Xin lỗi các bạn nhe! Đàm phán để trao đổi ý kiến. Đừng vì những gì tôi viết về đề tài này mà mất hòa khí. Tôi cũng xin tạm ngưng trong vấn đề này
Thông báo
Collapse
No announcement yet.
Ứng dụng của FPGA trong ngành tài chính
Collapse
X
-
Nguyên văn bởi jefflieu Xem bài viếtĐúng, phần lớn các FPGA hiện giờ hình như không nhắm vào thị trường này ...
Nhưng có ku công ty này đang làm chuyện không ai làm:
www.xtremedatainc.com
http://old.xtremedatainc.com/index.p...ses&Itemid=105
http://www.automatedtrader.net/onlin...ptions-pricing
Nallatech cũng mới ghé giới thiệu sản phẩm tháng trước. Có sản phẩm tương tự như XtremeData, nhưng stack 5 Virtex-5.
Project đầu tay 8 năm trước cũng chạy trên Virtex-2 Pro BenNUEY của Nallatech.
Kinh nghiệm bất đồng cho nên nhìn nhận vấn đề cũng khác nhau. Tại sao lại phải "bắt đầu" những việc đã được bắt đầu từ lâu?
Comment
-
Vấn đề này nên nhìn nhận như khi các bạn bảo vệ luận án hay đề tài vậy. Không có tranh cãi hay đả kích cá nhân nào ở đây. Các bạn đưa ra một đề tài mới, ứng dụng mới nhưng lại không thể chứng minh là nó có ưu điểm vượt trội nào ??? bằng khả năng và kiến thức của mình. Mà chỉ đưa ra mấy cái lies và benchmarks của mấy hãng quảng cáo PR sản phẩm của mình. ??? Có lẽ ITX sai lầm khi phản biện đề tài, vấn đề này ? có lẽ ITX chỉ nên xem đây là một quảng cáo hơn là một vấn đề kỹ thuật.
Tiếp tục trả lời câu hỏi này: Tại sao lại phải "bắt đầu" những việc đã được bắt đầu từ lâu?
Tại vì những việc bắt đầu từ lâu thì từ lâu đã được chứng minh là có hiệu quả. Nếu bạn muốn thuyết phục được người khác là nó có hiệu quả thì bạn phải chứng minh được là nó có hiệu quả, nếu không chứng minh được thì làm sao người khác có thể tin.Từ chối trách nhiệm:
Mọi thông tin từ ITX cung cấp với hi vọng nó có ích và không đi kèm với bất kì sự bảo đảm nào.
Blog: http://mritx.blogspot.com
Comment
-
Chào mọi người,
Theo dõi tranh luận của mọi người rất thú vị và đứng ở góc nhìn của một kỹ sư thiết kế chíp (IC) mình có ý kiến thế này:
FPGA có thể coi là một công cụ "mô phỏng" rất có giá trị ở bước thiết kế concept đối với kỹ sư thiết kế IC số. Ví dụ: một bộ "notch filter" và một vòng điều khiển áp hoàn toàn có thể thiết kế theo phương pháp analog nhưng xu thế hiện nay là chuyển sang số nên mình đã có cơ hội dùng FPGA để kiểm tra xem thiết kế ở dạng RTL đó hoạt động thực tế như thế nào nếu so sánh với một IC tương tự có sẵn. Kết quả này có giá trị và mang tính thuyết phục hơn nhiều nếu mình chỉ có số liệu so sánh bằng các phần mềm mô phỏng mạch điện thông thường.
Với những ứng dụng phức tạp hơn (hệ thống phức tạp) như các dòng IC phụ trách phần xử lý số trong điện thoại di động, thì FPGA cũng được dùng để kiểm tra ý tưởng thiết kế và có thể dùng nó để thuyết phục khách hàng về các ưu điểm của IC đó.
