Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Hỏi : làm gì để kiếm tiền với FPGA

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Hỏi : làm gì để kiếm tiền với FPGA

    Chào các bạn.

    Mấy tuần nay mình học FPGA để làm 1 đồ án. Cứ lao vào học phần kỹ thuật. Hôm nay bình tâm lại thấy một câu hỏi lớn đặt ra là nếu ta rành FPGA thì ta làm gì để kiếm ra tiền, và nhiều tiền ? Đây là câu hỏi để góp phần vào con đường "phát triển kỹ thuật theo định hướng thị trường" của mình. Xin các anh chị em chỉ bảo.

    Xin chia sẻ trước về phần mình, chỉ có tí xíu thôi nhưng cũng viết ra.

    Mình học ngành tự động. Cho nên ích lợi của FPGA đối với mình là nó rất nhanh, clock lên tới cả trăm MHz. Nó nhanh như vậy nên xử lý các phép toán của các bộ điều khiển số rất tốt. Mình chưa xài các chip khác như PIC, AVR,... nhưng hình như các chip này hoạt động clock chỉ khoảng 20MHz. Gặp hệ thống phức tạp là ko ổn rồi.

    Tuy nhiên FPGA lại mắc so với các ứng dụng thường ngày. Cho nên nếu ko có hệ thống khủng, thì cũng chẳng ai xài FPGA để điều khiển.
    Mà mình thì lấy đâu ra cái hệ thống khủng...Cho nên chẳng lẻ lần này mình làm xong cái project thì quăng luôn FPGA sang một bên, học cũng chỉ để biết thôi sao. Hãy chỉ cho mình FPGA hiện diện ở đâu trong cuộc sống.

    Xin cám ơn

  • #2
    Chào bạn Klong19,

    Tớ hơi ngạc nhiên khi bạn hỏi sử dụng FPGA để làm gì (kiếm ra tiền). FPGA có 1001 ứng dụng bạn ạ mà tớ cũng chẳng thể nào kể hết ra được. Nói vui một tí, câu hỏi của bạn cũng giống như "làm ra cái xe hơi làm gì khi mà người ta có thể đi xe đạp, xe gắn máy... và xe đạp thì rẻ hơn xe hơi nhiều". Tớ nghĩ rằng tất cả những người làm về FPGA đều hiểu rõ họ làm FPGA với mục đích gì. Còn nói về vấn đề kiếm tiền thì tiêu chí nó rất đơn giản và chẳng phải riêng gì cho FPGA hay ngành điện tử, bạn phải làm tốt hơn người khác trong thế giới cạnh tranh khốc liệt này. Nếu tớ không nhầm thì hầu hết các thiết bị mạng và viễn thông của Cisco cũng như nhiều hãng khác nữa sử dụng FPGA. Ngày xưa Cisco gần như thao túng thị trường thiết bị mạng. Tuy nhiên ngày nay rất nhiều hãng bên Tung Chảo đã lấn lướt. Bên đo lường thì mấy hãng lớn là Agilent của Mẽo, Rohde & Schwatz của Đức, và Tektronix của Nhật đang thao túng (dùng rất nhiều FPGA). Mấy cái máy đo, hay phát này giá cũng tầm từ vài chục đến vài trăm ngàn. Nếu bạn có khả năng thì hãy cạnh tranh với bọn họ.

    Ở đây tớ muốn nói là điểm suy nghĩ xuất phát của bạn không đúng. Bạn muốn dùng FPGA để cạnh tranh với những ứng dụng của PIC, AVR. Bạn nên nghĩ rằng bạn dùng FPGA để cạnh tranh với những người khác cũng đang dùng FPGA.

    Nguyên văn bởi klong19 Xem bài viết
    Chào các bạn.

    Mấy tuần nay mình học FPGA để làm 1 đồ án. Cứ lao vào học phần kỹ thuật. Hôm nay bình tâm lại thấy một câu hỏi lớn đặt ra là nếu ta rành FPGA thì ta làm gì để kiếm ra tiền, và nhiều tiền ? Đây là câu hỏi để góp phần vào con đường "phát triển kỹ thuật theo định hướng thị trường" của mình. Xin các anh chị em chỉ bảo.

    Xin chia sẻ trước về phần mình, chỉ có tí xíu thôi nhưng cũng viết ra.

    Mình học ngành tự động. Cho nên ích lợi của FPGA đối với mình là nó rất nhanh, clock lên tới cả trăm MHz. Nó nhanh như vậy nên xử lý các phép toán của các bộ điều khiển số rất tốt. Mình chưa xài các chip khác như PIC, AVR,... nhưng hình như các chip này hoạt động clock chỉ khoảng 20MHz. Gặp hệ thống phức tạp là ko ổn rồi.

