Cám ơn bạn hithere, bạn trả lời quá chi tiết câu hỏi của mình (dù mình hỏi rất mông lung vì không rành bên ASIC). Thanks
Thông báo
Collapse
No announcement yet.
Ứng dụng của FPGA trong ngành tài chính
Collapse
X
-
Cuối cùng trứng có trước hay gà có trước.
1. CPU dùng cho đa năng, SX hàng loạt nên giá rẻ hơn. Nếu dùng kiến trúc đa xử lý thì với bài toán tối ưu như tài chính , ngân hàng, dự báo.... khả thi nhất và không có đối thủ.
2. FPGA làm những bài toán thiên về logic, chức năng biết trước và không dùng quá nhiều dữ liệu input ví dụ code, decode,.... chỉ thua chip chuyên dụng, CPU không phải là đối thủ.
Tính năng xủa lý song song hầu như dùng cho xử lý tín hiệu chứ không phải dùng để code thành CPU. Mà chủ yếu là bộ nhân và cộng song song thiết kế dùng cho DSP dạng tính tổng chập hay tích chập. Nếu dùng thiết kế CPU thì cũng chỉ được 1 bộ nhân. Còn FPGA + core CPU như XILINK + PowerPC thì vẫn thua CPU bên ngoài vì CPU được cập nhật nhanh hơn nhiều FPGA.
Pipeline thì giờ đây CPU, MCU hầu như đề có.
FPGA thiết kế thành CPU thì thua xa CPU chuyên dụng về cache L1,L2 vì RAM không đủ lớn và Bus bên trong là đa năng nên tốc độ không thể như CPU.
Dùng FPGA thay CPU thì không có được thư viện phần mềm, các sản phẩm phần mềm thông dụng nên phát triển mất quá nhiều thời gian
CPU + FPGA ( code thành chipset) là hệ thống khả thi nhất nhưng giá thành vẫn cao hơn chipset chuyên dụng vì nhà SX CPU thì thiết kế chipset là tối ưu nhất.
Nếu giao tiếp với bộ nhớ bên ngoài tốc độ cao thì FPGA cũng không phải là lựa chọn. Có thể có IO chạy được đến tốc độ GHz nhưng kiến trúc bên trong FPGA không cho phép vì lúc này FPGA cũng được thiết kế cho ứng dụng đặc biệt vid dụ dòng cho telecom,... thì dùng cho telecom là tối ưu nhất.Nhà sản xuất chuyên nghiệp các sản phẩm OEM cho gia dụng và công nghiệp.
Biến tần
Máy giặt
Lò vi sóng
Bếp từ.
Tủ lạnh.
Điều hòa
Comment
-
Đọc qua tranh luận của các bác, xin phép phát biểu vài ý kiến cá nhân, dù nó không mang tính chuyên nghiệp lắm:
1) Đề tài chúng ta thảo luận, đó là ứng dụng FPGA vào trong việc xử lý dữ liệu của ngành tài chính.
- Các bác đang phân tích xem FPGA xử lý dữ liệu hay là xử lý tín hiệu thì tốt.
- Các bác lại đang phân tích rằng FPGA chỉ dùng cho giai đoạn thiết kế mẫu thử, còn khi dùng thì chả ai hơi đâu đi dùng FPGA mà người ta chỉ dùng sau đó làm sản xuất hàng loạt thành chip chuyên dụng thì hơn.
- Các bác đang so sánh FPGA với CPU,...
2) Một số luận điểm mà các bác còn sơ hở, F xin nêu ra như sau:
- Khi lấy FPGA so sánh với các chip fixed function, thì đúng là FPGA có thể coi như giai đoạn prototyping. Tuy nhiên, vấn đề ở chỗ, nếu sản xuất chip chuyên dụng, thì phải sản xuất nhiều và rất nhiều. Vậy trong trường hợp sản xuất không nhiều lắm (hàng nghìn hay hàng chục nghìn con chẳng hạn), thì FPGA có ưu thế hơn.
>> Nếu nghĩ tới cái mà chúng ta đang thảo luận ở đây, đó là lấy ưu thế về tốc độ, và ưu thế về sản xuất số lượng nhỏ, thì đúng là FPGA nó hơn con chip chuyên dụng ở bài toán kinh tế.
