Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Analog IC design

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Tớ mới đi hỏi một đứa bạn đồng nghiệp về LNA. Mất cái tớ viết về LNA lúc trước không hoàn toàn chính xác đâu. Có một số vấn đề thế này. Nhiễu flicker noise như tớ đã từng nói rất mạnh ở tần số thấp. Ngoài ra flicker noise còn tỉ lệ nghịch với tích W*L. Nói cách khác transistor càng lớn thì flicker noise càng nhỏ. Đối với các mạch thu tín hiệu cao tần thì ta có thể sử dụng minimum length channel transistor vì tín hiệu làm việc ở tần số lên đến cả GHz, trong khi đó flicker noise chỉ lên đến khoảng 100 MHz là đã suy yếu gần như toàn bộ. Tại đây mạch LNA thường có hệ số khuếch đại khoảng 20 dB. Sau mạch mixer thì ta cần thực hiện việc lọc để lấy ra tín hiệu base band rồi đưa vào ADC. Các mạch lọc này là những mạch lọc RC tích cực (RC kết hợp với mạch khuếch đại). Khi đó thermal và shot noise không còn là vấn đề lớn vì tín hiệu đã được khuếch đại lên 20 dB từ trước rồi, nhưng flicker noise lại là vấn đề vì tín hiệu của ta bây giờ đã ở trong tần số base band nên flicker noise sẽ rất mạnh nếu dùng minimum length channel. Do vậy transistor dùng cho các mạch lọc tích cực ở đây thường có L khoảng 1, hoặc 0.5 um, và tỉ số W/L có thể lên đến hàng trăm. Khi đó flicker noise sẽ bị đẩy xuống tấn số dưới 100 KHz và không còn ảnh hưởng gì nữa. Thông thường các mạch lọc tích cực này còn làm luôn nhiệm vụ khuếch đại hệ số khuếch đại cỡ khoảng 40 dB, và có thể điểu chỉnh được (điều chỉnh bằng số) tùy theo công suất tín hiệu đầu vào để tránh bão hòa.

    Tớ có hỏi nó sao không nâng hệ số khuếch đại của LNA lên trên 20 dB để nhiễu của các tầng sau không ảnh hưởng đến tín hiệu. Nó nói rằng việc tăng hệ số khuếch đại ảnh hưởng đến độ tuyến tính của mạch LNA. Khi mạch không có độ tuyến tính tốt thì sẽ xuất hiện các thành phần bậc 2, bậc 3... Tớ lấy ví dụ có 2 tín hiệu f1, và f2. Thành phần bậc 3 sẽ tạo ra tín hiệu 2f1-f2, và 2f2-f1 có thể trùng với tần số tín hiệu mà ta đang cần xử lý. Cái này đặc biệt ảnh hưởng với các mạch cao tần băng thông rộng khi ta không thể lọc bỏ các thành phần bên ngoài băng. Đới với phần mạch lọc tính cực sau mixer thì độ tuyến tính đã được cải thiện đáng kể vì ở đây có sử dụng hồi tiếp. Vì vậy ta có thể nâng hệ số khuếch đại lên đến 40 dB.

    Vấn đề tăng độ tuyến tính cho LNA đang là một yêu cầu rất quan trọng nhất là đối với những mạch băng thông rộng. Nó giới thiệu tớ bài báo này để tham khảo thêm "Linearization Techniques for CMOS Low Noise Amplifiers: A Tutorial"

