Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Analog IC design

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Chào bạn Themummy,

    Thật ra tớ cũng chưa được hiểu rõ ý bạn Hithere123 lắm nhưng nếu như bạn nói về việc power up/down của phần số thì thật ra vấn đề không nằm ở isolation cell. Thiết kế isolation cell rất đơn giản không có gì đáng nói. Vấn đề là trong thiết kế số người ta không làm theo kiểu thu công mà tự động tổng hợp mạch bằng các phần mềm EDA. Mạch được mô tả bằng các file netlist. Về nguyên tắc bạn hoàn toàn có thể chèn một cách thủ công như tạo ra một netlist mới bao bên trong netlist cũ và đưa thêm vào các isolation cell nhưng nếu được thì người thiết kế muốn những công việc như vậy cần phải làm tự động. Việc làm tự động sẽ tránh được sai sót vì việc làm thủ công rất dễ gây ra sai sót và khi bạn xem một file netlist cực lớn thì bạn chẳng thể tìm ra lỗi ở đâu. Ngoài ra như tớ nói isolation cell chỉ cần khi tín hiệu chuyển từ phần bị tắt nguồn sang phần đang hoạt động. Tất cả những việc tạo isolation cell, điều khiển isolation cell... cần phải được tạo ra một cách tự động để tránh sai sót.

    Lỗi mà bạn Hithere123 nhắc đến có lẽ là lỗi ở khi chuyển tiếp giữa 2 khối. Lỗi này xảy ra khi 2 người kỹ sư thiết kế 2 khối khác nhau. Đối với từng khối riêng thì họ đều đã kiểm tra kỹ nên không bị lỗi nhưng khi đưa vào cả hệ thống thì chúng hoạt động không đồng bộ với nhau vì mỗi người suy nghĩ một cách khác nhau. Tớ lấy ví dụ tớ thiết kế khối A và tớ nghĩ rằng khi tớ làm một công việc nào đó thì tớ có thể cắt bỏ nguồn của khối C. Một người khác thiết kế khối B và cứ nghĩ rằng khối C luôn hoạt động (mà không biết là tớ đã cắt bỏ nguồn). Những lỗi như vậy xảy ra rất phổ biến. Cách phát hiện các lỗi này là chạy full-chip simulation. Full-chip simulation thường chia ra 2 loại. Loại thứ nhất là spice simulation. Loại này chạy rất chậm nhưng chính xác dùng để kiểm tra cả về mặt thời gian hoạt động của toàn bộ mạch. Ngày nay để tăng thời gian chạy, người ta chuyển sang dùng mix signal simulation. Với kiểu mix signal này thì phần analog vẫn dùng kiểu spice simulation còn phần số (chính là các phần tử trong standard cell library) sẽ được chạy verilog simulation. Mặc dù vậy spice full-chip simulation chỉ dùng để chạy các chức năng cơ bản. Để chạy mô phỏng một cách kỹ lưỡng tránh xảy ra các trường hợp không ngờ tới người ta dùng verilog full-chip simulation. Trong kiểu này các khối analog được viết lại thành các verilog model và sau đó chạy rất nhiều hoạt động khác nhau thậm chỉ có thể sử dụng kiểu khởi tạo ngẫu nhiên để chạy các loại lệnh, các loại trường hợp một cách ngẫu nhiên. Với kiểu chạy này nếu như có lỗi xảy ra người ta có thể phát hiện ra.

    Comment


    • Chào bạn Rommel.de và bạn themumy

      Mạch mình đưa ví dụ trên là thuộc phần analog, và nó chỉ đơn thuần là một ví dụ minh họa cho một trường hợp floating point đặc biệt mà các spice simulation khó có thể phát hiện ra.
      Còn power up/down với analog thì tương tự như turn-on/off một mạch tương tự chức năng LDO. Trong IC thường có khối "power management unit" và khối này có nhiệm vụ cung cấp điện áp cho các khối mạch bên trong IC, ví dụ là VDDD và VDDA như trong bài toán của mình. Khi nào bật hay tắt là tùy vào từng trang thái hoạt động của IC, ví dụ sleep mode thi tắt hết mấy cái liên quan nhiều đến xung đi chẳng hạn.