- Các bác đang phân tích FPGA hay DSP mục tiêu là để xử lý tín hiệu, chứ không phải là xử lý dữ liệu. Nếu xử lý dữ liệu thì CPU làm vẫn tốt hơn nhiều. Chưa nói tới vấn đề mà bác MinhHa vừa đề cập ở trên, chỉ nói về vấn đề xử lý dữ liệu dạng DB thôi. Lý do chính, là các bài toán kinh tế, hầu hết là các bài toán về xác suất thống kê, hầu hết mọi report nếu tỉ mỉ và công phu đều có thể làm trên excel. Những phép toán đó là gì? Kỳ vọng, Phương sai, trung bình,... Nói chung, làm tài chính thì cuối cùng cũng chỉ là kiểm tra, thống kê,... Một số bài toán phức tạp hơn, người ta có thể tính toán tối ưu như kiểu LMI chẳng hạn.
Những bài toán này, nói về độ phức tạp lập trình thì nó không phức tạp. Do vậy, nếu làm trên máy tính thì phải nói rằng nó là thừa thải. Vấn đề là nếu như có thể thay một con FPGA vào để làm chuyện đó thay máy tính, và hiển thị trực tiếp lên các bảng, biển báo... đặc biệt các thị trường chứng khoán, vàng, ngoại tệ,...
Đối với các bác việc xem bóng đá trong quán cafe, bác có thấy bực mình khi cái thằng ngồi quán bên cạnh nó reo lên "DZÔ" rồi, mà mình thì mới thấy nó dẫn banh tới giữa sân!??! Chỉ vài giây thôi, nhưng với mấy cái vấn đề tài chính, thống kê, sau này có thể nó sẽ là những vấn đề quyết định ở tốc độ từng giây một.
>> Nói trước là cái này F chỉ phỏng đoán, F chả biết quái gì về thị trường tài chính cả, nhưng tạm hiểu vấn đề người ta đặt ra là như vậy.
Nói chung, không biết gì nên không tiện chứng minh hay hùng biện gì. Đây cũng là cái ý tưởng và thông tin mới, chỉ đơn giản là thế thôi, nếu ai quan tâm thì F nghĩ nên chờ các bài phân tích sau của JeffLieu, chứ khoan chỉ trích. Có thể ý tưởng ngông cuồng, phi thực tế, nhưng hãy kệ nó nếu nó không ảnh hưởng và không phản khoa học. Nếu nó phản khoa học thì ta bụp ngay, nhưng ở đây là một hướng nghiên cứu có bài báo đã viết, có doanh nghiệp đã làm.
F thường hay nói "Những tay làm kỹ thuật thì lúc nào cũng chỉ nhăm nhe phản bác, bởi vì phải phản bác thì hắn mới làm ra được cái mới hơn tay kia; còn những tay làm kinh doanh thì dù có khó khăn thế nào đi nữa thì cũng tìm cách mà đồng tình với nhau, vì không đồng tình với nhau thì lấy gì làm ra tiền chung cho nhau được"
Hơi dài dòng tí, đang ở Đà Nẵng chuẩn bị chương trình đào tạo PIC, tối rỗi lên mạng tán phét tí cho nó đỡ nhớ 4rum.
Chúc vuiFalleaf
Công ty TNHH Thương mại và Giao nhận R&P
58/57 Nguyễn Minh Hoàng - Phường 12 - Quận Tân Bình - TP.HCM
mail@falleaf.net - VP: (04) 36408561 - (08) 38119870
Comment
-
Đã muốn dừng, nhưng thấy ông Admin viết một bài dài thượt, nên bqviet cũng quay lại góp vui.
Mấu chốt của việc phản bác ở chỗ (mà ông F hiểu nhầm) jefflieu muốn dùng FPGA làm HPC (high-performance computing) ứng dụng cho ngành tài chính. Đây có thể nói là điểm mạnh nhất của CPU thông thường, cho nên mới có phản bác. Nếu dùng FPGA làm hệ nhúng phân tích tài chính gọn nhẹ, hoặc làm glue-logic kết nối CPU thành siêu máy tính HPC ... thì chẳng ai dám phủ định.
Thứ hai, phân tích tài chính không đơn giản là kỳ vọng, trung bình, phương sai ... như F nghĩ. Nó là thứ tổng hợp nhiều phép phân tích để cuối cùng trả lời được câu hỏi "thị trường sẽ lên hay xuống, lên xuống thế nào ?", chủ yếu dành cho mấy ông chơi cổ phiếu theo trường phái kỹ thuật (đối lập với trường phái nền tảng) mà dân gian hay gọi là "lướt sóng". Khối lượng tính toán cực lớn, và kết quả có tính thời gian thực - không kịp thời thì dù tính chính xác tới đâu cũng vô nghĩa.
