Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Hướng phát triển cho ngành thiết kế ASIC ở VN

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Chào bạn drcool,

    Thật sự có nhiều điểm bạn chưa hiểu đúng về ngành thiết kế ASIC rồi. ASIC không phải là ngành chế tạo ra các IP core; IP core cũng không phải là các khối logic; và soft core cũng không phải là FPGA.

    ASIC là viết tắt của từ Application Specific Integrated Circuit hay có thể hiểu một cách đơn giản thiết kế ASIC là thiết kế IC hay thiết kế chip. Về cách thiết kế người ta chia ra 2 loại là semi-custom và full custom. Semi-custom là loại viết RTL code sau đó tổng hợp thành mạch từ standard cell library; còn full-custom là thiết kế hoàn toàn từ mức kiến trúc đến mức layout.
    IP core là một khái niệm tương đối mới. IP viết tắt của từ Intellectual Property core. IP core là thiết kế một phần mạch có khả năng sử dụng trong nhiều thiết kế IC khác nhau. Khi người ta sử dụng các IP core này của bạn, người ta phải tra cho bạn tiền license. IP core không nhất thiết phải là mạch logic mà còn có thể là mạch tương tự ví dụ như các IO, PLL, memory array...
    Khái niệm hard core và soft core tớ cũng đã từng nhắc đến trong phần viết trước rồi. Hard core là loại không thể tổng hợp được (synthesize) và soft core là loại có thể synthesize được. Hard core thường là những thiết kế tương tự, và số dưới dạng full-custom design. Ngoài ra các library như standard cell, và IO cũng được xếp vào hard core. soft core phổ biến nhất là RTL code ví dụ như verilog code... và memory compiler. RTL code khi tổng hợp đối với ASIC người ta dùng standard cells về hình thức thì tương tự như FPGA nhưng về bản chất thì hoàn toàn khác nhau. memory compiler là loại để tạo nên các memory block. Memory compiler dựa trên memory subarrray là một mảng bộ nhở nhỏ đã được thiết kế cứng dưới dạng layout. Sau đó tùy theo dung lượng bộ nhớ, số lượng bit địa chỉ, số lượng bit dữ liệu, số lượng cổng đọc ghi đồng thời, có mã sửa lỗi hay không... mà nó replicate từ khối nhỏ này thành một mảng bộ nhớ lớn. Thông thường người ta sử dụng một vài memory subarray khác nhau với những yêu cầu khác nhau ví dụ như công suất thấp, băng thông rộng, dung lượng lớn, hay hiệu suất cao. Ví dụ như loại công suất thấp và dung lượng lớn thường sử dụng loại long bit-line, long word-line; loại băng thông rộng thường dùng loại multiple banks, loại hiệu suất cao thường sử dụng short bit-line short word-line... Loại firm core thì tớ không hiểu ý bạn muốn nói đến loại gì.

    Nếu bạn còn có gì thắc mắc thì cứ post lên tớ rất vui lòng trả lời bạn.

    Comment


    • #17
      Cám ơn tiền bối rất nhiều

      Comment


      • #18
        Ơ cái Firm-core em lên các trang web tiếng anh đều nói mà , có chỗ người ta gọi nó là bán cứng mà bác . Tại trình tiếng anh của em kém nên mới hỏi mọi người cho rõ hơn , chả lẽ em đánh nhầm

        Comment


        • #19
          Nguyên văn bởi drcool Xem bài viết
          Ơ cái Firm-core em lên các trang web tiếng anh đều nói mà , có chỗ người ta gọi nó là bán cứng mà bác . Tại trình tiếng anh của em kém nên mới hỏi mọi người cho rõ hơn , chả lẽ em đánh nhầm
          Bạn có thể hình dung để thiết kế một khối A sẽ đi theo trình tự từ thiết kế concept(trả lời câu hỏi A làm nhiệm vụ gì) --> RTL code (chuẩn hóa nhiệm vụ của A bằng ngôn ngữ mà máy có thể hiểu được ví dụ VHDL hoặc Verilog) -->pre-layout netlist (synthesis: chuyển dạng mô tả RTL sang dạng mà máy từ đó có thể tự động đặt vị trí sau đó nối dây các khối (cell) logic cơ bản) -->post-layout netlist (sau khi layout). Vậy có thể tạm hiểu Soft-core là RTL code, Firm-core là pre-layout netlist, còn Hard-core là post-layout netlist.

          Hy vọng đúng ý bạn hỏi.
          Thân mến.

