Gần đây MathStar có thông báo vừa trình làng một loại chip lập trình theo mảng đối tượng có tên gọi là FPOA (Field Programmable Object Arrays). FPOA có thể đem lại hiệu suất cho thiết kế cao hơn (khoảng 4 lần so với FPGA). Hiện FPOA có thể hoạt động với tần số khoảng 1 GHz.
Để các bạn có thể hình dung, chúng ta lướt qua một tý về ASIC, DSP, FPGA:
- Quy trình thiết kế ASIC cho phép bạn tạo ra những mạch ứng dụng riêng với hiệu suất hoạt động cao nhất vì bạn có thể tối ưu hầu hết các mức thiết kế từ hệ thống đến mức vật lý thấp nhất. Quy trình này có nhược điểm đòi hỏi đầu tư lớn và không phải nơi nào cũng có thể làm được.
- Quy trình thiết kế FPGA cho phép bạn xây dựng các ứng dụng dựa trên tài nguyên có sẵn và đã được đặt tính hóa về mặt vật lý. FPGA khắc phục nhược điểm của ASIC về khoản tài chính đầu tư nhưng lại hạn chế người thiết kế trong việc tối ưu hiệu suất của ứng dụng.
- DSP được sản xuất riêng cho mục đích tính toán và nó cho phép xây dựng các ứng dụng tính toán với tần số cao. Nhược điểm của DSP là khả năng thực hiện các xử lý song song khá hạn chế. (khả năng này thường thấp hơn FPGA và ASIC)
- FPOA ra đời nhằm với phương châm tận dụng ưu điểm hiệu suất của DSP và khả năng thực hiện các xử lý song song của FPGA. Có thể vì vậy mà MathStar và cộng đồng thiết kế vi điện tử kỳ vọng vào dòng sản phẩm này. Liệu FPOA có trở thành thế hệ tiếp theo của FPGA hay không ? Câu trả lời vẫn nằm ở phía trước khi mà giá thành của FPOA còn khá đắt đỏ và độ linh hoạt trong thiết kế chưa được cộng đồng người dùng chấp nhận.
Thông tin thêm xin mời xem tại : http://www.mathstar.com/
Để các bạn có thể hình dung, chúng ta lướt qua một tý về ASIC, DSP, FPGA:
- Quy trình thiết kế ASIC cho phép bạn tạo ra những mạch ứng dụng riêng với hiệu suất hoạt động cao nhất vì bạn có thể tối ưu hầu hết các mức thiết kế từ hệ thống đến mức vật lý thấp nhất. Quy trình này có nhược điểm đòi hỏi đầu tư lớn và không phải nơi nào cũng có thể làm được.
- Quy trình thiết kế FPGA cho phép bạn xây dựng các ứng dụng dựa trên tài nguyên có sẵn và đã được đặt tính hóa về mặt vật lý. FPGA khắc phục nhược điểm của ASIC về khoản tài chính đầu tư nhưng lại hạn chế người thiết kế trong việc tối ưu hiệu suất của ứng dụng.
- DSP được sản xuất riêng cho mục đích tính toán và nó cho phép xây dựng các ứng dụng tính toán với tần số cao. Nhược điểm của DSP là khả năng thực hiện các xử lý song song khá hạn chế. (khả năng này thường thấp hơn FPGA và ASIC)
- FPOA ra đời nhằm với phương châm tận dụng ưu điểm hiệu suất của DSP và khả năng thực hiện các xử lý song song của FPGA. Có thể vì vậy mà MathStar và cộng đồng thiết kế vi điện tử kỳ vọng vào dòng sản phẩm này. Liệu FPOA có trở thành thế hệ tiếp theo của FPGA hay không ? Câu trả lời vẫn nằm ở phía trước khi mà giá thành của FPOA còn khá đắt đỏ và độ linh hoạt trong thiết kế chưa được cộng đồng người dùng chấp nhận.
Thông tin thêm xin mời xem tại : http://www.mathstar.com/
Comment