    Tuy nhiên FPGA lại mắc so với các ứng dụng thường ngày. Cho nên nếu ko có hệ thống khủng, thì cũng chẳng ai xài FPGA để điều khiển.
    Mà mình thì lấy đâu ra cái hệ thống khủng...Cho nên chẳng lẻ lần này mình làm xong cái project thì quăng luôn FPGA sang một bên, học cũng chỉ để biết thôi sao. Hãy chỉ cho mình FPGA hiện diện ở đâu trong cuộc sống.

    Xin cám ơn

    Comment


    • #3
      Câu hỏi hay:
      Câu trả lời: FPGA kiếm ra tiền được, nhưng không biết kiếm ra tiền ở VN được không.


      Ứng dụng:
      - Glue logic : logic kết nối một hệ thống lại với nhau
      - Xử lý tín hiệu số, xử lý các gói dữ liệu: rất rất nhiều các sản phẩm chuyên dụng (số lượng nhỏ, không bán đại trà) ví dụ như các máy đo, máy test (Spirent - A leader in test, measurement and service assurance solutions, Rohde & Schwarz International ...) dùng FPGA. Các sản phẩm này có đặc thù sau:
      + Số lượng ít, giá rất cao (tệ lắm 20k ++, 100k)
      + Phải thay đổi theo các standard liên tục vì nó là tool
      ==> Cho nên nó khá lý tưởng cho FPGA
      - Prototype cho ASIC: chắc các bạn bên ASIC cho ví dụ dễ dàng hơn

      Mình làm ở HP Networking, đối thủ là Cisco và Hua Wei .... Cisco với HP thì bây giờ dùng ASIC rồi, nhưng Hua Wei đang chuyển từ từ qua ASIC, trước đó cũng xài FPGA --> giờ lớn mạnh sản phẩm nhiều --> chuyển qua ASIC (Huawei using ASICs for first time)

      Dĩ nhiên học thì bạn cũng cần tham khảo xem thị trường làm việc như thế nào: ở Mỹ thì khỏi nói, rất đa dạng, nhưng cạnh tranh khốc liệt. Ở VN thì mình không rõ, hơi đuối nhưng ở Viettel Hà Nội và FPT đang khá đấy mạnh FPGA. Bạn lên trang web việc làm search FPGA xem.

      Nếu bạn đang trong ghế nhà trường thì không nên "học tủ" ... Tuy FPGA ứng dụng rộng nhưng trong 1 product, cần mọi thứ, có product FPGA là vai chính, nhưng cũng có product nó là vai phụ support, vai chính là thiết kế phần cứng như Power, Mechanical ... hoặc Software ... Nếu làm project về điều khiển thì đây là các bước cần thiết:

      1) Prototype bằng Matlab, hoặc C
      2) Prototype bằng HDL --> simulation
      3) Test trên board mạch real-time

      Điều quan trọng cần học là cái process này không phải FPGA. Các project trong trường thường là "toy" project dùng để học: process và tools(một số nhất định nào đó).

      Biết nhiều thứ thì dễ thích nghi, tùy công việc kiếm được (nói đúng hơn là tùy việc nào kiếm bạn) bạn sẽ cần phải đi sâu vào lĩnh vực nào.

      Comment


      • #4
        Bạn Romeo :
        Bạn đã đi làm, tự học và hiểu biết nhiều về thị trường, bạn mường tượng được cái bản đồ điện tử, và bạn cũng rất thực tế, lại thích nói thẳng, nên mình rất thích nghe bạn nói .

        Nhưng bạn kêu mình "nếu có khả năng thì đi cạnh tranh với Cisco, với Tektronix" thì hehe..., bạn biết là mình mới mở thread hỏi cách tạo clock 6KHz ổn định mà. Muốn cạnh tranh với mấy cty đó thì chắc hy vọng ở bạn với Jeffliew, và vài nghìn Romeo, Jeffliew nữa. Mình đi sau nhưng sẽ cố bắt kịp (có thể bắt kịp là do mình nghĩ : trong điện tử, cái khoảng lập trình, làm board, lúc đầu nó giống kỹ sư, nhưng sau thời gian thì nó giống thợ. Cái hồn và cái khó để cạnh tranh nhau là ở các tổng thể giải thuật, cái này thì già trẻ ko phân biệt lợi thế).

        Tóm lại, bạn Romeo đã chỉ cho mình con đường làm những sản phẩm "khủng" để đi cạnh tranh với các ông lớn. Bạn đã chỉ cho mình thấy 1 cái đích đến, thế còn con đường ? Và lương thực để mình ăn trên con đường đó ?

        Bạn Jeffliew:
        Cám ơn bạn vì "đánh giá cao câu hỏi của mình" , và đưa ví dụ về các application có thể làm với FPGA. Nhưng hình như bạn cũng bế tắc với câu bỏ lửng "ko biết có kiếm ra tiền ở VN ko".
        Với mỗi hướng bạn chỉ ra cho mình, mình có vô vàn thắc mắc, nhưng các thắc mắc tức thời là
        - làm Prototype cho ASIC : có phải là ta ra nước ngoài làm ko ? Chứ ở VN có cty nào sản xuất chip đâu. Ở VN có cty làm prototype cho các cty sản xuất nước ngoài ko?
        - làm glue logic : có phải là làm bộ xử lý trung tâm cho 1 hệ thống điện tử, nhận, xử lý và truyền tín hiệu đến các thiết bị khác ? Bạn cho ví dụ được ko
        - làm xử lý tín hiệu, máy đo, máy test : giá của chúng lên tới trăm K $ chắc ko phải do giá của FPGA rồi hehe, vậy giá nó cao là do phần/khâu nào hả bạn ?