    Linearization Techniques for CMOS Low Noise Amplifiers A Tutorial_

    Comment


    • Tớ mới đi hỏi một đứa bạn đồng nghiệp về LNA. Mất cái tớ viết về LNA lúc trước không hoàn toàn chính xác đâu. Có một số vấn đề thế này. Nhiễu flicker noise như tớ đã từng nói rất mạnh ở tần số thấp. Ngoài ra flicker noise còn tỉ lệ nghịch với tích W*L. Nói cách khác transistor càng lớn thì flicker noise càng nhỏ. Đối với các mạch thu tín hiệu cao tần thì ta có thể sử dụng minimum length channel transistor vì tín hiệu làm việc ở tần số lên đến cả GHz, trong khi đó flicker noise chỉ lên đến khoảng 100 MHz là đã suy yếu gần như toàn bộ. Tại đây mạch LNA thường có hệ số khuếch đại khoảng 20 dB. Sau mạch mixer thì ta cần thực hiện việc lọc để lấy ra tín hiệu base band rồi đưa vào ADC. Các mạch lọc này là những mạch lọc RC tích cực (RC kết hợp với mạch khuếch đại). Khi đó thermal và shot noise không còn là vấn đề lớn vì tín hiệu đã được khuếch đại lên 20 dB từ trước rồi, nhưng flicker noise lại là vấn đề vì tín hiệu của ta bây giờ đã ở trong tần số base band nên flicker noise sẽ rất mạnh nếu dùng minimum length channel. Do vậy transistor dùng cho các mạch lọc tích cực ở đây thường có L khoảng 1, hoặc 0.5 um, và tỉ số W/L có thể lên đến hàng trăm. Khi đó flicker noise sẽ bị đẩy xuống tấn số dưới 100 KHz và không còn ảnh hưởng gì nữa. Thông thường các mạch lọc tích cực này còn làm luôn nhiệm vụ khuếch đại hệ số khuếch đại cỡ khoảng 40 dB, và có thể điểu chỉnh được (điều chỉnh bằng số) tùy theo công suất tín hiệu đầu vào để tránh bão hòa.

      Tớ có hỏi nó sao không nâng hệ số khuếch đại của LNA lên trên 20 dB để nhiễu của các tầng sau không ảnh hưởng đến tín hiệu. Nó nói rằng việc tăng hệ số khuếch đại ảnh hưởng đến độ tuyến tính của mạch LNA. Khi mạch không có độ tuyến tính tốt thì sẽ xuất hiện các thành phần bậc 2, bậc 3... Tớ lấy ví dụ có 2 tín hiệu f1, và f2. Thành phần bậc 3 sẽ tạo ra tín hiệu 2f1-f2, và 2f2-f1 có thể trùng với tần số tín hiệu mà ta đang cần xử lý. Cái này đặc biệt ảnh hưởng với các mạch cao tần băng thông rộng khi ta không thể lọc bỏ các thành phần bên ngoài băng. Đới với phần mạch lọc tính cực sau mixer thì độ tuyến tính đã được cải thiện đáng kể vì ở đây có sử dụng hồi tiếp. Vì vậy ta có thể nâng hệ số khuếch đại lên đến 40 dB.

      Vấn đề tăng độ tuyến tính cho LNA đang là một yêu cầu rất quan trọng nhất là đối với những mạch băng thông rộng. Nó giới thiệu tớ bài báo này để tham khảo thêm "Linearization Techniques for CMOS Low Noise Amplifiers: A Tutorial"

      Linearization Techniques for CMOS Low Noise Amplifiers A Tutorial_

      Comment


      • Về LDOs thì các bác có thể đọc quyển "Analog IC Design with Low Dropout Regulators LDOs Electronic Engineering" của Gabriel Alfonso RInco'n-Mora. Khá thực tế và chi tiết. Đọc hiểu 100% thì có thể thiết kế được ngay, .

        Comment


        • Anh Rommel.de và các bác khác xin cho em hỏi là, nếu mình muốn có hình die photo của chíp (ví dụ như hình em gửi kèm) thì phải làm thế nào ạ.
          (Xin thứ lỗi cho em vì câu hỏi gà quá, nhưng em không biết họ làm thế nào để có hình vẽ như vậy). Em xin cảm ơn mọi người.Click image for larger version

Name:	Die photo.jpg
Views:	1
Size:	79.7 KB
ID:	1350499

          Comment


          • Có thể chụp từ probe station - một loại máy có trang bị kính hiển vi bạn ạ.

            Comment


            • Nguyên văn bởi thuclh Xem bài viết
              Có thể chụp từ probe station - một loại máy có trang bị kính hiển vi bạn ạ.
              Em cảm anh. Có phải anh đang nói là máy này không ạ? Mechanical probe station - Wikipedia, the free encyclopedia

              Comment


              • Nguyên văn bởi thuclh Xem bài viết
                Về LDOs thì các bác có thể đọc quyển "Analog IC Design with Low Dropout Regulators LDOs Electronic Engineering" của Gabriel Alfonso RInco'n-Mora. Khá thực tế và chi tiết. Đọc hiểu 100% thì có thể thiết kế được ngay, .
                @thuclh
                Đọc xong cuốn này thì tóc em bạc phơ mất, híc.

