Chào các bạn,
Mấy hôm trước tớ có hỏi ý kiến các bạn về làm IP core ở VN trên thread Analog IC design mà sao không nhận được ý kiến nào cả. Tớ mở thêm cái thớt này để các bạn chém gió. Chém cho vui thôi cũng được, các bạn không cần phải quá nghiêm túc chỉ là để 4rum sôi động lên thôi.
Tớ nhớ cách đây vài năm mấy hãng điện tử của Nhật đã tuyên bố đóng cửa nhà máy ở VN và chuyển qua nhập khẩu hàng từ các nước khác. Tớ nghe đâu mấy hãng cơ khí làm xe hơi, xe máy cũng sẽ có quyết định tương tự. Tớ là người ủng hộ toàn cầu hóa nên tớ hoàn toàn ủng hộ quyết định đóng của nhà máy tại VN. VN làm kém hiệu quả thì đóng của là đáng. Nhưng nếu như vậy thì xem ra không có một chút tương lai nào cho ngành điện tử VN rồi. Chẳng lẽ cuối cùng các bạn phải chuyển nghề về quê cài ruộng, nuôi cá, hay phải đi tha phương cầu thực như tớ sao. Người VN luôn tự hào là thông minh cần cù chăm chỉ vậy tại sao lại làm việc kém quá như vậy. (Thật ra tớ cũng không tin người VN cần cù chăm chỉ đâu. Ở cái xứ hợp chủng quốc này thì tớ thấy người VN chăm hơn bọn đen, bọn mễ thật chứ so với bọn Hàn xẻng thì còn thua xa. Thằng bạn Hàn xẻng của tớ nói hồi trước nó làm cho Samsung thường phải làm đến 14 tiếng 1 ngày đấy).
Để sôi động tớ xin chém trước, bàn lại chuyện làm IP core ở VN. IP core được chia ra 2 loại soft core và hard core. soft core là loại có thể synthesize được. Đây thường là loại viết RTL code. Viết RTL code có 2 yêu cầu thứ nhất là giải thuật, thứ 2 mới là code và giải thuật mới là quan trọng nhất. Thường giải thuật liên quan đến xử lý tín hiệu số, như các tín hiệu trong truyền thông, tín hiệu video... Tớ rời VN đã hơn 10 năm nên không thể đánh giá nổi khả năng của VN trong vấn đề giải thuật. Thời của tớ thì chỉ một câu thôi tớ ngày trước chẳng biết gì hết cả. Còn nói về coding thì tớ nghĩ cái này không có gì khó cả nhưng cũng vì chẳng có gì khó cả nên VN cũng chẳng có một chút ưu thế cạnh tranh gì hết cả.
Hard core là loại thiết kế full-custom không thể synthesize được. Loại này tớ tạm chia ra thành analog và digital. Analog IP core phải là loại đặc biệt một chút chứ nếu chỉ làm những loại phổ biết như regulator, PLL thì các hãng làm IC đều có hết rồi và họ sẽ không mua bao giờ. Trong mảng Analog IP core thì người ta hay làm nhất là loại RFIC. Loại này cực kì khó bắt chước nhưng cũng vì vậy mà thiết kế cực khó. Thêm vào đó các chương trình mô phỏng cho RFIC thường kém chính xác (do nhiều yếu tố ký sinh), transistor model của các công nghệ khác nhau cũng không chính xác nốt nên loại này làm ra thường chạy sai và người ta phải thực hiện silicon debug. Thông thường các chip RFIC làm hiếm khi đúng ngay từ lần đầu tiên mà người ta hay phải làm vài lần, sau mỗi lần đều phải test kiểm tra xem đúng sai ở đâu để điều chỉnh. Nói tóm lại một câu là cần rất nhiều tiền để phát triển và người làm phải cực kỳ giỏi. Anh Arix có thể lên đây chém bổ sung phần này giúp em được không.