        Về khoảng "Điều quan trọng cần học là cái process này không phải FPGA", thì cám ơn bạn nhắc nhở, thực ra cách của mình hồi nào giờ là luôn tìm hiểu process. Cho nên 3 cái bước bạn chỉ ra mình cũng nắm rõ, mình đã xong 2 cái đầu, giờ đang test trên FPGA thật.
        Sẵn tiện cũng xin bổ sung 3 bước bạn nói cho project điều khiển:
        1 . Simulation trên Matlab/C. Matlab thì dễ hơn C, mình toàn test trên Matlab/Simulink.
        2. (có thể có) : Analog simulation : thay cái mô hình Simulink bằng 1 cái mạch điện tử có hàm truyền tương tự - có thể làm cách khác. Cái này hay ở chỗ nó cho phép test trên thời gian thực. dSPACE cho phép chuyển cái bộ điều khiển trên Matlab của bạn sang thời gian thực trong tích tắc, khỏi cần ngồi code mệt. Nhưng chắc dSPACE chỉ có ở các phòng thí nghiệm các trường ĐH, nó mắc nhưng nó tiết kiệm thời gian.
        3. Code VHDL, simulation VHDL
        4. Test trên board FPGA real time.

        Cám ơn 2 bạn

        Comment


        • #5
          Nguyên văn bởi klong19 Xem bài viết
          Bạn Romeo :
          Bạn đã đi làm, tự học và hiểu biết nhiều về thị trường, bạn mường tượng được cái bản đồ điện tử, và bạn cũng rất thực tế, lại thích nói thẳng, nên mình rất thích nghe bạn nói .

          Nhưng bạn kêu mình "nếu có khả năng thì đi cạnh tranh với Cisco, với Tektronix" thì hehe..., bạn biết là mình mới mở thread hỏi cách tạo clock 6KHz ổn định mà. Muốn cạnh tranh với mấy cty đó thì chắc hy vọng ở bạn với Jeffliew, và vài nghìn Romeo, Jeffliew nữa. Mình đi sau nhưng sẽ cố bắt kịp (có thể bắt kịp là do mình nghĩ : trong điện tử, cái khoảng lập trình, làm board, lúc đầu nó giống kỹ sư, nhưng sau thời gian thì nó giống thợ. Cái hồn và cái khó để cạnh tranh nhau là ở các tổng thể giải thuật, cái này thì già trẻ ko phân biệt lợi thế)."
          Làm board và lập trình là kỹ sư hay thợ thì không biết nhưng biết chắc là không thể cạnh tranh được nếu chỉ làm mỗi cái đó! Cái khó, hơn thua nhau như bản nói là tổng thể giải thuật, tổng thể kiến trúc của phần cứng, phần mềm.

          Bạn Jeffliew:
          Cám ơn bạn vì "đánh giá cao câu hỏi của mình" , và đưa ví dụ về các application có thể làm với FPGA. Nhưng hình như bạn cũng bế tắc với câu bỏ lửng "ko biết có kiếm ra tiền ở VN ko".
          Với mỗi hướng bạn chỉ ra cho mình, mình có vô vàn thắc mắc, nhưng các thắc mắc tức thời là
          - làm Prototype cho ASIC : có phải là ta ra nước ngoài làm ko ? Chứ ở VN có cty nào sản xuất chip đâu. Ở VN có cty làm prototype cho các cty sản xuất nước ngoài ko?
          - làm glue logic : có phải là làm bộ xử lý trung tâm cho 1 hệ thống điện tử, nhận, xử lý và truyền tín hiệu đến các thiết bị khác ? Bạn cho ví dụ được ko
          - làm xử lý tín hiệu, máy đo, máy test : giá của chúng lên tới trăm K $ chắc ko phải do giá của FPGA rồi hehe, vậy giá nó cao là do phần/khâu nào hả bạn ?
          Ở VN có mà hiếm hoi lắm, tiềm năng hay thiểu năng thì chưa biết. Glue logic ví dụ bạn có 1 hệ thống được thiết kế riêng, có các protocol riêng để giao tiếp giữa phần này với phần khác, các Chip bán trên thị trường chỉ là những chip đại chúng, để liên kết mấy con chip này bạn cần thiết kế các block glue logic ... Các máy đo vì số lượng ít, giá có thể đẩy lên cao nên người ta sẵn sàng dùng FPGA mà profit margin vẫn không bị giảm nhiều.