Tóm lại, theo quan điểm của mình FPGA là một giải pháp dùng để "kiểm tra" thiết kế hệ thống có độ tin cậy rất cao và tiện lợi (dễ dùng). Nếu quy mô ứng dụng là nhỏ ( hàng mẫu (sample) _ vài bộ đến vài chục bộ) thì FPGA là một lựa chọn tốt, nhưng khi quy mô to (mass production) thì người ta phải nghĩ ngay đến chíp chuyên dụng (ASIC) vì yếu tố giá thành.
Cũng theo mình hiểu phần cốt lõi của "ứng dụng FPGA trong ngành tài chính" không thuộc "phần cứng" là FPGA hay CPU mà chính là giải thuật mà các bạn đã design (mình hiểu là thiết kế logic_coding) mà cái này thì độc lập với FPGA hay CPU. Vấn đề là dùng FPGA hay CPU để hiện thực hóa ý tưởng đó mà thôi.
Một vài dòng chia sẻ.
Thân mến.
Comment
-
Cái này hỏi riêng ban hithere123
Nguyên văn bởi hithere123 Xem bài viếtNếu quy mô ứng dụng là nhỏ ( hàng mẫu (sample) _ vài bộ đến vài chục bộ) thì FPGA là một lựa chọn tốt, nhưng khi quy mô to (mass production) thì người ta phải nghĩ ngay đến chíp chuyên dụng (ASIC) vì yếu tố giá thành.
Bạn hithere rành ngành ASIC thử cho vài con số tham khảo khi tạo ASIC xem (cái này mình hỏi, hông phải đố)
Giả sử độ lớn khoảng 1 triệu gate thì cần bao nhiêu lâu để thiết kế từ RTL coding đến physical và sản xuất. Và sản xuất bao nhiêu lần thì sản phẩm sẽ stable.
Nói chung là giá thành tất tần tật.
Comment
-
Nguyên văn bởi jefflieu Xem bài viếtNgoại trừ bạn hithere ko ai đc post nữa, Jeff xóa àhTừ chối trách nhiệm:
Mọi thông tin từ ITX cung cấp với hi vọng nó có ích và không đi kèm với bất kì sự bảo đảm nào.
Blog: http://mritx.blogspot.com
Comment
-
Nguyên văn bởi jefflieu Xem bài viếtCái này hỏi riêng ban hithere123
Nếu số lượng sản phẩm khoảng <10000 thì FPGA vẫn rất lý tưởng.
Bạn hithere rành ngành ASIC thử cho vài con số tham khảo khi tạo ASIC xem (cái này mình hỏi, hông phải đố)
Giả sử độ lớn khoảng 1 triệu gate thì cần bao nhiêu lâu để thiết kế từ RTL coding đến physical và sản xuất. Và sản xuất bao nhiêu lần thì sản phẩm sẽ stable.
Nói chung là giá thành tất tần tật.
Nếu số lượng sản phẩm khoảng <10000 thì FPGA vẫn rất lý tưởng.
Haha. Thôi không cãi nữa.
Đạo ai nấy thờ điiiLast edited by itx; 15-03-2010, 12:44.Từ chối trách nhiệm:
Mọi thông tin từ ITX cung cấp với hi vọng nó có ích và không đi kèm với bất kì sự bảo đảm nào.
Blog: http://mritx.blogspot.com
Comment
-
Chào bạn Jefflieu,
Trước khi trả lời câu hỏi của bạn, mình muốn nói rõ ý bài trước vì mình nghĩ là có sự hiểu lầm ý ở đây.
[1] Mình bổ xung một ứng dụng của FPGA dùng trong quá trình thiết kế IC, tức là FPGA tham gia vào quá trình R&D chứ không có ý so sánh giữa ASIC và FPGA. Nếu chỉ đặt mục tiêu sản xuất 10K IC thì không thể gọi là mass production được. Mình sẽ nõi rõ hơn ở câu trả lời dưới đây.
