Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Hướng phát triển cho ngành thiết kế ASIC ở VN

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Hướng phát triển cho ngành thiết kế ASIC ở VN

    Chào các bạn,

    Mấy hôm trước tớ có hỏi ý kiến các bạn về làm IP core ở VN trên thread Analog IC design mà sao không nhận được ý kiến nào cả. Tớ mở thêm cái thớt này để các bạn chém gió. Chém cho vui thôi cũng được, các bạn không cần phải quá nghiêm túc chỉ là để 4rum sôi động lên thôi.

    Tớ nhớ cách đây vài năm mấy hãng điện tử của Nhật đã tuyên bố đóng cửa nhà máy ở VN và chuyển qua nhập khẩu hàng từ các nước khác. Tớ nghe đâu mấy hãng cơ khí làm xe hơi, xe máy cũng sẽ có quyết định tương tự. Tớ là người ủng hộ toàn cầu hóa nên tớ hoàn toàn ủng hộ quyết định đóng của nhà máy tại VN. VN làm kém hiệu quả thì đóng của là đáng. Nhưng nếu như vậy thì xem ra không có một chút tương lai nào cho ngành điện tử VN rồi. Chẳng lẽ cuối cùng các bạn phải chuyển nghề về quê cài ruộng, nuôi cá, hay phải đi tha phương cầu thực như tớ sao. Người VN luôn tự hào là thông minh cần cù chăm chỉ vậy tại sao lại làm việc kém quá như vậy. (Thật ra tớ cũng không tin người VN cần cù chăm chỉ đâu. Ở cái xứ hợp chủng quốc này thì tớ thấy người VN chăm hơn bọn đen, bọn mễ thật chứ so với bọn Hàn xẻng thì còn thua xa. Thằng bạn Hàn xẻng của tớ nói hồi trước nó làm cho Samsung thường phải làm đến 14 tiếng 1 ngày đấy).

    Để sôi động tớ xin chém trước, bàn lại chuyện làm IP core ở VN. IP core được chia ra 2 loại soft core và hard core. soft core là loại có thể synthesize được. Đây thường là loại viết RTL code. Viết RTL code có 2 yêu cầu thứ nhất là giải thuật, thứ 2 mới là code và giải thuật mới là quan trọng nhất. Thường giải thuật liên quan đến xử lý tín hiệu số, như các tín hiệu trong truyền thông, tín hiệu video... Tớ rời VN đã hơn 10 năm nên không thể đánh giá nổi khả năng của VN trong vấn đề giải thuật. Thời của tớ thì chỉ một câu thôi tớ ngày trước chẳng biết gì hết cả. Còn nói về coding thì tớ nghĩ cái này không có gì khó cả nhưng cũng vì chẳng có gì khó cả nên VN cũng chẳng có một chút ưu thế cạnh tranh gì hết cả.

    Hard core là loại thiết kế full-custom không thể synthesize được. Loại này tớ tạm chia ra thành analog và digital. Analog IP core phải là loại đặc biệt một chút chứ nếu chỉ làm những loại phổ biết như regulator, PLL thì các hãng làm IC đều có hết rồi và họ sẽ không mua bao giờ. Trong mảng Analog IP core thì người ta hay làm nhất là loại RFIC. Loại này cực kì khó bắt chước nhưng cũng vì vậy mà thiết kế cực khó. Thêm vào đó các chương trình mô phỏng cho RFIC thường kém chính xác (do nhiều yếu tố ký sinh), transistor model của các công nghệ khác nhau cũng không chính xác nốt nên loại này làm ra thường chạy sai và người ta phải thực hiện silicon debug. Thông thường các chip RFIC làm hiếm khi đúng ngay từ lần đầu tiên mà người ta hay phải làm vài lần, sau mỗi lần đều phải test kiểm tra xem đúng sai ở đâu để điều chỉnh. Nói tóm lại một câu là cần rất nhiều tiền để phát triển và người làm phải cực kỳ giỏi. Anh Arix có thể lên đây chém bổ sung phần này giúp em được không.

    Cuối cùng tớ nói về digital IP core. Đây là loại full-custom design nên có thiết kế cực kỳ nhỏ gọn, tốc độ cao, tiêu thụ năng lượng thấp. Thông thường người ta không dùng thiết kế CMOS mà sử dụng mấy loại đặc biệt nhiều nhất là domino logic. Với loại tốc độ cao người ta cũng không sử dụng master-slave flip flop mà thường dùng loại dynamic pulse latch do master-slave flip flop có tốc độ quá chậm. Thường thiết kế full-custom design dùng cho những loại rất phổ biến nên giải thuật có thể dễ dàng kiếm được mà không cần phải tự nghĩ ra. Tớ lấy ví dụ các bạn muốn làm một IP core để mã hóa tín hiệu HD video theo chuẩn mpeg4 cho điện thoại di động. Đây là một hướng có thể ăn được vì nhu cầu quay video chất lượng cao cho điện thoại là có thực. Giải thuật mã hóa mpeg4 các bạn có thể kiếm được dễ dàng. Với hướng phát triển này thì tớ cho rằng VN có thể làm được. Thiết kế digital full-custom design không phải là đơn giản nhưng tớ nghĩ là có thể làm được. Thêm vào đó đây là hướng cần cù bù thông minh sử dụng nhiều nhân lực làm layout, verification cũng như sử dụng nhiều license EDA để có sản phẩm tối ưu hiệu suất cao, công suất thấp, diện tích nhỏ. Thêm vào đó ngày nay các hãng làm chip cũng không dám thay đổi công nghệ nhanh như ngày trước nữa vì mấy công nghệ bây giờ tốn kém quá. Tớ nghĩ công nghệ 40nm sẽ vẫn là loại chủ lực trong vòng 5 năm tới và sẽ được sử dụng ít nhất 10 năm nữa. Do vậy các thiết kế full-custom này mặc dù gắn chặt với 1 công nghệ những vẫn có khả năng kiếm được nhiều khách hàng.