                Comment


                • Nguyên văn bởi cachep Xem bài viết
                  Em cảm anh. Có phải anh đang nói là máy này không ạ? Mechanical probe station - Wikipedia, the free encyclopedia
                  Okie, chính nó đấy bạn ạ. Nó dùng chủ yếu để debug, probe một số tín hiệu trong ICs. Ngày xưa với Analog ICs thì người ta có đặt một số probe pad để chọc kim probe vào và test. Kích cỡ probe pad tầm 25um*25um là đủ (cái này tùy kích thước kim, nhưng công ty cũ của mình khuyến cáo nên để vậy). Tuy nhiên bây giờ ICs chủ yếu là mixed signal ICs. Thông thường người ta có thiết kế một số mạch logic để lập trình vào testmode. Cái này anh hithere đề cập tới rồi thì phải. Cái này gọi là design for test. Các bạn làm digital ICs có lẽ dùng thường xuyên hơn.
                  Chụp ảnh thì có thể dùng kính hiển vi điện tử hoặc đơn giản dụng cụ gì có thể khuếch đại.

                  Comment


                  • @thuclh: Bây giờ thiết kế mạch đơn giản hơn ngày xưa nhiều rồi nhỉ? Với thiết kế số thì anh chưa có điều kiện khẳng định, chứ với thiết kế tương tự thì phần lớn có thể tìm thấy mạch mình cần từ trong sách, bài báo, ... nhưng tuyệt đối đừng dùng patent của người ta nhé. Tuy nhiên, trong mỗi công ty lớn sẽ có vài bác "đầu bạc" (số lượng chỉ là vài thôi) thỉnh thoảng đưa ra vài mạch mà chẳng tìm được trong sách nào. Rất khó để đạt được mức này nếu background của mình không đầy đủ, và đây cũng chính là một trong những thiệt thòi của kỹ sư mình.

                    Anh đã nghĩ khoảng cách này có thể thu hẹp lại nếu cố một cộng đồng những người Việt Nam làm về lĩnh vực này, nhưng làm sao để có cộng đồng như vậy vẫn là một bài toán không đơn giản . . .

                    Comment


                    • Hì, chỉ phải tự thay đổi thôi ạ. Nếu còn ngại đọc những trang sách dày với dày đặc những con số thì có lẽ vẫn còn đi sau mấy bác tây. Mấy bác sau này em gặp, không ông nào ngại đọc cái đó cả. Mấy kỹ sư mình chê người ta chậm, tính toán quá chi tiết, nhưng em nghĩ không phải vậy. Cái đó có phải là "background" như anh nhận định không nhỉ, .
                      Last edited by thuclh; 30-08-2011, 00:01.

                      Comment


                      • Nguyên văn bởi thuclh Xem bài viết
                        Hì, chỉ phải tự thay đổi thôi ạ. Nếu còn ngại đọc những trang sách dày với dày đặc những con số thì có lẽ vẫn còn đi sau mấy bác tây. Mấy bác sau này em gặp, không ông nào ngại đọc cái đó cả. Mấy kỹ sư mình chê người ta chậm, tính toán quá chi tiết, nhưng em nghĩ không phải vậy. Cái đó có phải là "background" như anh nhận định không nhỉ, .
                        Đây là suy nghĩ của riêng tớ. Tớ nghĩ rằng người VN hay tây gì thì cũng như nhau thôi, ở đâu cũng có những người giỏi và rất giỏi là đằng khác. Nhưng có lẽ cách thức và môi trường làm việc ở VN bình thường không bao giờ yêu câu kỹ sư phải nghiên cứu sâu đến như vậy cả. Vậy nên khi cần phải làm như tây thì các kỹ sư VN không quen và không làm được. Ngoài ra tớ nghĩ rằng khoảng cách về trình độ của tây và VN quá xa. Cho dù các kỹ sư có muốn tiếp thu thêm kiến thức mới thì cũng phải từng bước mà tiến giống như học hết trung học thì mới có thể vào đại học được. Nếu như các kỹ sư ở VN được đào tạo với nền tảng quá thấp thì dù họ thông minh chăm chỉ thế nào cũng khó có thể tiếp thu những kiến thức sâu trong các sách nước ngoài.