      Nguyên văn bởi Rommel.de Xem bài viết
      Để chạy mô phỏng một cách kỹ lưỡng tránh xảy ra các trường hợp không ngờ tới người ta dùng verilog full-chip simulation. Trong kiểu này các khối analog được viết lại thành các verilog model và sau đó chạy rất nhiều hoạt động khác nhau thậm chỉ có thể sử dụng kiểu khởi tạo ngẫu nhiên để chạy các loại lệnh, các loại trường hợp một cách ngẫu nhiên. Với kiểu chạy này nếu như có lỗi xảy ra người ta có thể phát hiện ra.
      Mình cũng đang nghĩ tới phương án chuyển cdl netlist sang verilog netlist bao gồm cả power. Tuy nhiên sẽ không chạy mô phỏng mà chỉ dùng phần mềm ví dụ spyglass để làm power check. (các lỗi floating mà vẫn còn power thì spice có cách để phát hiện ra nên không cần chạy ở mức top-level). Tuy nhiên nếu có một cách nào đó có thể dùng mô phỏng để tìm ra lỗi do power down kiểu này thì nó sẽ quen thuộc với kỹ sư thiết kế tương tự hơn.

      Lỗi mình mô tả ở trên là do có hai kỹ sư thiết kế hai khối VDDD và VDDA, công thêm hai khối này lại là hai khối của một module tương tự nên ở bước kiểm tra top-level đã không phát hiện ra. Đây chính là lý do mình nói: với thiết kế nhiều lớp và do nhiều kỹ sư làm thì những lỗi dạng này sẽ hay gặp.

      Thân mến,

      Comment


      • Chào bạn Hithere123,

        Bạn có thể giới thiệu sơ lược về phần mềm spyglass được không. Tớ chưa bao giờ dùng cái này cả.

        Ở chỗ bạn có chạy full-chip simulation cho các thiết kế không? Theo suy nghĩ của tớ thì full-chip simulation có cái dở là chạy rất lâu nhưng cái hay là có thể phát hiện ra các lỗi do những người thiết kế khác nhau suy nghĩ không được thống nhất giống như trường hợp bạn nói. Nếu như khối mà bạn nói đến chỉ là analog thì vấn đề tương đối đơn giản. Các khối analog thường không nhiều lắm và có thể chèn thêm bằng phương pháp thủ công. Vấn đề chỉ là người thiết kế đã quên mà thôi. Theo tớ nghĩ thì full-chip verilog simulation có thể phát hiện ra rất dễ dàng vì sau khi bạn đã model các khối analog thành verilog model, nếu không có điện thì tín hiệu ra là "X". Giá trị X sẽ chạy khắp các khối (khi đầu vào là X thì đầu ra cũng là X) và sẽ phát hiện ngay ra ở đầu ra. Full-chip verilog simulation chạy cũng khá nhanh đơn vị có thể tính theo giờ tùy thuộc vào stimuli bạn đưa vào.

        Comment


        • Chào bạn Rommel.de,

          Nguyên văn bởi Rommel.de Xem bài viết
          Bạn có thể giới thiệu sơ lược về phần mềm spyglass được không. Tớ chưa bao giờ dùng cái này cả.
          Mình làm về analog nhiều chứ không phải là digital nên mình chỉ nói những cái gì mình hiểu, và có thể nó sẽ không chính xác. Spyglass của Atrenta cũng như MVRC của synopsys hay Conformal LEC LP của cadence, là những công cụ hỗ trợ cho thiết kế lowpower đối với IC số. Tuy nhiên MVRC chẳng hạn thì không hỗ trợ cho các công nghệ cũ, hình như nó chỉ dùng cho 90nm trở xuống thì phải. Tóm lại các công cụ dạng này kiểm tra khá nhiều thứ và có một thứ là "low power analysis". Trong đó nó sẽ kiểm tra tất cả các net giữa các power domain xem có levelshift không, có isolation cell không.... Cái hay là mình có thể tự định nghĩa các rules cho phần này. Ví dụ trong bài toán của mình thì mình hy vọng nó sẽ phát hiện ra lỗi net1 không có isolation cell. Đọc report của nó thì mình có thể sẽ chú ý đến anh này và phát hiện ra.