    Trong ngành làm ASIC tớ thấy người ta hay tập trung làm 2 hướng lead product và optimized product hoặc kết hợp cả 2. Optimized thì tớ nới rồi. Còn lead product là loại sản phẩm mới đưa nhanh ra thị trường khi đối thủ cạnh tranh chưa kịp đưa ra. Loại này thường không tối ưu và thậm chí chất lượng nhiều lúc còn chưa được bảo đảm. Tuy vậy giá thành mấy loại lead product này rất cao nên họ có thể thu lời lớn. Tớ biết nhiều hãng nhỏ start-up theo hướng này. Ví dụ như họ tập trung thiết kế một IP core cho LTE, Wiremax, hay những loại như USB3.0, 10G Ethenet... sau đó họ có thể bán cả công ty lại cho những hãng lớn. Nhảy vào làm trong mảng này thật sự rất mạo hiểm 5 ăn 5 thua. Trong rất nhiều trường hợp các thiết kế chưa chín muồn nên sản phẩm không được chấp nhận. Thêm vào đó sản phẩm của mấy hãng nhỏ này thường có chất lượng chỉ gọi là tạm được. Với những thiết kế như vậy họ rất khó bán được sản phẩm mà cần một hãng lớn mua lại. Sau đó hãng lớn sẽ thiết kế lại sản phẩm cho hoàn chỉnh. Những ý tưởng để làm các sản phẩm mới như vậy thì vô vàn. Các bạn lên IEEE đọc 100 bài báo thì thế nào cũng kiếm được vài ý tưởng là lạ ví dụ như làm mạng truyền dữ liệu qua đường dây điện trong nhà, truyền dữ liệu qua ánh sáng nhấp nháy của bóng đèn, ngày trước tớ còn đọc về thiết kế IC sử dụng điện xoay chiều chứ không phải dùng nguồn 1 chiều thông thường. Loại này gọi là Adiabatic logic. Nó tiêu thụ công suất không bằng 1/10 loại CMOS thông thường (chắc ở VN không mấy người biết đến những loại như vậy). Mảng làm lead product này quả thật rất mạo hiểm những kiếm cũng khá lắm. Tớ nghĩ đây cũng là mảng dễ chém gió nhất. Các bạn thấy VN có cơ hội nào không?

    Tớ rất muốn biết ở VN hiện này ngành ASIC phát triển đến đâu và sẽ định hướng như thế nào. Các bạn ở VN có thể chia sẻ thông tin với mọi người được không. Các bạn cũng cỏ thể cho biết để start-up ở VN thì cần số vốn khoảng bao nhiêu được không (chém thôi không cần quá nghiêm túc).

  • #2
    Chào các bạn,

    Tớ hôm nay viết tiếp một chút về suy nghĩ của tớ về mở công ty trong lĩnh vực thiết kế ASIC. Nếu tớ không nhầm thì hiện nay ngành viễn thông và bán dẫn đều rất khó tìm kiếm đầu tư để mở công ty. Nguyên nhân căn bản là yêu cầu về vốn quá cao. Một công ty làm fabless thông thường cũng cần vốn từ vài chục triệu đến cả trăm triệu. Ngày nay một con IC thông thường cũng bao gồm biết bao nhiều phần cả tương tự lẫn số. Công ty vừa cần phải có người lo thiết kế vừa cần có người kiểm tra... ở rất nhiều khối và rất nhiều khâu. Người mở một công ty fabless như vậy cần phải có nhiều kinh nghiệm quản lý và cần có một đội ngũ nhân viên thông thạo trong nhiều việc. Nếu không sẽ chẳng ai bỏ ra cả hàng chục triệu cho các bạn.

