Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Hướng phát triển cho ngành thiết kế ASIC ở VN

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #31
    Theo mình thì Việt Nam có nhà máy fab là rất tốt chỉ có điều Việt Nam nên tránh đừng để trở thành nơi "thải phế liệu" công nghệ của "họ" mà thôi. Những người cố vấn cho dự án này đều là những người có uy tín nên điều "lo sợ" trên "có thể" nói là không có căn cứ.

    Thật ra điều bạn Rommel.de phân tích là những gì mà những người làm dự án này không phải là không biết. Đấy là đứng về khía cạnh kinh tế thị trường. Mình thì nghĩ nếu dự án này mà làm được thì ý nghĩa tinh thần của nó có khi lại lớn hơn. Và điều mình suy nghĩ là làm sao để nhà máy này luôn trong trạng thái "chạy". Để có được số tiền tối thiểu để duy trì nhà máy chạy là vấn đề, liệu những vấn đề như thế chúng ta có thể thảo luận tại diễn đàn này? Chúng ta có thể đóng góp gì? hoặc giúp gì? ... Mỗi người một ý kiến đóng góp, cùng chia sẻ thông tin biết đâu ta có thể làm được một cái gì đấy.

    Rất mong,

    Comment


    • #32
      Chào bạn,

      Nguyên văn bởi mylovec07
      Bác có thể nói rõ cho e về kiến trúc của một con Asic được không .
      Bạn tham khảo bài viết số 9 (#9) ở luồng thảo luận này để hình dung về kiến trúc lớp RTL một con ASIC tạo dạng xung.

      http://www.dientuvietnam.net/forums/...n-về-systemC

      Nguyên văn bởi mylovec07
      Quy trình thiết kế một con asic.
      Bạn tham khảo luồng thảo luận này để có hình dung về quy trình thiêt kế một con ASIC

      http://www.dientuvietnam.net/forums/...t-kế-IC-số

      Thân mến,

      Comment


      • #33
        Tớ thấy bây giờ ở VN cũng bắt đầu phổ biến loại hình TV vệ tinh với việc thu phí hàng tháng. Cái này ở nước ngoài thì phổ biến rồi và còn một cái nữa cũng rất phổ biến đó là hacking satellite TV. Tớ nghĩ ở VN làm cái hacking này chắc cũng được vì mặc dù người VN hầu hết là rất kém ngoại ngữ nhưng lại rất mê bóng đá. Nếu làm mấy cái thẻ xem TV rởm mà bán rẻ cho dân thì chắc cũng kiếm được lắm khách hàng lắm. Hacking theo kiểm dùng logic analyzer với vector generator thì chắc là khó rồi bây giờ người ta bảo mật cũng kinh. Kỹ thuật reverse engineering ngay nay cũng phát triển lắm, các bạn nghĩ liệu chúng ta có thể vẽ lại nguyên con chip của smart card rồi làm giả có được không? Mấy cái smart card này thường chỉ dùng khoảng 3 lớp kim loại, và công nghệ cũng nên việc chup ảnh lại thiết kế tương đối đơn giản. Sau khi biết thiết kế thì ta có thể bắt chước làm một emulator tương tự như vậy và đọc dữ liệu của ROM trên card ra để cài vào card làm giả. Cái này nếu làm được bán mỗi card vài chục USD cũng có lời.

        Comment


        • #34
          Nguyên văn bởi Rommel.de Xem bài viết
          Đọc thấy tin VN làm nhà máy sản xuất chip tớ cũng không biết nên nói gì. Tớ là người làm trong ngành ASIC nên tớ đương nhiên rất vui mừng khi biết VN có những bước tiến trong lĩnh vực này. Nhưng nói thật tớ không có nhiều lạc quan cho sự thành công của nhà máy. Trình độ của tớ so với nhiều người lãnh đạo trong ngành thì chẳng là cái gì cả và tớ cũng không có đủ thông tin để đánh giá nhưng tớ cũng đưa ra một số nhận xét chủ quan để mọi người cùng trao đổi.

