi, Mỹ Latinh nên bằng đại học ở VN dù chẳng ra gì thì bằng của bọn này cũng không hơn gì các bạn. Nói chung cơ hội được chia đều cho các bên. Các chương trình này ở châu Âu nhằm thu hút sinh viên từ các nước khác nhằm tăng cường một quan hệ giữa các nước nên nó không yêu cầu sinh viên vào đã phải suất sắc (nếu là sinh viên của các nước tiên tiến thì họ đã không theo mấy chương trình này). Nó cũng giống như việc đào tạo người dân tộc hay vùng sâu vùng xa ở VN vậy. Nói như thế cũng không có nghĩa chất lượng mấy chương trình này kém. Mặc dù là chương trình riêng nhưng việc học là chung vơi tất cả các sinh viên theo kiểu tín chỉ. Ai thích đăng ký học gì thì học. Một điểm nữa là nhiều chương trình như vậy dạy bằng tiếng Anh (cho sinh viên quốc tế mà).

                  Ở châu Âu về mặt điện tử đương nhiên mạnh nhất là Anh, Pháp, Đức rồi. Riêng nước Anh nằm tách biệt so với liên minh châu Âu và thu học phí rất cao nên chắc nhiều bạn sẽ không lựa chọn. Pháp nổi tiếng có hãng STMicroelectronics, Đức có hãng Infineon Technologies chắc các bạn đều biết. Bên cạnh Pháp và Đức thì ở Bỉ có viện nghiên cứu IMEC thuộc vào loại hàng đầu thế giới về vi điện tử. Viện này làm việc rất chặt với một trường đại học mà tớ quên mất tên rồi. Tuy nhiên viện IMEC hình như tập trung nghiên cứu chủ yếu là công nghệ vi điện tử chứ không phải là thiết kế vi điện tử (công nghệ chế tạo chip). Thụy Sỹ cũng có trường ETH zurich (Đại học công nghệ liên bang Zurich) cực kỳ tốt và nổi tiếng.

                  Giáo dục ở Mỹ thì lại hoàn toàn khác. Họ không có một chương trình riêng cho sinh viên nước ngoài, và họ coi tất cả sinh viên là như nhau. Ở Mỹ yêu cầu đầu tiên để được vào học là "tiền đâu", sau đó mới là trình độ của bạn. Việc xin các loại hỗ trợ về tài chính như TA, RA, hay scholarship thường chỉ dành cho PhD, và yêu cầu bạn cần có trình độ cao + may mắn. Ở Mỹ cũng có cái là có rất nhiều trường đại học nhưng cũng rất nhiều trường lởm. Ở châu Âu thì chất lượng tương đối đồng đều.

                  Có một điểm nhỏ tớ có thể nói thêm là rất nhiều trường cho phép các bạn nộp hồ sơ từ khi chưa tốt nghiệp đại học xong. Ví dụ như bạn đang học năm thứ 5, chưa tốt nghiệp nhưng dư định sẽ tốt nghiệp vào tháng 7 chẳng hạn. Bạn đã có thể nộp hồ sơ ngay từ tháng 3 để được xét, rồi sau đó còn cần thời gian làm các thủ tục khác nhau như xin visa để tháng 9 là có thể vào học ngay.

                  Comment


                  • To bác Rommel.de: cảm ơn bác về các thông tin rất hữu ích.
                    Cái IMEC như trên bác có nhắc tới làm việc rất chặt với K.U. Leuven University.
                    STMicroelectronics hình như có cả o Ý nữa ạ, không biết học ở Ý thì có phải đóng học phí không ạ?
                    Bác có biết ở Hà Lan có khóa học nào không ạ?
                    Ở Bắc Âu em cũng thấy có được miễn học phí như Đức trước đây nhưng em không rõ có chương trình nào giống như bác vừa nói cho sinh viên quốc tế như ở Đức không ạ?
                    Cảm ơn bác một lần nữa!

                    Comment


                    • Hihi, xem ra các bạn đã chuẩn bị quá tốt về thông tin để đi tị nạn giáo dục rồi còn hỏi tớ làm gì. Tớ chỉ biết một số nét sơ bộ thôi còn cụ thể bạn phải tự tìm hiểu. Chúc các bạn may mắn sớm ra đi tìm đường cứu nước.