          Comment


          • #20
            Chào các bạn,

            Hôm nay tớ đọc được bài này khá hay:

            Mặc dù đây không phải là làm asic nhưng cũng có thể xếp vào loại làm tiền được. Tớ cũng có cùng suy nghĩ với người trong phỏng vấn này. Tớ nghĩ thị trường máy tính bảng hiện giờ còn chưa được khai phá nên cơ hội vẫn còn rất nhiều. Nhưng muốn làm ra được một sản phẩm cạnh tranh thật không dễ nhất là trong thị trường đã có nhiều con cá lớn. Ta nên tìm ra một hướng đặc biệt và tập trung phát triển sản phẩm theo hướng này. Bên cạnh đó các hãng khác hay các nước khác có cái gì hay thì ta kết hợp hoặc đi thuê đâu cần phải làm từ A đến Z ở VN.

            http://vneconomy.vn/2011030407201243...ng-qua-kho.htm

            Doanh nghiệp Việt làm máy tính bảng: “Quá khó!”

            E-mail Bản để in Cỡ chữ Chia sẻ: Chia sẻ tin lên LinkHay.com
            Ý kiến (0)
            ▪ MẠNH CHUNG
            04/03/2011 15:56 (GMT+7)


            Máy tính bảng iPad 2 vừa ra mắt (bên trái) và mẫu máy tính bảng Hanel Pad của Hanel, ra mắt từ tháng 10/2010.
            Để cho ra đời những sản phẩm cùng dòng với chiếc iPad, các hãng công nghệ Việt Nam đang vấp phải những khó khăn gì?
            Tháng 10/2010, Công ty Điện tử Hà Nội (Hanel) ra mắt chiếc máy tính bảng mang thương hiệu Việt đầu tiên, và dự kiến một tháng sau đó sẽ chính thức đưa sản phẩm ra thị trường.

            Nhưng đến giờ, sản phẩm máy tính bảng Hanel Pad của Hanel vẫn "bặt vô âm tín"...

            Một đơn vị khác là Công ty Máy tính CMS (thuộc Tập đoàn Công nghệ CMC) cũng lên kế hoạch sản xuất máy tính bảng và tiến tới thương mại hóa, nhưng giờ cũng chưa có tín hiệu gì rõ ràng.

            Để cho ra đời những sản phẩm cùng dòng với chiếc iPad, các hãng công nghệ Việt Nam đang vấp phải những khó khăn gì? VnEconomy đã đặt ra câu hỏi này với ông Nguyễn Phước Hải, Tổng giám đốc Công ty Máy tính CMS - doanh nghiệp đang ấp ủ và trực tiếp triển khai sản phẩm máy tính bảng thương hiệu Việt.

            Ông Nguyễn Phước Hải nói:

            - Máy tính bảng (tablet PC) không phải là khái niệm mới trong làng máy tính, nhưng làm thế nào để nó thành công đến bây giờ vẫn là bài toán khó, kể cả sau khi mẫu iPad của Apple đã thành công rồi.

            Nhiều chuyên gia trên thế giới đều có chung nhận định là trong vòng vài năm nữa, bất kể 5 hay 10 tập đoàn công nghệ có lao vào cạnh tranh, nhưng cộng tất cả lại thì cũng sẽ khó chiếm được một nửa thị trường, và đa số thị phần sẽ vẫn là do iPad chiếm giữ.

            Chỉ làm ra cái máy thì đơn giản

            Nói như vậy có nghĩa là, với các doanh nghiệp Việt Nam thì việc sản xuất máy tính bảng là quá khó?

            Đúng. Chắc chắn là nó quá khó.

            Bởi vì máy tính bảng nếu chỉ là câu chuyện làm ra cái máy thì đơn giản, nhưng làm ra có bán được như iPad không mới là vấn đề.

            Và nếu để có một cái máy tính xong gắn logo của mình lên thì chỉ cần 10 ngày nữa là chúng tôi cũng có, nhưng nó là cái gì và cạnh tranh như thế nào, thì cái quá khó chính là ở chỗ đó.

            Hiện máy tính bảng không thiếu, nhiều hãng công nghệ trên thế giới đã làm rồi.

            Hiểu cụ thể hơn, theo ông, cái quá khó đó ở đây là về công nghệ, dịch vụ, hay do thương hiệu của iPad đã thống trị rồi?

            Câu hỏi chính là, làm thế nào để sinh ra một sản phẩm thành công như iPad, vì iPad là xu thế, chứ không phải máy tính bảng là xu thế.

            Tất cả các hãng công nghệ có thể làm được từ bộ vi xử lý, phần mềm, phần cứng, giao diện, màn hình to hay nhỏ... Đó không phải là vấn đề về công nghệ. Thách thức của các công ty công nghệ khi tiếp cận với máy tính bảng, có gì đấy giống như việc smartphone (điện thoại thông minh) phải làm thế nào để cạnh tranh với iPhone, thậm chí, trong trường hợp này còn khó khăn hơn.

