Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Analog IC design

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #76
    Chào em,

    Anh đoán ADC của em thiết kế theo cấu trúc pipeline. Theo kinh nghiệm của anh, hai vấn đề hóc búa cần giải quyết đối với mạch so sánh dùng trong mạch ADC là triệt tiêu offset và tăng tốc độ (liên quan đến tính toán hệ số khuếch đại). Tuy nhiên, anh sẽ liệt kê dưới đây các thông số kỹ thuật của mạch so sánh, tùy vào yêu cầu của mạch ADC em định thiết kế, em sẽ tự rút ra kết luận cho những chỉ tiêu kỹ thuật em cần.

    - Dải điện áp cung cấp và dòng điện tiêu thụ: Ở đây, người kỹ sư cần biết mạch so sánh sẽ hoạt động ở dải điện áp cung cấp nào và dòng điện tiêu thụ của mạch tối đa là bao nhiêu để có thể tối ưu cấu trúc thiết kế và phân bố dòng cho các khối chức năng trong mạch.
    - Offset: Thông thường thông số này sẽ có ảnh hưởng trực tiếp tới phẩm chất của ADC. Một trong những kỹ thuật bù offset đã được giới thiệu trong bài viết về Chopper Stabilized Op-Amp cũng ở trong luồng thảo luận này (#42), em có thể tham khảo lại.
    - Dải điện áp của tín hiệu vào (common-mode input voltage range): Đây cũng là một thông số cần tính đến nếu chỉ tiêu này của mạch so sánh quan hệ trực tiếp với dải điện áp của tín hiệu vào.
    - Trễ: Nếu mạch so sánh đồng bộ với xung clock, tín hiệu ON/OFF hoặc có yêu cầu nghiêm ngặt về sườn xung (slew rate) thì chỉ tiêu kỹ thuật này cũng cần được mô phỏng kiểm tra kỹ.
    - Ngoài ra, thông số hysteresis hay glitch của tín hiệu ra cũng nên được xem xét nếu cần.

    Về tài liệu thì em có thể tham khảo lại bài giới thiệu về Op-amp (#13) để có cái nhìn tổng quát sau đó tìm kiếm những tài liệu đại loại như “High-Speed CMOS comparator + ADC”, … anh nghĩ là sẽ có rất nhiều tài liệu tham khảo hay ví dụ như đường dẫn dưới đây:

    http://www-mtl.mit.edu/researchgroups/hslee/pub06.pdf

    Thân mến.

    Comment


    • #77
      Tổng kết tuần thứ ba + thứ tư

      [1] Hiệu quả của chương trình:

      - Số lượt đọc tuần thứ 3+4: 7123 - 6550 = 573 lượt đọc (/4 bài viết); Tuần 1: 124 lượt / 2 bài viết; tuần 2: 408 lượt/8 bài viết.

      - Tổng số thành viên hướng ứng chương trình : 1 + 2 + 0 + 0 = 3 e-mail.

      - Phản hồi về nội dung hoạt động tuần thứ 3+4:
      + 0 phản hồi đóng góp, trả lời các câu hỏi trong bài viết mô hình tín hiệu nhỏ.
      + 1 phản hồi cảm thấy có ích về bài viết mô hình tín hiệu nhỏ (#74).

      - Nội dung thảo luận qua e-mail:
      + Không có.

      [2] Thông tin tổng hợp:

      - Hội nghị chuyên đề giới thiệu PMIC và MCU do TI tổ chức ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh vào đầu tháng 6. Mọi người có thể vào đường dẫn dưới đây để đăng ký tham dự:

      http://focus.ti.com/asia/general/201005-techday-reg.htm

      (TI đã có mặt ở Việt Nam từ tháng 7 năm 2008.)

      [3] Thư ngỏ và các phản hồi:

      - Thư ngỏ: http://www.dientuvietnam.net/forums/...t=18379&page=7 (#63)

      - Thảo luận hay:
      http://www.dientuvietnam.net/forums/...ad.php?t=18379 (#4,#6)
      http://www.dientuvietnam.net/forums/...t=18379&page=5 (#48)
      http://www.dientuvietnam.net/forums/...t=18379&page=6 (#54, #59)

      - Thông tin chú ý:
      + Không có.