[2] Theo quan điểm của mình "ứng dụng FPGA trong ngành tài chính" thì phần cốt lõi là "phần mềm" chứ không phải là việc dùng FPGA hay CPU để hiện thực hóa.
Quay trở lại với câu hỏi của bạn, mình có thể trả lời thế này.
Về chi phí để tạo ra một sản phẩm "ứng dụng FPGA trong ngành tài chính" có thể chia tương đối thành
+ chi phí R&D
+ chi phí sản xuất
+ chi phí test
Nếu dùng FPGA hay ASIC thì có thể tạm coi chi phí R&D và test là như nhau vì
+ Dùng FPGA: mua một KIT FPGA về + viết chương trình cho ứng dụng trong ngành tài chính + test trước khi đưa đến tay khách hành
+ Dùng ASIC: mua một KIT FPGA về + viết chương trình sau đó đưa đến cho khách hàng đánh giả, nếu khách hàng thấy hay đồng ý cam kết mua thì sẽ về sản xuất.
Vì vậy có thế coi so sánh bây giờ chủ yếu là chi phí sản xuất. Bạn giả sử 1 triệu gate, cái này cần làm rõ khái niệm gate ở đây là gì. Diện tích vật lý để cấu hình một gate của FPGA có chức năng tương đương 1 gate vật lý dùng trong thiết kế ASIC được đo bằng thông số gì?
Mình giả sử ASIC có 1triệu gate vật lý (có thể coi là chíp khá phức tạp) có thể thực hiện được ứng dụng trong ngành tài chính này rồi thì die size dùng công nghệ 90nm ~4mmx4mm. Và cũng theo mình biết, một chip FPGA ít chức năng nhất, thiết kế dùng công ghệ 90nm thì die size cũng không thể nhỏ hơn 8mmx8mm.
+ Dùng wafer có đường kính 300mm, trừ đi 10% diện tích để cắt wafer và những chỗ ở rìa, sau đó giả sử yeild ~ 93% --> ~ 924 chip FPGA/wafer và ~ 3695 chip ASIC/wafer.
--> để sản xuất 10K chip thì cần 3 wafer cho ASIC và 11 wafer cho FPGA. Về giá trị tuyệt đối thì chi phí để làm ASIC rẻ hơn. Đấy là chưa kế số mask làm ASIC ít hơn số mask làm FPGA vì ASIC thường có 4,5 lớp metal còn FPGA thường khoảng 7,8 lớp metal. Nếu tính đến chi phí package thì ASIC cũng có thể rẻ hơn vì bonding wire có thể ít hơn , . . . --> đứng trên góc độ mass production (hàng 100K đến triệu chip) thì tại thời điểm này FPGA vẫn chưa đánh bại ASIC được.
Nhưng mình đồng ý khi bạn nói số lượng <10K thì FPGA vẫn là lý tưởng (chỉ so sánh với việc chuyển sang ASIC) vì
+ Cùng một chíp FPGA được sản xuất nhưng không phải chỉ dùng cho ứng dụng trong ngành tài chính
+ Không hãng nào chiu ký đơn hàng làm 3 wafer.
+ Trong tương lai, công nghệ giảm xuống 40nm chẳng hạn, lợi thế về die size của chip ASIC sẽ bị giới hạn bởi kích thước pad của chip.
Hy vọng là đã trả lời được câu hỏi của ban
Thân mến.
P/S:
@Jefflieu: Mình đề nghị mod xóa hai bài mình đưa lên luồng thảo luận này vì:
- Bổ xung thêm một ứng dụng của FPGA và so sánh với ASIC là không liên quan đến chủ đề thảo luận -- > làm nhiễu vẫn đề đang được mọi người thảo luận
- Ý kiến: "phần mềm là cốt lõi" không phù hợp vì luồng thảo luận để cập đến ứng dụng của FPGA.
Thanks!