                      Comment


                      • floating point

                        Chào mọi người,

                        Từ bây giờ thỉnh thoảng mình sẽ đưa lên một vài vấn đề hay gặp trong thiết kế. Vấn đề đầu tiên là về anh "floating point". Đây là một vấn đề rất khó chịu khi làm việc ở mức top-level, nhất là đối với dự án có sự tham gia của nhiều kỹ sư. Ví dụ như hình vẽ mô tả dưới đây:



                        Giả sử trong một điều kiện làm việc nào đó, điện áp VDDD bị tắt để tiết kiệm power nhưng khối VDDA vẫn cần thiết hoạt động. Ở trường hợp này điện áp tại net1 sẽ đi theo VDDD thời gian đầu nhưng sẽ bị giữ lại ở khoảng ~Vt. Điện áp này thông thường sẽ đủ để gây cho mạch ở khối VDDA nhiều rắc rối, tuy nhiên dòng sai khác lại chỉ khoảng vài uA. Vì vậy mà rất khó phát hiện ra bằng các công cụ mô phỏng thông thường.
                        Ngoài ra, các bạn có thể tìm hiểu thêm trong thiết kế ASIC thì nó tương đương môt số thuật ngữ hay được đề cập như kiểm tra các power domain bằng spyglass, hay sự cần thiết phải sử dụng định dạng chuẩn UPF (unified power format), ...

                        Những vấn đề dạng này các bạn có thường gặp trong thiết kế không? và các bạn đã hoặc sẽ có các cách xử lý như thế nào?

                        Mong nhận được các ý kiến đóng góp từ mọi người!
                        Thân mến

                        Comment


                        • Chào bạn Hithere123,

                          Tớ không biết có phải bạn muốn nói đến kỹ thuật power gating hay không? Nếu bạn muốn nói đến kỹ thuật power gating thì đây là một kỹ thuật bên phần số và mô tả như bạn chưa được chính xác lắm. Để tớ mô tả lại một chút cho rõ rằng hơn. Kỹ thuật power gating dùng để giảm dòng điện rò trong phần số của IC. Các công nghệ mới của IC hiện nay có dòng rò rất lớn. Ví dụ như ngày trước tớ có nghe một báo cáo của công ty nói rằng mấy chip bên tớ làm công suất tiêu thụ do dòng rò đã lớn hơn cả công suất tiêu thụ khi mạch hoạt động. Cái này cũng là bởi vì hiện nay người ta muốn giảm công suất tiêu thụ điện nên có phần nào mà chip không hoạt động là người ta cho ngay một clock gating vào đó. Vì vậy mà công suất tiêu thu do mạch chạy thật sự thì nhỏ mà công suất tiêu thụ do dòng rò lúc nào cũng có thì lớn.

                          Kỹ thuật power gating không phải là người ta tắt nguồn hay giảm nguồn xuống mức 0V. Trong kỹ thuật power gating người ta không nối thẳng các standard cell xuống đất mà chỉ nối vào một đất ảo. Đất ảo này được nối với một số con NMOS rồi mới nối xuống đất. Nếu như các bạn nhìn trên layout thì các standard cell được xếp vào với nhau giống như những cục gạch vậy. Ở giữa các hàng standard cell là 2 đường nguồn và đất ở lớp kim loại M0 chạy song song nhau. Cứ cách một khoảng thì có một số đường nguồn người ta gọi là power strap vuông góc với các đường nguồn và đất mà tớ nói đằng trước cấp điện cho các đường nguồn và đất này từ power ring ở bên ngoài. Các con NMOS dùng cho power gating người ta cũng làm tương tự như một standard cell được đặt bên dưới đường power strap dành cho đất để nối đất ảo của mạch với đất thật ở trên power ring. Sở dĩ người ta dùng NMOS và cách li đất chứ không phải là nguồn vì NMOS dẫn được dòng điện lớn hơn PMOS nên có thể dùng những transistor nhỏ và khoảng cách giữa các power strap cũng xa nhau hơn. Các NMOS này có threshold voltage cao nên dòng rò có thể giảm đi hàng chục lần.

                          Đúng như bạn nói khi người ta không sử dụng mạch này nữa người ta có thể tắt các NMOS này và khi đó điện áp đầu ra sẽ tăng dần lên mức nguồn nhưng có thể khá chậm và trong thời gian này mức tín hiệu đầu ra có thể làm ảnh hưởng đến các mạch khác. Chính vì vậy người ta phải chèn thêm vào giữa các isolation cell. Các isolation cell này khi bật lên sẽ chặn tín hiệu của đầu ra mạch không cho ảnh hưởng đến các mạch khác. Có một điểm đáng nói nữa là không phải khi nào người ta cũng cần các isolation cell này. Cái này chỉ cần đối với các tín hiệu đi từ vùng bị tắt điện sang vùng đang hoạt động (nếu từ vùng tắt sang vùng tắt, vùng hoạt động sang vùng tắt, hoặc vùng hoạt động sang vùng hoạt động thì không cần). Bên cạch vấn đề các đầu ra người ta cũng phải lưu trữ lại dữ liệu của các flipflop bên trong vùng bị tắt điện vì sau khi tắt nguồn thì giá trị của các flipflop này không lưu trữ được. Người ta cũng không thể chỉ tắt điện các phần khác mà không tắt các flipflop vì chúng đều được layout chung với nhau và sử dụng chung các đường nguồn và đất mà tớ đã nói ở trên.

