Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Làm cách nào để nhân chia lẻ cho xung clock?

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Nguyên văn bởi tonyvandinh Xem bài viết
    Trong trường hợp 7/3 thì x2 là đủ nhưng trong trường hợp 7/6 thì x2 duty cycle vẫn còn xấu lắm.

    x2


    x16
    Ko rõ anh Tony du`ng gì để tạo clock 7/6 (Fout=6/7 Fin) ... A post code lên được ko?

    Comment


    • #17
      Nguyên văn bởi jefflieu Xem bài viết
      Ko rõ anh Tony du`ng gì để tạo clock 7/6 (Fout=6/7 Fin) ... A post code lên được ko?
      Tôi dùng systemC để thiết kế. Trước đây tôi đã post nhiều code dùng systemC nhưng không thấy ai có ý kiến hoặc câu hỏi gì cả. Không biết có ích lợi gì không nếu cứ tiếp tục post lên. Hiện giờ systemC đang được phổ biến ở các nước tân tiến và mong ước của tôi là làm cách nào để tạo điều kiện học hỏi về vấn đề này cho các bạn ở VN. Tôi đã cố gắng làm đủ mọi cách nhưng không biết có được hưởng ứng hay không. Tôi hơi thất vọng về vấn đề thụ động này khác với những hy vọng mà tôi có về VN là tinh thần hiếu học.

      Jeff hoặc bạn nào có ý tưởng để nghiên cứu thì email cho tôi. Tôi sẽ email code để nghiên cứu. Hy vọng mọi người thông cảm cho.
      Chúc một ngày vui vẻ
      Tony
      email : dientu_vip@yahoo.com

      Comment


      • #18
        Dành cho bạn nào muốn hiểu PLL được thiết kế như thế nào trong IC:

        +analog PLL: http://www.cppsim.com/PLL_Lectures/analog_pll.pdf
        +digital PLL: http://www.cppsim.com/PLL_Lectures/digital_pll.pdf

        Một trang web tham khảo hữu ích : http://www.cppsim.com/index.html
        Mình cũng đã giới thiệu ở luồng analog IC design (#24) tuy nhiên mình thấy chủ đề này thích hợp hơn. Hy vọng đây là thông tin có ích.

        Thân mến.

        Comment


        • #19
          Nhân, Chia căn bản

          Để tiếp tục trên vấn đề nhân/chia xung clock, tôi xin trở lại căn bản của nhân và chia.

          Giả sử như muốn nhân một số nào đó (a) với một số khác (b) thì có 2 cách:

          1) a + a + ... + a (làm b lần)
          2) b + b + ... + b (làm a lần)

          Xung clock có sự tuần tự cho nên nếu nhân với một số nào đó thì giống như số đó cộng liên tiếp cho mỗi nhịp của xung clock.

          Tương tự như nhân, nếu chia thì trừ đi. Có một ngoại lệ trong phần cứng là xung clock ra không thể nhanh hơn xung clock vào cho nên số chia phải lớn hơn 1 (hoăc là số nhân phải nhỏ hơn 1). Trong trường hợp chia cho 2.33333 (7/3) thì cũng giống như nhân 3 chia 7.

          Giả thử như bắt đầu số còn (R) là 0

          0 + 3 = 3 (<7)
          3 + 3 = 6 (<7)
          6 + 3 = 9 (>7) - 7 = 2 (*)
          2 + 3 = 5 (<7)
          5 + 3 = 8 (>7) - 7 = 1 (*)
          1 + 3 = 4 (<7)
          4 + 3 = 7 (==7) - 7 = 0 (*)

          trở lại từ đầu. Như vậy là cứ 7 xung clock đi vào thì sẽ co 3 xung clock đi ra cho nên pseudo code có thể viết như sau:

          R : số còn; N : Tử số (3); D : mẫu số (7)

          R = 0
          Đầu :
          R = R + N;
          Nếu R >= D thì R = R - D và xung clock ra = 1
          Nếu không, xung clock ra = 0
          Tiếp tục lại từ Đầu cho mỗi nhịp của xung clock.