          Nguyên văn bởi Rommel.de Xem bài viết
          Ở chỗ bạn có chạy full-chip simulation cho các thiết kế không? Theo suy nghĩ của tớ thì full-chip simulation có cái dở là chạy rất lâu nhưng cái hay là có thể phát hiện ra các lỗi do những người thiết kế khác nhau suy nghĩ không được thống nhất giống như trường hợp bạn nói. Nếu như khối mà bạn nói đến chỉ là analog thì vấn đề tương đối đơn giản. Các khối analog thường không nhiều lắm và có thể chèn thêm bằng phương pháp thủ công. Vấn đề chỉ là người thiết kế đã quên mà thôi. Theo tớ nghĩ thì full-chip verilog simulation có thể phát hiện ra rất dễ dàng vì sau khi bạn đã model các khối analog thành verilog model, nếu không có điện thì tín hiệu ra là "X". Giá trị X sẽ chạy khắp các khối (khi đầu vào là X thì đầu ra cũng là X) và sẽ phát hiện ngay ra ở đầu ra. Full-chip verilog simulation chạy cũng khá nhanh đơn vị có thể tính theo giờ tùy thuộc vào stimuli bạn đưa vào.
          Bọn mình có làm full chip verification chứ, nếu không thì ai cho tape-out được. Cái này tốn nhiều thời gian lắm, nên các khối tương tự toàn dùng ở dạng behavior model, nên những lỗi kiểu này vẫn có cơ hội chui tọt qua. Thậm chí làm formal check trên top thì nhiều khi kỹ sư cho khối analog là black box cho tiện

          Tất nhiên là có verilog netlist thì hoàn toàn có thể mô phỏng ở mức module để phát hiện ra nhưng dùng công cụ mô phỏng số với các kỹ sư làm tương tự thì cũng có nhiều thứ bất tiện.

          Một vài dòng trao đổi thêm,

          Thân mến

          Comment


          • Em yêu cầu một bài viết về noise trong CMOS được không ạ? các nguồn noise-nguyên nhân của noise? các kĩ thuật giảm noise thường áp dụng.
            Việc thiết kế size của linh kiện W/L, Gm ảnh hưởng thế nào đến noise ko? lắp cascode..etc..
            Learn more...

            Comment


            • Noise trong cmos là một vấn đề không mới được trình bày rất kỹ trong các sách. Tớ nghĩ tốt nhất bạn nên đọc sách thì tốt hơn, và đầy đủ hơn là mọi người trình bày ở đây. Nhiễu ảnh hưởng chủ yếu đến những mạch cần khuếch đại tín hiệu yếu (vì tín hiệu mạnh rồi thì nhiễu không còn là vấn đề nữa), nên chủ yếu người ta quan tâm đến nhiễu ở mạch LNA (Low Noise Amplifier). Các mạch LNA này người ta cũng đã viết rất nhiều trong các sách, bạn có thể đọc về nó thêm. Nếu bạn có gì thắc mắc trong sách có thể hỏi cụ thể.

              Thường thì người ta chọn một mạch chuẩn nào đó rồi dựa theo đó thiết kế mạch LNA. Việc chọn W/L cũng dễ thôi. Với những mạch cần nhiễu thấp thì người ta dùng minimum length channel nên cứ chọn transistor có L nhỏ nhất là được. Việc sử dụng minimum length channel phải để ý đến hiệu ứng short channel effect. Nó có mấy điểm đáng chủ ý. Thứ nhất là output impedance của transistor nhỏ. Thứ hai là matching giữa các phần tử rất kém. Thứ ba là công thức tính dòng điện là I=Vsat*Cox'*W*(VGS-VTH-VDS,sat) không phụ thuộc vào L và là hàm bậc một theo VGS. Cách thiết kế mạch sử dụng minimum length channel bạn cũng có thể đọc thêm trong sách.

              Về việc chọn W thường là để xác định dòng. Ví dụ như LNA của các mạch cao tần thường có cảm L. Giá trị của điện cảm này quyết định khoảng tần số hoạt động. Còn dòng điện chạy qua điện cảm lại quyết định điểm làm việc tĩnh được xác định bằng giá trị W của transistor. Về mạch cascode thì mạch này thường được sử dụng để khuếch đại các tín hiệu ở tần số "hơi" cao. Sở dĩ mạch cascode được dùng ở khoảng này vì dù sao mạch cascode cũng chỉ là mạch khuếch đại common source nên không thể dùng vào làm mạch khuếch đại cao tần được. Tuy nhiên nó có cái hay là tần số làm việc của mạch cascode gần như tương đương với tần số làm việc của mạch khuếch đại CS thông thường. Bên cạnh đó để tăng tần số làm việc người ta dùng minimum length channel transistor để giảm nhỏ điện dung ký sinh. Tuy nhiên điều này làm cho trở kháng ra của transistor khá nhỏ. Mạch cascode giúp tăng trở kháng ra của transistor nên vẫn duy trì được hệ số khuếch đại cao.

