Nếu đây là lần đầu tiên đến với Điện Tử Việt Nam, bạn có thể đọc phần Hỏi đáp bằng cách nhấn vào liên kết. Có thể bạn cần đăng kí trước khi có thể gửi bài . Để bắt đầu xem bài viết, chọn diễn đàn bạn muốn thăm dưới đây.
Các ACE cho mình hỏi là ở Hà Nội có chỗ nào dạy về thiết kế IC không. Mình có tìm kiếm mà chỉ thấy có ở tp HCM (ICDREC website)
Mình xin cảm ơn rất nhiều!
Cá nhân em hoàn toàn nhất trí với các quan điểm của bác Rommel.de.
Bạn nào có điều kiện thì nên tây du, đông du . . ., để tự cảm nhận và rút ra được quan điểm đúng đắn nhất
Tùy thôi chú em ạ, chả có cái gì đúng tuyệt đối cả, ý kiến của Romedel cũng là đứng 1 phía và 1 cách nhìn thôi.
Thật phải tạ ơn trời phật vì tớ đã chạy khỏi cái thiên đường XHCN này. Tớ cũng chẳng có hi vọng gì thay đổi cái chế độ cộng sản ở VN, cũng như giúp VN phát triển hơn. Mong rằng sẽ ngày càng nhiều các bạn trí thức ở VN rời bỏ cái thiên đường XHCN này đi.
Bạn đừng viết chỗ này thì bài của bạn đọc sẽ khách quan hơn.
Các ACE cho mình hỏi là ở Hà Nội có chỗ nào dạy về thiết kế IC không. Mình có tìm kiếm mà chỉ thấy có ở tp HCM (ICDREC website)
Mình xin cảm ơn rất nhiều!
Bạn đừng học làm gì, sẽ không dùng được nhiều đâu. Đây không phải là nghành hot, và kiếm tiền được ở Việt Nam. Chỉ để cho biết thì OK.
Hì, bác Rommel.de tiêu cực quá. Mà cái gì quá cũng không tốt. Bác cứ tích cực post bài, tích cực truyền kiến thức cho những ai muốn học qua diễn đàn là ổn rồi, . Mà nếu có thể, bác dẫn dắt anh em tiếp cận trực tiếp được với khoa học, kỹ thuật thế giới thì tốt nhất, .
Thêm một bài báo về tình trạng học và làm ở Việt Nam. Khoa học Việt Nam có đang đứng trước nguy cơ “tuyệt tự” - Sự kiện - Dân trí
Em nghĩ còn nhiều người có tự trọng và tâm huyết lắm, .
Tùy thôi chú em ạ, chả có cái gì đúng tuyệt đối cả, ý kiến của Romedel cũng là đứng 1 phía và 1 cách nhìn thôi.
Bạn đừng viết chỗ này thì bài của bạn đọc sẽ khách quan hơn.
Chú anh, em chỉ nếu quan điểm cá nhân thôi mà, hehe. Mỗi người phải tự trải nghiệm và có một cách cảm nhận riêng, hehe. Chứ nếu em mà mê món cà dầm tương thì VN là thiên đường của em, hehe.
Bạn đừng học làm gì, sẽ không dùng được nhiều đâu. Đây không phải là nghành hot, và kiếm tiền được ở Việt Nam. Chỉ để cho biết thì OK.
Em học cho biết đã, kiếm tiền đc thì chắc còn lâu anh.
Anh noisepic biết chỗ nào dạy thì chỉ cho em với.
Mà nếu anh dạy luôn thì cho em 1 chân cắp tráp theo anh!
Đây là diễn đàn mang tính chất kỹ thuật và không khuyến khích đề cập tới những vấn đề mang tính "chính trị" nên từ khi tham gia mình hiếm khi có những bài viết nằm ngoài những trao đổi kỹ thuật. Tuy nhiên, rất đáng quý vì bạn đã thẳng thắn chia sẻ suy nghĩ và cách nhìn của bạn trên diễn đàn. Vì vậy, mình cũng chia sẻ với bạn và mọi người một vài suy nghĩ thế này:
Chúng ta chắc đều đã nghe đâu đó ý nói "cái gì đang tồn tại thì đều phải có một cái lý nào đấy" hay "hợp lý thì tồn tại". Mình không ca ngợi Đảng hay Nhà nước, nhưng nhìn vào lịch sử, mình thấy trước kia và hiện nay thì vẫn chưa thấy có "cái gì" tốt hơn. Thời bạn ăn bo bo thay cơm còn sướng hơn thời ông bà mình sống ở miền Bắc năm Ất Dậu. Nếu dịp nào đó bạn về Việt Nam có điều kiện hãy "phượt" một chuyến, bạn sẽ hiểu đồng bào mình đang sống trong những điều kiện khó khăn đến thế nào.