    Bên cạnh yêu cầu rất cao về vốn như vậy, hiệu suất đầu tư cho ngành thiết kế cũng là một câu hỏi. Nếu như tớ bỏ tiền đầu tư vào một dự án thiết kế khoảng 50 triệu, sau năm năm tớ chắc chỉ có thể mong kiếm về khoảng 100 triệu nếu như dự án này thành công. Việc hi vọng kiếm được gấp 10 lần là chuyện rất rất khó hiện nay. Tại sao lại như vậy. Để làm ra một IC cần rất nhiều khâu và rất nhiều tiền bỏ ra để làm những khâu nay. Trong khi đó các hãng mới thường chỉ có một hoặc vài thế mạnh mà thôi. Tớ lấy ví dụ các bạn có ý tưởng làm một chip mã hóa tín hiệu HD video dùng cho điện thoại hoặc máy quay phim. Để làm một chip như vậy các bạn có ưu thế về mặt kiến trúc. Kiến trúc chip của bạn giả sử như vượt trội so với các chip hiện nay. Nhưng còn những mặt khác như thiết kế, kiểm tra, sản xuất, test... các bạn chẳng có một ưu thế gì thậm chí còn kém hơn so với những hãng lớn cả. Tớ giả sử bỏ ra cho các bạn 50 triệu thì các bạn đã dùng đến 45 triệu để làm những thứ mà các bạn chẳng có ưu thế cạnh tranh gì rồi. Cái này nó cũng giống như luật Amdahl (bạn nào học về kiến trúc máy tính chắc đều biết). Bởi vậy cho nên nếu như tớ có 50 triệu thì tớ sẽ đầu tư vào 10 dự án (mỗi dự án 5 triệu) với yêu cầu là người ta có thể sử dụng 4 trong số 5 triệu đó để làm ra 40 triệu. Như vậy rõ ràng ngành thiết kế ASIC không chỉ yêu cầu quá cao về vốn mà hiệu quả đầu tư cũng quá thấp so với các hướng khác.

    Nếu các bạn đọc đến đây chắc nghĩ vậy thì dẹp luôn ngành thiết kế ASIC ở VN đi cho sớm chợ. Thật ra cũng không có đến nỗi như vậy. Ở đây ta thấy được rõ yếu điểm của ngành thiết kế và chúng ta nên tìm cách khác phục. Vấn đề căn bản ở đây là các thiết kế ASIC ngày nay đã rất phức tạp cần rất nhiều khâu để phát triển và việc đầu tư cho tất cả các khâu như vậy sẽ trở nên dàn trải và việc sử dụng đồng vốn trở nên kém hiệu quả. Vấn để là chúng ta phải đầu tư một cách tập trung vào những mũi nhọn mà chúng ta có thế mạnh với yêu cầu tiền bỏ ra phải ít nhất và thu về phải nhiều nhất.

    Tớ bây giờ tạm phân tích một chút về tiền bỏ ra để làm fabless. Tùy theo từng ứng dụng cụ thể nhưng thông thường tốn kém nhất là tiền để làm silicon debug. Các bạn phải mua máy đo, làm mẫu thử, kiểm tra, sau đó điều chỉnh lại thiết kế. Nhiều khi số tiền này còn cao gấp mấy lần số tiền để làm mặt nạ và chế tạo chip. Thứ hai là khoản tiền để làm chip, và cuối cùng là tiền để thiết kế. Trong số tiền bỏ ra để thiết kế thì phần lớn được dùng để mua license EDA, số tiền còn lại mới là lương của nhân viên. Các bạn loại bỏ được khâu nào thì sẽ giảm được tiền đầu tư ở khâu đó.

    Lúc trước tớ có nhắc đến việc thiết kế thuê cho các hãng nước ngoài. Theo suy nghĩ của tớ thì đây là hướng khả thi và yêu cầu về vốn thuộc loại thấp nhất. Các bạn chỉ tập trung vào khâu thiết kế, làm xong gửi đến cho khách hàng. Việc chế tạo chip cũng như kiểm tra lại sau chế tạo đã được người khác lo. Trước đây các hãng làm chip làm từ A đến Z còn ngay nay việc chế tạo thường được đưa sang các nước châu Á như Đài Loan. Vậy tại sao chúng ta không thể đem hết những việc làm về layout và verification của các hãng về VN. Mời các bạn khác đóng góp thêm ý kiến về hướng này.

    Hướng thứ hai tớ có nhắc đến là làm IP core. Với việc làm IP core bạn chỉ cần tập trung vào một block duy nhất để phát triển và tối ưu thay vì phải làm cả một chip. Nói chung các analog IP core gần như chắc chắn các bạn phải làm silicon debug để tối ưu hiệu suất hoạt động. Nếu tớ không nhầm thì trong vài năm gần đây và cả hiện nay rất nhiều người tập trung làm RFIC core với những loại đặc biệt một chút ví dụ băng thông cực rộng, công suất thấp... Hướng này muốn làm thật sự cần rất nhiều tiền. Mảng làm digital IP core tớ nghĩ rằng cần ít tiền hơn cho việc silicon debug. Nếu các bạn làm tốt công việc verification thì silicon debug chỉ dùng để tối ưu hiệu suất hoạt động của hệ thống.