                        Tớ thấy ở VN rất nhiều người luôn cho rằng VN chẳng làm được cái gì cả, đến cái tăm tre còn phải nhập thì làm nổi cái gì. Và cũng có nhiều người luôn cho rằng người VN khôn (theo kiểu khôn lỏi) còn tây thì khờ. Đương nhiên người VN và tây có nhiều điểm khác nhau nhưng theo tớ thì ở đâu cũng có người giỏi. Nếu VN muốn phát triển như tây thì cũng nên bắt chước bọn nó, từ giáo dục đào tạo, nghiên cứu phát triển, cũng như kinh doanh.

                        Để ngành ASIC ở VN phát triển tớ nghĩ rằng bên cạnh những người giỏi về chuyên môn thì vấn đề quan trong hơn cả là làm sao biến được những kiến thức, kinh nghiệm đó thành tiền. Nếu như không nói đến VN thì rất nhiều nước trên thế giới có nguồn nhân lực về vi điện tử cũng rất cao nhưng đâu phải ai cũng có thể trở thành những công ty lớn trên thế giới. Ngay cả Intel là hãng vi điện tử lớn nhất thế giới với nhân lực công nghệ và vốn vô cùng lớn vẫn gặp khó khăn khi làm các processor nhỏ cho cell phone, và phải mua lại bộ phận RF của Infineon để phát triển platform cho cell phone chứ không thể tự phát triển.

                        Comment


                        • Chào bạn Rommel.de,

                          Bạn đã nói đây là suy nghĩ của riêng bạn nên mình muốn trao đổi thêm với bạn thế này.

                          Nguyên văn bởi Rommel.de Xem bài viết
                          Nhưng có lẽ cách thức và môi trường làm việc ở VN bình thường không bao giờ yêu câu kỹ sư phải nghiên cứu sâu đến như vậy cả. Vậy nên khi cần phải làm như tây thì các kỹ sư VN không quen và không làm được. Ngoài ra tớ nghĩ rằng khoảng cách về trình độ của tây và VN quá xa. Cho dù các kỹ sư có muốn tiếp thu thêm kiến thức mới thì cũng phải từng bước mà tiến giống như học hết trung học thì mới có thể vào đại học được. Nếu như các kỹ sư ở VN được đào tạo với nền tảng quá thấp thì dù họ thông minh chăm chỉ thế nào cũng khó có thể tiếp thu những kiến thức sâu trong các sách nước ngoài.
                          Qua những bài viết của bạn mình có cảm nhận bạn có ít kinh nghiệm làm việc ở Việt Nam. Nếu những thông tin bạn tiếp nhận được về Việt Nam là qua một nguồn thứ 3 mà không phải là trực tiếp trải nghiệm của bản thân thì mình nghĩ không thật sự công bằng và khách quan nếu bạn đưa ra những nhận định so sánh về cách thức cũng như môi trường làm việc ở các nước phát triển và ở Việt Nam. Nói riêng về lĩnh vực ASIC thì đây là lĩnh vực mới, hiện nay vẫn chưa biết là nó có thể tồn tại và phát triển được ở Việt Nam hay không? nên kỹ sư ở Việt Nam không có điều kiện nghiên cứu sâu, nhưng lĩnh vực phần mềm chẳng hạn thì kỹ sư Việt Nam đọc và áp dụng kiến thức sâu và mới rất nhiều đấy (không hề lạc hậu đâu). Ngoài ra, bạn nói kỹ sư ở Việt Nam được đào tạo với nền tảng quá thấp, nếu đây là nền tảng kiến thức thì mình e là đã vội vàng rồi. Mình cũng có cơ hội được thử qua cách nước ngoài đào tạo, được làm việc chung với các kỹ sư do nước ngoài đào tạo (Pháp, Đức, Mỹ, Sing) thì mình nhận thấy nền tảng mà trường đại học Việt Nam (BKHN) trang bị cho mình là không hề thấp hơn, nếu không muốn nói nền tảng kiến thức trường BKHN trang bị còn rộng hơn rất nhiều. Ví dụ ở nước ngoài học đại học về ngành điện tử thì chưa chắc họ đã biết "sâu" về viễn thông, thông tin di động, kỹ thuật thông tin như kỹ sư điện tử viễn thông mình. Chính vì vậy mà anh em sinh viên mình hay nói là với kỹ sư Việt Nam thì "nhạc nào cũng nhảy" được.