Mặc dù ngày càng xuất hiện nhiều thông tin không hay, nhưng nó chỉ mang tính "hiện tượng" chứ không phải là "bản chất". Vẫn còn đó những thày/cô giáo hàng ngày mang cái chữ lên vùng cao, vẫn còn những anh lính đêm ngày canh gác tuần tra để bình yên cho chúng ta hàng ngày đi làm kiếm tiền. Đảng với hơn 3 triệu thành viên của mình vẫn là một tập hợp của những thành viên ưu tú nhất. Chúng ta vẫn cần họ, cần những con người dấn thân như thế.
Còn nói về các nước phát triển hiện nay, mình thấy dân họ sướng hơn phần còn lại của thế giới rất nhiều, tuy nhiên cuộc sống đó, theo mình họ có được một phần là nhờ kết quả của hàng thế kỷ đi cướp bóc (khai phá văn mình) của cha ông họ. Về bản thân mình, mình ăn khoai tây chiên thấy nó không ngọt bằng khoai nướng mặc dù khoai nướng thì cái vỏ nó đen xì, phải bẩn tay bóc và nhìn thì không được hấp dẫn như khoai tây chiên.
Ngoài ra, những vấn đề bạn đưa ra, đứng về mặt kỹ thuật thì nó chính là "bug/issue" để chúng ta giải quyết, ai có thể giải quyết thay được. Một xã hội với trình độ dân trí cao thì những "hiện tượng" này sẽ không thể còn tồn tại. Chính vì vậy mình đồng ý với quan điểm của bạn ở chỗ những ai có điều kiện thì nên đi ra ngoài học.Tuy nhiên hãy học và tiếp thu tri thức của nhân loại; đừng tự ti về dân mình, mắt thật sáng, lòng thật trong để nhìn nhận mọi việc và sàng lọc thông tin.
Một vài dòng chia sẻ,
Thân mến
P/S: @cachep: Ở Hà nội có một phòng thí nghiệm LSI ở đại học quốc gia (hình như bác yesme đang làm ở đó), bạn có thể tìm hiểu chương trình cao học ở đấy thử xem.
Ngoài ra, những vấn đề bạn đưa ra, đứng về mặt kỹ thuật thì nó chính là "bug/issue" để chúng ta giải quyết, ai có thể giải quyết thay được. Một xã hội với trình độ dân trí cao thì những "hiện tượng" này sẽ không thể còn tồn tại. Chính vì vậy mình đồng ý với quan điểm của bạn ở chỗ những ai có điều kiện thì nên đi ra ngoài học.Tuy nhiên hãy học và tiếp thu tri thức của nhân loại; đừng tự ti về dân mình, mắt thật sáng, lòng thật trong để nhìn nhận mọi việc và sàng lọc thông tin.
Tớ có đọc qua bài viết của giáo sư Mô. Nói thật tớ có lẽ chỉ thuộc loại học trò của giáo sư thôi, nhưng tớ cũng xin mạn phép đưa ra vài ý kiến thế này.
Bài viết của giáo sư nhấn mạnh đến ý nghĩa và lợi ích to lớn của ngành vi điện tử. Giáo sư đã dẫn chứng ra sự phát triển của ngành vi điện tử đối với nước Nhật và ý nghĩa của nó. Tớ nghĩ rằng điều này hoàn toàn chính xác và gần như không ai có thể bác bỏ được. Ngành vi điện tử có lẽ thuộc về ngành công nghệ nguồn, nó là nền tảng cho cả ngành điện tử và bán dẫn. Nếu VN làm chủ được công nghệ này thì thật quá quá tốt.