Cuối cùng tớ nói về digital IP core. Đây là loại full-custom design nên có thiết kế cực kỳ nhỏ gọn, tốc độ cao, tiêu thụ năng lượng thấp. Thông thường người ta không dùng thiết kế CMOS mà sử dụng mấy loại đặc biệt nhiều nhất là domino logic. Với loại tốc độ cao người ta cũng không sử dụng master-slave flip flop mà thường dùng loại dynamic pulse latch do master-slave flip flop có tốc độ quá chậm. Thường thiết kế full-custom design dùng cho những loại rất phổ biến nên giải thuật có thể dễ dàng kiếm được mà không cần phải tự nghĩ ra. Tớ lấy ví dụ các bạn muốn làm một IP core để mã hóa tín hiệu HD video theo chuẩn mpeg4 cho điện thoại di động. Đây là một hướng có thể ăn được vì nhu cầu quay video chất lượng cao cho điện thoại là có thực. Giải thuật mã hóa mpeg4 các bạn có thể kiếm được dễ dàng. Với hướng phát triển này thì tớ cho rằng VN có thể làm được. Thiết kế digital full-custom design không phải là đơn giản nhưng tớ nghĩ là có thể làm được. Thêm vào đó đây là hướng cần cù bù thông minh sử dụng nhiều nhân lực làm layout, verification cũng như sử dụng nhiều license EDA để có sản phẩm tối ưu hiệu suất cao, công suất thấp, diện tích nhỏ. Thêm vào đó ngày nay các hãng làm chip cũng không dám thay đổi công nghệ nhanh như ngày trước nữa vì mấy công nghệ bây giờ tốn kém quá. Tớ nghĩ công nghệ 40nm sẽ vẫn là loại chủ lực trong vòng 5 năm tới và sẽ được sử dụng ít nhất 10 năm nữa. Do vậy các thiết kế full-custom này mặc dù gắn chặt với 1 công nghệ những vẫn có khả năng kiếm được nhiều khách hàng.
Trong ngành làm ASIC tớ thấy người ta hay tập trung làm 2 hướng lead product và optimized product hoặc kết hợp cả 2. Optimized thì tớ nới rồi. Còn lead product là loại sản phẩm mới đưa nhanh ra thị trường khi đối thủ cạnh tranh chưa kịp đưa ra. Loại này thường không tối ưu và thậm chí chất lượng nhiều lúc còn chưa được bảo đảm. Tuy vậy giá thành mấy loại lead product này rất cao nên họ có thể thu lời lớn. Tớ biết nhiều hãng nhỏ start-up theo hướng này. Ví dụ như họ tập trung thiết kế một IP core cho LTE, Wiremax, hay những loại như USB3.0, 10G Ethenet... sau đó họ có thể bán cả công ty lại cho những hãng lớn. Nhảy vào làm trong mảng này thật sự rất mạo hiểm 5 ăn 5 thua. Trong rất nhiều trường hợp các thiết kế chưa chín muồn nên sản phẩm không được chấp nhận. Thêm vào đó sản phẩm của mấy hãng nhỏ này thường có chất lượng chỉ gọi là tạm được. Với những thiết kế như vậy họ rất khó bán được sản phẩm mà cần một hãng lớn mua lại. Sau đó hãng lớn sẽ thiết kế lại sản phẩm cho hoàn chỉnh. Những ý tưởng để làm các sản phẩm mới như vậy thì vô vàn. Các bạn lên IEEE đọc 100 bài báo thì thế nào cũng kiếm được vài ý tưởng là lạ ví dụ như làm mạng truyền dữ liệu qua đường dây điện trong nhà, truyền dữ liệu qua ánh sáng nhấp nháy của bóng đèn, ngày trước tớ còn đọc về thiết kế IC sử dụng điện xoay chiều chứ không phải dùng nguồn 1 chiều thông thường. Loại này gọi là Adiabatic logic. Nó tiêu thụ công suất không bằng 1/10 loại CMOS thông thường (chắc ở VN không mấy người biết đến những loại như vậy). Mảng làm lead product này quả thật rất mạo hiểm những kiếm cũng khá lắm. Tớ nghĩ đây cũng là mảng dễ chém gió nhất. Các bạn thấy VN có cơ hội nào không?
Tớ rất muốn biết ở VN hiện này ngành ASIC phát triển đến đâu và sẽ định hướng như thế nào. Các bạn ở VN có thể chia sẻ thông tin với mọi người được không. Các bạn cũng cỏ thể cho biết để start-up ở VN thì cần số vốn khoảng bao nhiêu được không (chém thôi không cần quá nghiêm túc).