          Về khoảng "Điều quan trọng cần học là cái process này không phải FPGA", thì cám ơn bạn nhắc nhở, thực ra cách của mình hồi nào giờ là luôn tìm hiểu process. Cho nên 3 cái bước bạn chỉ ra mình cũng nắm rõ, mình đã xong 2 cái đầu, giờ đang test trên FPGA thật.
          Sẵn tiện cũng xin bổ sung 3 bước bạn nói cho project điều khiển:
          1 . Simulation trên Matlab/C. Matlab thì dễ hơn C, mình toàn test trên Matlab/Simulink.
          2. (có thể có) : Analog simulation : thay cái mô hình Simulink bằng 1 cái mạch điện tử có hàm truyền tương tự - có thể làm cách khác. Cái này hay ở chỗ nó cho phép test trên thời gian thực. dSPACE cho phép chuyển cái bộ điều khiển trên Matlab của bạn sang thời gian thực trong tích tắc, khỏi cần ngồi code mệt. Nhưng chắc dSPACE chỉ có ở các phòng thí nghiệm các trường ĐH, nó mắc nhưng nó tiết kiệm thời gian.
          3. Code VHDL, simulation VHDL
          4. Test trên board FPGA real time.
          Cám ơn 2 bạn
          Vậy tốt rồi. Mà bạn đang làm gì? Sao lại lo lắng là sau khi làm xong project này thì kiến thức FPGA bỏ xó ?!? Không phải không thể xảy ra nhưng mình nghĩ nó không hoàn toàn vô ích.

          Comment


          • #6
            Nguyên văn bởi jefflieu Xem bài viết
            Vậy tốt rồi. Mà bạn đang làm gì? Sao lại lo lắng là sau khi làm xong project này thì kiến thức FPGA bỏ xó ?!? Không phải không thể xảy ra nhưng mình nghĩ nó không hoàn toàn vô ích.
            Sẵn bạn hỏi mình than thở tí

            Mình mới ra trường, giờ mình làm project với lab. Cái controller thì mình đã thiết kế rồi, giờ sang bước hiện thực bằng FPGA. Cái board người ta làm rồi, người ta cũng bỏ trống 1 ít tài nguyên trên board để làm những việc khác. Nhiệm vụ của mình là bỏ cái controller vào chỗ trống đó. Ngồi đọc đống code có sẵn muốn lòi con mắt, muốn kiếm 1 cái tín hiệu trong đống code cũng ko biết người ta đặt tên nó là gì, phải ngồi đoán. Mà mình đâu có chuyên điện tử, đụng việc thì nhảy vô học để mà làm cho ra. Mà học tới nay cũng hơn tháng rồi, và tương lai thấy còn lâu nữa mới xong. Hôm nay nạp cái controller vào, đo cái chân clock của con DAC thấy ko nhúc nhích, bỏ cái controlller ra, xuất thẳng cái tín hiệu lấy từ ADC ra DAC luôn cũng ko nhúc nhích. Chưa biết sai ở đâu.

            Đấy, học FPGA mêt thế, con FPGA mạnh thế, mà nếu ko có chỗ xài thì uổng nên mình lo là đúng rồi bạn Jeffliew.

            Comment


            • #7
              Nguyên văn bởi klong19 Xem bài viết
              Sẵn bạn hỏi mình than thở tí

              Mình mới ra trường, giờ mình làm project với lab. Cái controller thì mình đã thiết kế rồi, giờ sang bước hiện thực bằng FPGA. Cái board người ta làm rồi, người ta cũng bỏ trống 1 ít tài nguyên trên board để làm những việc khác. Nhiệm vụ của mình là bỏ cái controller vào chỗ trống đó. Ngồi đọc đống code có sẵn muốn lòi con mắt, muốn kiếm 1 cái tín hiệu trong đống code cũng ko biết người ta đặt tên nó là gì, phải ngồi đoán. Mà mình đâu có chuyên điện tử, đụng việc thì nhảy vô học để mà làm cho ra. Mà học tới nay cũng hơn tháng rồi, và tương lai thấy còn lâu nữa mới xong. Hôm nay nạp cái controller vào, đo cái chân clock của con DAC thấy ko nhúc nhích, bỏ cái controlller ra, xuất thẳng cái tín hiệu lấy từ ADC ra DAC luôn cũng ko nhúc nhích. Chưa biết sai ở đâu.

              Đấy, học FPGA mêt thế, con FPGA mạnh thế, mà nếu ko có chỗ xài thì uổng nên mình lo là đúng rồi bạn Jeffliew.
              Chào bạn Klong19,

              Bạn mới ra trường nên kinh nghiệm còn ít, tớ muốn chia sẽ một chút suy nghĩ với bạn. Tớ tin chắc rất nhiều người nói "Người VN rất thông minh, cần cù" và bản thân tớ cũng cho rằng người VN không kém gì các dân tộc khác. Người VN ở nước ngoài làm việc khá thành công nhưng tại sao ở trong nước lại kém phát triển đến vậy. Nói thẳng thắn một chút thì hiện nay VN phát triển là nhờ đào tài nguyên lên để bán, và bóc lột sức lao động giá rẻ của công nhân và nông dân trong lĩnh vực nông nghiệp và gia công. Khoa hoc công nghệ của VN hoàn toàn không có gì, toàn nhập của nước ngoài về, và đóng góp cho sự phát triển rất mờ nhạt.

