Chào bạn drcool,
Thật sự có nhiều điểm bạn chưa hiểu đúng về ngành thiết kế ASIC rồi. ASIC không phải là ngành chế tạo ra các IP core; IP core cũng không phải là các khối logic; và soft core cũng không phải là FPGA.
ASIC là viết tắt của từ Application Specific Integrated Circuit hay có thể hiểu một cách đơn giản thiết kế ASIC là thiết kế IC hay thiết kế chip. Về cách thiết kế người ta chia ra 2 loại là semi-custom và full custom. Semi-custom là loại viết RTL code sau đó tổng hợp thành mạch từ standard cell library; còn full-custom là thiết kế hoàn toàn từ mức kiến trúc đến mức layout.
IP core là một khái niệm tương đối mới. IP viết tắt của từ Intellectual Property core. IP core là thiết kế một phần mạch có khả năng sử dụng trong nhiều thiết kế IC khác nhau. Khi người ta sử dụng các IP core này của bạn, người ta phải tra cho bạn tiền license. IP core không nhất thiết phải là mạch logic mà còn có thể là mạch tương tự ví dụ như các IO, PLL, memory array...
Khái niệm hard core và soft core tớ cũng đã từng nhắc đến trong phần viết trước rồi. Hard core là loại không thể tổng hợp được (synthesize) và soft core là loại có thể synthesize được. Hard core thường là những thiết kế tương tự, và số dưới dạng full-custom design. Ngoài ra các library như standard cell, và IO cũng được xếp vào hard core. soft core phổ biến nhất là RTL code ví dụ như verilog code... và memory compiler. RTL code khi tổng hợp đối với ASIC người ta dùng standard cells về hình thức thì tương tự như FPGA nhưng về bản chất thì hoàn toàn khác nhau. memory compiler là loại để tạo nên các memory block. Memory compiler dựa trên memory subarrray là một mảng bộ nhở nhỏ đã được thiết kế cứng dưới dạng layout. Sau đó tùy theo dung lượng bộ nhớ, số lượng bit địa chỉ, số lượng bit dữ liệu, số lượng cổng đọc ghi đồng thời, có mã sửa lỗi hay không... mà nó replicate từ khối nhỏ này thành một mảng bộ nhớ lớn. Thông thường người ta sử dụng một vài memory subarray khác nhau với những yêu cầu khác nhau ví dụ như công suất thấp, băng thông rộng, dung lượng lớn, hay hiệu suất cao. Ví dụ như loại công suất thấp và dung lượng lớn thường sử dụng loại long bit-line, long word-line; loại băng thông rộng thường dùng loại multiple banks, loại hiệu suất cao thường sử dụng short bit-line short word-line... Loại firm core thì tớ không hiểu ý bạn muốn nói đến loại gì.
Nếu bạn còn có gì thắc mắc thì cứ post lên tớ rất vui lòng trả lời bạn.
Thật sự có nhiều điểm bạn chưa hiểu đúng về ngành thiết kế ASIC rồi. ASIC không phải là ngành chế tạo ra các IP core; IP core cũng không phải là các khối logic; và soft core cũng không phải là FPGA.
ASIC là viết tắt của từ Application Specific Integrated Circuit hay có thể hiểu một cách đơn giản thiết kế ASIC là thiết kế IC hay thiết kế chip. Về cách thiết kế người ta chia ra 2 loại là semi-custom và full custom. Semi-custom là loại viết RTL code sau đó tổng hợp thành mạch từ standard cell library; còn full-custom là thiết kế hoàn toàn từ mức kiến trúc đến mức layout.
IP core là một khái niệm tương đối mới. IP viết tắt của từ Intellectual Property core. IP core là thiết kế một phần mạch có khả năng sử dụng trong nhiều thiết kế IC khác nhau. Khi người ta sử dụng các IP core này của bạn, người ta phải tra cho bạn tiền license. IP core không nhất thiết phải là mạch logic mà còn có thể là mạch tương tự ví dụ như các IO, PLL, memory array...
Khái niệm hard core và soft core tớ cũng đã từng nhắc đến trong phần viết trước rồi. Hard core là loại không thể tổng hợp được (synthesize) và soft core là loại có thể synthesize được. Hard core thường là những thiết kế tương tự, và số dưới dạng full-custom design. Ngoài ra các library như standard cell, và IO cũng được xếp vào hard core. soft core phổ biến nhất là RTL code ví dụ như verilog code... và memory compiler. RTL code khi tổng hợp đối với ASIC người ta dùng standard cells về hình thức thì tương tự như FPGA nhưng về bản chất thì hoàn toàn khác nhau. memory compiler là loại để tạo nên các memory block. Memory compiler dựa trên memory subarrray là một mảng bộ nhở nhỏ đã được thiết kế cứng dưới dạng layout. Sau đó tùy theo dung lượng bộ nhớ, số lượng bit địa chỉ, số lượng bit dữ liệu, số lượng cổng đọc ghi đồng thời, có mã sửa lỗi hay không... mà nó replicate từ khối nhỏ này thành một mảng bộ nhớ lớn. Thông thường người ta sử dụng một vài memory subarray khác nhau với những yêu cầu khác nhau ví dụ như công suất thấp, băng thông rộng, dung lượng lớn, hay hiệu suất cao. Ví dụ như loại công suất thấp và dung lượng lớn thường sử dụng loại long bit-line, long word-line; loại băng thông rộng thường dùng loại multiple banks, loại hiệu suất cao thường sử dụng short bit-line short word-line... Loại firm core thì tớ không hiểu ý bạn muốn nói đến loại gì.
Nếu bạn còn có gì thắc mắc thì cứ post lên tớ rất vui lòng trả lời bạn.
Comment