      [4] Dự kiến hoạt động tuần thứ 5:

      - Mô hình tín hiệu nhỏ (tiếp tục)

      Chúc mọi người cuối tuần vui vẻ!

      Thân mến.

      Comment


      • #78
        anh hithere có thể viết 1 ít về thiết kế số đựoc không

        anh viết rất hay ,can continues......

        Comment


        • #79
          Nguyên văn bởi hungthientu Xem bài viết
          anh viết rất hay ,can continues......
          Cám ơn em đã động viên

          Nguyên văn bởi hungthientu Xem bài viết
          anh hithere có thể viết 1 ít về thiết kế số đựoc không
          Một chút tổng quan về thiết kế số đã được đề cập ở hai bài viết dưới đây, em có thể tham khảo:

          http://www.dientuvietnam.net/forums/...ad.php?t=17173 (#3)

          http://www.dientuvietnam.net/forums/...ad.php?t=36044 (#4)

          Thân mến.

          Comment


          • #80
            Latch-up và tiếp giáp p-n-p-n.

            Nguyên văn bởi hithere123 Xem bài viết
            ... vậy bạn nào có thể cho biết thực chất (ý nghĩa) của việc nghiên cứu mô hình này là để làm gì không?

            ...

            - Trong thực tế mosfet có 4 cực chính là cực máng (drain), cực nguồn (source), cực cửa (gate) và cực body. Cực body thường được nối với điện áp đất (với NMOS) hoặc nguồn (với PMOS). Có thể nối cực body này ở vị trí điện áp khác nguồn và đất như trên không? Nếu được thì khi nào mới nối được? Và cấu tạo gì đặc biệt?
            - Giải thích trạng thái pinch-off?
            Hi vọng các câu hỏi trên sẽ là những gợi ý tốt cho các bạn khi tìm hiểu về CMOS.

            Để kết thúc phần giới thiệu về MOSFET mình giới thiệu với các bạn nghiên cứu về hiện tượng latch-up. Mặc dù nó liên quan nhiều đến kỹ thuật layout, và là một trong những yêu cầu kiểm tra chất lượng các mạch tích hợp, nhưng nguồn gốc của nó lại là các mạch điện hình thành từ những linh kiện ký sinh tạo bởi các lớp tiếp giáp pn trong quá trình chế tạo MOSFET. Và từ đây, hy vọng sẽ có gợi ý cho các bạn biết làm thế nào các transitor lưỡng cực được chế tạo trong công nghệ CMOS.

            Hình vẽ trong đường dẫn dưới đây mô tả cấu trúc vật lý một mạch NOT và sơ đồ nguyên lý các transistor lưỡng cực ký sinh tương đương
            http://www.ece.drexel.edu/courses/EC.../latch-up.html

            Phần giải thích nguyên lý của hiện tượng latch-up như trong tài liệu trên có một chút khó hiểu. Có thể làm rõ lại như sau: Trong hoạt động thông thường, giả sử có nhiễu ở chân out làm cho điện áp của chân out nhỏ hơn điện áp đất (giả sử 1V). Nghĩa là cực emitter thứ 2 của Q2 (cực drain của NMOS) sẽ có điện áp -1V, làm cho Q2 bắt đầu dẫn dòng (vì Vbe ~ 1V). Do đó sẽ có điện áp rơi trên Rwell. Đến lượt Q1 cũng sẽ được thông (Vbe1 = I*Rwell > 0V) và sẽ có điện áp rơi trên Rsub. Đến lúc này không cần một điện áp âm ở vout nữa, Q2 vẫn tiếp tục dẫn dòng do đặc tính hổi tiếp và khuếch đại dòng điện của mạch này. Kết quả là sau một khoảng thời gian dòng điện chảy qua sẽ rất lớn đủ để làm hỏng linh kiện.