Comment
-
OK ITX sẽ không phản biện nữa (lý do tại sao phản biện và làm để làm gì thì chỉ có trong phòng họp BQT) và sẽ tổng kết để tạm khóa lại vấn đề và khái niệm.
Dùng FPGA làm giải pháp tính toán (như trong ví dụ này ) có được hay không ? Câu trả lời là tùy vào giải pháp hệ thống của các bạn ( giải pháp phần cứng và phần mềm ) vì không phải chỉ có kiến trúc dạng CPU mới tính toán được (DSP.....). Quan trọng là các bạn phải nắm được ưu/nhược điểm của từng thành phần trong hệ thống.
CPU có ưu điểm gì, FPGA có ưu điểm gì, DSP có ưu điểm gì ..v.v.. kết hợp lại với nhau ta sẽ có một giải pháp tốt. Còn việc quá kỳ vọng vào một giải pháp như kiểu FPGA làm được tất cả, FPGA vô địch.... thì đó là một giải pháp không tưởng bởi vì bản thân mỗi công nghệ đều có nhược điểm cố hữu của nó.
VD: Về một thiết kế của TI là một dạng lai như chip DaVinci (ARM + DSP) có thể đem lại khả năng tính toán cực lớn mà không phụ thuộc và bị giới hạn trong kiến trúc CPU. Trong khi đó vẫn tận dụng được CPU mạnh có sẵn và đã được chuẩn hóa, khả năng tính toán mạnh của DSP trong một ứng dụng hẹp....Từ chối trách nhiệm:
Mọi thông tin từ ITX cung cấp với hi vọng nó có ích và không đi kèm với bất kì sự bảo đảm nào.
Blog: http://mritx.blogspot.com
Comment
-
Nguyên văn bởi itx Xem bài viếtOK ITX sẽ không phản biện nữa (lý do tại sao phản biện và làm để làm gì thì chỉ có trong phòng họp BQT) và sẽ tổng kết để tạm khóa lại vấn đề và khái niệm.
Dùng FPGA làm giải pháp tính toán (như trong ví dụ này ) có được hay không ? Câu trả lời là tùy vào giải pháp hệ thống của các bạn ( giải pháp phần cứng và phần mềm ) vì không phải chỉ có kiến trúc dạng CPU mới tính toán được (DSP.....). Quan trọng là các bạn phải nắm được ưu/nhược điểm của từng thành phần trong hệ thống.
CPU có ưu điểm gì, FPGA có ưu điểm gì, DSP có ưu điểm gì ..v.v.. kết hợp lại với nhau ta sẽ có một giải pháp tốt. Còn việc quá kỳ vọng vào một giải pháp như kiểu FPGA làm được tất cả, FPGA vô địch.... thì đó là một giải pháp không tưởng bởi vì bản thân mỗi công nghệ đều có nhược điểm cố hữu của nó.
VD: Về một thiết kế của TI là một dạng lai như chip DaVinci (ARM + DSP) có thể đem lại khả năng tính toán cực lớn mà không phụ thuộc và bị giới hạn trong kiến trúc CPU. Trong khi đó vẫn tận dụng được CPU mạnh có sẵn và đã được chuẩn hóa, khả năng tính toán mạnh của DSP trong một ứng dụng hẹp....
Trong bài theo link của chủ đề tài đưa lên: http://www.hpcwire.com/features/17899939.html, FPGA chỉ được dùng trong vai trò phụ trợ (FPGA co-processor / tool for accelerating and improving financial analysis). Còn FSB FPGA Socket Fillers của Nallatech chẳng hạn, có ghi rõ "up to 3 sockets can be populated with FPGA accelerators", ám chỉ rằng cần ít nhất 1 CPU. Không ai đề cao "FPGA vô địch, FPGA làm được tất cả."
Nếu quan điểm của bạn (phần in đậm) cũng giống như quan điểm của bài viết từ HPCWire ...