                          Vài dòng trao đổi thêm,

                          Thân mến

                          Comment


                          • Chào bạn Hithere123,

                            Tớ đi tị nạn tính ra cũng đã hơn 10 năm rồi và từ đó đến giờ tớ chỉ thỉnh thoảng về lại VN nên có nhiều thứ ở VN tớ không rõ cũng là chuyện bình thường. Tuy nhiên các hoạt động sản xuất, kinh doanh, hay chuyện về ngành giáo dục ở VN thì chẳng cần tớ phải nhận xét. Bạn chỉ cần đọc lướt qua vài tờ báo mạng thì cũng thấy có bao nhiều lời chỉ trích. Tớ không muốn nêu thêm ra ở đây vì nó khá nhạy cảm với nhiều người ví dụ như một số bạn có thể là giảng viên đại học.

                            Ngành phần mềm ở VN thì từ lúc tớ còn ở VN đã bắt đầu nghe nói và sau đó được quảng cáo rầm rộ rất nhiều. Và đây là kết quả sau 10 năm đầu tư.

                            Công nghiệp phần mềm VN:10 năm kỳ vọng, bùng nổ, thất bại - Bee - Khoa học & Đời sống Online

                            VN luôn tự hào là rất phát triển về ngành toán, nếu đi vào làm phần mềm thì sẽ thu lời lớn vì không cần vốn đầu tư nhiều nhưng kết quả như thế nào thì mọi người đã thấy cả. Hay một lĩnh vực mà có thể nói là cần nhiều toán hơn nữa là financial mathematics được sử dụng trong ngành ngân hàng, chứng khoán, và bảo hiểm (chủ yếu là toán xác suất) thì ở VN hiện nay lạm phát cao nhất châu Á, lãi suất cho vay kinh khủng... đến mức nền kinh tế VN còn bị đánh tụt hạng khi đánh giá.

                            Tớ nghĩ rằng nhiều bạn sẽ đồng ý với tớ là người VN về mức độ thông minh, cần cù, chăm chỉ chẳng thua kém gì các dân tộc khác (tớ chỉ nói là không thua thôi chứ không nói là hơn). Thực tế là người VN ở nước ngoài làm việc rất tốt không kém gì những bạn đồng nghiệp ở các nước khác. Vậy tại sao VN lại phát triển kém đến như vậy. Nếu nói một cách chung chung thì là do môi trường làm việc ở VN không phát huy được khả năng mọi người. Nếu nói cụ thể thì là nhờ ơn Đảng và chính phủ đã biến VN thành thiên đường XHCN như hiện nay. Nói chuyện cũ một tý, thời bao cấp ơn Đảng và chính phủ nên nhân dân được ăn bo bo mới không bị chết đói. Sau khi đổi mới thì VN đã không còn tình trạng thiếu đói nữa mà thậm chí là đã xuất khẩu gạo. Tớ muốn hỏi bạn là tại sao trong thời bao cấp người nông dân trồng lúa không đủ ăn mà sau nay họ lại có thể làm ra nhiều lúa gạo đến như vậy. Cũng là nhờ thiên tài của Đảng ta thôi phải không bạn.