"Những tay làm kỹ thuật thì lúc nào cũng chỉ nhăm nhe phản bác, bởi vì phải phản bác thì hắn mới làm ra được cái mới hơn tay kia; còn những tay làm kinh doanh thì dù có khó khăn thế nào đi nữa thì cũng tìm cách mà đồng tình với nhau, vì không đồng tình với nhau thì lấy gì làm ra tiền chung cho nhau được" - câu này F đã nói rất nhiều cả trên diễn đàn và thảo luận trực tiếp. Thực tế người kỹ thuật hay người kinh doanh đều có lúc phản bác và có lúc hợp tác, chỉ có điều người kỹ thuật lúc phản bác thì nói toẹt ra ngay từ đầu (vì kỹ thuật thì dễ phân đinh đúng sai ngay từ đầu hơn), còn người làm kinh doanh (vốn khéo léo hơn) thì chưa chắc. Đơn giản có vậy thôi.
Comment
-
Nguyên văn bởi bqviet Xem bài viếtĐã muốn dừng, nhưng thấy ông Admin viết một bài dài thượt, nên bqviet cũng quay lại góp vui.
Mấu chốt của việc phản bác ở chỗ (mà ông F hiểu nhầm) jefflieu muốn dùng FPGA làm HPC (high-performance computing) ứng dụng cho ngành tài chính. Đây có thể nói là điểm mạnh nhất của CPU thông thường, cho nên mới có phản bác. Nếu dùng FPGA làm hệ nhúng phân tích tài chính gọn nhẹ, hoặc làm glue-logic kết nối CPU thành siêu máy tính HPC ... thì chẳng ai dám phủ định.
Nếu mình đoán không làm thì các bạn đang nghĩ mình nói việc FPGA làm công việc phân tích tài chính solo một mình nó hả?
Comment
-
Áp dụng phân tích tài chính vào mối quan hệ làm ăn, dù có dùng FPGA hay không, vẫn có thể rút ra kết luận: người kỹ thuật hay người kinh doanh, hợp tác hay cạnh tranh, cuối cùng đều để tối đa hóa lợi ích cá nhân. Người tử tế với nhau thì tối đa hóa lợi ích của mình nhưng không, hoặc cố giảm thiểu ảnh hưởng tới lợi ích người khác. Kỹ thuật hay kinh doanh hay giời biển gì cũng chả liên quan gì ở đây cả.
Bqviet chưa có điều kiện tìm hiểu xem FPGA dùng cho ngành tài chính cụ thể thế nào, nhưng thực tế 2 sàn chứng khoán lớn bậc nhất thế giới NYSE (sàn New York) và LSE (sàn London) đều chuyển sang hệ thống các máy chủ chạy song song trên nền RedHat Enterprise Linux cả.
Comment
-
Nguyên văn bởi bqviet Xem bài viếtthực tế 2 sàn chứng khoán lớn bậc nhất thế giới NYSE (sàn New York) và LSE (sàn London) đều chuyển sang hệ thống các máy chủ chạy song song trên nền RedHat Enterprise Linux cả.
Comment
-
Nếu mà F hiểu lầm tranh luận ở chỗ sử dụng FPGA để thay cho dạng vi xử lý khủng thì đúng là không thể. Vấn đề chính người ta sử dụng các CPU nhúng chỉ đơn giản ở 2 điểm:
- Tiết kiệm năng lượng
- Vấn đề tản nhiệt để hoạt động 24/7.
- Xử lý các vấn đề thời gian thực, tính toán đơn giản, nhưng thời gian thực ở đây là độ chính xác cao.
Nếu nằm ngoài những vấn đề này, nhúng không có gì tốt hơn CPU cả. Nếu nói về khủng, thì PC/Server vẫn là khủng nhất, tính toán nhanh nhất, nó ngốn từng đó năng lượng để xung hoạt động đẩy lên rất rất cao còn gì. Khi cần tản nhiệt, thì mấy cái trung tâm server nó đầy hàng để tản nhiệt và giải pháp nguồn. Cả cái tòa nhà bị đánh sập, nó vẫn còn chạy vi vu đấy thôi. Vấn đề thời gian thực, nếu tính toán quá phức tạp, tính thời gian thực chỉ là tính tương đối. Nếu đối với xử lý nhẹ (tiền xử lý, thống kê,...) thì thời gian thực chặt chẽ PC/Server không bằng, chứ còn nếu xử lý khối lượng phức tạp, đa luồng, nhiều connection,... thì diễn đàn tính toán có phức tạp đâu, lấy ông FPGA ra làm máy chủ chạy diễn đàn là toi, vì tính thời gian thực diễn đàn không yêu cầu cao. Nhưng kiểu như cái màn hình LCD thì nhúng có ưu thế về mặt xử lý hiển thị.