            Vì thế, về bản chất, nó không chỉ là thách thức về vấn đề phần cứng, không chỉ là nhồi nhét nhiều công năng mà là cạnh tranh như thế nào để giành giật khách hàng mục tiêu từ iPad. Nó là bài toán không đơn giản, kể cả những người có 1 tỷ USD đầu tư thì bây giờ cũng chưa tìm được lời giải thích hợp.

            Như thế, sự khác biệt của iPad sẽ rất khó để các hãng sản xuất máy tính bảng tồn tại và phát triển được?

            Thực tế Apple đã làm ra một hệ thống chuyên nghiệp cho iPad, từ phần cứng, phần mềm, đến dịch vụ. Cũng có nhiều tập đoàn lớn làm ra phần cứng cho chiếc máy tính bảng nhưng người ta lại không mua vì chưa có hệ thống phần mềm, dịch vụ đi kèm.

            Lấy ví dụ như các loại máy tính bảng của Trung Quốc, nhiều chiếc có cấu hình thuộc loại "khủng" hiện nay, nhưng vẫn không được người tiêu dùng lựa chọn, ít nhất là ở thị trường Việt Nam.

            Trên thế giới, nhiều hãng đã cho ra máy tính bảng, tầm tầm cùng một giá tiền, không chênh lệch quá lớn, nhưng thương hiệu của Apple đã vượt sang một tầm mới. Đâu đó, iPad đã mang lại cảm xúc...

            Bây giờ chỉ có hai nhóm người không mua iPad, một là không đủ tiền, và nhóm còn lại muốn mua như iPad nhưng đòi hỏi công năng nhiều hơn, đó là bài toán mà tất cả các nhà sản xuất máy tính phải giải quyết.

            Cách tiếp cận thế nào?

            Hiện tại, CMS vẫn đang theo đuổi việc làm máy tính bảng?

            Là một nhà xuất có quan hệ gần gũi với Intel và Microsoft, CMS đang làm việc với các hãng này, dù họ cũng chậm chân trên thị trường máy tính bảng, để có thể có những phiên bản phù hợp với thị trường máy tính bảng. Đấy là một trong những lựa chọn ưu tiên của CMS khi định giới thiệu sản phẩm ra thị trường.

            Điều quan trọng là, giống như smatrphone bây giờ, nó thông minh như thế nào là ở các ứng dụng tiếp theo. Đề án này không thể nào nhanh như một số các sản phẩm khác của CMS được. Chúng tôi cũng sẽ không định trở thành người tiên phong trên thị trường máy tính bảng thương hiệu Việt.

            Cụ thể, các ông sẽ sản xuất máy tính bảng theo quy trình như thế nào?

            Cách tiếp cận của mình là làm khâu nào trong cả chuỗi tạo ra sản phẩm đó.

            Thiết kế ban đầu thì iPad đã định ra xu hướng rồi, các hãng không phải làm nữa. Bây giờ hoặc là các hãng phải chọn giảm các công năng đi, để giá rẻ hơn, hoặc tăng các phần đó lên, phức tạp hơn, hấp dẫn người dùng để cạnh tranh. Vấn đề tiếp theo là thiết kế ra các ý tưởng và thiết kế sản phẩm. Các hãng làm máy tính bảng đều đang làm ở khâu này.

            Thứ ba là đi thuê sản xuất, trong trường hợp của CMS sẽ thuê tại Đài Loan. Sau khi có sản phầm rồi, phần mềm rồi, mình sẽ kết hợp với các nhà ứng dụng, phát triển dịch vụ và đưa vào kênh phân phối. Đồng thời, mình tổ chức các dịch vụ cho người dùng, để họ mua sản phẩm không phải như mua một cái TV, mà nó sẽ tương tác với những dịch vụ mà mình sẽ cung cấp tiếp theo, kiểu như của Apple Store.

            Chọn giá trị gia tăng phù hợp

            Theo ông, các doanh nghiệp Việt đầu tư vào làm máy tính bảng, cụ thể như CMS, nên chọn phần giá trị gia tăng nào để tạo ra thương hiệu Việt trong cả chuỗi giá trị làm ra chiếc máy tính bảng?

            Theo tôi, trong chuỗi giá trị làm ra chiếc máy tính bảng thì các giá trị gia tăng của các doanh nghiệp Việt Nam không nên nằm ở chỗ đi nhặt các linh kiện về rồi lắp ra sản phẩm từ A- Z. Và cũng không thể đầu tư một dây chuyền hoàn chỉnh để sản xuất, như thế sẽ mất rất nhiều thời gian, tốn kém và chưa chắc đã thành công.