              Cái gốc của vấn đề đương nhiên là do thiên tài lãnh đạo của đảng và chính phủ nhưng tớ không muốn nói đến điều này nữa. Bây giờ tớ muốn nói đến một mặt khác làm thế nào để VN có thể đuổi theo kịp các nước phát triển trên lĩnh vực công nghệ. Muốn ngành khoa học công nghệ theo kịp thế giới thì thành phần trí thức trong nước cũng phải đuổi theo kịp thành phần trí thức của các nước khác. Nếu nói một cách nhỏ gọn lại một chút thì làm thế nào để trình độ của bạn (hoặc những người như bạn) theo kịp trình độ của tớ và những người như tớ.

              Nếu nói về mức độ thông minh thì cái này là do ông bà cho nhưng nói chung tớ với bạn cũng tầm tầm ngang nhau thôi. Điều quan trọng là cách thức học tập, làm việc thế nào cho hiệu quả nhất. Đọc bài viết của bạn thì tớ nhận thấy cách làm việc ở chỗ bạn có vấn đề. Tớ đoán là bạn bây giờ là giảng viên đại học. Nếu là giảng viên đại học thì tại sao lại "nghiên cứu"/làm công việc của một kỹ sư là thiết kế mạch FPGA, nạp controller... Nếu như là ở nước ngoài thì các trường đại học hoặc các viện nghiên cứu sẽ mua ngay một board FPGA về để làm việc. Bạn có tự tin rằng mạch do bạn thiết kế ra sẽ tốt hơn những mạch do các kỹ sư có nhiều năm kinh nghiệm làm hay không? Người làm nghiên cứu khoa học phải làm những thứ nghiên cứu quan trọng khác mà người kỹ sư không làm chứ. Còn nếu như bạn là một kỹ sư thì công việc của bạn cũng có vấn đề. Người kỹ sư làm việc dựa trên một quá trình sản xuất thống nhất, đề cao vấn đề kinh nghiệm. Bạn vừa một ra trường đáng lẽ ra phải có người nhiều kinh nghiệm hướng dẫn, và bạn phải làm những công việc từ đơn giản lên chứ sao lại để bạn làm công việc mà bạn không hiểu.

              Nói thật thì tớ thấy phong cách làm việc ở VN xem ra vẫn theo kiểu thủ công, không chuyên nghiệp. Bạn cũng biết nhờ việc sản xuất theo dây chuyền mà hiệu suất làm việc tăng lên rất nhiều. Mỗi người chỉ nên tập trung vào một phần nhỏ và phải làm thật tốt phần việc của mình. Những phần không phải của mình thì đưa cho người khác làm hoặc đi mua. Dù bạn có thông minh hơn tớ nhưng nếu như bạn phải làm quá nhiều việc thì chẳng có việc nào bạn thật sự giỏi được. Tớ thành thật khuyên bạn nên làm việc theo phong cách phương tây.

              Tớ cũng có lần từng nói ngày nay là thời buổi toàn cầu hóa, cạnh tranh toàn cầu và cơ hội cũng toàn cầu. Để trở thành một người làm kỹ thuật giỏi tức là bạn phải giỏi hơn những người như tớ ở bên này. Các công ty chỉ cần những người giỏi nhất và không có chỗ đứng cho người thứ 2 đâu. Điện thoại do Vietel sản xuất muốn cạnh tranh được thì phải thuộc vào nhóm đầu. Khách hàng sẽ chẳng ngần ngại gì mà mua ngay một chiếc Samsung hay Nokia nếu hàng của Vietel không tốt. Nhưng đương nhiên khi bạn đã thuộc vào nhóm những người giỏi nhất thì cơ hội của bạn cũng vô cùng lớn, ra nước ngoài làm việc, lương cao, công việc như ý...

              Nói thật lòng tớ không nhìn thấy một tương lai gần tươi sáng nào cho lĩnh vực khoa học công nghệ của VN. Tớ làm việc trong ngành này cũng đã được một thời gian để đủ hiểu cạnh tranh toàn cầu tàn khốc như thế nào. Để tồn tại và phát triển trên thị trường các hãng phải sử dụng nguồn tài chính nhân lực lớn như thế nào. Và như tớ nói "không có chỗ đứng cho người số 2" thì VN cạnh tranh làm sao lại các hãng bên này. Sau khi VN bỏ các loại thuế nhập khẩu thì hình như các nhà máy lắp ráp xe hơi của nước ngoài cũng đã chuyển ra khỏi VN. Một số nhà máy điện tử như Canon cũng đã chuyển đi. Lý do hết sức đơn giản VN không phải là số 1. Có lẽ VN hiện nay cũng giống như VN thời nhà Nguyễn, sớm muộn gì cũng sẽ bị những kẻ mạnh hơn nuốt chửng.