Vậy Jefflieu xem lại về vấn đề này, bản chất của việc chuyển đổi từ PC sang nhúng là những vấn đề F nói, chứ nếu chỉ vì tốc độ xử lý cao mà chuyển sang nhúng, cho dù là FPGA hay mấy con fixed function thì cũng chẳng giải quyết được gì.
Chúc vuiFalleaf
Công ty TNHH Thương mại và Giao nhận R&P
58/57 Nguyễn Minh Hoàng - Phường 12 - Quận Tân Bình - TP.HCM
mail@falleaf.net - VP: (04) 36408561 - (08) 38119870
Comment
-
Không thể lấy FPGA mà thay thế cho CPU/Server. Chuyện đó hiển nhiên.
Trong các ví dụ, FPGA được đặt kế CPU và kết nối với CPU bằng công nghệ QuickAssist gì đó của Intel. và hoạt động như bộ gia tốc, thiết kế thành các engine chuyên dụng/đặc chế cho một ứng dụng nào đó (trong ví dụ là phân tích tài chính) ... Việc này giống như các engine đặc biệt trên DSP chip như Multipy accumulate, hoăc bit reversal ... hoặc trên Graphic Processor.
Trong phân tích tài chính thì họ làm cái engine để làm mô phỏng Monte-carlo simulation gì đó, chi tiết thì mình không chắc, nhưng nếu có cách kết nối FPGA vào CPU (như trong các link đã đưa thì thông qua FSB), thì FPGA có thể sử dụng để gia tốc ứng dụng một các đáng kể....
Việc này rõ ràng là được intel Support vì chính họ cũng đang quảng bá công nghệ QuickAssist ...
Comment
-
_ FPGA dùng cho ứng dụng nào cũng được, nhưng nhúng thì thích hợp hơn.
_ Cuối cùng cái gì cũng là 0/1, nhưng mục đích khác nhau; xử lý tín hiệu quan trọng ở tốc độ phản ứng, xử lý dữ liệu quan trọng ở thông lượng và độ mềm dẻo khi thay đổi thuật toán.
_ Xung đồng hồ nhanh không có nghĩa tốc độ xử lý nhanh hơn - đúng vậy, nhưng tối ưu hóa cấu trúc cũng không có nghĩa tăng đáng kể tốc độ xử lý nói chung.
Comment
-
A`h có cái code nhỏ dùng để nhân 2 ma trận số phức nguyên, mỗi ma trận kích thước có thể điều chỉnh được:
MM.exe 256 nghĩa là nhân 2 ma trận mỗi ma trận 256x256. Cái engine đòi hỏi kích thước phải là số 2^n vì sử dụng kĩ thuật blocking trong nhân ma trận, các bạn compile rồi chạy trên CPU của mình coi mất bao lâu.
Rồi so sánh với bài báo trong file PDF ở phần kết quả.
Chỉ muốn nói là một engine nhỏ đặc biệt khi tận dụng tính song song, tính đặc chế, chuyên dụng thì có kết quả tốt hơn.
Comment
-
Nguyên văn bởi bqviet Xem bài viết_ FPGA dùng cho ứng dụng nào cũng được, nhưng nhúng thì thích hợp hơn.
_ Cuối cùng cái gì cũng là 0/1, nhưng mục đích khác nhau; xử lý tín hiệu quan trọng ở tốc độ phản ứng, xử lý dữ liệu quan trọng ở thông lượng và độ mềm dẻo khi thay đổi thuật toán.
_ Xung đồng hồ nhanh không có nghĩa tốc độ xử lý nhanh hơn - đúng vậy, nhưng tối ưu hóa cấu trúc cũng không có nghĩa tăng đáng kể tốc độ xử lý nói chung.
Chắc dừng được rồi
Comment
-
Thật sự thì ITX cũng không hề muốn bàn đến cùng một vấn đề nào đó mà bản thân cảm thấy vô ích. Nhưng thấy ông jefflieu thì thay đổi quan điểm đến chóng mặt đến nỗi không ai có thể xác định là quan điểm của jefflieu trong vấn đề này và anh ta có hiểu những gì mà mình nói hay không ( hay là quan điểm của jefflieu là gió chiều nào theo chiều ấy nhỉ ).
falleaf thì không hiểu trọn ý vì các bạn ủng hộ giải pháp này muốn đưa fpga vượt xa khỏi "nhúng" vượt lên cả giải pháp PC/Server hiện tại. (xin xem kỹ lại luồng).
bqviet, ITX, MinhHa.v.v... thì cố xác mà giải thích, phân tích giống như kiểu cố hét vào tai một người đã bịt chặt tai lại không muốn nghe. Làm như vậy để làm gì hả mấy bác gác kiếm lại như em đi.Từ chối trách nhiệm:
Mọi thông tin từ ITX cung cấp với hi vọng nó có ích và không đi kèm với bất kì sự bảo đảm nào.