            Mình sẽ lựa chọn một vài công đoạn mà có giá trị đáp ứng được nhu cầu cho người Việt mình nhiều hơn, để rồi sẽ kết hợp với đối tác về hệ điều hành, ứng dụng.

            Tất nhiên, mỗi nhà sản xuất có những quan niệm khác nhau. CMS sẽ suy nghĩ thiên về sản phẩm ít công năng hơn, ít phức tạp hơn, ít lai hơn (giữa điện thoại và máy tính - PV) và chắc chắn mình cũng phải quan tâm tới những ứng dụng cơ bản mà gây được sự quan tâm cao độ của người sử dụng Việt Nam. Tuy vậy, câu chuyện ở đây là sự hợp tác, phối hợp phát triển cùng với đơn vị sản xuất phần mềm.

            Vậy dự định bao giờ thì CMS cho ra mắt phiên bản thử nghiệm và tung sản phẩm ra thị trường?

            Có lẽ một vài sản phẩm mang tính ý tưởng, hoặc định vị chuẩn của sản phẩm mới của CMS có thể xuất hiện trên thị trường cuối quý 2 hoặc đầu quý 3 năm nay, nhưng ở dạng thành phẩm sẽ muộn hơn. Chúng tôi cũng không quá lo lắng, vì thị trường Việt Nam về mặt công nghệ cao luôn luôn đi chậm hơn thế giới một chút, đó cũng là cơ hội để mình nghiên cứu các giải pháp.

            Mặt khác, các sản phẩm iPad ở thị trường Việt Nam đã có, nhưng mà chưa nhiều lắm.

            Khi đó, nếu sản phẩm của CMS được thương mại hóa, thì các ông sẽ xác định lấy lợi thế gì để cạnh tranh với các thương hiệu máy tính bảng khác?

            Chúng tôi cũng đã có ý tưởng, nhưng phải kiểm nghiệm lại trên phần cứng hoặc phần mềm, vì khi nghiên cứu phát triển, nếu làm thực sự nghiêm túc thì không bao giờ đơn giản và không bao giờ chỉ dừng lại ở một giải pháp.

            Trong trường hợp này, cũng giống như các doanh nghiệp khác như Intel và Microsoft, chúng tôi sẽ cần phải thử nghiệm nhiều hơn và so sánh giữa nhiều giải pháp.

            Comment


            • #21
              Nguyên văn bởi mylovec07
              Bác Rommel.de có thể giải thích dùm e
              Tại sao FPGA là một asic lập trình được ?
              Chào bạn Mylovec07,

              Thật ra FPGA không phải là ASIC bạn ạ. Về mặt mạch số thì FPGA có thể được lập trình để làm việc giống như mạch số của ASIC thôi chứ nó về bản chất không phải là ASIC. Về mặt tương tự thì FPGA không có chức năng này. Tớ lấy ví dụ như hiện này người ta thường thiết kế ASIC theo kiểu SOC nhồi nhét rất nhiều phần vào trong một chip. Các phần này có cả số lẫn tương tự (ví dụ như RF...). Cái này FPGA không làm được. Nếu bạn thắc mắc về kiến trúc FPGA hay ASIC thì tớ có thể nói kĩ hơn về phần đó với bạn.

              Comment


              • #22
                Bác Rommel.de có thể nói rõ cho a e trên diễn đàn học hỏi với

                Comment


                • #23
                  FPGA hoặc ASIC đều có thể dùng để giải quyết vấn đề bằng mạch số. Mỗi loại có đặc điểm riêng và tùy theo yếu tố của sản phẩm mà người sáng tạo sẽ chọn cho thích hợp. Sau đây tôi xin mạn phép liệt ra lợi và yếu điểm của 2 loại technology này.

                  FPGA - Field Programmable Gate Array
                  * Lợi điểm
                  - Linh động, có thể dùng lại (ngoại trừ fuse FPGA). Tiện lợi cho fast prototype (thử nghiệm lẹ).
                  - Vốn - Không phải trả tiền NRE (Non Recurring Engineering, tiền trả để làm ASIC), chỉ phải trả tiền linh kiện (component)
                  - Rất tiện lợi cho RAM base design

                  * Yếu điểm
                  - Giá của linh kiện có thể mắc gấp trăm lần của ASIC mà cùng sức chứa.
                  - Tốc độ hoạt động chậm hơn và có giới hạn về sức chứa.
                  - không có lợi cho register base design

                  ASIC -Application Specific Integrated Circuit
                  * Lợi điểm
                  - Hoạt động lẹ và có sức chứa cao.
                  - Giá thành của linh kiện rẻ hơn FPGA nhiều (kể cả tiền NRE)