          Đường vô
          * Clock
          * Reset
          * N
          * D

          Đường ra
          * Clock_out

          Các bạn viết thử nhe. Chúc thành công.
          Chúc một ngày vui vẻ
          Tony
          email : dientu_vip@yahoo.com

          Comment


          • #20
            Uh, cách làm này Jeff mới biết, trước giờ làm NCO thì max chỉ được fout=fin/2 ...
            Chỉ khác chút là NCO dùng modulo n = 2^b (b=số bít của bộ đếm) ... nên tự động bộ đếm overflow mà không cần làm gì ... làm kiểu a Tony thì là dùng modulo lẻ ...
            Nhưng chung quy thì xem ra fout<=0.5 fin mới đẹp được.... Tại sao vậy nhỉ?

            Comment


            • #21
              Nguyên văn bởi tonyvandinh Xem bài viết

              0 + 3 = 3 (<7)
              3 + 3 = 6 (<7)
              6 + 3 = 9 (>7) - 7 = 2 (*)
              2 + 3 = 5 (<7)
              5 + 3 = 8 (>7) - 7 = 1 (*)
              1 + 3 = 4 (<7)
              4 + 3 = 7 (==7) - 7 = 0 (*)
              Bây giờ mới hiểu cái mặt cười của anh Tony ở bài viết #9. Trong dãy số em tính bị sai vì em nghĩ từ 000 --> 111 có tất cả là 8 xung nên tính 0,3,6,9-8=1,4, . . . đúng là làm digital mà vẫn cứ giữ cái mind analog thi đúng là . (một sai lầm cơ bản về số học)

              Chúc anh cuối tuần vui vẻ!

              Thân mến.
              @Jeff: bạn nghĩ thế nào về khái niệm xung "đẹp". Giả sử mình chỉ quan tâm tới leakage và thiết kế hoạt động dựa trên sườn xung (edge) thì mình nghĩ là vẫn được vì khi tần số giảm thì leakage giảm (đạt yêu cầu) và STA vẫn đảm bảo vì STA đã đảm bảo cho tần số cao nhất rồi.
              Còn khi cần xung thật đẹp với duty cycle ~50% thì như anh Tony đã nói, phải nhân tần số xung lên sau đó chia lẻ để được xung lẻ có tần số cao sau đó chia chẵn (over flow như bạn nói) chắc chắn xung sẽ đẹp hơn (anh tony cũng đưa hình mô phỏng minh họa rồi) Tuy nhiên bạn lại tốn tài nguyên phần cứng để thực hiện việc nhân.
              Last edited by hithere123; 24-04-2010, 16:03. Lý do: thêm chi tiết

              Comment


              • #22
                Duty cycle

                Thật sự chu kỳ Xấu/Đẹp và ảnh hưởng của nó tùy theo là dùng như thế nào. Có hai trường hợp để suy đoán:

                1) Source synchronous timing (kô biết tiếng Việt gọi là gì). Trong trường hợp này thì khi gửi tin tức data và xung clock được gửi đi đôi với nhau. Nếu chỉ dùng một cạnh của xung clock thì duty cycle hay sự thay đổi đột ngột của xung clock không có ảnh hưởng gì đến sự chính xác của thu nhận tin tức. Nếu khối nhận dùng 2 cạnh của xung clock thì duty cycle sẽ có một vài ảnh hưởng về thời gian.

                2) Communication - Chỉ có data được modulate (xung clock ẩn trong data). Khối nhận phải dò trên biến động của data để lấy ra xung clock ẩn đó. Ví dụ chơi bắn súng trên những vật di động, bạn phải quan sát tốc độ và sự thay đổi của sự di động để đoán trước và bắn cho chính xác. Sự theo dõi, theo đuổi này trên data communication thường được hiện thực bằng Phase Lock Loop (PLL, thiết kế dùng phản hồi để giữ sự liên hệ qua những cạnh của data). Vì vậy sự thay đổi đột ngột của data vì xung clock thay đổi sẽ làm khó khăn cho PLL. PLL chi có hiệu nghiệm khi sự thay đổi từ từ. Giống như bắn súng, vật di động càng chậm càng dễ bắn trúng chừng đó. Khi độ thay đổi nhanh thì PLL chỉ có hiệu nghiệm nếu khoảng cách thay đổi ngắn.
                Chúc một ngày vui vẻ
                Tony
                email : dientu_vip@yahoo.com

                Comment


                • #23
                  Nguyên văn bởi hithere123 Xem bài viết

                  Thân mến.
                  @Jeff: bạn nghĩ thế nào về khái niệm xung "đẹp". Giả sử mình chỉ quan tâm tới leakage và thiết kế hoạt động dựa trên sườn xung (edge) thì mình nghĩ là vẫn được vì khi tần số giảm thì leakage giảm (đạt yêu cầu) và STA vẫn đảm bảo vì STA đã đảm bảo cho tần số cao nhất rồi.
                  Còn khi cần xung thật đẹp với duty cycle ~50% thì như anh Tony đã nói, phải nhân tần số xung lên sau đó chia lẻ để được xung lẻ có tần số cao sau đó chia chẵn (over flow như bạn nói) chắc chắn xung sẽ đẹp hơn (anh tony cũng đưa hình mô phỏng minh họa rồi) Tuy nhiên bạn lại tốn tài nguyên phần cứng để thực hiện việc nhân.