Ngoài lề một chút:
Điều này có lẽ ai cũng biết, nhưng hardware vendors không ngẫu nhiên mà tạo ra một sản phẩm. Thường thì có khách hàng yêu cầu, và hardware vendors không chỉ giới thiệu sản phẩm đã được hoàn thành tới những khách hàng khác, mà giới thiệu cả các sản phẩm đang được design, và thành phẩm được tạo thành từ feedbacks của nhiều khách hàng với những nhu cầu tương tự. Hardware vendors đương nhiên sẽ quảng cáo, thí dụ như sản phẩm X được dùng trong ứng dụng Y, nhưng thí dụ nếu tôi dùng sản phẩm X cho ứng dụng Y, khách hàng của tôi sẽ chỉ quan tâm rằng ứng dụng Y có meet cost và performance specs hay không. Khách hàng của tôi không quan tâm đến những gì under-the-hood, và tôi cũng không có bổn phận quảng cáo không công cho sản phẩm X. Chỉ vì không ai rãnh rỗi đứng ra khai báo rằng họ đang sử dụng sản phẩm X, đó không đồng nghĩa với việc không ai sử dụng sản phẩm X.
Tại sao "quảng cáo" = "láo"? Sản phẩm XtremeData có 3 Altera FPGA, đó là sự thật hiển nhiên. Còn về ứng dụng, đó là vấn đề kỹ thuật, đó là vấn đề cho tôi, cho bạn. Khi nhìn thấy "quảng cáo" của XtremeData hoặc Nallatech, tôi nghĩ đến IRAD proposal, hãy xem nó có thể dùng nó vào việc gì. Nếu bạn ngay lập tức nghĩ đến "láo" thì đó là do training / background của bạn.
Chứng minh hiệu quả như thế nào? Nếu bạn cho rằng Nallatech và các hardware vendors khác đứng vững bao nhiêu năm nay là không hiệu quả, thì như thế nào mới hiệu quả? Hiệu quả = $$$. Nếu không có hiệu quả cho những hãng đó, thì những hãng đó đã không tiếp tục tồn tại và phát triển. Còn hiệu quả cho tôi hoặc bạn là do tôi hoặc bạn quyết định. Thí dụ như nếu 1 system ngốn $5000 tiền điện một tháng, bạn thử nghĩ xem hiệu quả ở đâu ra?
Benchmarks và lies? Nó chỉ "láo" nếu tôi dựa vào benchmark để khẳng định rằng FPGA mạnh hơn CPU. Tôi chỉ dùng nó để chỉ ra nhận định "FPGA không mạnh về tính toán" là kỳ lạ (lỗi thời). Dù có sai số, nhưng ít ra nó cũng chỉ ra rằng FPGA không kém hơn CPU. Rất tiếc là tôi nằm trong thiểu số trong thread này, nhưng tôi lại cho rằng so sánh clock frequency là khập khiễng, nhưng ít ra GFLOPS cũng được bình đẳng hơn. Nhận thức của tôi có vẻ không phù hợp ở đây. Và tại sao benchmarks phải = lies? Theoretical peak GFLOPS hoàn toàn có thể tính ra được. Benchmark đơn giản là chỉ có thể approach theoretical. Ít nhất bạn cũng có thể đưa ra những tính toán cơ bản và chứng minh rằng những số liệu đó "láo". Tôi nghĩ rằng bạn không rãnh rỗi để làm chuyện đó. Nhưng bạn chỉ đơn thuần dựa vào cảm tính để đánh giá rằng benchmark đó "láo". Là mod, nhận xét của các bạn có ảnh hưởng lớn hơn nhiều đến các thành viên, thiết nghĩ các bạn có thể đưa ra kết luận một cách objective hơn. Nếu các bạn cứ mắt nhắm mắt mở khăng khăng rằng "láo, tôi không tin", thì vào đây chỉ phí thời gian.