                  * Yếu điểm
                  - Tiền trả NRE rất cao, chỉ có lợi khỉ dùng cho sản phẩm hàng loạt.
                  - Cần phải thử nghiệm chính xác trước khi sign off (đưa sáng kế qua layout)
                  - Thiết kế có RAM hoặc ROM khá phức tạp.
                  - Cần có DFT (Design for Test) để bảo đảm chất lượng của linh kiện

                  Làm ASIC thì có thêm nhiều công việc kiểm tra sau khi đạt RTL (VHDL hoặc Verilog). Những công việc này đòi hỏi những công cụ ở bên EDA và những công cụ này rất là tốn kém. Tiền trả cho công ASIC (NRE) rất mắc cho nên chỉ có lợi khi làm sản phẩm có số lượng cao. Và cũng vì vậy, sửa chữa những sự sai lầm trong quá trình thiết kế sau khi đã ra linh kiện rất là tốn kém. Theo tôi nghĩ đây là lý do mà ngành sáng chế ASIC ở VN khó có thể thuận tiện.
                  Chúc một ngày vui vẻ
                  Tony
                  email : dientu_vip@yahoo.com

                  Comment


                  • #24
                    Chào mọi người,

                    Câu hỏi đặt ra là liệu một ngày nào đó FPGA sẽ thay thế hoàn toàn ASIC? Vì FPGA có thể tạo ra nhiều dòng sản phẩm khác nhau (rất đa dạng) với giá cả khác nhau, lúc đó các kỹ sư thiết kế sẽ chọn FPGA thay vi ASIC ?

                    ASIC phát triển theo hướng SoC nhiều hơn vì ngày càng tích hợp nhiều module. Chính điều này đã biến các kỹ sư analog IC design thành các kỹ sư analog module design như hiện nay; và quyền lực như xưa của analog design đã đi về nơi xa lắm rồi! Vẫn biết analog là cần nhưng có lẽ sẽ chỉ còn là những cái gì mà không mô tả thành công thức được, hoặc công thức không chuyển sang miền Z, S được mà thôi . Liệu một ngày nào đó FPGA có thể biến ASIC thành cái gì đó tương tự không?

                    Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của mọi người!
                    Thân mến,

                    Comment


                    • #25
                      Chắc chắn FPGA sẽ thay thế hoàn toàn ASIC ở phân khúc thị trường nhỏ, chuyên biệt. Thậm chí là đã.
                      Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

                      Comment


                      • #26
                        Bất lợi của FPGA so sánh với ASIC

                        * Giá cả
                        * Tốc độ
                        * Năng lượng
                        * Kích thước
                        * Sức chứa

                        Nếu sản phẩm không quan tâm về những bất lợi trên thì có thể dùng FPGA, chẳng hạn như những thiết kế bên quốc phòng (ở Mỹ) hay dùng cho thí nghiệm (prototype).
                        Chúc một ngày vui vẻ
                        Tony
                        email : dientu_vip@yahoo.com

                        Comment


                        • #27
                          Nguyên văn bởi hithere123 Xem bài viết
                          Chào mọi người,

                          Câu hỏi đặt ra là liệu một ngày nào đó FPGA sẽ thay thế hoàn toàn ASIC? Vì FPGA có thể tạo ra nhiều dòng sản phẩm khác nhau (rất đa dạng) với giá cả khác nhau, lúc đó các kỹ sư thiết kế sẽ chọn FPGA thay vi ASIC ?

                          ASIC phát triển theo hướng SoC nhiều hơn vì ngày càng tích hợp nhiều module. Chính điều này đã biến các kỹ sư analog IC design thành các kỹ sư analog module design như hiện nay; và quyền lực như xưa của analog design đã đi về nơi xa lắm rồi! Vẫn biết analog là cần nhưng có lẽ sẽ chỉ còn là những cái gì mà không mô tả thành công thức được, hoặc công thức không chuyển sang miền Z, S được mà thôi . Liệu một ngày nào đó FPGA có thể biến ASIC thành cái gì đó tương tự không?

                          Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của mọi người!
                          Thân mến,
                          Chào bạn Hithere123,

                          Nếu như chúng ta chỉ so sánh về một chip ASIC số có chức năng tương tự như một fpga thì giá thành của fpga cao gấp hàng chục lần giá của một chip ASIC. Tớ lấy ví dụ baseband processor trong điện thoại Iphone4 mà mọi người dùng hàng ngày là chip 337S3833 của Infineon có giá 11.72 USD. ASIC nếu như sản xuất với số lượng lớn thì không gì có thể so sánh được. ASIC là nhất trong tất cả mọi mặt. Tất cả các thiết bị trong thương mại, cũng như công nghiệp nếu được sản xuất với số lượng lớn đều dùng ASIC. Theo tớ ASIC là nền tảng của toàn bộ ngành công nghiệp bán dẫn. Tớ không tin ASIC có thể bị thay thế.