          Điểm thứ nhất tớ nghĩ rằng ngành chế tạo chip hiện nay đã bị các tập đoàn lớn thao túng cả thị trường lẫn công nghệ rồi. VN tiến vào thị trường này đồng nghĩa với việc cạnh tranh với các tập đoàn khổng lồ. Ngay cả nhiều hãng điện tử lớn ở Mỹ còn phải từ bỏ việc sở hữu các nhà máy sản xuất chip để chuyển qua outsource thì VN có bao nhiêu cơ hội thành công?

          Điểm thứ hai đáng nói đến là đầu tư trong ngành chế tạo chip cực kỳ lớn. Nếu chúng ta muốn sinh lời, ta cần phải sản xuất chip với số lượng vô cùng lớn mới có thể bù lại được chi phí bỏ ra. Các hãng sản xuất chip hiện nay đều làm theo cách này tức là họ chỉ thu lời trên mỗi con chip một giá trị rất nhỏ nhưng sản xuất với số lượng rất lớn. Nhà máy của VN đầu tư 4000 tỉ tức là chưa đến 200 triệu USD. Nếu tớ không nhầm thì đầu tư xây dựng một nhà máy chế tạo chip là khoảng 5 đến 7 tỉ USD. Nếu như vậy có nghĩa là nhà máy của VN thật sự chỉ ở mức nằm giữa thủ công và công nghiệp mà thôi. Sản xuất theo kiểu này thì chẳng có cách gì có thể cạnh tranh với những hãng sản xuất với số lượng lớn được.

          Điều thứ ba thì tớ nghĩ mọi người đều biết rồi. VN chẳng có mấy ai làm trong lĩnh vực này cả. Nói như anh Paddy thì xây nhà máy cũng như mua nồi niêu xoong chảo về, còn có nấu ra món ăn hay không còn phụ thuộc vào công thức chế biến nữa? Cái này tớ không có dám nói nhiều.

          Ngoài ra tớ nghĩ việc bắt đầu từ những công nghệ cũ là một hướng đúng. Dù sao người ta cũng nên làm từng bước để nếu như có phải trả học phí thì cái giá cũng không quá cao. Nếu so sánh giữa công nghệ mới và công nghệ cũ thì có thể nói về mặt số, công nghệ cũ không có khả năng cạnh tranh. Công nghệ mới giúp thu nhỏ kích thước linh kiện cũng như diện tích chip nên việc sử dụng công nghệ mới khiến giá thành giảm rõ rệt. Về mặt tương tự thì những chip kiểu cổ điển như khuếch đại công suất, nguồn thì sử dụng công nghệ cũ tốt hơn vì ổn định dòng rò nhỏ, matching tốt... Nếu làm chip về RF thì công nghệ mới cho phép làm những chip hoạt động ở tần số cực cao, và nhiễu nhỏ hơn. Tuy nhiên nếu nói về diện tích chip thì việc sử dụng công nghệ mới không thu nhỏ được nhiều do bên trong chip RF sử dụng tụ và đặc biệt là cảm có diện tích quá lớn. Phần này đối với công nghệ mới hay cũ đều giống nhau không thay đổi được gì. Vì vậy giá thành làm chip RF theo công nghệ mới nói chung cao hơn công nghệ cũ (nhưng chất lượng cũng tốt hơn).

          Nếu như muốn thành công tớ nghĩ phải xác định thị trường mục tiêu mà chúng ta nhắm tới. Với những khách hàng muốn sản xuất với số lượng lớn thì chúng ta không có khả năng vì công suất nhà máy là tương đối nhỏ đồng thời các hãng lớn sẽ đưa ra mức giá cạnh tranh hơn nhiều. Vậy nên chúng ta hãy hướng đến những khách hàng cỡ nhỏ cần số lượng sản phẩm ở mức thấp và các sản phẩm tương đối đặc biệt (nếu không họ cũng sẽ sang các hãng lớn để làm). Để làm được như vậy thì chúng ta nên đưa ra nhiều loại công nghệ khác nhau có thể thay đổi tùy theo sự lựa chọn của khách hàng. Các hãng lớn thường không làm vậy vì họ sản xuất số lượng lớn cho nhiều sản phầm. Thường họ chỉ cho phép thay đổi một số ít thứ ví dụ như tăng số lớp kim loại từ 6, lên 7... Tớ nghĩ đây là hướng tốt để tránh phải đối đầu với các hãng lớn.