              Comment


              • #8
                Mr Rommel.de, Calm down please
                Ở VN cần gì học nhiều ... mớ quán nhậu với bán iphone là lời rồi Just kidding ...
                Jeff cũng luôn trăn trở, muốn về vn làm việc, gần gia đình ba má nhưng về vn thì chắc không kiếm việc giống mình làm ở đây rồi. Thôi chờ chừng nào lập được business riêng rồi mới về ... chắc chục năm nữa

                Comment


                • #9
                  Kiếm tiền nhờ vào FPGA có thể rất dễ và cũng rất khó.
                  Dễ ( kiếm ít tiền thôi) :Ngành này đang rất HOT, đi xin việc nay nộp đơn xin đi dạy ở 1 trường CD,DH khá dễ, xin vào mấy cty nước ngoài cũng OK. đơn giản là do ít người làm , thị trường tuy không lớn nhưng thiếu nhân lực => dễ xin việc. Tuy nhiên với đà dạy tràn lan như thế này, khoảng 1-2 năm nữa sẽ thất nghiệp hàng loạt. bạn nhanh chân lên kẻo muộn. Giống như ngành kinh tế- ngân hàng thời điểm 4-5 năm trước so với hiện nay.
                  Khó ( muốn kiếm nhiều tiền) : Nếu bạn muốn tự làm ra sản phẩm (làm ông chủ), hay nghiên cứu chuyên sâu ( chuyên gia) . Thì nói thật là cực kì khó. 1 phần do thằng FPGA quá mạnh, quá phức tạp. Dùng trong ứng dụng đơn giản hàng ngày ( đơn giản như cái bảng LED, điều khiển động cơ...) thì quá lãng phí, thừa thãi. Hiệu quả kinh tế còn thua sử dụng con 89c51. Nhưng dùng ứng dụng chuyên sau thì đòi hỏi kiến thức vững, tiềm lực tài chính mạnh.... tóm lại là không khả thi.

                  Theo mình nghĩ học món này chỉ ra làm thuê thì sống được. còn muốn tạo ra sản phẩm , làm ông chủ thì không được. Mà
                  nói đến chuyện làm chủ thì cũng vô cùng lắm. Mình trước có biết 1 thằng tốt nghiệp cấp 3 đi học nghề điện tử có 6 tháng, học viết code sơ sơ. thế là mở tiệm quảng cáo , bảng Led, giờ có đến cả chục thằng lính trong đó có cả mấy thằng kĩ sư làm thuê.
                  - Bảo trì, sửa chữa máy công nghiệp
                  - Thiết kế, chế tạo board mạch điện tử
                  - Mua bán, sửa chữa thiết bị test: Oscilloscope; Spectrum Analyzer...
                  - Dt: 0985205886 -

                  Comment


                  • #10
                    Chào bạn Voicoi365,

                    Tớ có một số suy nghĩ muốn chia sẻ với bạn. Hiện nay công nghệ chế tạo ASIC mà bên hãng tớ đang dùng là 28nm, và công nghệ 20nm đang được thử nghiệm. Làm việc trong ngành điện tử này tớ thật sự cảm thấy sự thay đổi quá nhanh về công nghệ. Ấy vậy mà xem ra ngành này ở VN chẳng có mấy sự thay đổi gì cả. Theo như bạn nói thì vẫn cứ là điều khiển mấy cái đèn LED, động cơ, dùng vi điều khiển 89c51, những thứ đã được dùng từ cách đây hàng chục năm. Một số đồng nghiệp của tớ từng làm việc cho hãng TI. TI là hãng lớn nhất của mẽo làm về DSP và microcontroller (bây giờ TI làm ăn hơi bết bát không biết có bị hãng khác vượt mặt chưa). Yêu cầu lớn nhất của microcontroller là rẻ tiền. Vậy mà theo như lời đồng nghiệp của tớ nói thì bọn họ chẳng bao giờ làm và thiết kế mấy con vi điều khiển 8 bit kiểu 89c51. Tớ nghĩ rằng các bạn ở VN, nhìn môi trường xung quanh toàn những người dùng 89c51 điều khiển đèn LED, động cơ, nên không cảm nhận được sự tụt hậu của mình. Bạn cứ thử nghĩ lại xem sau khi công nghệ thế giới chuyển từ 40nm sang 28 nm thì công nghệ VN đã tiến thêm được đến đâu.

                    Nhiều khi nghĩ lại cũng buồn cười, tớ mặc dù rất ghét đảng và chính phủ, nói đến VN là mong chính phủ phá sản, nhưng mỗi khi thấy công nghệ ở VN ngày càng tụt hậu thì tớ lại không thể vui lên được. Ở VN hơn 90 triệu dân không thiếu nhân tài mà để cho ngành khoa học công nghệ tụt hậu ghê gớm như vậy thì tội lỗi này không phải do mấy thằng lãnh đạo thì còn là ai nữa.