                          Nhưng có một thực tế cũng phải công nhận là hiện nay chi phí để thiết kế phát triển chip ASIC càng lúc càng tăng một cách kinh khủng. Tớ nghĩ tiền để phát triển một chip ASIC loại tương đối cũng khoảng trên 100 triệu. Độ rủi ro và sự phức tạp trong thiết kế cũng ngày một tăng. Bởi vậy chỉ có các ông lớn mới có thể tham gia vào cuộc chơi này. Với mức đầu tư kinh khủng như vậy muốn thu lời ASIC phải bán được hàng triệu chip trở lên. Chính vì vậy các chip ASIC hiện nay cũng được thiết kế theo kiểu ngày một linh hoạt, có thể dùng vào nhiều mục đích khác nhau. FPGA tớ nghĩ chỉ phù hợp với những thiết kế kiểu prototype, và một số sản xuất nhỏ lẻ. Nếu như mọi người có ý định sản xuất với số lượng lớn thì nên quên luôn fpga đi.

                          Comment


                          • #28
                            Chào mọi người,

                            Gần đây, mình đọc báo thấy có tin này:
                            http://tuoitre.vn/Kinh-te/444649/Nha...%E2%80%9D.html

                            Nên nhân tiện có chủ đề này, mọi người thảo luận xem mình có thể làm gì với nhà máy này. Công nghệ 0.13um theo mình là hợp lý.

                            Quay trở lại với câu hỏi thảo luận, mình nghĩ đứng ở mặt người dùng (application) để nói về ASIC và FPGA sẽ hợp lý với tình hình Việt Nam hiện tại hơn. Vì đứng ở nhà sản xuất để so sánh giữa ASIC và FPGA sẽ không có mấy ý nghĩa bởi một anh chuyên làm ASIC, một anh chuyên làm FPGA.

                            Đứng ở phía người dùng thì rõ ràng ASIC lợi hơn về các đặc điểm kỹ thuật, nhưng những lợi thế đó lại phải trả giá bằng giá thành thiết kế và phải là mass production. Kịch bản đặt ra sẽ là như thế này: Người dùng muốn làm một ứng dụng nào đó, hoặc họ sẽ tiếp xúc với các hãng để làm theo hướng ASIC hoặc sẽ mua một chip FPGA --> thường thì họ sẽ chọn FPGA trước để làm xem thế nào và nếu là mass production (triệu sản phẩm/tháng chẳng hạn) thì họ mới tiếp xúc với các hãng làm ASIC. Do đó ở phân khúc ~1k sản phẩm/tháng thì ASIC không có ưu thế.

                            FPGA có một lợi thế đáng kể mà mình đưa lên ở bài trước, đó là họ đưa ra nhiều dòng sản phẩm khác nhau, thích hợp với nhiều nhu cầu khác nhau, cái này ASIC không làm được. Vì vậy mà các hãng làm ASIC đã chuyển sang SoC chứ ít hãng cung cấp dịch vụ ASIC thuần túy nữa. Ở Việt Nam SDS là làm ASIC nhưng hình như bắt đầu mở rộng văn phòng chuyển sang làm cả analog nữa thì phải.

                            Thân mến,
                            P/S: @bạn Rommel.de, bộ phận chip đấy của infineon bán cho intel rồi bạn à

                            Comment


                            • #29
                              Theo tôi thấy thì nếu VN muốn làm về ASIC thì nên bắt đâu từ fabless trước vì vốn nhỏ hơn nhiều.
                              Chúc một ngày vui vẻ
                              Tony
                              email : dientu_vip@yahoo.com

                              Comment


                              • #30
                                Đọc thấy tin VN làm nhà máy sản xuất chip tớ cũng không biết nên nói gì. Tớ là người làm trong ngành ASIC nên tớ đương nhiên rất vui mừng khi biết VN có những bước tiến trong lĩnh vực này. Nhưng nói thật tớ không có nhiều lạc quan cho sự thành công của nhà máy. Trình độ của tớ so với nhiều người lãnh đạo trong ngành thì chẳng là cái gì cả và tớ cũng không có đủ thông tin để đánh giá nhưng tớ cũng đưa ra một số nhận xét chủ quan để mọi người cùng trao đổi.

                                Điểm thứ nhất tớ nghĩ rằng ngành chế tạo chip hiện nay đã bị các tập đoàn lớn thao túng cả thị trường lẫn công nghệ rồi. VN tiến vào thị trường này đồng nghĩa với việc cạnh tranh với các tập đoàn khổng lồ. Ngay cả nhiều hãng điện tử lớn ở Mỹ còn phải từ bỏ việc sở hữu các nhà máy sản xuất chip để chuyển qua outsource thì VN có bao nhiêu cơ hội thành công?