    Các IP core hiện nay được chào bán cũng khá nhiều và thường là những loại đã được chuẩn hóa và sử dụng trong nhiều ứng dụng ví dụ như memory controller, USB controller, SATA controller... Theo như tớ biết thì mấy hãng chuyên làm chip thường không mua mấy loại này mà họ thường tự thiết kế lấy. Các khách hàng mua IP core thường là những người không chuyên, họ mua những core này rồi ghép vào phần của họ để thành một chip hoàn chỉnh. Chỉ có một số ít trường hợp IP core rất thành công ví dụ MIPS processor. MIPS processor là một IP core quá sức thành công. Các hãng làm chip hiện nay gần như không ai tự thiết kế vi xử lý cho mình làm gì nữa vì nếu cần họ sử dụng MIPS hay hơn nhiều. MIPS không chỉ đơn thuần làm một lõi vi xử lý mà nó là một tổng thể từ phần cứng, phần mềm, compiler, hệ điều hành, ứng dụng phần mềm... Các hãng cho dù có thể tự thiết kế được vi xử lý nhưng họ cũng không thể tạo ra được một môi trường hoàn hảo đến như vậy. Bên cạnh đó việc sử dụng MIPS còn rất dễ dàng và rất ít phiền phức. Về mặt phần cứng MIPS sử dụng dao diện OCP (Open Core Protocol) là một chuấn mở (cái này tương tự như AMBA bus dùng để kết nối vi xử lý của ARM). Về mặt phần mềm MIPS có hệ thống debug cực tốt giúp nhà phát triển tích hợp MIPS và hệ thống. Tớ nghĩ rằng đây là một ví dụ rất đáng để chúng ta học tập.

    Mời các bạn đóng góp thêm ý kiến. Diễn đàn yên ắng quá đóng góp thêm vài ý kiến cho vui, hay các bạn là những người làm kỹ thuật không quan tầm đến mấy việc làm "tiến" như thế này . Tớ thấy bạn Hithere123 rất tích cực và có nhiều suy nghĩ rất hay. Bạn có thể góp thêm ý kiến với mọi người được không.

    Comment


    • #3
      Chúc mọi người một năm mới gặp nhiều may mắn và thành công!

      Đợt vừa rồi "bận ăn tết" không vào diễn đàn để viết bài được, nhưng rất may lại có bác Rommel.de vẫn nhiệt tình giữ lửa cho mục này. Đọc qua hai bài phân tích của bác Rommel.de mình cũng mạnh dạn "chém" thế này.

      Chung quy lại, bác Rommel.de rất ủng hộ việc làm outsource (làm IP hay thiết kế thuê cho các hãng nước ngoài thì theo mình vẫn là outsource). Làm fabless thường sẽ hiểu theo nghĩa là mình tự định nghĩa ra sản phẩm, tự mình thiết kế, thuê hãng khác chế tạo, đóng gói, tự mình kiểm tra, tự mình bán sản phẩm; nói chung trước đây mình rất ủng hộ làm fabless vì mình ngây thơ tin rằng làm như thế thì mình quản lý toàn bộ quá trình làm ra sản phẩm, cái gì tinh túy nhất là mình giữ, còn phần "độc hại nhất" (fab) mình ném cho thằng khác làm; và cũng lại ngây thơ tin rằng mô hình này rất thích hợp với Việt Nam (không có tiền xây fab). Tuy nhiên, chuyện đời lại không đơn giản, ví như chúng ta làm ra rồi bán ai mua? lấy cái gì để thuyết phục người mua khi mình chưa có sản phẩm? giả sử như có một con IC chạy tốt nhất đi chăng nữa nhưng không có cả một solution/application hoàn chỉnh thì khách hàng nào tin? đấy là chưa kể từ tin đến mua là cả một chặng đường dài nữa.

      Vậy câu hỏi đặt ra là hiện tại Việt Nam có thích hợp để phát triển lĩnh vực này hay không? mặc dù ai cũng biết bán dẫn là cái nền của ngành điện tử, là cái trước sau gì cũng phải đi vào nếu muốn phát triển ngành điện tử.

      Quay trở lại với vấn đề làm outsource mà bác Rommel.de đề cập, theo mình làm cái này rất khó để phát triển lên thành một cái gì đó to to. Trong thời gian vừa qua cũng có một vài công ty dạng này, và đa số là do các bác ở nước ngoài, làm cũng lâu lâu rồi, đủ uy tín với các hãng lớn; đã về Việt Nam lập một đội làm một phần nào đó (layout, verification, "block" design, ...). Nhưng như mọi người đã biết làm như vậy thì mình phụ thuộc "người ta" rất nhiều, cái quan trọng nhất là bản thân mình không quyết định được mĩnh sẽ sống hay chết, nói gì đến chuyện mình sẽ phát triển như thế nào.

      Tóm lại, ý mình muốn "chém" ở đây là gì?

      Theo mình, Việt Nam thích hợp nhất hiện nay là làm application, phải có application mạnh đã (Application mình hiểu là từ thiết kế PCB trở lên.) Bây giờ thuận lợi rồi vì nhập linh kiện rời về để làm sản phẩm là không có thuế má gì cả. Cái chính là anh em làm điện tử cần đoàn kết, có tinh thần xây dựng thương hiệu một tí, đừng thấy bà con không biết gì mà hét giá cao quá, hay sản phẩm mình làm ra bán một quả kiếm lời cái đã rồi quên luôn khâu chăm sóc khách hàng sau đó, ...

