Chào bạn Rommel.de,
Không biết mình hiểu có đúng ý bạn không, nhưng mô tả của bạn về eFuse hình như là có chút nhầm sang Fuse thông thường. Theo mình biết eFuse không phải là dùng dòng điện cao để "đốt" kim loại "bay hơi". Loại đốt kim loại là Fuse thông thường và mình cũng không thấy nó bay hơi. Chip đầu tiên trong đời của mình làm là LDO với dòng tiêu thụ thấp (1uA) và để thay đổi điện áp ra mình dùng Fuse để trim khối điện trở hồi tiếp. Fuse của mình có cấu tạo giống như hai đầu bút chì đấu đầu vào nhau, và khi có một dòng điện chạy qua thì phần tiết diện giữa hai đầu "bút chì" đó tiêu thụ công suất lớn nhất (điện trở lớn) và làm "đứt/tách rời" tiết diện (không bay hơi, làm đứt chủ yếu do co dãn của kim loại), do đó điện trở thay đổi từ 0 tới vô cùng. Nguyên lý giống hệt cầu chì trong các mạng điện chỉ khác là không ngửi thấy khói (tức là không bay hơi). Cách này rất cũ rồi và gần như hiện nay không ai dùng nữa do các yếu tố ký sinh.
Còn eFuse mà bạn đề cập tới là công nghệ mới (gần đây thôi) chủ yếu dùng trong thiết kế số. Vật liệu dùng làm Fuse không hoàn toàn là kim loại mà là Poly được dope liều cao. Do đó tính dẫn điện của nó tốt gần bằng kim loại, khi có điện áp đặt vào hai đầu thì đặc tính dẫn điện của lớp vật liệu gần kim loại này thay đổi (cấu trúc tinh thể) làm cho nó không còn là kim loại nữa (tính dẫn điện kém đi). Mình chắc là bạn đề cập tới loại mới này. Tuy nhiên mình chưa từng làm qua nên cũng không thể nói nhiều hơn, hy vọng bác Paddy sẽ kiếm được ai rành về eFuse để mọi người cùng học hỏi theo.
Thân mến.
Không biết mình hiểu có đúng ý bạn không, nhưng mô tả của bạn về eFuse hình như là có chút nhầm sang Fuse thông thường. Theo mình biết eFuse không phải là dùng dòng điện cao để "đốt" kim loại "bay hơi". Loại đốt kim loại là Fuse thông thường và mình cũng không thấy nó bay hơi. Chip đầu tiên trong đời của mình làm là LDO với dòng tiêu thụ thấp (1uA) và để thay đổi điện áp ra mình dùng Fuse để trim khối điện trở hồi tiếp. Fuse của mình có cấu tạo giống như hai đầu bút chì đấu đầu vào nhau, và khi có một dòng điện chạy qua thì phần tiết diện giữa hai đầu "bút chì" đó tiêu thụ công suất lớn nhất (điện trở lớn) và làm "đứt/tách rời" tiết diện (không bay hơi, làm đứt chủ yếu do co dãn của kim loại), do đó điện trở thay đổi từ 0 tới vô cùng. Nguyên lý giống hệt cầu chì trong các mạng điện chỉ khác là không ngửi thấy khói (tức là không bay hơi). Cách này rất cũ rồi và gần như hiện nay không ai dùng nữa do các yếu tố ký sinh.
Còn eFuse mà bạn đề cập tới là công nghệ mới (gần đây thôi) chủ yếu dùng trong thiết kế số. Vật liệu dùng làm Fuse không hoàn toàn là kim loại mà là Poly được dope liều cao. Do đó tính dẫn điện của nó tốt gần bằng kim loại, khi có điện áp đặt vào hai đầu thì đặc tính dẫn điện của lớp vật liệu gần kim loại này thay đổi (cấu trúc tinh thể) làm cho nó không còn là kim loại nữa (tính dẫn điện kém đi). Mình chắc là bạn đề cập tới loại mới này. Tuy nhiên mình chưa từng làm qua nên cũng không thể nói nhiều hơn, hy vọng bác Paddy sẽ kiếm được ai rành về eFuse để mọi người cùng học hỏi theo.
Thân mến.
Comment