Chào các bạn,
Nhân buổi gặp mặt của anh Arix, tớ thấy mọi người cũng có thể thảo luận trên diễn đàn về suy nghĩ và hướng phát triển cho thiết kế ASIC ở VN. Các bạn sinh viên có thể nói lên suy nghĩ của các bạn về cách dạy ở VN, nguyên vọng của các bạn... Các bạn ở trong nước và ngoài nước có thể chia sẻ thông tin lẫn nhau. Những người quản lý có thể nêu định hướng phát triển. Các suy nghĩ, nhận xét có thể khác nhau tùy theo quan điểm của từng người, từng khía cạnh nhưng tớ hi vọng các thảo luận sẽ không dẫn đến xung đột mà chỉ tăng thêm hiểu biết cho mọi người.
Tớ chỉ là một người thiết kế bình thường, và tớ muốn chia sẻ trước những nhận xét bình thường của tớ. Tớ là một người hơi mang tính bảo thủ. Bảo thủ ở đây theo nghĩa cái gì đang tốt thì vẫn tiếp tục làm và chỉ nâng cấp từng bước để tránh rủi ro sai sót. Tớ nghĩ đây thường là suy nghĩ của người làm trong ngành công nghiệp và thường xung đột với người làm nghiên cứu.
Suy nghĩ trước nhất của tớ là ở nước ngoài làm ASIC design sướng (mà có lẽ ngành công nghệ cao nào làm ở nước ngoài cũng sướng). Lương cao, điều kiện làm việc tốt, cơ sở hạ tầng cho giáo dục y tế tốt... Tớ không biết bay giờ ở VN thế nào nhưng tớ vẫn luôn sợ rằng về VN tớ không tìm được việc làm vì chẳng ai cần đến một người làm thiết kế như tớ. Các bạn bảo tớ không yêu nước tớ cũng chịu nhưng đáng tiếc loại người không yêu nước như tớ lại quá nhiều (nhưng tớ không xuống Bolsa vẫy cờ bao giờ). Sự thật là có quá nhiều người VN (có lẽ thuộc vào loại giỏi) ở lại phục vụ cho "bọn lợn tư bản".
Nói về việc để trở thành người thiết kế giỏi tớ có suy nghĩ như thế này. Nếu các bạn là sinh viên mới ra trường bắt đầu đi làm bạn chắc chắn chưa thể làm việc ngay được. Bạn cần có thời gian để thích nghi và học tập trong môi trường mới. Tuy nhiên trong công ty không ai có thời gian dạy cho bạn. Vì vậy điều quan trọng là các bạn phải nắm vững tất cả các nguyên tắc thiết kế từ mức kiến trúc đến mức layout, cả tương tự và số. Tất cả các thiết kế trong công ty đều dựa trên những nguyên tắc đã được dạy hoặc viết sẵn trong sách. Nếu bạn đã từng được dạy hoặc đọc về nó, các bạn sẽ rất dễ nắm bắt. Ngược lại nếu các bạn chưa từng được biết thì sẽ rất khó vì trong sách giảng về nguyên lý và những phần cơ bản nên dễ nắm bắt hơn nhiều. Tớ nhận thấy sinh viên đại học ở Mỹ chưa đạt đến tầm nắm bắt hết các nguyên lý về mạch. Phần thứ hai là kinh nghiệm. Tớ quan niệm kinh nghiệm không thể học được. Các bạn phải tự mình làm thiết kế và đúc rút kinh nghiệm cho chính mình. Nó cần có thời gian để từ từ ngấm vào người các bạn, để kiến thức và kinh nghiệm của người khác trở thành kiến thức và kinh nghiệm của các bạn. Vì vậy tớ cho rằng người mới dù có sự hướng dẫn cũng không thể làm những việc quan trọng được. Tớ nghĩ suy nghĩ này có phần hơi giống trong quân đội. Đào tạo ra trường các bạn có thể được phong sỹ quan. Nhưng nếu muốn thành tướng chỉ huy thì cần phải trải qua kinh nghiệm đánh nhau rồi thăng tiến từng cấp (Còn vị tướng 4 sao của Triều Tiên thì ngoại lệ).