Tuy nhiên giáo sư chưa chỉ ra một định hướng phát triển cụ thể (perspective) cho ngành vi điện tử ở VN. Làm bất kỳ một việc gì cũng cần có một mục tiêu rõ rằng để tiến tới, một định hướng cụ thể để làm theo, và những mốc (milestone) để đánh giá và điều chỉnh lại. Tớ lấy ví dụ như trong bài viết của giáo sư có nhắc đến dự án VL project của Nhật Bản. Ngoài ra tớ cũng phải nói ngành vi điện tử có lẽ là một trong những ngành phát triển nhanh nhất nhưng cạnh tranh cũng tàn khốc nhất. Để cạnh tranh lẫn nhau, các hãng hiện nay đã ném hàng triệu USD để phát triển những công nghệ kỹ thuật mới và vòng đời của những công nghệ này nhiều khi quá ngắn ngủi. Cái này các bạn có thể thấy rõ nhất qua việc giảm kích thước transistor trong các thiết kế hiện nay. Cách đây khoảng một năm tớ có đọc một báo cáo về công nghệ 28 nm (báo cáo này có lẽ đã cũ hơn nữa). Các chip SRAM prototype dùng công nghệ 28 nm có tỉ lệ sản phẩm hoàn hảo chỉ hơn 50 %, và tỉ lệ sản phẩm sau khi sửa lỗi chỉ hơn 60% (con số cụ thể thì tớ không nhớ được, còn việc sửa lỗi là bên trong chip có redundancy nên có thể thay thế phần bị lỗi bằng những phần dự phòng). Về công nghệ 22/20 nm mà các hãng đang phát triển, nếu tớ không nhầm thì đây là kích thước đầu tiên mà bước sóng ánh sáng không đủ khả năng để làm quang khắc (lithography). Để chế tạo các transistor thì người ta dùng đến kỹ thuật double patterning. Trên wiki có giới thiệu sơ qua về kỹ thuật này.
Các bạn cứ nhìn lại một số ngành được VN ưu tiên phát triển trong thời gian gần đây như công nghệ thông tin hay đặc biệt hơn là ngành công nghiệp xe hơi và công nghiệp tàu thủy, hoàn toàn thất bại. Một điều đơn giản ai cũng biết là không phải cứ muốn và ném tiền vào là có thể phát triển. Ngành vi điện tử của Hàn Quốc bị rất nhiều nước chỉ trích vì các công ty được sự tiếp sức của chính phủ cạnh tranh một cách không công bằng về giá cũng như chủng loại sản phẩm với các hãng khác. Nhưng nếu tớ không nhầm thì vào khoảng năm 2000 Samsung giới thiệu ra thị trường chip NAND flash gần như đánh sập hết các hãng làm NOR flash khác. Chip NAND flash có diện tích mỗi cell nhớ là 4f^2 đây là mức nhỏ nhất về mặt lý thuyết có thể tích hợp được của công nghệ planar. Qua đây mới thấy những nước như Nhật Bản, Hàn Quốc vươn lên trong các ngành công nghệ cao nhờ các innovation mà họ tạo ra. Với cách phát triển như hiện nay ở VN thì có thể tạo ra được innovation không?
Về chuyện chính trị thì thật ra tớ cũng không muốn nói trong diễn đàn này làm gì, chỉ là tớ hay đi chơi với các anh cờ vàng nên bị nhiễm vậy thôi. Tớ cũng biết rõ ở đâu cũng có người giỏi, người kém, ở đâu cũng có người tốt, người xấu. Thậm chí trong cùng một con người cũng có những mặt tốt và mặt xấu. Chỉ đáng buồn là môi trường của VN hiện nay làm cho những người tốt bị ức hiếp, những kẻ xấu lại được hãnh tiến. Một kết quả tất yếu là những mặt xấu trong con người có được môi trường để phát triển, và những mặt tốt thì bị che khuất. Đương nhiên cũng vẫn còn nhiều những người như bạn thuclh nói là "tự trọng và tâm huyết lắm". Những người đó tớ phải cúi mình ngưỡng mộ vì tớ hoàn toàn không bằng được. Tớ hi vọng tất cả các bạn ở đây đều làm được như vậy. Nhưng bạn có thấy thật quá bất công cho những người như vậy trong xã hội này không?
P/S: @cachep: Ở Hà nội có một phòng thí nghiệm LSI ở đại học quốc gia (hình như bác yesme đang làm ở đó), bạn có thể tìm hiểu chương trình cao học ở đấy thử xem.
Đính chính anh hithere123 cái Đó là phòng thí nghiệm những hệ thống tích hợp thông minh SIS (Trường ĐH Công Nghệ - ĐHQGHN), có nhóm thiết kế vi mạch do anh yesme@ đứng đầu. Và chương trình cao học kết hợp với ĐH Paris-Sud 11 của Pháp.