                  Lúc đó mình nghĩ tới việc tạo ra 1 clock "hoàn mỹ" . Nên mình hiểu đẹp là duty cycle 50% với jitter nhỏ.
                  Như anh Tony nói, cần xung đẹp thì tùy trường hợp, khi dùng double-data-rate sẽ bị ảnh hưởng. Một khi rõ việc mình cần làm thì không có sao.
                  Còn Jitter lớn sẽ ảnh hưởng khi dùng clock này cho ADC chẳng hạn, các mẫu lấy được sẽ bị nhiễu, không tốt trong hệ thống communication. Một lần nữa một khi rõ việc mình cần làm thì không có sao hết àh.

                  Về mặt ASIC thì mình ko rành khi FF bị clock như vậy có ảnh hưởng gì không.

                  Comment


                  • #24
                    Nguyên văn bởi jefflieu Xem bài viết
                    Về mặt ASIC thì mình ko rành khi FF bị clock như vậy có ảnh hưởng gì không.
                    Không có ảnh hưởng gì hết. Chỉ khó hơn khi dùng STA (Static Timing Analysis) để xác định thời gian. Tốt hơn hết thì chỉ nên dùng xung ra này cho chân enable của MUX FF. Tác dụng giống như khi dùng làm xung clock cho FF. Trong trường hợp dùng cho enable của MUX FF, chân clock vẫn nối vô xung nguồn và khi dùng STA thì constraint như multi-cycle path.
                    Chúc một ngày vui vẻ
                    Tony
                    email : dientu_vip@yahoo.com

                    Comment


                    • #25
                      Nguyên văn bởi tonyvandinh Xem bài viết
                      Không có ảnh hưởng gì hết. Chỉ khó hơn khi dùng STA (Static Timing Analysis) để xác định thời gian. Tốt hơn hết thì chỉ nên dùng xung ra này cho chân enable của MUX FF. Tác dụng giống như khi dùng làm xung clock cho FF. Trong trường hợp dùng cho enable của MUX FF, chân clock vẫn nối vô xung nguồn và khi dùng STA thì constraint như multi-cycle path.
                      Jeff không hiểu "MUX FF" ... Đoán ý anh là clock của FF vẫn dùng clock ban đầu còn clock-mới thì nối vào Enable của FF.
                      Nếu vậy thì không được vì giả sử clock-mới ở mức cao nhiều hơn 1 chu kì của clock cũ thì FF sẽ được bật (enabled) trong 2 chu kì và sẽ không đúng so với khi nối clock-mới vào chân clock của FF.
                      Chỉ làm được khi thêm 1 khối logic edge-detect ?

                      if(rising_edge(clk)) then
                      if(new_clk='1' and new_clk_d='0') then
                      ff_en <= '1'; else
                      ff_en <= '0';
                      end if
                      end if

                      Comment


                      • #26
                        Nguyên văn bởi jefflieu Xem bài viết
                        Jeff không hiểu "MUX FF" ... Đoán ý anh là clock của FF vẫn dùng clock ban đầu còn clock-mới thì nối vào Enable của FF.
                        Nếu vậy thì không được vì giả sử clock-mới ở mức cao nhiều hơn 1 chu kì của clock cũ thì FF sẽ được bật (enabled) trong 2 chu kì và sẽ không đúng so với khi nối clock-mới vào chân clock của FF.
                        Chỉ làm được khi thêm 1 khối logic edge-detect ?

                        if(rising_edge(clk)) then
                        if(new_clk='1' and new_clk_d='0') then
                        ff_en <= '1'; else
                        ff_en <= '0';
                        end if
                        end if
                        MUX FF hay enable FF là 2 tên gọi của FF mà khi enable thì đường ra sẽ lấy giá trị của đường vô khi xung clock active. Nếu không enable thì đường ra sẽ giữ giá trị cũ.