          Về các sản phầm mà hãng định sản xuất như smart card, RFID... yêu cầu đầu tiên đối với những sản phẩm này là giá phải rẻ. Vì vậy ta phải dùng những công nghệ đơn giản nhất, thiết kế ít sử dụng các lớp kim loại nhất... Tuy nhiên nếu sản xuất các sản phầm này mà muốn sinh lời thì tớ không giám đánh giá.


          Điểm thứ 1 là cái lợi và hại cho VN. Tại sao có những hãng Mỹ đưa fab ra nước ngoài ?

          1. Nhân công rẻ. Nhân công VN sẽ rất rẻ so với Mã Lai, Sing, Thái

          2. Không bị ràng buộc bởi luật pháp khắt khe tại Mỹ (để bảo vệ môi trường). Đây là cái hại cho VN.

          Nếu fab của VN có thể đưa ra những sản phẩm tốt thì từ từ chen chân vô. Vạn sự khởi đầu nan mà.


          Điều thứ 2 thì giá cả cao nhưng nếu bác dùng đồ cũ thì giá rẻ hơn nhiều. Thay vì chơi loại 300mm thì chơi loại 200mm thôi. Về số lượng thì sx đồ của mình, nhưng cũng sx đồ của những hãng không có fab luôn.

          Điều thứ 3 thì không phải là khó khăn lắm. Khi bác mua máy thì hãng sẽ huấn luyện bác cách nấu nướng và điều chỉnh gia vị. Rồi từ đó bác chế biến ra thêm. Nếu không làm được thì có thể mướn thợ nấu về (từ hãng bán máy, hay các người chuyên làm nghề này).

          Còn vấn đề nhân lực thì như thế này. Những tay ks làm EE hay PE mà tớ quen là gốc dân điện tử. Họ ra trường rồi hãng gởi đi học thêm về fab. Cái này VN ta không lo.

          Comment


          • #35
            Nguyên văn bởi Rommel.de Xem bài viết
            Tớ thấy bây giờ ở VN cũng bắt đầu phổ biến loại hình TV vệ tinh với việc thu phí hàng tháng. Cái này ở nước ngoài thì phổ biến rồi và còn một cái nữa cũng rất phổ biến đó là hacking satellite TV. Tớ nghĩ ở VN làm cái hacking này chắc cũng được vì mặc dù người VN hầu hết là rất kém ngoại ngữ nhưng lại rất mê bóng đá. Nếu làm mấy cái thẻ xem TV rởm mà bán rẻ cho dân thì chắc cũng kiếm được lắm khách hàng lắm. Hacking theo kiểm dùng logic analyzer với vector generator thì chắc là khó rồi bây giờ người ta bảo mật cũng kinh. Kỹ thuật reverse engineering ngay nay cũng phát triển lắm, các bạn nghĩ liệu chúng ta có thể vẽ lại nguyên con chip của smart card rồi làm giả có được không? Mấy cái smart card này thường chỉ dùng khoảng 3 lớp kim loại, và công nghệ cũng nên việc chup ảnh lại thiết kế tương đối đơn giản. Sau khi biết thiết kế thì ta có thể bắt chước làm một emulator tương tự như vậy và đọc dữ liệu của ROM trên card ra để cài vào card làm giả. Cái này nếu làm được bán mỗi card vài chục USD cũng có lời.
            Trò này xưa lắm rồi bác. Cách đây 5-10 năm thì bà con chơi smart card hay bị hãng phá cho hư card luôn. Không rõ bây giờ ra sao.

            Comment


            • #36
              Nguyên văn bởi hithere123 Xem bài viết
              Theo mình thì Việt Nam có nhà máy fab là rất tốt chỉ có điều Việt Nam nên tránh đừng để trở thành nơi "thải phế liệu" công nghệ của "họ" mà thôi. Những người cố vấn cho dự án này đều là những người có uy tín nên điều "lo sợ" trên "có thể" nói là không có căn cứ.