Comment
-
Nguyên văn bởi nemesis21 Xem bài viết
Trong bài theo link của chủ đề tài đưa lên: http://www.hpcwire.com/features/17899939.html, FPGA chỉ được dùng trong vai trò phụ trợ (FPGA co-processor / tool for accelerating and improving financial analysis). Còn FSB FPGA Socket Fillers của Nallatech chẳng hạn, có ghi rõ "up to 3 sockets can be populated with FPGA accelerators", ám chỉ rằng cần ít nhất 1 CPU. Không ai đề cao "FPGA vô địch, FPGA làm được tất cả."
Nếu quan điểm của bạn (phần in đậm) cũng giống như quan điểm của bài viết từ HPCWire ...
Ngoài lề một chút:
Điều này có lẽ ai cũng biết, nhưng hardware vendors không ngẫu nhiên mà tạo ra một sản phẩm. Thường thì có khách hàng yêu cầu, và hardware vendors không chỉ giới thiệu sản phẩm đã được hoàn thành tới những khách hàng khác, mà giới thiệu cả các sản phẩm đang được design, và thành phẩm được tạo thành từ feedbacks của nhiều khách hàng với những nhu cầu tương tự. Hardware vendors đương nhiên sẽ quảng cáo, thí dụ như sản phẩm X được dùng trong ứng dụng Y, nhưng thí dụ nếu tôi dùng sản phẩm X cho ứng dụng Y, khách hàng của tôi sẽ chỉ quan tâm rằng ứng dụng Y có meet cost và performance specs hay không. Khách hàng của tôi không quan tâm đến những gì under-the-hood, và tôi cũng không có bổn phận quảng cáo không công cho sản phẩm X. Chỉ vì không ai rãnh rỗi đứng ra khai báo rằng họ đang sử dụng sản phẩm X, đó không đồng nghĩa với việc không ai sử dụng sản phẩm X.
Tại sao "quảng cáo" = "láo"? Sản phẩm XtremeData có 3 Altera FPGA, đó là sự thật hiển nhiên. Còn về ứng dụng, đó là vấn đề kỹ thuật, đó là vấn đề cho tôi, cho bạn. Khi nhìn thấy "quảng cáo" của XtremeData hoặc Nallatech, tôi nghĩ đến IRAD proposal, hãy xem nó có thể dùng nó vào việc gì. Nếu bạn ngay lập tức nghĩ đến "láo" thì đó là do training / background của bạn.
Chứng minh hiệu quả như thế nào? Nếu bạn cho rằng Nallatech và các hardware vendors khác đứng vững bao nhiêu năm nay là không hiệu quả, thì như thế nào mới hiệu quả? Hiệu quả = $$$. Nếu không có hiệu quả cho những hãng đó, thì những hãng đó đã không tiếp tục tồn tại và phát triển. Còn hiệu quả cho tôi hoặc bạn là do tôi hoặc bạn quyết định. Thí dụ như nếu 1 system ngốn $5000 tiền điện một tháng, bạn thử nghĩ xem hiệu quả ở đâu ra?
Benchmarks và lies? Nó chỉ "láo" nếu tôi dựa vào benchmark để khẳng định rằng FPGA mạnh hơn CPU. Tôi chỉ dùng nó để chỉ ra nhận định "FPGA không mạnh về tính toán" là kỳ lạ (lỗi thời). Dù có sai số, nhưng ít ra nó cũng chỉ ra rằng FPGA không kém hơn CPU. Rất tiếc là tôi nằm trong thiểu số trong thread này, nhưng tôi lại cho rằng so sánh clock frequency là khập khiễng, nhưng ít ra GFLOPS cũng được bình đẳng hơn. Nhận thức của tôi có vẻ không phù hợp ở đây. Và tại sao benchmarks phải = lies? Theoretical peak GFLOPS hoàn toàn có thể tính ra được. Benchmark đơn giản là chỉ có thể approach theoretical. Ít nhất bạn cũng có thể đưa ra những tính toán cơ bản và chứng minh rằng những số liệu đó "láo". Tôi nghĩ rằng bạn không rãnh rỗi để làm chuyện đó. Nhưng bạn chỉ đơn thuần dựa vào cảm tính để đánh giá rằng benchmark đó "láo". Là mod, nhận xét của các bạn có ảnh hưởng lớn hơn nhiều đến các thành viên, thiết nghĩ các bạn có thể đưa ra kết luận một cách objective hơn. Nếu các bạn cứ mắt nhắm mắt mở khăng khăng rằng "láo, tôi không tin", thì vào đây chỉ phí thời gian.