Làm về thiết kế ASIC tớ thấy rủi ro là điều cần phải hạn nhất. Những ví dụ như Pentium bug và Ariane 5 chắc các bạn đều biết. Tớ thuộc loại bảo thủ nên tớ luôn cho rằng cần phải cải tiến từng bước, làm lại những cái mình đã làm vì những cái mới chứa đựng quá nhiều rủi ro. Tớ lấy một ví dụ để các bạn dễ thấy. Khi Intel đưa ra kiến trúc Core dựa trên kiến trúc Centrino thì AMD thật sự thất thế. AMD muốn dùng kiến trúc Phenom để cạnh tranh nhưng Phenom có quá nhiều khác biệt với kiến trúc cũ. Kết quả là chip Phenom bị đưa ra chậm khoảng 1 năm mà tớ tin chắc là do thiết kế bị lỗi. Sau khi đưa ra chip cũng bị lỗi TLB và chạy chậm hơn chip Athlon khá nhiều (do thiết kế kém trong critical path). AMD thật sự đã bị tổn thất rất nặng trong chuyện này. Trong trường học hay viện nghiên cứu các bạn có thể làm những thứ mới nhất, hiện đại nhất, thất bại cũng không sao. Nhưng trong ngành công nghiệp điều quan trọng bậc nhất là tiền. Bạn mạo hiểm làm một sản phẩm rất innovative, bỏ nhiều tiền để nghiên cứu chế tạo cũng chưa chắc khách hàng đã trả thêm tiền để mua sản phẩm của bạn. Vì thế cứ làm từng bước là tốt nhất.
Tớ cũng thấy trong ngành công nghiệp rất hiếm khi một công ty tuyển người rồi mở ra một hướng phát triển mới. Không có gì đảm bảo một tập thể mới có thể hoạt động tốt và điều này là quá mạo hiểm. Để phát triển thêm một hướng nào đó người ta thường có 2 sự lựa chọn. Thứ nhất họ có thể thuê các công ty khác phát triển hộ. Thứ hai họ mua lại những công ty nhỏ đang làm việc tốt trong lĩnh vực này rồi định lại hướng phát triển. Ví dụ như Apple mua lại PA semi để làm chip A4 cho riêng mình.
Đọc các trình bày của tớ chắc các bạn cũng hiểu vì sao tớ nghĩ rằng dự án của anh Arix quá mạo hiểm. Việc tự thiết kế và chế tạo một thiết bị dù chỉ là một chiếc điện thoại Nokia 500K cũng tiềm ẩn rất nhiều lỗi đối với những người mới bắt đầu. Có lẽ tớ hơi nhiều chuyện khi ngăn cản dự án của anh Arix nên sau bài này tớ sẽ không nhắc đến nữa. Tớ thấy trên báo nhiều người luôn muốn có một chiếc điện thoại mang thương hiệu VN, đây thực sự là những người thích danh. Thời bây giờ điều quan trọng nhất là tiền, làm gì ra tiền cũng được miễn là ra tiền, ở VN hay nước ngoài có quan trọng vậy không. Điều thứ hai phải nói là tại sao chúng ta luôn nghĩ rằng người VN phải làm sản phẩm cho khách hàng VN với một thị trường gần 90 triệu. Chúng ta hay suy nghĩ nên làm sản phẩm bán toàn thế giới và mua sản phẩm từ toàn thế giới. Hiện giờ chúng ta kém thì đi làm thuê cho nước ngoài, giỏi lên thì gia công thiết kế cho nước ngoài (như mấy hãng phần mềm), rồi khá nữa thì tự làm sản phẩm bán ra nước ngoài. Nói đơn giản là làm từ đơn giản đến phức tạp và phát triển từng bước.
Để đuổi kịp các nước tớ cho rằng cách nhanh nhất là copy hay nói thẳng ra là ăn cắp thiết kế của nước ngoài. Về giáo dục chúng ta có thể copy sách, báo, phần mềm, bài giảng của nước ngoài về giảng lại cho sinh viên. Về thiết kế, chúng ta cũng có thể copy phần mềm và các thiết kế. Tầu bây giờ ăn cắp thành thần rồi và bị rất nhiều nước lên án. Nhưng trước đây thời chiến tranh lạnh Mỹ, Liên Xô cũng là chuyên gia ăn cắp, cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20 Nhật cũng là chuyên gia ăn cắp. VN có bị mang tiếng xấu một chút cũng đành chịu.
Hi vọng các bạn sẽ đóng góp nhiều ý kiến.