              Trong số các loại nhiễu thì nhiều nhiệt là loại không thể loại bỏ được gần như có thể coi là nền nhiễu không phụ thuộc vào tần số làm việc. Nhiễu 1/f rất mạnh ở mức tần số thấp khoảng từ 100 KHz trở xuống. Ở mức thấp nhiễu 1/f có thể lên đến 5-6 dB có thể nói là rất mạch. Để tránh nhiễu 1/f thì bạn chỉ cần để mạch làm việc ở tần số cao hơn là đủ sau đó tín hiệu ở mức này chuyển trực tiếp sang số rồi xử lý. Tớ lấy ví dụ như bạn thiết kế một chip RF. Tần số RF có thể là mức 1 GHz, còn tần số IF là 1 MHz. Băng thông của tín hiệu giả sử như là 100 KHz. Như vậy khi bạn chuyển tín hiệu IF từ tương tự sang số bạn không gặp vấn đề với nhiễu 1/f. Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng những linh kiện có mức nhiễu nhỏ ví dụ như thay vì dùng silicon thì có thể dùng AsGa... hoặc dùng native transistor...

              Comment


              • Chào bạn noisepic,

                Đúng như bạn Rommel.de đã nói, nghiên cứu noise ở mức MOSFET được nói tới trong rất nhiều tài liệu. Mình thấy trong quyển "design of analog cmos integrated circuits" của Razavi có hẳn một chương để cập tới phần này (chương 7), bạn có thể tìm đọc tham khảo.
                Về nguồn gốc của noise đối với MOS thì bạn có thể tạm hiểu thế này: nếu bạn để cho điện tử "chạy" một quãng đường càng dài thì nguy cơ nó "ham chơi" không chịu nghe lời bạn là càng lớn. Do đó muốn ít noise là tốt nhất cho nó chạy ngắn thôi hoặc tốt nhất là không chạy

                Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của mình thì làm việc với noise ở mức thiết kế PCB (board level) là đủ rồi, hoặc tới mức IC package level, và IC chip level là đã quá chi tiết. Trước đây mình phải làm mạch LDO có PSRR cao, mình tìm đọc nhiều tài liệu về anh này, thử thay đổi kích thước MOSFET nhưng không hiệu quả bằng thử thay đổi một chút về việc kết nối nhánh feedback (làm việc ở mức system level).

                Do vậy, ở mức IC chip level trở lên, mình thử đề nghị một vài khía cạnh để chúng ta có thể cùng nhau trao đổi, đó là:

                [1] Kỹ thuật thiết kế mạch nâng cao PSRR (trong đó có sự góp phần của việc sử dụng các phần tử có noise thấp)
                [2] Crosstalk hay coupling paths với các đường tín hiệu nhạy cảm
                [3] Kỹ thuật cách ly đế
                [4] Layout đường nguồn/đất
                [5] Thiết kế PIN trên package

                Mọi người cho ý kiến nhé!

                Thân mến

                Comment


                • Hì, đang thất nghiệp nên em spam tẹo.
                  "Làm việc ở mức system level" như bác hithere bảo theo em chỉ giúp cho việc hạn chế interference thoai, . Còn với noise nội tại trong mạch (thermal noise, filicker noise, shot noise), ví dụ ở một con LDO thì chủ yếu xuất hiện ở first stage. Khi đó bắt buộc phải sử dụng các phần tử có noise thấp. Có một vài kỹ thuật như phải tăng tích W*L để giảm flicker noise, thiết kế tỉ lệ gm của differential pair/ gm của devices khác lớn để giảm noise đầu vào (tương đối), .
                  Hì, đại khái em biết có vậy.

                  Comment


                  • À với thermal noise thì muốn tăng SNR chỉ có một cách là tăng dòng supply chả còn cách nào khác, hì, .