Mấy hôm trước tớ có hỏi ý kiến các bạn về làm IP core ở VN trên thread Analog IC design mà sao không nhận được ý kiến nào cả. Tớ mở thêm cái thớt này để các bạn chém gió. Chém cho vui thôi cũng được, các bạn không cần phải quá nghiêm túc chỉ là để 4rum sôi động lên thôi.
Tớ nhớ cách đây vài năm mấy hãng điện tử của Nhật đã tuyên bố đóng cửa nhà máy ở VN và chuyển qua nhập khẩu hàng từ các nước khác. Tớ nghe đâu mấy hãng cơ khí làm xe hơi, xe máy cũng sẽ có quyết định tương tự. Tớ là người ủng hộ toàn cầu hóa nên tớ hoàn toàn ủng hộ quyết định đóng của nhà máy tại VN. VN làm kém hiệu quả thì đóng của là đáng. Nhưng nếu như vậy thì xem ra không có một chút tương lai nào cho ngành điện tử VN rồi. Chẳng lẽ cuối cùng các bạn phải chuyển nghề về quê cài ruộng, nuôi cá, hay phải đi tha phương cầu thực như tớ sao. Người VN luôn tự hào là thông minh cần cù chăm chỉ vậy tại sao lại làm việc kém quá như vậy. (Thật ra tớ cũng không tin người VN cần cù chăm chỉ đâu. Ở cái xứ hợp chủng quốc này thì tớ thấy người VN chăm hơn bọn đen, bọn mễ thật chứ so với bọn Hàn xẻng thì còn thua xa. Thằng bạn Hàn xẻng của tớ nói hồi trước nó làm cho Samsung thường phải làm đến 14 tiếng 1 ngày đấy).
Để sôi động tớ xin chém trước, bàn lại chuyện làm IP core ở VN. IP core được chia ra 2 loại soft core và hard core. soft core là loại có thể synthesize được. Đây thường là loại viết RTL code. Viết RTL code có 2 yêu cầu thứ nhất là giải thuật, thứ 2 mới là code và giải thuật mới là quan trọng nhất. Thường giải thuật liên quan đến xử lý tín hiệu số, như các tín hiệu trong truyền thông, tín hiệu video... Tớ rời VN đã hơn 10 năm nên không thể đánh giá nổi khả năng của VN trong vấn đề giải thuật. Thời của tớ thì chỉ một câu thôi tớ ngày trước chẳng biết gì hết cả. Còn nói về coding thì tớ nghĩ cái này không có gì khó cả nhưng cũng vì chẳng có gì khó cả nên VN cũng chẳng có một chút ưu thế cạnh tranh gì hết cả.
Hard core là loại thiết kế full-custom không thể synthesize được. Loại này tớ tạm chia ra thành analog và digital. Analog IP core phải là loại đặc biệt một chút chứ nếu chỉ làm những loại phổ biết như regulator, PLL thì các hãng làm IC đều có hết rồi và họ sẽ không mua bao giờ. Trong mảng Analog IP core thì người ta hay làm nhất là loại RFIC. Loại này cực kì khó bắt chước nhưng cũng vì vậy mà thiết kế cực khó. Thêm vào đó các chương trình mô phỏng cho RFIC thường kém chính xác (do nhiều yếu tố ký sinh), transistor model của các công nghệ khác nhau cũng không chính xác nốt nên loại này làm ra thường chạy sai và người ta phải thực hiện silicon debug. Thông thường các chip RFIC làm hiếm khi đúng ngay từ lần đầu tiên mà người ta hay phải làm vài lần, sau mỗi lần đều phải test kiểm tra xem đúng sai ở đâu để điều chỉnh. Nói tóm lại một câu là cần rất nhiều tiền để phát triển và người làm phải cực kỳ giỏi. Anh Arix có thể lên đây chém bổ sung phần này giúp em được không.