Nhân buổi gặp mặt của anh Arix, tớ thấy mọi người cũng có thể thảo luận trên diễn đàn về suy nghĩ và hướng phát triển cho thiết kế ASIC ở VN. Các bạn sinh viên có thể nói lên suy nghĩ của các bạn về cách dạy ở VN, nguyên vọng của các bạn... Các bạn ở trong nước và ngoài nước có thể chia sẻ thông tin lẫn nhau. Những người quản lý có thể nêu định hướng phát triển. Các suy nghĩ, nhận xét có thể khác nhau tùy theo quan điểm của từng người, từng khía cạnh nhưng tớ hi vọng các thảo luận sẽ không dẫn đến xung đột mà chỉ tăng thêm hiểu biết cho mọi người.
Tớ chỉ là một người thiết kế bình thường, và tớ muốn chia sẻ trước những nhận xét bình thường của tớ. Tớ là một người hơi mang tính bảo thủ. Bảo thủ ở đây theo nghĩa cái gì đang tốt thì vẫn tiếp tục làm và chỉ nâng cấp từng bước để tránh rủi ro sai sót. Tớ nghĩ đây thường là suy nghĩ của người làm trong ngành công nghiệp và thường xung đột với người làm nghiên cứu.
Suy nghĩ trước nhất của tớ là ở nước ngoài làm ASIC design sướng (mà có lẽ ngành công nghệ cao nào làm ở nước ngoài cũng sướng). Lương cao, điều kiện làm việc tốt, cơ sở hạ tầng cho giáo dục y tế tốt... Tớ không biết bay giờ ở VN thế nào nhưng tớ vẫn luôn sợ rằng về VN tớ không tìm được việc làm vì chẳng ai cần đến một người làm thiết kế như tớ. Các bạn bảo tớ không yêu nước tớ cũng chịu nhưng đáng tiếc loại người không yêu nước như tớ lại quá nhiều (nhưng tớ không xuống Bolsa vẫy cờ bao giờ). Sự thật là có quá nhiều người VN (có lẽ thuộc vào loại giỏi) ở lại phục vụ cho "bọn lợn tư bản".
Nói về việc để trở thành người thiết kế giỏi tớ có suy nghĩ như thế này. Nếu các bạn là sinh viên mới ra trường bắt đầu đi làm bạn chắc chắn chưa thể làm việc ngay được. Bạn cần có thời gian để thích nghi và học tập trong môi trường mới. Tuy nhiên trong công ty không ai có thời gian dạy cho bạn. Vì vậy điều quan trọng là các bạn phải nắm vững tất cả các nguyên tắc thiết kế từ mức kiến trúc đến mức layout, cả tương tự và số. Tất cả các thiết kế trong công ty đều dựa trên những nguyên tắc đã được dạy hoặc viết sẵn trong sách. Nếu bạn đã từng được dạy hoặc đọc về nó, các bạn sẽ rất dễ nắm bắt. Ngược lại nếu các bạn chưa từng được biết thì sẽ rất khó vì trong sách giảng về nguyên lý và những phần cơ bản nên dễ nắm bắt hơn nhiều. Tớ nhận thấy sinh viên đại học ở Mỹ chưa đạt đến tầm nắm bắt hết các nguyên lý về mạch. Phần thứ hai là kinh nghiệm. Tớ quan niệm kinh nghiệm không thể học được. Các bạn phải tự mình làm thiết kế và đúc rút kinh nghiệm cho chính mình. Nó cần có thời gian để từ từ ngấm vào người các bạn, để kiến thức và kinh nghiệm của người khác trở thành kiến thức và kinh nghiệm của các bạn. Vì vậy tớ cho rằng người mới dù có sự hướng dẫn cũng không thể làm những việc quan trọng được. Tớ nghĩ suy nghĩ này có phần hơi giống trong quân đội. Đào tạo ra trường các bạn có thể được phong sỹ quan. Nhưng nếu muốn thành tướng chỉ huy thì cần phải trải qua kinh nghiệm đánh nhau rồi thăng tiến từng cấp (Còn vị tướng 4 sao của Triều Tiên thì ngoại lệ).