                    Comment


                    • @thuclh: thất nghiệp rồi à? Chúc mừng nhé! vì đời còn dài còn đi còn đến đúng không em? ra ngoài sẽ thấy nhiều thứ "rộng lớn" hơn

                      Nguyên văn bởi thuclh Xem bài viết
                      "Làm việc ở mức system level" như bác hithere bảo theo em chỉ giúp cho việc hạn chế interference thoai, . Còn với noise nội tại trong mạch (thermal noise, filicker noise, shot noise), ví dụ ở một con LDO thì chủ yếu xuất hiện ở first stage. Khi đó bắt buộc phải sử dụng các phần tử có noise thấp. Có một vài kỹ thuật như phải tăng tích W*L để giảm flicker noise, thiết kế tỉ lệ gm của differential pair/ gm của devices khác lớn để giảm noise đầu vào (tương đối).
                      Đúng là như vậy nhưng khi so sánh nhiễu nền (thermal noise, 1/f, ...) so với nhiễu từ nguồn, đất, coupling gây bởi các khối mạch khác nhau trên cùng một chip thì em sẽ thấy vấn đề cần quan tâm là gì

                      Thân mến,

                      Comment


                      • Bạn Hithere123,

                        Bạn đưa ví dụ về LDO là không hợp lý về vấn đề nhiễu rồi. Trong LDO vấn đề là điện áp nguồn không ổn định có thể do switching của phần số hoặc một số vấn đề khác. Chính vì vậy mà người ta quan tâm đến PSRR để so sánh công suất "nhiễu" đầu ra so với đầu vào. Nhưng nhiễu này không phải là loại nhiễu mà theo kiểu mọi người đề cập. Với các loại LNA nói chung điện áp nguồn tương đối ổn định. Ngoài ra nếu LNA là loại cao tần thì thường tín hiệu cao tần luôn được lọc tốt ở tần số cao thông qua tụ. Vậy nên loại nhiễu này người ta không cần để ý lắm.

                        Crosstalk và interference thường gây ra spur, tạo ra nhiễu rất mạnh ở một số tần số nào đó do các harmonic của các tín hiệu ví dụ như đồng hồ can vào. Spur cũng là một vấn đề lớn nhưng nó cũng không phải là "nhiễu" theo kiểu mọi người thường nói đến và nó chỉ ảnh hưởng đến một số tần số nhất định.

                        Comment


                        • Em chưa hiểu ý bác Rommel.de. "Nhiễu" khác của bác ở đây là gì?

                          Comment


                          • Tại tớ viết không rõ khiến cho các bạn hiểu nhầm. Để tớ viết lại cho rõ ràng hơn.

                            Trong số các loại nhiễu có thể can vào hệ thống thì bạn Noisepic nhắc đến là loại noise của CMOS tức là nhiễu do bản thân của mạch sinh ra. Nếu tớ không nhầm thì nhiễu loại này có 3 loại chính là thermal, shot , và flicker noise còn gọi là 1/f noise. Thermal và shot là loại nhiễu trắng ảnh hưởng đến tất cả các tần số nhưng nói chung mức noise floor thấp. Flicker noise rất mạnh ở tần số thấp nhưng tần số cao thì lại không đáng kể. Đối với loại nhiễu này người ta chỉ quan tâm đến ở những mạch khuếch đại tín hiệu nhỏ như LNA. Với những mạch LNA thì nhất định phải phân tích noise figure của mạch. Đối với các mạch khác thì người ta không cần để ý đến nhiễu nữa vì mức tín hiệu nói chung đã lớn mạnh hơn nhiễu rất nhiều lần nên việc phân tích noise figure là điều không cần thiết. Bạn Hithere123 dùng LDO làm ví dụ có lẽ không hợp lý vì LDO không bị ảnh hướng mấy bởi những loại nhiễu này.

                            Nhiễu trong LDO là loại nhiễu do điện áp nguồn không ổn định. Có nhiều lý do dẫn đến điện áp nguồn không ổn định ví dụ như việc dùng DC-DC converter cũng là một phần hay việc switching của phần digital bên trong mạch. Regulator chính là để cho nguồn trở nên ổn định nên mới dùng hệ số PSRR. Nếu tớ không nhầm thì người ta đo PSRR bằng cách đưa trực tiếp tín hiệu dao động vào nguồn đầu vào và đo công suất tín hiệu dao động ở đầu ra theo các tần số khác nhau. PSRR thường khá lớn, có lẽ từ 50 đến 60 dB nên nói chung phần nhiễu đằng trước regulator được loại bỏ khá nhiều. Tuy nhiên vẫn còn vấn đề về nhiễu đằng sau regulator, và can nhiễu từ đế. Loại nhiễu này ảnh hưởng đến tất cả các mạch analog. Cách loại trừ duy nhất có lẽ là dùng nguồn và đất riêng (mặc dù đất riêng nhưng vẫn được nối chung lại ở bên ngoài chip kết hợp với tụ lọc tại đầu ra để đất ở bên ngoài không bị nhiễu ảnh hưởng). Ngoài ra còn có một số kỹ thuật chống lại loại nhiễu này ví dụ như mạch khuếch đại vi sai có hệ số CMRR (Common Mode Rejection Ratio), cho phép khuếch đại sự sai khác tín hiệu nhưng không quan tâm đến việc tín hiệu cùng tăng hoặc giảm chính là một phần của nhiễu nguồn, hoặc dùng mạch số kiểu CML (cũng tương tự như mạch vi sai).