                                Điểm thứ hai đáng nói đến là đầu tư trong ngành chế tạo chip cực kỳ lớn. Nếu chúng ta muốn sinh lời, ta cần phải sản xuất chip với số lượng vô cùng lớn mới có thể bù lại được chi phí bỏ ra. Các hãng sản xuất chip hiện nay đều làm theo cách này tức là họ chỉ thu lời trên mỗi con chip một giá trị rất nhỏ nhưng sản xuất với số lượng rất lớn. Nhà máy của VN đầu tư 4000 tỉ tức là chưa đến 200 triệu USD. Nếu tớ không nhầm thì đầu tư xây dựng một nhà máy chế tạo chip là khoảng 5 đến 7 tỉ USD. Nếu như vậy có nghĩa là nhà máy của VN thật sự chỉ ở mức nằm giữa thủ công và công nghiệp mà thôi. Sản xuất theo kiểu này thì chẳng có cách gì có thể cạnh tranh với những hãng sản xuất với số lượng lớn được.

                                Điều thứ ba thì tớ nghĩ mọi người đều biết rồi. VN chẳng có mấy ai làm trong lĩnh vực này cả. Nói như anh Paddy thì xây nhà máy cũng như mua nồi niêu xoong chảo về, còn có nấu ra món ăn hay không còn phụ thuộc vào công thức chế biến nữa? Cái này tớ không có dám nói nhiều.

                                Ngoài ra tớ nghĩ việc bắt đầu từ những công nghệ cũ là một hướng đúng. Dù sao người ta cũng nên làm từng bước để nếu như có phải trả học phí thì cái giá cũng không quá cao. Nếu so sánh giữa công nghệ mới và công nghệ cũ thì có thể nói về mặt số, công nghệ cũ không có khả năng cạnh tranh. Công nghệ mới giúp thu nhỏ kích thước linh kiện cũng như diện tích chip nên việc sử dụng công nghệ mới khiến giá thành giảm rõ rệt. Về mặt tương tự thì những chip kiểu cổ điển như khuếch đại công suất, nguồn thì sử dụng công nghệ cũ tốt hơn vì ổn định dòng rò nhỏ, matching tốt... Nếu làm chip về RF thì công nghệ mới cho phép làm những chip hoạt động ở tần số cực cao, và nhiễu nhỏ hơn. Tuy nhiên nếu nói về diện tích chip thì việc sử dụng công nghệ mới không thu nhỏ được nhiều do bên trong chip RF sử dụng tụ và đặc biệt là cảm có diện tích quá lớn. Phần này đối với công nghệ mới hay cũ đều giống nhau không thay đổi được gì. Vì vậy giá thành làm chip RF theo công nghệ mới nói chung cao hơn công nghệ cũ (nhưng chất lượng cũng tốt hơn).

                                Nếu như muốn thành công tớ nghĩ phải xác định thị trường mục tiêu mà chúng ta nhắm tới. Với những khách hàng muốn sản xuất với số lượng lớn thì chúng ta không có khả năng vì công suất nhà máy là tương đối nhỏ đồng thời các hãng lớn sẽ đưa ra mức giá cạnh tranh hơn nhiều. Vậy nên chúng ta hãy hướng đến những khách hàng cỡ nhỏ cần số lượng sản phẩm ở mức thấp và các sản phẩm tương đối đặc biệt (nếu không họ cũng sẽ sang các hãng lớn để làm). Để làm được như vậy thì chúng ta nên đưa ra nhiều loại công nghệ khác nhau có thể thay đổi tùy theo sự lựa chọn của khách hàng. Các hãng lớn thường không làm vậy vì họ sản xuất số lượng lớn cho nhiều sản phầm. Thường họ chỉ cho phép thay đổi một số ít thứ ví dụ như tăng số lớp kim loại từ 6, lên 7... Tớ nghĩ đây là hướng tốt để tránh phải đối đầu với các hãng lớn.

                                Về các sản phầm mà hãng định sản xuất như smart card, RFID... yêu cầu đầu tiên đối với những sản phẩm này là giá phải rẻ. Vì vậy ta phải dùng những công nghệ đơn giản nhất, thiết kế ít sử dụng các lớp kim loại nhất... Tuy nhiên nếu sản xuất các sản phầm này mà muốn sinh lời thì tớ không giám đánh giá.