            Thông thường các mô hình MOSFET dùng trong mô phỏng mạch điện sẽ không bao gồm Rwell, Rsub, các transistor lưỡng cực ký sinh này. Vậy có bạn nào đã thử sửa đổi mô hình của MOSFET để có thể mô phỏng được hiện tượng này chưa, hy vọng đây là một gợi ý thú vị khi nghiên cứu phần MOSFET vốn rất nhàm chán này.

            Phần mềm LTSPICE và mô hình mosfet đã được giới thiệu trong luồng thảo luận này có thể thực hiện được ngợi ý này.
            http://www.dientuvietnam.net/forums/...t=18379&page=7 (#61, #62)

            Chúc các bạn thành công!

            Thân mến.

            Comment


            • #81
              chào các bạn, mình cũng khá thích lĩnh vực IC design, rất vui vì biết đến diễn đàn, từ đó có thể học hỏi đc ở mọi người. Hiện tại mình co' người bạn gửi tặng bản Cadence Virtuoso 6.1 chạy trên máy ảo vmware, không biết mọi người có quan tâm đến không ? có gì mình sẽ upload lên rapidshare hoặc mediafire (xin lỗi bạn hithere123 vì đã làm lệch topic nhé)
              Last edited by DNA>; 13-05-2010, 12:00.

              Comment


              • #82
                đừng up phần mềm ở đây

                ở đây chỉ thảo luận cách thức ,phương pháp ,cách tối ưu thiết kế

                phần mềm và link download có thể tham khảo ở đây:

                http://www.dientuvietnam.net/forums/...ad.php?t=33893

                Comment


                • #83
                  Rất vui vì có thêm thành viên quan tâm tới lĩnh vực thiết kế IC tham gia thảo luận. Hy vọng sẽ có thêm những trao đổi thú vị trong thời gian tới.

                  Trong hơn một tháng qua, số lượng thành viên thực sự tham gia thảo luận rất hạn chế (không có những trao đổi thường xuyên), nên mục tổng kết cuối tuần chỉ nhằm phục vụ nhu cầu thống kê cho một người (bản thân mình). Như vậy là không hữu ích cho cộng đồng, thậm chí đã góp phần tiêu tốn tài nguyên diễn đàn, nên bắt đầu từ tuần này mình sẽ dừng đưa lên phần tổng kết và trong thời gian tới chỉ tiếp tục với những bài viết của chương trình (bài tới sẽ giới thiệu về linh kiện điện trở trong mạch tích hợp) và những trao đổi thông tin và thảo luận thông thường.

                  Chúc mọi người cuối tuần vui vẻ!

                  Thân mến.

                  Comment


                  • #84
                    Nguyên văn bởi hithere123 Xem bài viết
                    Rất vui vì có thêm thành viên quan tâm tới lĩnh vực thiết kế IC tham gia thảo luận. Hy vọng sẽ có thêm những trao đổi thú vị trong thời gian tới.

                    Trong hơn một tháng qua, số lượng thành viên thực sự tham gia thảo luận rất hạn chế (không có những trao đổi thường xuyên), nên mục tổng kết cuối tuần chỉ nhằm phục vụ nhu cầu thống kê cho một người (bản thân mình). Như vậy là không hữu ích cho cộng đồng, thậm chí đã góp phần tiêu tốn tài nguyên diễn đàn, nên bắt đầu từ tuần này mình sẽ dừng đưa lên phần tổng kết và trong thời gian tới chỉ tiếp tục với những bài viết của chương trình (bài tới sẽ giới thiệu về linh kiện điện trở trong mạch tích hợp) và những trao đổi thông tin và thảo luận thông thường.

                    Chúc mọi người cuối tuần vui vẻ!

                    Thân mến.
                    Bác có thể cho em cái link phần mềm thiết kế chắc chắn hơn dc k ạ? link của bác hungthientu em k down. nó die nhiều quá..
                    cảm ơn bác nhiều!