      Về ASIC, thì trước mắt ở vị trí "chủ nhà" (nội lực trong nước) là vẫn nên tập trung vào hướng đào tạo. Làm sao để tiền nhà nước chi cho nghiên cứu đào tạo được các bác sử dụng hợp lý, đi vào thực chất, mua sắm các thiết bị dần dần. Mặt khác, các bác đi làm PhD hay làm cho các hãng lớn cố gắng lôi kéo một vài hãng to kiểu như TI, ADI, ... về Việt Nam mở văn phòng thiết kế.

      Còn nhiều lắm những suy nghĩ về bài toán lớn này nhưng không thể diễn tả bằng chỉ một vài câu chữ, hữa sẽ từ từ đưa lên nhưng cũng mong lắm những ý kiến đóng góp từ tất cả mọi người.

      Thân mến.

      Comment


      • #4
        ASIC ở VN à tớ cũng khoái món này lắm lắm.
        Nhìn qua nhìn lại cũng có chú ICDREC (thuộc Đại học Quốc gia TP HCM) cũng làm theo hướng này, xét mấy điểm thoáng qua thì thấy:
        * Nhân lực: vô tư đi, vỉ thuộc, và cấp Đại học Quốc gia cái này miễn bàn.
        * Tài chính: vô tư luôn vì được nhà nước VN đầu tư hẳn hòi. Có quyết tâm chính trị luôn ấy chứ
        * Thị trường: vô tư luôn, nhà nước VN bao tiêu hẳn hoi, PR, AD miễn phí
        Và kết quả, thôi khỏi nói thì ai cũng biết, làm được con chíp (chưa nói chuyện IP, với lại không IP) chưa thấy mặt mũi đâu thiên hạ đã ném đá vèo vèo......

        Các cậu có hứng thú thì vào đó cùng hợp tác, người Việt ta có câu " Một cây làm chẳng lên non, ba cây chụm lại lên hòn núi cao " đó sao ?
        Từ chối trách nhiệm:
        Mọi thông tin từ ITX cung cấp với hi vọng nó có ích và không đi kèm với bất kì sự bảo đảm nào.
        Blog: http://mritx.blogspot.com

        Comment


        • #5
          Chào bạn Hithere123,

          Đúng như bạn nói làm gia công cho các hãng lớn thì phụ thuộc vào người ta lắm. Tớ không nhớ có đọc được ở đâu một câu nói rất hay, nếu dịch ra tiếng Việt thì là "Cuộc sống thật là không đơn giản. Nhưng nếu cuộc sống đơn giản thì nó thật nhàm chán". Xem ra câu này thật là đúng với hoàn cảnh của chúng ta. Nếu tớ không lầm thì cũng có một quyển sách với tựa đề "Làm cho cuộc sống đơn giản"; thật là vui. Có một điểm tớ không đồng ý với bạn là làm gia công khó có thể trở thành một cái gì lớn. Nếu nói trong ngành của chúng ta thì mấy cài fab bên Đài Loan trước đây cũng chẳng qua là làm gia công sản xuất chip cho các hãng lớn mà thôi. Thậm chí Microsoft ngày trước chẳng qua cũng chỉ là một hãng nhỏ cung cấp hệ điều hàng cho các máy tính của IBM. Thật sự mà nói các nếu các bạn muốn thành lập công ty dưới dạng fabless các bạn cũng rất phụ thuộc vào các hãng lớn cho dù các bạn làm từ A đến Z. Làm ASIC muốn có lãi là phải bán với một số lượng lớn. Nếu các bạn sản xuất ra rồi đi rao bán thì dù sản phẩm có tốt đến đâu cũng ít người biết đến và khách hàng của các bạn chỉ đếm trên đầu ngón tay. Vì thế yêu cầu bắt buộc đối với những hãng mới thành lập là phải tiếp cận được các hãng lớn để họ sử dụng sản phẩm của mình với một số lượng lớn. Tớ lấy ví dụ các bạn làm ra một chip truyền dữ liệu không dây băng thông rộng. Các bạn cần phải tiếp cận ngay những hãng lớn như Dell để họ sử dụng chip này trong các máy tính xách tay của họ. Cũng bởi vậy nên tớ có từng nói với những hãng fabless để thành công khách hàng chiếm đến 50%, nhân lực chiếm 25%, và vốn chiếm 25%. Với việc làm gia công thì khách hàng chắc chiếm đến 90%, còn nhân lực và vốn chiếm 5%.

          Không phải vì "Cuộc sống thật là không đơn giản" mà chúng ta chào thua nó đúng không các bạn. Tớ với các bạn sẽ cùng nhau phân tích sự không đơn giản của nó. Cái này bọn tư bản gọi là SWOT (Strength, Weakness, Opportunities, and Threads). Nếu chúng ta hiểu được đúng SWOT thì lúc nào chúng ta cũng có cơ hội "làm tiền" cả (tớ dịch ra tiếng Việt từ make money cho vui).