                    Comment


                    • #11
                      Chào bạn Romeo,

                      Mình không phải là giảng viên, mình là kỹ sư.

                      Bạn góp ý thẳng mình thích nghe. Bản thân mình cũng thấy cách làm hiện giờ của mình là không ổn, thay vì có 1 người kinh nghiệm hướng dẫn cho mình thì mình phải tự mò mẫm mất thời gian làm cái mình không chuyên. Nhưng khổ nỗi ông thầy mình lại chuyên nghiên cứu lý thuyết, đâu có biết xài ba cái này. Làm việc ở lab trong cảnh thiếu người thì phải chịu vậy thôi. Với lại thực ra mình cũng tự nguyện làm, vì mình mới ra trường, quan niệm làm để mà học. Lúc học thì chỉ làm simulation, giờ mình muốn nhúng tay vào công đoạn gần sản phẩm hơn.

                      Và bạn Romeo là người có "trái tim nóng", nhưng cái đầu vẫn còn "nóng" luôn. Đó là cách của người Mỹ, nơi mà người ta đặt hiệu quả công việc lên đầu, đặt sự phát triển của tập thể lên đầu, nếu thấy không ổn thì góp ý. Nếu Romeo thật sự yêu đất nước VN này, và tuơng lai muốn về dựng cơ đồ ở VN thì bạn cần có thêm một "cái đầu lạnh" nữa.

                      Mình thích nghe ý kiến thẳng thắn của bạn, nhưng nếu không nhắc bạn thì biết đâu lại để bạn tự mang cái vạ sau này. Mình không muốn.

                      Quay về với chủ đề chính

                      Bạn Jeffliew nói đúng đó, khi nào mở được Business thì hãy về. Hy vọng bạn Jeffliew và Romeo hợp tác .

                      Bạn Voicoi365 nói theo kiểu bình dân, hay nhắc đến các cửa hiệu làm led quảng cáo . Đúng là làm chủ thiệt, cũng giàu, đủ tiền nuôi vợ con, chắc chắn có đất sống. Nhưng mảnh đất đó chắc chắn ko dành cho FPGA .

                      Qua mấy bài đóng góp trên thì mình thấy ý làm glue logic mà bạn Jeffliew chỉ ra là có vẻ hợp với mình nhất. Vì mình chuyên bên đk, mà hệ thống tự động thì có nhiều phần, lấy con FPGA làm trung tâm, đk các phần khác.

                      Comment


                      • #12
                        - Mình nói ví dụ về bảng LED để minh họa cho việc kiếm tiền=> Nó có thể dễ và có thể rất khó. Còn thật ra dùng 89 chỉ là bảng LED đơn giản thôi. Những bảng phức tạp họ cũng cùng FPGA lâu rồi. cho bạn xem hình 1 cái board mạch của bọn Hàn quốc bán tại VN. Vấn đề là bạn đủ trình để lập trình dc nó hay không ?Vì nó đòi hỏi kiến thức khá chuyên sâu. Có thể sau 1 thời gian lập trình thì bạn sẽ làm dc. Nhưng lúc đó công nghệ nó tiến về đâu rồi. chẳng lẽ cứ học mãi để đuổi kịp người ta????.... mà cái bạn hỏi là cách để kiếm ra tiền cơ mà.

                        board version 2006 nhé

                        Click image for larger version

Name:	New Image.jpg
Views:	1
Size:	105.6 KB
ID:	1370634
                        - Bảo trì, sửa chữa máy công nghiệp
                        - Thiết kế, chế tạo board mạch điện tử
                        - Mua bán, sửa chữa thiết bị test: Oscilloscope; Spectrum Analyzer...
                        - Dt: 0985205886 -

                        Comment


                        • #13
                          Nguyên văn bởi Rommel.de Xem bài viết
                          Chào bạn Voicoi365,

                          Tớ có một số suy nghĩ muốn chia sẻ với bạn. Hiện nay công nghệ chế tạo ASIC mà bên hãng tớ đang dùng là 28nm, và công nghệ 20nm đang được thử nghiệm. Làm việc trong ngành điện tử này tớ thật sự cảm thấy sự thay đổi quá nhanh về công nghệ. Ấy vậy mà xem ra ngành này ở VN chẳng có mấy sự thay đổi gì cả. Theo như bạn nói thì vẫn cứ là điều khiển mấy cái đèn LED, động cơ, dùng vi điều khiển 89c51, những thứ đã được dùng từ cách đây hàng chục năm. Một số đồng nghiệp của tớ từng làm việc cho hãng TI. TI là hãng lớn nhất của mẽo làm về DSP và microcontroller (bây giờ TI làm ăn hơi bết bát không biết có bị hãng khác vượt mặt chưa). Yêu cầu lớn nhất của microcontroller là rẻ tiền. Vậy mà theo như lời đồng nghiệp của tớ nói thì bọn họ chẳng bao giờ làm và thiết kế mấy con vi điều khiển 8 bit kiểu 89c51. Tớ nghĩ rằng các bạn ở VN, nhìn môi trường xung quanh toàn những người dùng 89c51 điều khiển đèn LED, động cơ, nên không cảm nhận được sự tụt hậu của mình. Bạn cứ thử nghĩ lại xem sau khi công nghệ thế giới chuyển từ 40nm sang 28 nm thì công nghệ VN đã tiến thêm được đến đâu.

