Mô phỏng mạch OPAMP
Dưới đây là một số vấn đề cần lưu ý khi mô phỏng mạch opamp:
[1] Điện áp tối thiểu: là điện áp nguồn bé nhất mà mạch opamp vẫn hoạt động bình thường trong mọi điều kiện do đó để tìm điện áp tối thiểu ta phân tích mạch điện hoạt động ở trường hợp xấu nhất ví dụ: Vt lớn nhất --> slow case; mobility bé nhất--> nhiệt cao nhất; điện áp đầu vào maximum trong dải cho phép, . . .
[2] Input Offset: mô phỏng chỉ tìm ra offset hệ thống (systemic offset) còn ramdom offset ta cần công thức thực nghiệm cho mỗi process để ước lượng. Để thu được offset chính xác ta cần đặt điện áp một đầu với tốc độ ramp-up chậm (ví dụ 1V/1ms) để giảm ảnh hưởng của delay tới kết quả đo được.
[3] DC loop gain và độ dự trữ pha (phase margin): Mô phỏng DC loop gain ta cần mở vòng hồi tiếp, đật điện áp ac =1 ở đầu vào và đo điện áp ac đầu ra ( dùng .ac để mô phỏng trong miền tần số và vdb(out) để đo gain output). Để không ảnh hưởng tới hoat động DC của mạch ta cần giu nguyên hồi tiếp DC và ngăn hồi tiếp AC, do vậy ta có thể dùng cuộn cảm L=1GH để nối giữa đầu ra và đầu vào. Tương tự để nguồn AC không ảnh hưởng tới DC của đầu vào ta dùng tụ điện C=1GF để nối giữa nguồn AC và đầu vào.
Để đảm bảo trong mọi điều kiện mạch không có dao động ta cần mô phỏng tất cả các trường hợp như biến đổi công nghệ (slow/fast), nhiệt độ . . .. Thông thường thời gian mô phỏng ac chỉ mất vài giây nên ta có thể làm được điều này mà không tốn quá nhiều thời gian và không cần tốn thời gian để phân tích worst case bằng tay.
Dưới đây là một số vấn đề cần lưu ý khi mô phỏng mạch opamp:
[1] Điện áp tối thiểu: là điện áp nguồn bé nhất mà mạch opamp vẫn hoạt động bình thường trong mọi điều kiện do đó để tìm điện áp tối thiểu ta phân tích mạch điện hoạt động ở trường hợp xấu nhất ví dụ: Vt lớn nhất --> slow case; mobility bé nhất--> nhiệt cao nhất; điện áp đầu vào maximum trong dải cho phép, . . .
[2] Input Offset: mô phỏng chỉ tìm ra offset hệ thống (systemic offset) còn ramdom offset ta cần công thức thực nghiệm cho mỗi process để ước lượng. Để thu được offset chính xác ta cần đặt điện áp một đầu với tốc độ ramp-up chậm (ví dụ 1V/1ms) để giảm ảnh hưởng của delay tới kết quả đo được.
[3] DC loop gain và độ dự trữ pha (phase margin): Mô phỏng DC loop gain ta cần mở vòng hồi tiếp, đật điện áp ac =1 ở đầu vào và đo điện áp ac đầu ra ( dùng .ac để mô phỏng trong miền tần số và vdb(out) để đo gain output). Để không ảnh hưởng tới hoat động DC của mạch ta cần giu nguyên hồi tiếp DC và ngăn hồi tiếp AC, do vậy ta có thể dùng cuộn cảm L=1GH để nối giữa đầu ra và đầu vào. Tương tự để nguồn AC không ảnh hưởng tới DC của đầu vào ta dùng tụ điện C=1GF để nối giữa nguồn AC và đầu vào.
Để đảm bảo trong mọi điều kiện mạch không có dao động ta cần mô phỏng tất cả các trường hợp như biến đổi công nghệ (slow/fast), nhiệt độ . . .. Thông thường thời gian mô phỏng ac chỉ mất vài giây nên ta có thể làm được điều này mà không tốn quá nhiều thời gian và không cần tốn thời gian để phân tích worst case bằng tay.
Comment