                            Bây giờ tớ nói chuyện hiện nay ở VN. Tớ đã quá lâu không về VN nên có thể không chính xác thì các bạn hãy sửa lại. Tớ giả sử như bạn làm phần mềm rất giỏi đi. Nhưng tớ hỏi bạn có phải bạn giỏi phần mềm làm ra những sản phẩm tốt là bán được nhiều tiền không? Ở VN bàn chuyện làm ăn là ở trên bàn nhậu, và đề nhận được thầu là nhờ quen biết và phong bì chứ đâu phải ở khả năng của bạn. Cái đề án 112 đã được nói đến quá nhiều tớ cũng chẳng cần nhắc lại nữa. Nếu nói về cơ chế ở đại học thì tớ muốn hỏi bạn những giảng viên có động lực gì để họ giảng dạy những kiến thức hiện đại, nghiên cứu những vấn đề quan trọng? Tớ cũng phải khẳng định lại là tớ không bao giờ cho rằng các giảng viên đại học ở VN là kém. Tuy nhiên họ cũng giống như những nông dân thời bao cấp, chẳng có một động lực gì nên kết quả đào tạo ở đại học thấp là chuyện không có gì lạ. Tớ có mấy đứa cháu, mà gần như nhà nào cũng muốn cho đi tị nạn cả, chẳng có ai muốn cho con mình vào học đại học ở VN. Thằng con lớn ông anh họ tớ năm nay mới vào lớp 9, mà ông ấy đã chuẩn bị tìm đường cho nó sang Bỉ rồi. Nếu đại học ở VN chỉ cần tốt gần bằng các nước thôi thì sao mấy đứa cháu tớ chẳng có mấy đứa ham ở VN vậy.

                            Tớ nói thẳng là tớ ghét đảng cộng sản, tớ ghét mấy thằng lãnh đạo ở VN. Nếu không phải vì mấy thằng cộng sản lãnh đạo ở VN thì môi trường ở VN có bị dột từ nóc thế không. Tham nhũng hối lộ thì tràn lan, lãnh đạo toàn con ông cháu cha, rồi thì bè phái ô dù... Ở VN hiện nay phát triển là nhờ đào tài nguyên lên để bán cạn kiệt cho nước ngoài, vắt kiệt sức lao động của những người nông dân, và những công nhân trong các nhà máy gia công chế biến cho nước ngoài chứ còn làm được cái gì? Ngay cả những đồng ruộng và nhà máy này hiện nay cũng sử dụng biết bao thuốc trừ sâu, phần hóa học và thải bao nhiêu chất độc hại ra môi trường. Vậy mà sự phát triển đó của VN cũng là nhờ vào thiên tài của đảng ta đấy.

                            Nếu nói nữa thì tớ cũng chỉ chửi đảng cộng sản nên tớ dùng ở đây. Bạn nào cảm thấy chối tai thì cũng đừng chấp vì tớ trước giờ vẫn vậy, nói chung tớ là loại Việt gian bán nước mà.

                            Comment


                            • Chào các bạn,

                              Thêm một bài viết để khẳng định luận điểm của tớ.

                              Chúng tôi làm khoa học để tạo ra sản phẩm - Sự kiện - Dân trí

                              Bất kỳ ai cũng đều mong muốn có một cuộc sống hạnh phúc, đầy đủ cả vật chất và tinh thần. Với những người làm kỹ thuật như chúng ta thì có lẽ điều mà chúng ta về mặt vật chất muốn có là mức lương hợp lý, về mặt tinh thần chúng ta muốn những đóng góp được công nhận. Nếu như những điều đơn giản như vậy có thể được thực hiện thì tớ không thấy có lý do gì để những người làm kỹ thuật không cố gắng phần đấu làm việc bằng tất cả khả năng của mình. Một điều tưởng chừng như rất cơ bản và hiển nhiên như vậy mà ở VN lại không tồn tại mới thật là đáng buồn. Câu chuyện trong bài báo đó nói chính xác bao nhiêu phần trăm thì có lẽ để các bạn ở VN tự đánh giá.

                              VN là một xã hội mà tri thức bị xem là hàng thứ yếu, những mối quan hệ, phong bì, các mánh khóe làm tiền được đặt lên hàng đầu. Bằng tiến sỹ của Mỹ cũng có thể dễ dàng mua được bằng vài ngàn USD dù tiếng Anh không biết... vậy có phải người ta đi học chỉ để kiếm một cái bằng để có một cái danh đẹp, để thăng tiến. Tớ cũng có một số người quen ngày trước học xong đại học, đi làm và lại về trường học thạc sỹ vào buổi tối. Theo như bạn đó nói thì cái lớp học buổi tối đó còn thua một lớp tại chức, mọi người đi học vì muốn có được cái bằng master chứ không phải vì muốn học những kiến thức mới. Tớ cũng biết một bạn có bằng đại học về điện tử ra đi làm tiếp thị bán máy tính mà bạn này còn thấy rất hứng thú vì kiếm được cũng nhiều tiền nếu bán được. Theo như bạn đó nói, thì muốn bán được cần phải có mối. Vậy đó, trong xã hội VN chúng ta đâu có dùng kiến thức để làm ra tiền, chúng ta cần có mối để làm ra tiền. Vậy thì một lẽ đương nhiên sẽ ngày càng nhiều những người bỏ nghiên cứu khoa học công nghệ chạy sang mánh mung kiếm tiền, hối lộ lừa đảo.