                          Thường khi dùng power gating thì việc bật và tắt nguồn cần có thời gian. Dễ nhận thấy nhất đó là ít nhất bạn cần thời gian để tín hiệu đầu vào chạy qua toàn bộ mạch đưa đến đầu ra, rồi sau đó mạch mới có thể hoạt động được. Trong thời gian bật tắt này người ta đọc dữ liệu của các flipflop bên trong ra bên ngoài hoặc ngược lại, bật hoặc tắt các isolation cell. Nếu vùng bị tắt điện có sử dụng DLL để đồng bộ tín hiệu đồng hồ thì cũng có 2 khả năng. Thứ nhất là DLL không bao giờ tắt. Thứ hai nếu DLL tắt thì nó cần có một số chu kỳ để đồng bộ lại với tín hiệu đồng hồ chung. Thông thường các DLL dùng ở đây là loại số nên nó có thể lưu trữ được giá trị trễ tại thời điểm trước khi tắt nguồn. Nếu đưa giá trị này vào DLL thì DLL sẽ đồng bộ lại tương đối nhanh. Tất các các hoạt động bật tắt... đều được điều khiển số bởi controller nên về lý thuyết thì ta không gặp vấn đề gì.

                          Vấn đề căn bản của kỹ thuật power gating hay việc chèn thêm các isolation cell là ở khâu tự động hóa của EDA. Hiện nay chu trình thiết kế mạch số là sử dụng các công cụ để tự động tổng hợp mạch, tự động layout. Việc chèn thêm các isolation cell này cũng phải được đưa vào chu trình thiết kế này một cách tự động. Về mặt này thì tớ không rõ công cụ nào hiện nay làm tốt công việc này.

                          Nếu như bạn Hithere123 không phải nói đến kỹ thuật power gating mà chỉ là 2 vùng điện áp khác nhau thì người ta chỉ cần dùng level shifter là đủ rồi. Còn đối với mạch analog thì theo như tớ biết người ta không sử dụng kỹ thuật power gating. Với mạch analog thì người ta thường tắt các dòng bias hoặc các tín hiệu đồng hồ là đủ. Việc tắt dòng bias đơn giản nhất là có thể dùng một switch; trong chế độ hoạt động thì nối cực gate các transistor với drain của current mirror còn khi muốn tắt thì nối cực gate lên nguồn hoặc xuống đất. Khi đó tất cả các dòng bias đều bị chặn lại. Trong trường hợp không thể nối điện áp cực gate xuống nguồn hoặc đất thì người ta có thể đưa vào một switch ngay bên cạnh transistor của current mirror để cắt dòng đi qua. Đối với mạch tương tự, khi người ta cắt dòng bias hoặc tắt tín hiệu đồng hồ thì điện áp đầu ra thường lên mức nguồn hoặc xuống đất. Điều này không làm ảnh hưởng gì đến các mạch phần sau nó.

                          Comment


                          • Chào bạn Rommel.de,

                            Nguyên văn bởi Rommel.de Xem bài viết
                            Chào bạn Hithere123,

                            Tớ không biết có phải bạn muốn nói đến kỹ thuật power gating hay không?
                            Mình không nói tới kỹ thuật power gating trong thiết kế ASIC, vì hiện tại những công cụ sử dụng trong ASIC xử lý tự động phần floating point rất tốt (theo đánh giá của mình).

                            Ở đây, mình đưa ra trường hợp hai mạch có hai đường cung cấp nguồn khác nhau là ví dụ minh họa cho trường hợp khối mạch VDDD có nhiễu đường nguồn cao, không muốn ảnh hưởng sang khối mạch VDDA nên cần cung cấp riêng biệt hai đường nguồn. Và vì cung cấp nguồn riêng biệt nên nếu không dùng có thể tắt để tiết kiệm. Thêm nữa, thực chất VDDA và VDDD là có điện áp bằng nhau nên cũng không nhất thiết cần levelshift khi nối tín hiệu giữa hai khối này lại với nhau. Tuy nhiên, tiết kiệm được một chút thì nó lại gây ra lỗi floating point như mình đưa ví dụ ở trên.

                            Thông thường với đặc điểm floating point kiểu khác ví dụ như: VDDD vần còn; M1 và M2 đêu bị tắt dẫn tới net1 floating thì sẽ có cách mô phỏng để tìm ra. Tuy nhiên ở trường hợp này net1 bị floating ở khoảng điện áp ~Vt của PMOS. Chính điều này đã gây khó chịu cho các mạch ở khối VDDA vì quả thật, không đơn giản để tìm ra nó bằng các mô phỏng thông thường. Mục đích của mình đưa ra trường hợp này là để mọi người thảo luận xem có cách gì tìm ra nó trước khi tape-out không.

