Trong vài thập niên qua các hãng sản xuất IC đã di chuyển cơ sở của họ qua các nước vùng châu Á như Mã Lai, Tân Gia Ba, Trung Quốc. Những nước như Đài Loan, Nam Hàn, Nhật họ mở hãng riêng của họ.
Trong tương lai có thể Việt Nam sẽ có một hãng sản xuất IC như các nước láng giềng.
Một vài lý do VN có thể được đầu tư về ngành này là:
1. Nhân công tương đối rẻ so với các nước nói trên.
2. Trình độ học vấn cao.
3. Chính trị không bị xáo trộn như TQ.
Nói về như TQ, một số hãng ngoại đã đóng cửa vì TQ bắt họ phải tiết lộ tất cả những bí mật về công thức sản xuất IC. Đây là lý do chính mà tại sao TQ chỉ làm ba cái đồ vớ vẩn, rẻ tiền, và cũ như transistor, diode, op amp, low end MCU cho các hãng ngoại quốc. Một số hãng đã đóng luôn cả những cơ sở thử nghiệm IC vì sự đòi hỏi quá vô lý.
Tuy nhiên chúng ta cũng cần biết kỹ nghệ sản xuất IC rất là nguy hiểm cho môi trường nếu không được xử lý đúng cách.
Để mở đầu bài này tớ post lên vài tấm hình về wafer. Wafer là một miếng silicon mỏng chừng 30 mil (0.76 mm). Đường kính thì bây giờ thịnh nhất là 8 inch (200mm) và 12 inch (300mm). Ngoài ra còn có 6, 5, và 4 inch. Các loại 4 và 5 inch rất là xưa chỉ có như bên TQ thôi. Còn loại 1, 2, 3 inch thì chỉ còn trong bảo tàng viện thôi.
Hình trên là một wafer với đường kính 150 mm (thường được kêu là 6 inch wafer, dù rằng nó chỉ là 5.9 inch thôi). Bên cạnh nó là một đĩa CD để cho bà con biết nó lớn như thế nào. Tớ không chụp thẳng vô wafer được vì đây là wafer din (prime wafer) cho nên nó y như một tấm gương.
Để ý wafer này có 2 cạnh (kêu là flat). Cạnh dài kêu là major flat / primary flat (cạnh chính) và cạnh nhỏ kêu là minor flat / secondary flat (cạnh phụ). Tớ sẽ nói thêm về cạnh phụ sau.
Hình trên là một wafer loại 300mm (thường kêu là 12 inch wafer). Tấm wafer này đã được có một ít mạch điện trên đó rồi (như transistor, diode, vv) nhưng chưa có dây điện. Đó là tại sao nó có "vân" mầu như vậy.
Đối với loại wafer 12 inch, nó không có cạnh flat. Nó chỉ có một "khe" nhỏ kêu là notch thôi. Nhìn phía dưới hình chỗ 6 giờ (nam). Để ý thêm là ngay phía trên cái khe là mã số của wafer. Mỗi wafer có một mã số riêng. Một số hãng làm IC thì lại để mã số đối diện với "khe".
Còn tiếp..............
Trong tương lai có thể Việt Nam sẽ có một hãng sản xuất IC như các nước láng giềng.
Một vài lý do VN có thể được đầu tư về ngành này là:
1. Nhân công tương đối rẻ so với các nước nói trên.
2. Trình độ học vấn cao.
3. Chính trị không bị xáo trộn như TQ.
Nói về như TQ, một số hãng ngoại đã đóng cửa vì TQ bắt họ phải tiết lộ tất cả những bí mật về công thức sản xuất IC. Đây là lý do chính mà tại sao TQ chỉ làm ba cái đồ vớ vẩn, rẻ tiền, và cũ như transistor, diode, op amp, low end MCU cho các hãng ngoại quốc. Một số hãng đã đóng luôn cả những cơ sở thử nghiệm IC vì sự đòi hỏi quá vô lý.
Tuy nhiên chúng ta cũng cần biết kỹ nghệ sản xuất IC rất là nguy hiểm cho môi trường nếu không được xử lý đúng cách.
Để mở đầu bài này tớ post lên vài tấm hình về wafer. Wafer là một miếng silicon mỏng chừng 30 mil (0.76 mm). Đường kính thì bây giờ thịnh nhất là 8 inch (200mm) và 12 inch (300mm). Ngoài ra còn có 6, 5, và 4 inch. Các loại 4 và 5 inch rất là xưa chỉ có như bên TQ thôi. Còn loại 1, 2, 3 inch thì chỉ còn trong bảo tàng viện thôi.
Hình trên là một wafer với đường kính 150 mm (thường được kêu là 6 inch wafer, dù rằng nó chỉ là 5.9 inch thôi). Bên cạnh nó là một đĩa CD để cho bà con biết nó lớn như thế nào. Tớ không chụp thẳng vô wafer được vì đây là wafer din (prime wafer) cho nên nó y như một tấm gương.
Để ý wafer này có 2 cạnh (kêu là flat). Cạnh dài kêu là major flat / primary flat (cạnh chính) và cạnh nhỏ kêu là minor flat / secondary flat (cạnh phụ). Tớ sẽ nói thêm về cạnh phụ sau.
Hình trên là một wafer loại 300mm (thường kêu là 12 inch wafer). Tấm wafer này đã được có một ít mạch điện trên đó rồi (như transistor, diode, vv) nhưng chưa có dây điện. Đó là tại sao nó có "vân" mầu như vậy.
Đối với loại wafer 12 inch, nó không có cạnh flat. Nó chỉ có một "khe" nhỏ kêu là notch thôi. Nhìn phía dưới hình chỗ 6 giờ (nam). Để ý thêm là ngay phía trên cái khe là mã số của wafer. Mỗi wafer có một mã số riêng. Một số hãng làm IC thì lại để mã số đối diện với "khe".
Còn tiếp..............
Comment