Cuối cùng tớ nói về digital IP core. Đây là loại full-custom design nên có thiết kế cực kỳ nhỏ gọn, tốc độ cao, tiêu thụ năng lượng thấp. Thông thường người ta không dùng thiết kế CMOS mà sử dụng mấy loại đặc biệt nhiều nhất là domino logic. Với loại tốc độ cao người ta cũng không sử dụng master-slave flip flop mà thường dùng loại dynamic pulse latch do master-slave flip flop có tốc độ quá chậm. Thường thiết kế full-custom design dùng cho những loại rất phổ biến nên giải thuật có thể dễ dàng kiếm được mà không cần phải tự nghĩ ra. Tớ lấy ví dụ các bạn muốn làm một IP core để mã hóa tín hiệu HD video theo chuẩn mpeg4 cho điện thoại di động. Đây là một hướng có thể ăn được vì nhu cầu quay video chất lượng cao cho điện thoại là có thực. Giải thuật mã hóa mpeg4 các bạn có thể kiếm được dễ dàng. Với hướng phát triển này thì tớ cho rằng VN có thể làm được. Thiết kế digital full-custom design không phải là đơn giản nhưng tớ nghĩ là có thể làm được. Thêm vào đó đây là hướng cần cù bù thông minh sử dụng nhiều nhân lực làm layout, verification cũng như sử dụng nhiều license EDA để có sản phẩm tối ưu hiệu suất cao, công suất thấp, diện tích nhỏ. Thêm vào đó ngày nay các hãng làm chip cũng không dám thay đổi công nghệ nhanh như ngày trước nữa vì mấy công nghệ bây giờ tốn kém quá. Tớ nghĩ công nghệ 40nm sẽ vẫn là loại chủ lực trong vòng 5 năm tới và sẽ được sử dụng ít nhất 10 năm nữa. Do vậy các thiết kế full-custom này mặc dù gắn chặt với 1 công nghệ những vẫn có khả năng kiếm được nhiều khách hàng.
Trong ngành làm ASIC tớ thấy người ta hay tập trung làm 2 hướng lead product và optimized product hoặc kết hợp cả 2. Optimized thì tớ nới rồi. Còn lead product là loại sản phẩm mới đưa nhanh ra thị trường khi đối thủ cạnh tranh chưa kịp đưa ra. Loại này thường không tối ưu và thậm chí chất lượng nhiều lúc còn chưa được bảo đảm. Tuy vậy giá thành mấy loại lead product này rất cao nên họ có thể thu lời lớn. Tớ biết nhiều hãng nhỏ start-up theo hướng này. Ví dụ như họ tập trung thiết kế một IP core cho LTE, Wiremax, hay những loại như USB3.0, 10G Ethenet... sau đó họ có thể bán cả công ty lại cho những hãng lớn. Nhảy vào làm trong mảng này thật sự rất mạo hiểm 5 ăn 5 thua. Trong rất nhiều trường hợp các thiết kế chưa chín muồn nên sản phẩm không được chấp nhận. Thêm vào đó sản phẩm của mấy hãng nhỏ này thường có chất lượng chỉ gọi là tạm được. Với những thiết kế như vậy họ rất khó bán được sản phẩm mà cần một hãng lớn mua lại. Sau đó hãng lớn sẽ thiết kế lại sản phẩm cho hoàn chỉnh. Những ý tưởng để làm các sản phẩm mới như vậy thì vô vàn. Các bạn lên IEEE đọc 100 bài báo thì thế nào cũng kiếm được vài ý tưởng là lạ ví dụ như làm mạng truyền dữ liệu qua đường dây điện trong nhà, truyền dữ liệu qua ánh sáng nhấp nháy của bóng đèn, ngày trước tớ còn đọc về thiết kế IC sử dụng điện xoay chiều chứ không phải dùng nguồn 1 chiều thông thường. Loại này gọi là Adiabatic logic. Nó tiêu thụ công suất không bằng 1/10 loại CMOS thông thường (chắc ở VN không mấy người biết đến những loại như vậy). Mảng làm lead product này quả thật rất mạo hiểm những kiếm cũng khá lắm. Tớ nghĩ đây cũng là mảng dễ chém gió nhất. Các bạn thấy VN có cơ hội nào không?
Tớ rất muốn biết ở VN hiện này ngành ASIC phát triển đến đâu và sẽ định hướng như thế nào. Các bạn ở VN có thể chia sẻ thông tin với mọi người được không. Các bạn cũng cỏ thể cho biết để start-up ở VN thì cần số vốn khoảng bao nhiêu được không (chém thôi không cần quá nghiêm túc).
Comment