Có khi nào thằng Microsoft nó chê win xài dở không ?
Theo ITX thì vẫn còn vài luận cứ mà phe ủng hộ chưa đưa ra nhưng ITX đang theo phe bảo thủ nên không nói đượcRất vui nếu có ai đó làm thay đổi được quan điểm của ITX
......
Nhưng lại thất vọng.
Còn về vấn đề tốc độ:
Trong lĩnh vực "hướng điều khiển" (FPGA, MCU, DSP...) thì con CPU nhẩy vào là bị bóp chết ngay. Trong lĩnh vực "xử lý thông tin" thì không ai qua mặt được thằng CPU cả.Còn về vần đề benchmarks thật ra chỉ để xem cho vui vì giá trị tham khảo rất ít.
Nó cũng hài hước như khi so sánh benchmarks của DSP với CPU vậy
......
ITX nhiều lần nhắc đến DSP vì khả năng tính toán của DSP là rất lớn, mạnh so với CPU. Bạn có thể tìm tài liệu đọc thêm để hiểu tại sao ITX lại so sánh CPU với DSP mà không phải một loại nào khác, và hiểu khái niệm mà ITX đã đưa ra.
Gợi ý giải pháp:
Nếu bạn nhình vấn đề bài toán mà bạn ví dụ thì nó na ná DSP và nó cũng có hạn chế, ưu điểm như DSP vậy.
Khi sử lý tính toán số học như đơn giản như ***** Security RFID hặc như www.xtremedatainc.com thì còn được (cái này DSP làm từ lâu như chuyển đổi CODEC, SSD... ) . Nhưng khi mở rộng bài toán ra như những việc mà các CPU đang làm thì đó là việc bất khả thi giống như với DSP vậy.
......
Cung và cầu: phải có cầu mới có cung không ai rảnh hơi làm một giải pháp mà không có ai cần tới nó. Và đây cũng là quy luật của thị trường.
Quảng cáo: quảng cáo không nói láo mà chỉ không nói hết sự thật. "Nửa cái bánh mì là bánh mì, nửa sự thật là sự dối trá".
Post của bạn( chỉ phần mang tính kỹ thuật ) là một trong những thứ mà ITX chờ trước khi post rằng "ITX sẽ không phản biện nữa"
Post của bạn có quá nhiều mâu thuẫn giữa trước và sau, trước đây và bây giờ nhưng như đã nói "ITX sẽ không phản biện nữa" để tạm khép lại vấn đề và không muốn tranh cãi vô bổ.
Thân ái.
PS: Có thể dùng FPGA làm DSP mềm, khi đó sẽ có thêm những ưu điểm mà DSP cứng không có được, và tất nhiên sẽ có nhược điểm so với DSP cứng nhưng nói chung là không đáng kể. Benchmarks(FPGA) trong thread này phần lớn là DSP mềm. (cái này cũng là cái mong đợi có người nói ra đây)Từ chối trách nhiệm:
Mọi thông tin từ ITX cung cấp với hi vọng nó có ích và không đi kèm với bất kì sự bảo đảm nào.