                            Về vấn đề crosstalk và interference, cái này tạo ra spur như tớ đã từng nói rồi. Ngoài ra nó còn gây ra phase noise cho các mạch dao động và đây là một vấn đề lớn. Nếu như bạn thiết kế một mạch dao động tốt ví dụ PLL, khi bạn đưa tín hiệu này vào một signal source analyzer để phần tích phase noise bạn sẽ thấy nó có một nền nhiễu rất thấp và phẳng bên dưới. Khi bạn bị crosstalk hoặc interference, bạn sẽ thấy trên nền nhiễu xuất hiện một số điểm (tần số) mà phase noise tại đó đột ngột tăng vọt. Xử lý phase noise khó hơn xử lý nhiễu thông thường khá nhiều vì ta không thể dùng tụ để lọc bỏ nhiễu cũng như không thể tăng mức tín hiệu để có SNR cao hơn. Ngoài ra phase noise trong tín hiệu dao động cũng như nhiễu trong tín hiệu nguồn sẽ ảnh hưởng đến tất cả các khối trong mạch. Cách tốt nhất để tránh crosstalk và interference là để các khối cách xa nhau.

                            Comment


                            • Chào bạn Rommel.de,

                              Mình hiểu ý mọi người chứ. Đúng như bạn nói nhiễu do tự bản thân linh kiện sinh ra có mấy loại như vậy, và ví dụ LDO ở đây là không hợp lý.
                              Tuy nhiên ở một khía cạnh khác, nhiễu "không tránh khỏi" này trong hầu hết các ứng dụng (trừ wireless communication) là không đáng quan tâm bằng nhiễu do ảnh hưởng lẫn nhau của các mạch/các khối trên cùng một đế. Chính vì vậy mình mới đưa ví dụ về LDO để minh họa cho ý kiến này của mình mà thôi. Vì trước đây, mình nghĩ đơn giản là nếu các linh kiện mình dùng có nhiễu thấp thì kết quả PSRR có lẽ sẽ được cải thiện thêm (vì nhìn tổng thể PSRR sẽ là tổng hợp của thành phần từ nguồn trực tiếp, từ nguồn thông qua tín hiệu ref, và từ nhiễu của linh kiện/mạch khuếch đại) và quả thực mình đã "đi sai đường" trong một thời gian khá lâu, cuối cùng mình nhận ra thành phần gây bởi tự bản thân linh kiện chẳng đáng quan tâm trong bài toán của mình.

                              Thêm một kinh nghiệm thực tế nữa mà mình thấy quan tâm tới "system design" là cực kỳ cần thiết: một ADC SAR 8-bit thiết kế ở mức module có sai số/noise khoảng 3LSB nhưng khi dùng trong SoC/SiP, noise của chính ADC đấy đã lên tới 20LSB. Nguyên nhân chủ yếu là do trong thiết kế SoC/SiP có layout phần số dựa vào standard cell nên đã gây nhiễu cực mạnh lên tín hiệu ref của ADC thông qua đường đất. Kết quả này đã trả một giá cực đắt vì đã không thể giứ đúng lời hứa đưa IC tới tay khách hàng đúng hẹn.

                              Bạn noisepic đề cập tới noise trong CMOS, các nguồn nghiễu, ... có lẽ muốn nói tới công nghệ CMOS nói chung (ưu điểm lớn của CMOS là cho phép tất cả linh kiện nằm trên cùng một đế). Nếu đúng như vậy thì một vài gợi ý trao đổi của mình có thể sẽ có ích ở đây.

                              Thân mến,

                              Comment


                              • Ừm, thực chất, thí dụ về LDOs của anh không tệ tẹo nào. Nó tùy thuộc vào specs mà khách hàng yêu cầu. Với yêu cầu như hiện tại 20uV output noise thì bắt buộc anh phải cải tiến bên trong Amplifier. Với structure cũ, thậm chí khi mô phỏng (no interference) anh cũng k đạt được 20uV.
                                Last edited by thuclh; 25-08-2011, 09:56.

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                hithere123 Tìm hiểu thêm về hithere123

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X