Đính chính anh hithere123 cái Đó là phòng thí nghiệm những hệ thống tích hợp thông minh SIS (Trường ĐH Công Nghệ - ĐHQGHN), có nhóm thiết kế vi mạch do anh yesme@ đứng đầu. Và chương trình cao học kết hợp với ĐH Paris-Sud 11 của Pháp.
Bác Gimemecs1315 cho em thêm một số thông tin về cái chương trình kết hợp với Paris-Sud11 với ạ
@hithere123: Em cảm ơn bác!
Đương nhiên cũng vẫn còn nhiều những người như bạn thuclh nói là "tự trọng và tâm huyết lắm". Những người đó tớ phải cúi mình ngưỡng mộ vì tớ hoàn toàn không bằng được. Tớ hi vọng tất cả các bạn ở đây đều làm được như vậy. Nhưng bạn có thấy thật quá bất công cho những người như vậy trong xã hội này không?
Hì, em thuộc đội cổ vũ vì khả năng thi đấu có hạn, .
Hôm nay em mới được nghe về mạng không dây tốc độ cao dùng kỹ thuật truyền dẫn 60 GHZ . Em có nghe loáng thoáng về con ADC 100-Gsps (khiếp tốc độ cao quá ). Em không biết với mấy con ADC, DAC tới hàng trăm Gsps thì nó thế nào ạ? Họ có dùng mấy cấu trúc thông thường như ramp-compare, delta-sigma, pipeline . . . hay thế nào ạ?
Xin các bác chỉ giáo giúp!
Em xin cảm ơn!
Hôm nay em mới được nghe về mạng không dây tốc độ cao dùng kỹ thuật truyền dẫn 60 GHZ . Em có nghe loáng thoáng về con ADC 100-Gsps (khiếp tốc độ cao quá ). Em không biết với mấy con ADC, DAC tới hàng trăm Gsps thì nó thế nào ạ? Họ có dùng mấy cấu trúc thông thường như ramp-compare, delta-sigma, pipeline . . . hay thế nào ạ?
Xin các bác chỉ giáo giúp!
Em xin cảm ơn!
Cụ thể thì tớ cũng không biết chính xác người ta làm như thế nào nhưng tớ có thể giới thiệu với bạn một chút về những thứ mà tớ biết.
Truyền dẫn ở tần số 60 GHz là một chuẩn mới. Ở khoảng tần số 60 GHz, tín hiệu vô tuyến bị suy hao rất, rất mạnh trong không khí vì thế tín hiệu phát ra chỉ truyền đi trong phạm vi khoảng 3m tối đa là 10m. Nhờ khoảng cách truyền ngắn như vậy nên tín hiệu truyền phát trong khoảng tần số này sẽ không can nhiễu đến những khoảng tần số khác đã được dành riêng cho các thiết bị khác nhau. Tuy nhiên cũng vì khoảng cách ngắn như vậy nên nó chỉ dùng để truyền dẫn trong nhà. Người ta dự định dùng để truyền dẫn cho các thiết bị trong nhà như giữa TV và DVD... thay cho cable. Thật sự mà nói thì tớ cũng không rõ làm vậy có phải là hay không hay tốt nhất cứ dùng cable lai đơn giản nhất.
Trong kỹ thuật vô tuyến thông thường tín hiệu số ở mức baseband sau đó chuyển qua ADC/DAC sang tương tự, qua bộ mixer chuyển lên mức RF rồi mới truyền đi. Bên cạnh đó còn có kỹ thuật direct sampling. Tất cả tín hiệu cả phần baseband lẫn RF đều là tín hiệu số. Việc nhân tần của mixer giữa tín hiệu baseband và LO được thực hiện bằng mạch nhân số. Kỹ thuật này cần ADC/ DAC hoạt động ở tần số rất cao vài Gigasample. Kỹ thuật direct sampling này gần như rất ít khi được sử dụng vì mạch ADC/DAC chạy ở tần số cao như vậy thì tiêu thụ công suất lớn lắm. Bạn thấy con chip máy tính của bạn khi chạy ở tần số vài GHz với khi chạy ở tần số vài trăm MHz thì mức tiêu thụ điện khác nhau thế nào là hiểu rồi. Các chip dùng để thu phát tín hiệu vô tuyền thường dùng cho điện thoại, máy tính xách tay, GPS... nên không thể sử dụng phương pháp này được.