Blog: http://mritx.blogspot.com
Comment
Về tác giả
Collapse
Email minh trực tiếp nếu bạn cần download tài liệu gấp
Tìm hiểu thêm về jefflieu
Bài viết mới nhất
Collapse
-
Trả lời cho Cần mọi người giúp mạch tạo sóng siêu âm máy rửabởi bqviet
-
Channel: Điện tử công suất
hôm nay, 20:26 -
-
bởi Minhdai95Em chào mọi người, e đang sửa mạch tạo sóng siêu âm cho máy rửa mà chưa có tài liệu để tham khảo sửa, mọi người cho e xin tài liệu ạ...
-
Channel: Điện tử công suất
hôm nay, 11:37 -
-
bởi pia2k1Cùng câu hỏi và cần được giải đáp thêm ạ...
-
Channel: Hướng dẫn sử dụng diễn đàn
hôm nay, 11:28 -
-
Trả lời cho Công thức điện tửbởi mèomướpDạ thời thế giờ thay đổi theo hướng tích cực hơn rồi chú trung sĩ ạ. Kiến thức được chia sẻ ngày càng nhìu nên làm ăn gian dối ko còn dễ dàng như trước đâu ạ. Những thợ nhỏ rồi sẽ thành công nhân sản xuất đồ mới hết thay vì sửa chữa lặt vặt...
-
Channel: Tâm tình dân kỹ thuật
Hôm qua, 21:21 -
-
Trả lời cho Xin hỏi về màn hình laptopbởi mèomướpDạ cùng chuẩn tín hiệu thì chắc chắn là nhận ạ. Vì bản chất oled hay lcd thì đều phải có mạch chuyển đổi trên thanh gỗ rồi chuyển sang những chip xử lý hàng nghìn chân gắn trên những tab mỏng dính rồi mới ra các điểm ảnh theo hàng...
-
Channel: Thiết bị điện tử cá nhân
Hôm qua, 20:31 -
-
Trả lời cho Xin hỏi về màn hình laptopbởi yname11Ok , thanks bác đã chỉ...
-
Channel: Thiết bị điện tử cá nhân
Hôm qua, 15:06 -
-
bởi nguyendinhvanSau bao năm nghiên cứu cái dtvn. Tôi phát hiện công thức này. Các anh em xem đúng bao nhiêu phần trăm nhé !
Chập thì thay. Cháy thì tháo
Làm thì láo. Báo thì hay
May thì khoe. Rủi thì bỏ
Thành tích nhỏ. Báo thành to
Làm cho có. Báo chi li
Sai cả li. Báo...-
Channel: Tâm tình dân kỹ thuật
Hôm qua, 00:35 -
-
Trả lời cho Xin hỏi về màn hình laptopbởi yname11có chắc ko b, màn lcd phải có cao áp mới sáng, màn led thì ko có, ko có cáp chuyển đổi thì lắp thế nào đc ??...
-
Channel: Thiết bị điện tử cá nhân
25-11-2024, 22:31 -
-
Trả lời cho Xin hỏi về màn hình laptopbởi mèomướpDạ ý chú là màn oled ấy ạ. Cùng chuẩn lvds cùng độ phân giải thì cắm được ạ. Còn nó mà khác thì hơi khó vì oled các điểm ảnh nó tự phát sáng chứ ko dùng đèn nền như lcd. Cháu chỉ biết đến vậy thôi ạ. Chú muốn nghịch phải tự tìm hiểu kỹ trước khi mua thôi, khó mà ông thợ nào tư vấn vụ này...
-
Channel: Thiết bị điện tử cá nhân
25-11-2024, 22:14 -
-
Trả lời cho Tự làm máy đo Cuộn cảmbởi bacthoHay đấy bạn ạ. Đây có thể hiểu là máy đo cuộn dây. Tiện đây xin cho hỏi bạn có hiểu rõ về máy nạp rôm pcb 45 của hãng thiên minh không giúp mình cách cài fw của nó với vì mình vừa được anh bạn cho nhưng lại không biết cài fw nên chưa dùng được. Nếu có thể thì bạn giúp mình với...
-
Channel: Điện tử dành cho người mới bắt đầu
25-11-2024, 21:48 -
Comment