                    Comment


                    • #85
                      Nguyên văn bởi robocon2011 Xem bài viết
                      Bác có thể cho em cái link phần mềm thiết kế chắc chắn hơn dc k ạ?
                      Chào bạn,

                      Nếu bạn hỏi phần mềm để làm các bài tập thiết kế nhỏ thì mình đã đưa lên ở luồng thào luận này rồi:
                      - thiết kế mức hệ thống:
                      http://www.dientuvietnam.net/forums/...t=18379&page=3 (#24)
                      - thiết kế mô phỏng mạch điện mức mosfet:
                      http://www.dientuvietnam.net/forums/...t=18379&page=7 (#62)
                      Các file cần thiết cũng đã được đề cập ở các bài trước đó. Bạn có thể tham khảo.

                      Ở đây mình khuyến khích dùng phần mềm miễn phí vì như vậy là ta đã tôn trọng luật chơi.

                      Còn nếu bạn định hỏi về các phần mềm chuyên nghiệp hiện đang dùng cho các hãng lớn thì mình chịu vì chúng đều có bản quyền và rất đắt. Và mình cũng nghĩ là không cần thiết phải có những phần mềm như vậy với người dùng cá nhân.

                      Thân mến.

                      Comment


                      • #86
                        em cảm ơn bác! em cũng cần vậy thôi. vì em vừa mới tìm hiểu về nó ạ...

                        Comment


                        • #87
                          Nguyên văn bởi robocon2011 Xem bài viết
                          Bác có thể cho em cái link phần mềm thiết kế chắc chắn hơn dc k ạ? link của bác hungthientu em k down. nó die nhiều quá..
                          cảm ơn bác nhiều!
                          mình thấy tất cả 79 link cho virtuoso 610 và 613 đều tốt cả ,không chết link nào

                          bạn có thể chụp ảnh link die lên đây xem được không ,hãy test thử trước khi nói

                          tất cả link này là của người khác ,mình không post nhưng tất cả là ok

                          Comment


                          • #88
                            Đây nhé Bác!

                            Nguyên văn bởi hungthientu Xem bài viết
                            mình thấy tất cả 79 link cho virtuoso 610 và 613 đều tốt cả ,không chết link nào

                            bạn có thể chụp ảnh link die lên đây xem được không ,hãy test thử trước khi nói

                            tất cả link này là của người khác ,mình không post nhưng tất cả là ok
                            không hiểu tại sao mà em cứ download dc 1 file là các file sau bị như hình vẽ này bác.em dùng trình duyệt web là google chrome! mong bác xem rùi giúp em nha!
                            Attached Files

                            Comment


                            • #89
                              Nguyên văn bởi robocon2011 Xem bài viết
                              không hiểu tại sao mà em cứ download dc 1 file là các file sau bị như hình vẽ này bác.em dùng trình duyệt web là google chrome! mong bác xem rùi giúp em nha!
                              bạn dùng tài khoản miễn phí thì sau 15 phút mới download tiếp được

                              nếu bạn không thích chờ thì bạn có thể mua tài khoản rapidshare

                              Comment


                              • #90
                                Linh kiện điện trở trong thiết kế vi mạch tương tự

                                [1] Phân loại điện trở

                                Thông thường trong các tài liệu về công nghệ mà nhà sản xuất (fab) cung cấp, có rất nhiều loại điện trở để người kỹ sư thiết kế có thể lựa chọn. Tuy nhiên, dựa vào đặc điểm chế tạo có thể kể ở đây 3 loại chính như sau:

                                - Điện trở nằm dưới bề mặt silicon, tức là các điện trở được chế tạo (pha tạp) nằm ở dưới bề mặt silicon. Khi chế tạo MOSFET, thông thường chúng ta tạo một giếng n hay p sau đó khuếch tán một lớp p hay n để làm cực nguồn, cực máng, tất cả công đoạn này đều có thể được điều chỉnh thích hợp để làm điện trở. Ví dụ: giếng có thể làm điện trở (gọi là điện trở giếng), vùng khuếch tán cũng có thể làm điện trở (xem lại bài về hiện tượng latch-up). Tùy vào lượng tạp chất pha tạp và kích thước hình học của các vùng này mà các điện trở mang giá trị khác nhau.

                                - Điện trở nằm trên bề mặt silicon, tức là các vật liệu làm điện trở được cấy lên trên các bề mặt oxide của đế silicon. Ví dụ: vật liệu poly làm cực gate có thể được dùng làm điện trở (gọi là điện trở poly), và cũng tùy vào lượng tạp chấp pha tạp và kích thước hình học mà các điện trở loại này có các giá trị khác nhau.