Làm về thiết kế ASIC tớ thấy rủi ro là điều cần phải hạn nhất. Những ví dụ như Pentium bug và Ariane 5 chắc các bạn đều biết. Tớ thuộc loại bảo thủ nên tớ luôn cho rằng cần phải cải tiến từng bước, làm lại những cái mình đã làm vì những cái mới chứa đựng quá nhiều rủi ro. Tớ lấy một ví dụ để các bạn dễ thấy. Khi Intel đưa ra kiến trúc Core dựa trên kiến trúc Centrino thì AMD thật sự thất thế. AMD muốn dùng kiến trúc Phenom để cạnh tranh nhưng Phenom có quá nhiều khác biệt với kiến trúc cũ. Kết quả là chip Phenom bị đưa ra chậm khoảng 1 năm mà tớ tin chắc là do thiết kế bị lỗi. Sau khi đưa ra chip cũng bị lỗi TLB và chạy chậm hơn chip Athlon khá nhiều (do thiết kế kém trong critical path). AMD thật sự đã bị tổn thất rất nặng trong chuyện này. Trong trường học hay viện nghiên cứu các bạn có thể làm những thứ mới nhất, hiện đại nhất, thất bại cũng không sao. Nhưng trong ngành công nghiệp điều quan trọng bậc nhất là tiền. Bạn mạo hiểm làm một sản phẩm rất innovative, bỏ nhiều tiền để nghiên cứu chế tạo cũng chưa chắc khách hàng đã trả thêm tiền để mua sản phẩm của bạn. Vì thế cứ làm từng bước là tốt nhất.
Tớ cũng thấy trong ngành công nghiệp rất hiếm khi một công ty tuyển người rồi mở ra một hướng phát triển mới. Không có gì đảm bảo một tập thể mới có thể hoạt động tốt và điều này là quá mạo hiểm. Để phát triển thêm một hướng nào đó người ta thường có 2 sự lựa chọn. Thứ nhất họ có thể thuê các công ty khác phát triển hộ. Thứ hai họ mua lại những công ty nhỏ đang làm việc tốt trong lĩnh vực này rồi định lại hướng phát triển. Ví dụ như Apple mua lại PA semi để làm chip A4 cho riêng mình.
Đọc các trình bày của tớ chắc các bạn cũng hiểu vì sao tớ nghĩ rằng dự án của anh Arix quá mạo hiểm. Việc tự thiết kế và chế tạo một thiết bị dù chỉ là một chiếc điện thoại Nokia 500K cũng tiềm ẩn rất nhiều lỗi đối với những người mới bắt đầu. Có lẽ tớ hơi nhiều chuyện khi ngăn cản dự án của anh Arix nên sau bài này tớ sẽ không nhắc đến nữa. Tớ thấy trên báo nhiều người luôn muốn có một chiếc điện thoại mang thương hiệu VN, đây thực sự là những người thích danh. Thời bây giờ điều quan trọng nhất là tiền, làm gì ra tiền cũng được miễn là ra tiền, ở VN hay nước ngoài có quan trọng vậy không. Điều thứ hai phải nói là tại sao chúng ta luôn nghĩ rằng người VN phải làm sản phẩm cho khách hàng VN với một thị trường gần 90 triệu. Chúng ta hay suy nghĩ nên làm sản phẩm bán toàn thế giới và mua sản phẩm từ toàn thế giới. Hiện giờ chúng ta kém thì đi làm thuê cho nước ngoài, giỏi lên thì gia công thiết kế cho nước ngoài (như mấy hãng phần mềm), rồi khá nữa thì tự làm sản phẩm bán ra nước ngoài. Nói đơn giản là làm từ đơn giản đến phức tạp và phát triển từng bước.
Để đuổi kịp các nước tớ cho rằng cách nhanh nhất là copy hay nói thẳng ra là ăn cắp thiết kế của nước ngoài. Về giáo dục chúng ta có thể copy sách, báo, phần mềm, bài giảng của nước ngoài về giảng lại cho sinh viên. Về thiết kế, chúng ta cũng có thể copy phần mềm và các thiết kế. Tầu bây giờ ăn cắp thành thần rồi và bị rất nhiều nước lên án. Nhưng trước đây thời chiến tranh lạnh Mỹ, Liên Xô cũng là chuyên gia ăn cắp, cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20 Nhật cũng là chuyên gia ăn cắp. VN có bị mang tiếng xấu một chút cũng đành chịu.
Hi vọng các bạn sẽ đóng góp nhiều ý kiến.
Comment