          Ý tướng phát triển ngành ASIC dựa vào "chủ trương lớn của Đảng" quả là một ý tưởng không tồi. Nếu như có bác nào trong bộ chính trị lại đưa ra những ý kiến thuộc vào loại "Đỉnh cao trí tuệ" như "tất cả những nước có chỉ số IQ cao đều làm ASIC" thì anh em trong ngành ở VN được nhờ quá cỡ. Nói vui vậy thôi vì dù sao tớ cũng ngoài vùng phủ sóng của tổng cục 2 rồi. Tớ ở đây cũng hay đi chơi với mấy bác cờ vàng nên hơi phản động một tý. Bạn nào thấy chối tai thì cứ coi như tớ nói đùa cho vui.

          Chuyện mấy bạn ở Sài Gòn làm con vi xử lý tớ thấy đây là một điều đáng tiếc và lãng phí. Nếu bạn nào ở đây làm về con này thì tớ chắc phải xin lỗi các bạn đó trước. Nếu mục tiêu làm con vi xử lý này để quảng cáo (VN ta cũng OK như ai) thì các bạn đã thành công nhưng nếu để làm tiền thì đây là một điều hết sức vô lý. Vi xử lý là một thiết bị rất thông dụng nên nó được làm rất nhiều, thị trường đã bão hoàn và toàn nằm trong tay những con cá lớn. Cơ hội cạnh tranh với mấy con cá lớn này gần như bằng 0, thậm chí những hãng lớn cũng hiếm khi tự thiết kế riêng một vi xử lý. Tớ lấy một ví dụ hãng TI là hãng đứng đầu thế giới về làm DSP khi phát triển chip baseband cho di động đã đưa ra nền tảng OMAP. Đây là chip dùng cho di động phổ biến nhất hiện nay. OMAP có thể coi là một SoC, gồm có vi xử lý ARM, và một loạt các co-processor dưới dạng DSP của TI, trong đó vi xử lý ARM không phải do TI tự thiết kế. Chip A4 của Apple có thể coi như một ngoại lệ còn lại gần như không có bao nhiều cơ hội cho các vi xử lý hiện nay.

          Thay vì hướng đến một thị trường đã hoàn toàn bão hòa thì lẽ ra các bạn ở Sài Gòn nên làm những thứ mà người ta còn chưa cày xới khi nhận được tiền của chính phủ. Thực tế có rất nhiều thứ như vậy ví dụ như các sensor (MEMS) chuẩn đoán bệnh cho y tế (cái ngày người ta gọi là lab on chip thì phải). Ngày trước tớ có xem một nghiên cứu làm một sensor chuẩn đoán bệnh sốt rét cực kỳ hay và rẻ tiền.

          Tớ ủng hộ toàn cầu hóa nên tớ cho rằng VN không cần thiết phải làm được những gì người khác làm được. Điều quan trọng không phải là ta làm được vi xử lý hay nuôi cá mà điều quan trọng là ta làm ra tiền hay không. Trong một thế giới toàn cầu hóa ta phải biết tận dụng thế mạnh của toàn thế giới để làm ra những sản phẩm có tính cạnh tranh toàn thế giới.

          Comment


          • #6
            Thay vì hướng đến một thị trường đã hoàn toàn bão hòa thì lẽ ra các bạn ở Sài Gòn nên làm những thứ mà người ta còn chưa cày xới khi nhận được tiền của chính phủ. Thực tế có rất nhiều thứ như vậy ví dụ như các sensor (MEMS) chuẩn đoán bệnh cho y tế (cái ngày người ta gọi là lab on chip thì phải). Ngày trước tớ có xem một nghiên cứu làm một sensor chuẩn đoán bệnh sốt rét cực kỳ hay và rẻ tiền.
            Bạn nên đọc cái này
            http://vnexpress.net/GL/Vi-tinh/2010/11/3BA23A05/
            đây là công bố, thực tế bây giờ chắc nó đã đi xa hơn với cái " MEMS ".

            Những điều bạn nói khá hay tuy nhiên có điều là ai cũng biết, cũng nhận ra từ lâu và dân tình ASIC ở VN thì đã làm trong khi bạn chỉ mới nghĩ.
            Nói vui vậy thôi, thực sự nếu bạn muốn bàn hướng đầu tư, bàn hướng phát triển thì bạn nên tìm hiểu tình hình cho thực tế hơn, một vài bọn gọi là "đi thực địa". Để không mất thời gian bàn, nói mấy thứ vô bổ, không thực tế, viết một cuốn " tiểu thuyết trữ tình lãng mạng về hướng phát triển cho ngành thiết kế ASIC ở VN " thì thật là mất thời gian quý báu của anh em ta lắm lắm.

            ps: trên 4rum này chúng ta không bàn về vấn đề chính trị, tôn giáo hay các vấn đề nhậy cảm khác không liên quan đến kỹ thuật, vì đây là 4rum kỹ thuật. Điều này đã được quy định trong nội quy 4rum.
            Last edited by itx; 09-02-2011, 10:18. Lý do: ps
            Từ chối trách nhiệm:
            Mọi thông tin từ ITX cung cấp với hi vọng nó có ích và không đi kèm với bất kì sự bảo đảm nào.
            Blog: http://mritx.blogspot.com