                              Thật phải tạ ơn trời phật vì tớ đã chạy khỏi cái thiên đường XHCN này. Tớ cũng chẳng có hi vọng gì thay đổi cái chế độ cộng sản ở VN, cũng như giúp VN phát triển hơn. Mong rằng sẽ ngày càng nhiều các bạn trí thức ở VN rời bỏ cái thiên đường XHCN này đi.

                              Comment


                              • Cá nhân em hoàn toàn nhất trí với các quan điểm của bác Rommel.de.
                                Bạn nào có điều kiện thì nên tây du, đông du . . ., để tự cảm nhận và rút ra được quan điểm đúng đắn nhất

                                Nguyên văn bởi Rommel.de Xem bài viết
                                Chào các bạn,

                                Thêm một bài viết để khẳng định luận điểm của tớ.

                                Chúng tôi làm khoa học để tạo ra sản phẩm - Sự kiện - Dân trí

                                Bất kỳ ai cũng đều mong muốn có một cuộc sống hạnh phúc, đầy đủ cả vật chất và tinh thần. Với những người làm kỹ thuật như chúng ta thì có lẽ điều mà chúng ta về mặt vật chất muốn có là mức lương hợp lý, về mặt tinh thần chúng ta muốn những đóng góp được công nhận. Nếu như những điều đơn giản như vậy có thể được thực hiện thì tớ không thấy có lý do gì để những người làm kỹ thuật không cố gắng phần đấu làm việc bằng tất cả khả năng của mình. Một điều tưởng chừng như rất cơ bản và hiển nhiên như vậy mà ở VN lại không tồn tại mới thật là đáng buồn. Câu chuyện trong bài báo đó nói chính xác bao nhiêu phần trăm thì có lẽ để các bạn ở VN tự đánh giá.

                                VN là một xã hội mà tri thức bị xem là hàng thứ yếu, những mối quan hệ, phong bì, các mánh khóe làm tiền được đặt lên hàng đầu. Bằng tiến sỹ của Mỹ cũng có thể dễ dàng mua được bằng vài ngàn USD dù tiếng Anh không biết... vậy có phải người ta đi học chỉ để kiếm một cái bằng để có một cái danh đẹp, để thăng tiến. Tớ cũng có một số người quen ngày trước học xong đại học, đi làm và lại về trường học thạc sỹ vào buổi tối. Theo như bạn đó nói thì cái lớp học buổi tối đó còn thua một lớp tại chức, mọi người đi học vì muốn có được cái bằng master chứ không phải vì muốn học những kiến thức mới. Tớ cũng biết một bạn có bằng đại học về điện tử ra đi làm tiếp thị bán máy tính mà bạn này còn thấy rất hứng thú vì kiếm được cũng nhiều tiền nếu bán được. Theo như bạn đó nói, thì muốn bán được cần phải có mối. Vậy đó, trong xã hội VN chúng ta đâu có dùng kiến thức để làm ra tiền, chúng ta cần có mối để làm ra tiền. Vậy thì một lẽ đương nhiên sẽ ngày càng nhiều những người bỏ nghiên cứu khoa học công nghệ chạy sang mánh mung kiếm tiền, hối lộ lừa đảo.

                                Thật phải tạ ơn trời phật vì tớ đã chạy khỏi cái thiên đường XHCN này. Tớ cũng chẳng có hi vọng gì thay đổi cái chế độ cộng sản ở VN, cũng như giúp VN phát triển hơn. Mong rằng sẽ ngày càng nhiều các bạn trí thức ở VN rời bỏ cái thiên đường XHCN này đi.

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                hithere123 Tìm hiểu thêm về hithere123

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X