Direct sampling cũng có một số ưu điểm. Ưu điểm lớn nhất của nó là có thể lấy ra đồng thời nhiều tín hiệu trên các tần số khác nhau. Để lấy ra nhiều tín hiệu trên các tấn số khác nhau thì người ta cần có nhiều mixer, nhân tần tín hiệu RF với các tấn số giao động LO khác nhau. Với phương pháp direct sampling, việc nhân tần thực chất chỉ là những mạch nhân số thông thường nên có thể làm nhiều bộ nhân rất dễ dàng. Trong khi đó với kiểu truyền thống thì người ta cần tạo ra nhiều tín hiệu giao động LO khác nhau. Tớ lấy ví dụ như các bộ giải mã tín hiệu truyền hình số cho phép bạn xem đồng thời nhiều kênh cùng lúc (chia màn hình TV thành nhiều phần và chiếu nhiều kênh). Việc xem đồng thời nhiều kênh truyền hình có lẽ sử dụng phương pháp direct sampling này. Tuy nhiên phương pháp này chỉ áp dụng được với kỹ thuật ghép kênh theo tần số (FDM) đã tương đối lạc hậu. Các kỹ thuật mới như OFDMA, hoặc CDMA cho phép phát tín hiệu trên cùng một tần số với một băng tần rộng. Khi đó kiểu đổi tần bằng tín hiệu analog lại đơn giản hơn.
Bạn nói con ADC/DAC đó lấy mẫu tới hàng trăm Gsps thì chắc là dùng kiểu direct sampling với tín hiệu 60 GHz rồi. Cái này thì tớ hơi thấy lạ vì chuẩn 60GHz là chuẩn mới nên người ta có lẽ sẽ sử dụng kiểu truyền là OFDMA, nên đổi tần bằng mạch analog thì sẽ tốt hơn và đơn giản hơn. Các mạch ADC/DAC chạy tần số cao như vậy được một phần là nhờ kỹ thuật pipeline tức là chia phần chạy ra làm nhiều đoạn để tăng tần số đồng hồ, một phần là nhờ việc chuyển đổi song song nối tiếp tức là bạn có thể dùng vài đường để lấy mẫu và xử lý chúng đồng thời. Khi đó tốc độ xử lý trên mỗi đường lấy mẫu cũng giảm xuống. Dù là như vậy thì tốc độ hàng trăm Gsps cũng rất rất cao. Nếu tớ không nhầm thì tần số cắt của silicon cũng chỉ khoảng vài trăm GHz. Những mạch ADC/DAC làm việc ở tần số dưới 10Gsps khá phổ biến và đã có thể dùng cho phương pháp direct sampling rồi. Mấy mạch khủng như vậy tớ nghĩ bạn có thể vào JSSC (Jounal of Solid-State Circuits) để xem. Trong đó giới thiệu rất nhiều thiết kế khủng.
Đấy gọi là cái "điểm gãy" trong đồ thị điện áp - dung lượng còn lại. Dùng điện áp hở cực để xác định sắp hết hoặc gần đầy thì vẫn tạm ổn. Dùng để đo SOC/DOD thì đừng. Ngay cả số km đã đi cũng chả xác định được...
Xin cảm ơn bác bqvietluônnhiệt tình cho biết nhiều thông tin quí báu, cảm ơn bạn mèomướpcó ví dụ đơn giản và dễ hiểu, cảm ơn tất cả đã bớt chút thời gian quí báu vào đây đọc bài.
Cảm ơn bác nhathung1101cho thông tin và chúc mừng bác mua được những tấm pin NLMT cực tốt theo...
Dạ chú nhat... cứ coi pin mặt trời như 1 cái ắc qui nhìu ngăn mắc nối tiếp ấy ạ. Khi 1 ngăn yếu thì cả cái ắc qui yếu luôn ạ. Nó có nhìu bộ nối tiếp mắc song song nên bị che 1 khoảng nhỏ ảnh hưởng nhìu nhưng chắc ko đến nỗi mất 50% đâu ạ...
Nếu nói bị cái lá che sáng mà giảm 50% thì tôi càng không tin, bởi trên vườn tôi mặc kệ ông trời làm vệ sinh.
Tức là lá tự rụng, gió tự dọn. Ai hơi đâu mà leo lên dọn. Nếu phải như thế thì tôi dek thèm lắp làm gì.
Comment