            Comment


            • #7
              Vui quá xem ra đã gặp một chuyên gia quăng bom rồi.
              thực sự nếu bạn muốn bàn hướng đầu tư, bàn hướng phát triển thì bạn nên tìm hiểu tình hình cho thực tế hơn, một vài bọn gọi là "đi thực địa".
              Tôi viết ngay từ đầu đây là cái thớt chỉ để chém gió thôi, mọi người viết theo suy nghĩ của bản thân, ông không nghĩ trên 4rum nay toàn chuyên gia kinh tế đó chứ. Cái thới này là để chém gió nên nếu ông muốn gọi là "tiểu thuyết" cũng không sao. Chúng tôi viết, chúng tôi đọc cho vui.
              thì thật là mất thời gian quý báu của anh em ta lắm lắm.
              Vậy để khỏi mất thì giờ quý báu của ông thì mời ông lượn đi chỗ khác. Chỗ này toàn mấy anh chém gió với viết tiểu thuyết thôi.

              PS:Làm gì có ai nói chuyện chính trị. Không hiểu nổi cả một câu nói đùa

              Comment


              • #8
                Bây giờ phải làm cái việc trách nhiệm của mod, là tặng bạn một cái thẻ.
                Nếu còn tiếp tục post bài dạng đả kích cá nhân, chí phèo thế này thì xin mời bạn lượn đi 4rum khác.

                Nguyên văn bởi Rommel.de Xem bài viết
                Vui quá xem ra đã gặp một chuyên gia quăng bom rồi.

                Tôi viết ngay từ đầu đây là cái thớt chỉ để chém gió thôi, mọi người viết theo suy nghĩ của bản thân, ông không nghĩ trên 4rum nay toàn chuyên gia kinh tế đó chứ. Cái thới này là để chém gió nên nếu ông muốn gọi là "tiểu thuyết" cũng không sao. Chúng tôi viết, chúng tôi đọc cho vui.

                Vậy để khỏi mất thì giờ quý báu của ông thì mời ông lượn đi chỗ khác. Chỗ này toàn mấy anh chém gió với viết tiểu thuyết thôi.

                PS:Làm gì có ai nói chuyện chính trị. Không hiểu nổi cả một câu nói đùa
                Từ chối trách nhiệm:
                Mọi thông tin từ ITX cung cấp với hi vọng nó có ích và không đi kèm với bất kì sự bảo đảm nào.
                Blog: http://mritx.blogspot.com

                Comment


                • #9
                  Đôi bên cần kiềm chế, làm ơn. Dù là thảo luận nghiêm túc hay "chém gió", "quăng bom" ... cứ tập trung vào chủ đề kỹ thuật thì mọi chuyện sẽ ổn cả.
                  Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

                  Comment


                  • #10
                    ----------------------------------
                    Last edited by hithere123; 11-02-2011, 13:53.

                    Comment


                    • #11
                      Chào bác itx,

                      Nhân tiện bác có đề cập tới ICDREC nên em cũng xin có một vài lời vui vui góp ý thế này. Theo em, thời gian vừa qua ICDREC chưa chú trọng vào tính kinh tế, những đứa con ICDREC đẻ ra chủ yếu để chứng minh ICDREC có thể đẻ được, biết cách đẻ như thế nào, và ngày càng biết nhiều cách đẻ phong phú hơn. Vì đây là trung tâm nghiên cứu nên tiền được nhà nước đài thọ, mà tiền nghiên cứu thì trong đó đã chấp nhận là có thể bỏ tiền ra mà chưa chắc đã thu được kết quả như đã tính ban đầu, tuy nhiên, cái quan trọng nhất theo em là đội ngũ kỹ sư của ICDREC đang tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm về ASIC.

                      Về chip vi xử lý, em đoán ICDREC làm dạng SoC. Nếu đúng vậy thì đội ngũ ICDREC đang có trong tay những kinh nghiệm quý báu về tích hợp chip ở mức top-level, layout, firmware, verification và test. Những người hiểu vấn đề sẽ nhận thấy rằng để tiếp thu và làm được các công đoạn này không đơn giản và dễ dàng gì nhất là với các bạn sinh viên Việt Nam được đào tạo trong nước. Nếu ICDREC xây dựng được đội application mạnh nữa thì em tin là sẽ có những chíp vi xử lý tiếp theo ra đời trong nay mai.

                      Về chíp quản lý nguồn LDO thì em có thể mạnh dạn chém là ICDREC chỉ làm cho biết, dòng tiêu thụ lên tới ~200uA cho 2-300 mA load thì xoàng quá, cứ như dùng bipolar để thiết kế hoặc áp dụng luôn các mạch từ trong sách ra. Tất nhiên thiết kế ra mà chạy được thì cũng ngon lành cành đào lắm rồi, đáng để cho mọi người ngưỡng mộ. Thêm một lần nữa, làm mấy anh này phần application hơi bị khó chơi (khá đơn điệu) nên nếu không biết về analog IC design một chút sẽ khó hiểu hết những gì ICDREC đã làm được.