                          Nhiều khi nghĩ lại cũng buồn cười, tớ mặc dù rất ghét đảng và chính phủ, nói đến VN là mong chính phủ phá sản, nhưng mỗi khi thấy công nghệ ở VN ngày càng tụt hậu thì tớ lại không thể vui lên được. Ở VN hơn 90 triệu dân không thiếu nhân tài mà để cho ngành khoa học công nghệ tụt hậu ghê gớm như vậy thì tội lỗi này không phải do mấy thằng lãnh đạo thì còn là ai nữa.
                          Phải có những người nói thẳng như bạn Rommel.de thì mới giúp nhiều người nhìn ra vấn đề chứ, còn nói như bạn Klong19 thì an phận thủ thường quá, chúng ta phải nhìn nhận đúng bản chất của vấn đề thì mới có thể tìm ra con đường phát triển được. Tôi nghĩ FPGA ở VN tương lai sẽ phát triển chỉ sợ nắm kiến thức về nó chưa sâu thôi, tôi thấy 8051 hay AVR xử lý được những công việc tốc độ bình thường, những công việc phức tạp đòi hỏi tốc độ cao như xử lý âm thanh, hình ảnh, mạng truyền dữ liệu băng thông rộng hay hệ thống điều khiển đa nhiệm thì sử dụng FPGA là rất hợp lý, nên FPGA sẽ có chỗ đứng trong tương lai.
                          Chuyên thiết kế mạch điều khiển, lắp đặt cơ khí, ĐT: 0913059995.

                          Comment


                          • #14
                            Dựa vào những trải nghiệm và hiểu biết hiện có, mình thấy cơ hội việc làm liên quan đến FPGA ở VN hơi ít, mình nghĩ nếu một cty chuyên về FPGA đầu tư vào VN thì vấn đề nhân lực vẫn là câu hỏi lớn( xét về mặt bằng chung). Thực sự thì ngành điện tử ở VN tụt hậu khá xa so với thế giới và khu vực, hy vọng Viettel sẽ thành công tạo điều kiện cho ngành điện tử VN phát triển. Theo mình hiểu thì chủ topic ý muốn hỏi có nên theo con đường trở thành 1 FPGA designer ở VN ko ? Mình nghĩ nếu bạn thích thì cứ theo thôi.

                            Comment


                            • #15
                              Nguyên văn bởi nhanmd Xem bài viết
                              Phải có những người nói thẳng như bạn Rommel.de thì mới giúp nhiều người nhìn ra vấn đề chứ, còn nói như bạn Klong19 thì an phận thủ thường quá
                              Chào bạn nhanmd, mình chưa an phận đâu bạn. Bạn nói thế không sợ mình buồn à .

                              Bạn voicoi, cám ơn bạn đã bỏ công chụp và up cái board FPGA lên để mình ít ra mường tượng được "kích cở" của một cái board có thể kiếm ra tiền. Sẵn tiện cho mình hỏi các tiệm làm Led nâng cao đều tự thiết kế board FPGA cỡ vậy hết hả bạn, tự làm bộ ổn áp/dong, cho tới code HDL cho FPGA, làm mạch in, hàn, test ? Và giá cái board vậy cỡ bao nhiu ? voicoi có đang làm với FPGA ko ?

                              Bạn thienlong,câu kế cuối bạn nói cũng gần giống ý mình hỏi đó, chứ chưa hoàn toàn 100%. Có nên thành FPGA designer ko ? Nếu có thì nên designer cho mảng nào ? ... nói chung là rộng hơn câu hỏi yes/no của bạn tí xíu.

                              Mà sẵn minh xin hỏi mọi người, và riêng 2 bạn Romeo và Jefflieu là vài năm tới, khi mà công nghệ 28nm phổ biến thì lúc đó thế giới người ta hot cái gì? Người ta đẻ ra các con FPGA trâu bò hơn, các con ASIC trâu bò hơn, hay là đẻ ra các con hoàn toàn khác, để đón đầu thì nên học cái gì ? Vấn đề nữa là hình như để làm 1 application cụ thể thì ASIC là cao cấp hơn FPGA hay sao mà các cty mà bạn Jeffliew kể lúc đầu làm với FPGA, sau khi phát triển đều chuyển qua ASIC

                              Cám ơn các bạn nhìu

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              klong19 Tìm hiểu thêm về klong19

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X