                                - Điện trở MOSFET, tức là dùng linh kiện MOSFET làm điện trở. Ở đây MOSFET được thiên áp hoạt động trong vùng triode, đồ thị đặc tuyến ra của MOSFET cho thấy MOSFET hoạt động như một điện trở, tuy nhiên đây là một điện trở không tuyến tính, và giá trị phụ thuộc nhiều vào điện áp phân cực.

                                [2] Các thông số quyết định sự lựa chọn thiết kế

                                Cũng như điện trở rời rạc thường dùng, giá trị điện trở và sai số là thông số quan trọng cần xét đến. Tuy nhiên, do đặc điểm chế tạo nên các điện trở dùng trong mạch tích hợp không “tốt” như các điện trở rời rạc. Và giá trị của điện trở phụ thuộc khá nhiều vào nhiệt độ và điện áp.

                                Giá trị của điện trở trong mạch tích hợp được tính toán thông qua giá trị điện trở vuông, công thức tổng quát thường là R= Rvuông*(L/W). Thông thường, để tiết kiệm diện tích, người thiết kế sẽ chọn loại điện trở có Rvuông lớn và dùng kích thước tối thiểu cho W, tuy nhiên sẽ phải trả giá về sai số giữa tính toán lý thuyết và giá trị thực tế. Trong các công cụ hiện nay người kỹ sư có thể có thông tin chính xác hơn về giá trị của điện trở từ bản layout, tuy nhiên đây cũng chỉ là cách để giảm thiểu sai số do yếu tố hình học mang lại.

                                Một thông số ảnh hưởng giá trị điện trở cần nhắc tới là nhiệt độ, công thức tổng quát là: R(T) = R(T0)*(1 + a*deltaT). Trong đó a là hệ số nhiệt, và có thể mang dấu âm hay dương. Trong thực tế với các mô hình chính xác hơn còn có các hệ số nhiệt bậc hai. Một cách hay được dùng để hạn chế sự ảnh hưởng của nhiệt độ là mắc nối tiếp một điện trở có hệ số nhiệt âm với một điện trở có hệ số nhiệt dương. (Điểm này đôi khi sẽ được người tuyển dụng dùng để ra bài tập tính toán cho các bạn ứng viên)

                                Tương tự như vậy, hệ số ảnh hưởng của điện áp cũng cần được tính đến nhất là với loại điện trở nằm dưới bề mặt silicon.

                                Đối với loại điện trở dùng MOSFET, công thức tính toán có thể được suy ra từ đặc tuyến ra trong vùng hoạt động triode. Ưu điểm của loại điện trở này là có thể có một giá trị điện trở rất cao với một diện tích layout nhỏ tuy nhiên sai số rất khó dự đoán (hay nói cách khác là không điều khiển được).

                                [3] Mô hình thư viện điện trở

                                Trong thư viện các linh kiện, mô hình linh kiện điện trở là một hoặc nhiều mạch nhỏ (sub-circuit, có thể gọi là đơn vị điện trở) nối với nhau. Một đơn vị điện trở bao gồm một điện trở nối giữa hai cực đầu cuối và hai diode hoặc hai tụ điện ký sinh nối giữa hai cực đầu cuối với cực substrate, tùy vào đấy là loại điện trở nằm dưới hay trên bề mặt silicon. Các hệ số phụ thuộc nhiệt độ, điện áp, và các thông số tụ điện và diode ký sinh cũng được mô tả đầy đủ.


                                Trên đây là tóm tắt một số thông tin tổng hợp về linh kiện điện trở mà người kỹ sư cần có, chi tiết thêm và các vấn đề khác các bạn có thể tham khảo thêm ở các tài liệu đã được đề cập trước đây như:
                                - Sách “The Art of Analog Layout” và “Analysis and Design of Analog Integrated Circuits”
                                - Các tài liệu SPICE manual.

                                Thân mến.

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                hithere123 Tìm hiểu thêm về hithere123

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X