                      Tóm lại, em không hoàn toàn đồng tình với những gì các nhà báo nói về ICDREC vì nó khiến em cảm thấy họ không tôn trọng độc giả, cứ như là độc giả không biết gì cả ấy (cái này cũng khó trách vì nhà báo rành kỹ thuật cũng khó kiếm.) Nhưng em cũng không đồng tình với những ý kiến mọi người "ném đá" ICDREC. Nếu tiền nhà nước đầu tư được vài trung tâm kiểu ICDREC ở Đà Nẵng và Hà Nội nữa thì em nghĩ là cũng không lãng phí lắm đâu.

                      Em không làm cho ICDREC, chỉ là một người quan tâm tới các bước đi và thành quả của ICDREC, và em viết những ý này không vì mục đích ca ngợi mà chỉ vì nghĩ là mọi người khi đề cập tới ICDREC trên các diễn đàn hay có ý mỉa mai nhiều hơn. Nên mong muốn góp thêm một ý kiến cá nhân đứng ở góc độ một kỹ sư làm thiết kế IC. Hy vọng, nếu có bác nào làm cho ICDREC đọc được, thấy cái gì đúng, cái gì sai thì góp ý để mọi người hiểu thêm.

                      Xuân mới chúc mọi người vui vẻ!

                      Thân mến.

                      Comment


                      • #12
                        Chào bạn.
                        Bạn nói đúng như quan điểm của mình về ICDREC, ICDREC có một số thiết kế không hiệu quả vì phải nói rằng ICDREC này vẫn chưa có kinh nghiệm nhiều. vì thế
                        Các cậu có hứng thú thì vào đó cùng hợp tác, người Việt ta có câu " Một cây làm chẳng lên non, ba cây chụm lại lên hòn núi cao " đó sao ?
                        Còn chuyện cánh nhà báo thì tâng bốc, cánh kỹ thuật thì ném đá, cũng thường thôi vì ai cũng có cái lý, có suy nghĩ của họ.
                        Như ITX thấy điểm nào họ làm chưa được thì nói họ làm chưa được đơn giản vậy thôi, cũng có thể xem là "ném đá".
                        Như bạn nói về chíp quản lý nguồn LDO cũng có thể xem là "ném đá".

                        Tớ cũng không làm cho ICDREC thậm chí như bạn biết tớ còn chẳng còn làm trong ngành ASIC này nữa.
                        Từ chối trách nhiệm:
                        Mọi thông tin từ ITX cung cấp với hi vọng nó có ích và không đi kèm với bất kì sự bảo đảm nào.
                        Blog: http://mritx.blogspot.com

                        Comment


                        • #13
                          Việc nghiên cứu của ICDREC là đúng nhu cầu tương lai cho ngành điện tử Việt Nam. Tuy nhiên chúng ta cần xem lại hướng đi ICDREC có thật sự đúng hay không? Nếu định hướng phục vụ cho quân sự có tính bảo mật thì việc nghiên cứu chíp riêng biệt như hiện nay là hoàn toàn hợp lý. Nếu hướng về mục đích thương mại thì ICDREC nên xem xét lại.

                          Hiện nay để nghiên cứu, làm quen với con ARM MCU mà chúng đa đã có ít nhiều khó khăn chật vật lắm rồi. Thậm chí đó là những chíp của các hãng nổi tiếng NXP, TI, ST, ATMEL... thì thử hỏi 1 con chíp chưa có chỗ đứng, còn nhiều lạ lẫm thì đến khi nào nó sẽ được dùng đại trà trên thị trường ? Cho dù ta cố gắng và thực hiện việc chế tạo con chíp mang tính chuyên biệt của người Việt Nam nhưng vấn đề ở chỗ các tool, phần mềm ứng dụng sẽ do ai phát triển ? Bởi vì giá trị phần mềm của 1 sản phẩm điện tử theo tôi nghĩ nó không phải là nhỏ.

                          Lẽ ra ICDREC nên theo hướng mua license core nào đó ví dụ như ARM, Power PC... Rồi tích hợp các ngoại vi và cho ra sản phẩm thì mới đón nhận được sự hỗ trợ của cộng đồng phát triển. Chính vì thế, ICDREC nên xem xét lại hướng đi của mình nếu không muốn đốt quá nhiều tiền trong khi chưa có hiệu quả về mặt kinh tế.

                          Comment


                          • #14
                            Những thứ không liên qua chủ đề đã được dọn dẹp. Mời các thành viên vào bàn tiếp về hướng phát triển cho ngành thiết kế ASIC tại VN.
                            Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

                            Comment


                            • #15
                              Mọi người cho em hỏi về ASIC 1 tý :
                              Nếu em hiểu đúng thì ASIC thực chất là ngành chế tạo ra các IP cores( khối logic) để ứng dụng cho chip đúng không ạ?
                              thế tên đầy đủ của cái chữ IP là gì ạ? em đọc trên mạng có thấy 3 khái niệm liên quan là hard-cores , firm-cores , soft-cores , cái thứ 3 theo em hiểu là giống như FPGA tức là 1 loại mảng logic có sẵn rồi lập trình bằng ngôn ngữ phần cứng không bít có đúng không ? còn 2 cái kia nên hiểu thế nào cho đúng ạ ?
                              Rất mong được giải đáp thắc mắc .

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              Rommel.de Tìm hiểu thêm về Rommel.de

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X