              Thật ra điều bạn Rommel.de phân tích là những gì mà những người làm dự án này không phải là không biết. Đấy là đứng về khía cạnh kinh tế thị trường. Mình thì nghĩ nếu dự án này mà làm được thì ý nghĩa tinh thần của nó có khi lại lớn hơn. Và điều mình suy nghĩ là làm sao để nhà máy này luôn trong trạng thái "chạy". Để có được số tiền tối thiểu để duy trì nhà máy chạy là vấn đề, liệu những vấn đề như thế chúng ta có thể thảo luận tại diễn đàn này? Chúng ta có thể đóng góp gì? hoặc giúp gì? ... Mỗi người một ý kiến đóng góp, cùng chia sẻ thông tin biết đâu ta có thể làm được một cái gì đấy.

              Rất mong,
              E thích í kiến này của bác hithere. Ở việt nam mình không có kiểu nghỉ thời gian dài để đi làm một việc mình thích như ở bên Mẽo nhỉ. Xem phim thấy mà thích, .

              Comment


              • #37
                Vừa nhìn thấy Vsilicon đăng tuyển dụng mục tuyển dụng, đúng loại chip mà bác Rommel.de đề cập luôn, và cũng hướng tới thị trường Việt Nam luôn, mọi người tham khảo nhé:

                VTC hợp tác Sigma đưa công nghệ chip Mỹ vào VN - VTC News

                http://www.sigmadesigns.com/uploads/...ses/110418.pdf

                Thân mến,

                Comment


                • #38
                  ^
                  Tuyen Hardware Engineer 2012, Tim viec lam, tuyen dung Công ty Cp Phát Triển Công nghệ Cát Việt

                  em tìm thấy nó rồi đây; tìm SigmaDesign thấy toàn ở thphố, mãi mới tìm ra việc này ở HàNội; tuyển leader mà yêu cầu 1 năm kinh nghiệm thì cũng chẳng hiểu thế nào không interest lắm; để link luôn cho mọi người đỡ mất công tìm.

                  Comment


                  • #39
                    Ở VN bây giờ có chú trọng về RTL Power Optimization không?
                    Chúc một ngày vui vẻ
                    Tony
                    email : dientu_vip@yahoo.com

                    Comment


                    • #40
                      Nguyên văn bởi tonyvandinh Xem bài viết
                      Ở VN bây giờ có chú trọng về RTL Power Optimization không?
                      Lâu rồi không thấy anh Tony viết bài. Đợt vừa rồi, em có được tham gia một buổi training của synopsys về low power design, tuy nhiên họ chỉ giới thiệu về các công cụ hỗ trợ thiết kế low power (back-end là chủ yếu). Các kỹ thuật RTL coding theo hướng power là đề tài rất thú vị và sẽ rất hay nếu anh có thể giới thiệu về vấn đề này.

                      Hiện nay power optimization đã trở thành "nhu cầu của cuộc sống" rồi, rất mong những bài viết của anh!

                      Thân mến

                      Comment


                      • #41
                        Nguyên văn bởi hithere123 Xem bài viết
                        Lâu rồi không thấy anh Tony viết bài. Đợt vừa rồi, em có được tham gia một buổi training của synopsys về low power design, tuy nhiên họ chỉ giới thiệu về các công cụ hỗ trợ thiết kế low power (back-end là chủ yếu). Các kỹ thuật RTL coding theo hướng power là đề tài rất thú vị và sẽ rất hay nếu anh có thể giới thiệu về vấn đề này.

                        Hiện nay power optimization đã trở thành "nhu cầu của cuộc sống" rồi, rất mong những bài viết của anh!

                        Thân mến
                        Tôi mới đổi qua làm hãng mới, cho nên khá bận rộn. Thật sự thì kiến thức để làm về RTL optimization thì không có gì phức tạp. Chỉ cần hiếu về methodology và công cụ để nhận ra power saving opportunity là xong. Điều quan trọng là khi đổi RTL để save power thì cần xác định lại là nó sẽ không đụng chạm đến sự hoạt động trước đó. Khi nào rảnh tôi sẽ viết thêm về sự liên hệ giữa sequential RTL power optimization và sequential logic equivalent check (SLEC).
                        Chúc một ngày vui vẻ
                        Tony
                        email : dientu_vip@yahoo.com

                        Comment

                        Về tác giả

                        Collapse

                        Rommel.de Tìm hiểu thêm về Rommel.de

                        Bài viết mới nhất

                        Collapse

                        Đang tải...
                        X