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                Rommel.de Tìm hiểu thêm về Rommel.de

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                • mèomướp
                                  Trả lời cho Sửa bộ nguồn DC 60V 45A
                                  bởi mèomướp
                                  Dạ hông dám làm thì chắc chắn sẽ mãi ko thể làm được đâu ạ. Nguồn xung dân dụng vài kw giờ rất nhìu ạ, sạc ô tô điện, máy hàn, lò vi sóng, âm ly... tùy chất lượng mà độ phức tạp sẽ khác nhau ạ. Và cái giá phải trả về kinh tế...
                                  hôm nay, 13:11
                                • tuyennhan
                                  Trả lời cho Sửa bộ nguồn DC 60V 45A
                                  bởi tuyennhan
                                  Sửa dạng này thì chuyên còn không dám chắc khộng cháy nổ với linh kiện bán ngoài chợ nói gì khộng chuyên .
                                  hôm nay, 09:25
                                • tuyennhan
                                  Trả lời cho Cần tư vấn cải thiện chất âm thanh loa SoNy.
                                  bởi tuyennhan
                                  Đúng rồi chọn mua theo tai . ca thì phải toàn dải nhạc thì chỉ cao và thấp thé nên loa ca thì nghe nhạc không hay và ngược lại .
                                  Muốn ca và nhạc đều hay thì phải dúng 2 giàn , còn nếu chỉ có 1 thì phải chỉnh sửa lại sao cho ca và nhạc đều được không quá dở ....
                                  hôm nay, 09:10
                                • Ng.Phuong.5
                                  Vấn đề in lỗ khoan ra pdf ở Orcad 9.2
                                  bởi Ng.Phuong.5
                                  Vấn đề cũ: khi in mạch ra pdf và bấm chọn Keep Drill Holes Open, in ra thì pdf trắng đen các lỗ chân linh kiện như nhau. Mặc dù có linh kiện phần Drill là 1mm, có linh kiện thì là 3mm. Cho em hỏi cách sửa phần này ở Orcad 9.2 với ạ.
                                  Mấy con...
                                  Hôm qua, 19:44
                                • viettinh
                                  Trả lời cho Cần tư vấn cải thiện chất âm thanh loa SoNy.
                                  bởi viettinh
                                  Bác nói đúng quá. Cơ mà muốn mua hàng chính hãng, hàng thương hiệu mà tai lại hợp hàng tầu mới khổ chứ.
                                  Đang tính mua cái loa tầu nữa cột đằng sau loa này, Loa sony chỉ để hát nhép thôi, có dc k các bác ...
                                  Hôm qua, 18:12
                                • nguyendinhvan
                                  Trả lời cho Cần tư vấn cải thiện chất âm thanh loa SoNy.
                                  bởi nguyendinhvan
                                  Theo tôi thì khi hpj sản xuất ra cái loa đó, đã có nhiều chuyên gia kỹ thuật hiệu chỉnh, tính toán các phần tử kỹ lưỡng rồi.
                                  Bây giờ tính toán hiệu chỉnh lại cần có đội ngũ tương đương với nhà sản xuất.
                                  Cách đơn giản...
                                  Hôm qua, 00:04
                                • mèomướp
                                  Trả lời cho Sửa bộ nguồn DC 60V 45A
                                  bởi mèomướp
                                  Dạ cháu có ý tốt muốn động viên chú ấy ngâm cứu khoa học thôi ạ. Về phần kiểm tra dao động thì chú ấy chưa biết thì sẽ tìm hiểu được là cần những gì ạ, chắc chắn là khi hướng dẫn phần ấy các cô chú nào đó sẽ lưu ý cần loại sò công suất ra tránh cháy nổ rồi ạ....
                                  08-01-2025, 19:02
                                • tuyennhan
                                  Trả lời cho Sửa bộ nguồn DC 60V 45A
                                  bởi tuyennhan
                                  Chủ thớt hỏi có kiểm tra được dao động mà không cấp nguồn thì rõ trình ở mức nào mà mèo còn xúi ngâm cứu nữa ác vậy ....
                                  08-01-2025, 15:43
                                • tuyennhan
                                  Trả lời cho Cần tư vấn cải thiện chất âm thanh loa SoNy.
                                  bởi tuyennhan
                                  Loa bass đấu trực tiếp không qua phân tần để thành loa toàn dải xem có thoát tiếng khộng , nếu không thoát cần phải sửa lại mạch cs hay âm sắc nếu đủ trình còn nếu thoát ca hay nhưng chưa vừa ý vì bass kém chăc thì đấu lại như cũ và đấu thêm loa mid treble bên ngoài .
                                  08-01-2025, 15:28
                                • mèomướp
                                  Trả lời cho Cần tư vấn cải thiện chất âm thanh loa SoNy.
                                  bởi mèomướp
                                  Dạ loa tép bé xíu như ngón chân cái thôi ạ. Thiếu gì chỗ để đâu. Quan trọng là gắn thêm nó loa nghe ok hay ko thôi ạ...
                                  08-01-2025, 11:44
                                Đang tải...
                                X