                            Đây là kinh nghiệm thực tế mình gặp phải, và nó là lỗi do sự bất cẩn của người kỹ sư vì người kỹ sư không lường trước được khi power down thì có floating ~ Vt như vậy và kết quả là đã gây ảnh hưởng sang khối hàng xóm. Mặc dù, hiện nay trong thiết kế mixed-signal thì phần interface giữa các khối với nhau được định nghĩa trạng thái rất rõ ràng khi power down nhưng với thiết kế có nhiều lớp mạch và do nhiều kỹ sư tham gia thì lỗi dạng này vẫn tồn tại.

                            Thân mến,

                            Comment


                            • Chào bạn Hithere123,

                              Tớ chưa thật sự hiểu rõ yêu cầu mạch của bạn lắm nhưng tớ nghĩ lỗi này có thể tìm ra được nếu chạy mô phỏng full-chip verilog simulation. Trước khi chạy full-chip verilog simulation bạn phải mô phỏng các mạch tương tự bên trong chip bằng model trên verilog. Trong model này khi không có điện thì tín hiệu ra là 'X' thay vì một giá trị nào đó lúc trước. Điểm này hay hơn ở chạy mô phỏng tương tự vì tương tự chỉ có các mức điện áp. Nhiều khi điện áp lưu lại mức lúc trước nên mô phỏng full-chip không nhận ra dễ dàng. Khi chạy mô phỏng bạn tạo config trên virtuoso và lựa chọn sử dụng model thay vì schematic của mạch, tạo ra full chip netlist, rồi sau đó chạy mô phỏng bình thường.

                              Có vài điểm tớ chưa được hiểu rõ ý bạn. Thứ nhất mạch của bạn là tương tự hay số. Hai cái này rất khác nhau ở cách thiết kế nên xử lý cũng khác nhau. Mạch số người ta thường tổng hợp mạch còn mạch tương tự thì người ta thiết kế bằng tay. Điểm thứ hai tớ muốn hỏi lại là bạn thật sự tắt nguồn điện sao? Bạn tắt nguồn bằng cách nào, có phải là dùng một transistor dưới dạng switch để cắt nguồn tương tự như phương pháp power gating hay dùng cách nào khác? Nếu như mạch bạn là số thì theo tớ biết việc tắt nguồn người ta thường dùng phương pháp power gating mà thôi; còn nếu mạch bạn là tương tự thì theo như tớ biết người ta không cắt nguồn của mạch tương tự. Mạch tương tự tiêu thụ dòng chủ yếu là bias, chỉ cần cắt các dòng này là đủ rồi.

                              Comment


                              • chào mọi người,

                                Em cũng đang ngâm cứ về power consumption analysis nên cũng mún đóng góp một vài ý kiến . Theo em nghĩ thì cách khắc phục vấn đề floating point khi giao tiếp giữa một power-managed block với 1 block luôn on là chèn thêm isolation cell như anh Rommel.de đã đề cặp ở trên. Isolation thì có 3 loại:
                                1. Giữ giá trị 0 khi power turn off.
                                Click image for larger version

Name:	iso2.png
Views:	1
Size:	9.3 KB
ID:	1350034
                                2. Giữ giá trị 1 khi power turn off.
                                3. Giữ giá trị gần nhất khi power turn off.
                                Click image for larger version

Name:	iso1.png
Views:	1
Size:	31.2 KB
ID:	1350035
                                Với loại thứ 3 theo như hình vẽ thì phải chèn thêm 1 IV, 3 NMOS và 1 PMOS


                                Như vậy trong tình huống anh Hithere123 đưa ra thì em nghĩ là phải biết được block VDDD bị turn off khi nào ( sleep signal quản lý power của mạch này ) thì mới giải quyết được vấn đề Túm lại là trách nhiệm thuộc về nhóm thiết kế block VDDD. Hok biết em có nói sai gì hok, mong mọi người chỉ bảo thêm

                                Mặc dù, hiện nay trong thiết kế mixed-signal thì phần interface giữa các khối với nhau được định nghĩa trạng thái rất rõ ràng khi power down nhưng với thiết kế có nhiều lớp mạch và do nhiều kỹ sư tham gia thì lỗi dạng này vẫn tồn tại.
                                Em kô hiểu tại khi thiết kế nhiều lơp mạch bị vấn đề floating point?? Mong anh giải thích rõ hơn giúp em

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                hithere123 Tìm hiểu thêm về hithere123

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X