Blog: http://mritx.blogspot.com
Comment
Về tác giả
Collapse
Email minh trực tiếp nếu bạn cần download tài liệu gấp
Tìm hiểu thêm về jefflieu
Bài viết mới nhất
Collapse
-
bởi nhathung1101Với servo Yaskawa thì dùng phần mềm Wide field 3. Dùng được hay không thì động não đi....
-
Channel: Điện tử công nghiệp
Hôm qua, 00:35 -
-
bởi bqvietServo cuối cùng vẫn chỉ là điều chỉnh tốc độ và đọc phản hồi vị trí
Qua cổng song song LPT cổ
https://www.electronicsforu.com/elec...eed-controller
Qua cổng USB - xem thêm đám FT232RL-
Channel: Điện tử công nghiệp
22-11-2024, 15:56 -
-
bởi thiennam0703Em đang tìm hiểu cách xây dựng chương trình điều khiển động cơ Servo Yaskawa bằng máy tính tuy nhiên khi tìm kiếm trên mạng các hướng dẫn thì thường là điều khiển bằng vi điều khiển hoặc điều khiển bằng PLC hay điều khiển động cơ...
-
Channel: Điện tử công nghiệp
22-11-2024, 15:32 -
-
Trả lời cho Tổng hợp các thông tin về mạch nạp cho AVRbởi bacthoMình cũng bị như vậy mà chưa biết ở đâu
-
Channel: Vi điều khiển AVR
21-11-2024, 21:00 -
-
Trả lời cho Xin hỏi về màn hình laptopbởi nhathung1101Câu trả lời là không dùng được.
Hai lớp dán mặt trước và mặt sau, gọi là film phân cực. Muốn hiểu rõ về nó thì chịu khó search nhé. Ở đây có rất nhiều chó cứ ngửi thấy phân là sủa nhặng, nên không giải thích nhiều....-
Channel: Thiết bị điện tử cá nhân
21-11-2024, 16:20 -
-
Comment on Tổng hợp các thông tin về mạch nạp cho AVRbởi Memem
-
Channel: Vi điều khiển AVR
21-11-2024, 15:10 -
-
Trả lời cho Tổng hợp các thông tin về mạch nạp cho AVRbởi MememMọi người ơi cho em hỏi cái này ạ, hiện tại em đang làm btl về hiển thị giá trị nhiệt độ trên led 7 thanh sử dụng atmega16, code em chạy trên mô phỏng rất oke nhưng khi lắp qua mạch thực thì bị lỗi ở led đầu tiên bị lỗi như thế này...
-
Channel: Vi điều khiển AVR
21-11-2024, 15:10 -
-
bởi mantruongepuNhờ cả nhà tìm giúp mình thông tin IC này với, thấy ghi 943B W58BAL mà mình tìm mấy ngày nay không được, nó được đóng gói dạng TSSOP 8. Cám ơn cả nhà....
-
Channel: Điện tử dành cho người mới bắt đầu
20-11-2024, 14:40 -
-
bởi TherulCảm ơn bạn đã chia sẻ câu chuyện và quá trình phát triển sản phẩm của mình. Trước tiên, thật may mắn khi bạn vượt qua tai nạn và vẫn giữ được niềm đam mê cũng như khả năng sáng tạo trong lĩnh vực kỹ thuật. Việc bạn tiếp tục...
-
Channel: từ PIC tới dsPIC
20-11-2024, 07:20 -
-
Trả lời cho Em muốn hỏi mọi người về nguyên lý hoạt động, tần số của mạch công suất trong máy rửa siêu âm ạ.bởi nguyendinhvanBạn nên nghiên cứu cái chấn lưu đèn ống Compact fluorescent lamp hay đèn compact trước đã. Nó rẻ đỡ tốn kém.
Sau khi hiểu rõ rồi thì chuyển sang cái mạch này.
Ở cái chấn lưu, tần số của nó linh tinh lắm, tùy điện áp nguồn, tùy...-
Channel: Hỗ trợ học tập
19-11-2024, 22:44 -
Comment