                        Code:
                        process (clk)
                        begin
                          if (rising_edge(clk)) then
                            if (enable)
                              q <= d;
                            end if
                          end if
                        end process
                        Giả thử xung đầu là 100MHZ, chia làm 5 cho ra 20MHZ. Xung ra 20MHZ ở "1" cho mỗi 5 nhịp của xung 100MHZ. Giả thử như dùng xung 20MHZ cho bộ đếm. Bộ đếm sẽ thay đổi khi xung clock 20MHZ đổi bậc. Nếu dùng xung clock 20MHZ cho enable và xung clock 100MHZ cho clock, bộ đếm cũng vẫn chỉ thay đổi khi xung clock 20MHZ ở "1"
                        Chúc một ngày vui vẻ
                        Tony
                        email : dientu_vip@yahoo.com

                        Comment


                        • #27
                          Xin phép chỉnh lại thiết kế của anh Tony một chút

                          Nguyên văn bởi tonyvandinh Xem bài viết
                          R : số còn; N : Tử số (3); D : mẫu số (7)

                          R = 0
                          Đầu :
                          R = R + N;
                          Nếu R >= D thì R = R - D và xung clock ra = 1
                          Nếu không, xung clock ra = 0
                          Tiếp tục lại từ Đầu cho mỗi nhịp của xung clock.

                          Đường vô
                          * Clock
                          * Reset
                          * N
                          * D

                          Đường ra
                          * Clock_out
                          Nếu R >= D thì R = R - D và enable = 1
                          Nếu không, enable = 0

                          Thêm một mạch "clock gate" có đầu vào là clock, enable nối vào enable ở trên và đầu ra là clock ra.
                          Tuy nhiên "clock gate" ở đây không đơn thuần là một mạch AND đơn giản mặc dù chức năng là mạch AND. Vì với mạch logic AND rất dễ tạo glitch ở xung ra và xung sẽ không "đẹp" .
                          Ý tưởng là như mạch anh mô tả ở trên nhưng có lợi hơn một chút vì có thể điều khiển được "strong" của xung ra. Nhưng yêu cầu phải thiết kế thêm cell "clock gate" nếu trong standard cell không có.

                          Thân mến.

                          Comment


                          • #28
                            Xử lý bằng ngôn ngữ Verilog

                            Gần đây có một số bạn đã học về Verilog và cũng để làm sáng tỏ câu hỏi của Jeff, tôi sẽ dùng Verilog để xử lý cái chia lẻ của xung clock.

                            Trong bài trước, tôi có đề ra đường vào và đường ra, cho nên sẽ bắt đầu từ đây

                            Đường vô
                            * Clock
                            * Reset
                            * N
                            * D

                            Đường ra
                            * Clock_out
                            Trước hết là phải báo cáo module:

                            Code:
                            module FD (clock, reset, N, D, clock_out);
                            Báo cáo đường vô/ra của mỗi tín hiệu:

                            Code:
                            input clock;
                            input reset;
                            input [3:0] N, D; // Tôi chọn 4 bits, nhưng các bạn có thể thay đổi tùy ý
                            output clock_out;
                            reg [4:0] R; // R phải lớn hơn N và D một bit
                            reg int_clk_out; // Dùng tạm thời cho clock_out
                            Điều lưu ý ở đây là N phải nhỏ hơn D.

                            Tôi chọn async reset trong trường hợp này. Nếu muốn sync reset thì xóa reset ra khỏi sensitivity list.

                            Code:
                            always @ (posedge clk or reset)
                            if (reset) begin
                            	int_clk_out = 0;
                            	R = 0;
                            end else begin
                            	R = R + N;
                            	if (R > D) begin
                            		R = R - D;
                            		int_clk_out = 1;
                            	end else
                            		int_clk_out = 0;
                            end
                            Đưa ra clock_out và đóng module

                            Code:
                            assign clock_out = int_clk_out & (!clk);
                            endmodule
                            Nếu muốn tiếp tục chia xuống để tạo chu kỳ đẹp như đã bàn ở những bài trước, int_clk_out có thể dùng là "enable" và giữ clock nguồn cho xung clock

                            Code:
                            reg [3:0] cnt;
                            always @ (posedge clk or reset)
                            if (reset) begin
                            	cnt = 0;
                            end else if (int_clk_out) begin
                            	cnt = cnt + 1;
                            end
                            assign clock_out = cnt[3];
                            Chúc một ngày vui vẻ
                            Tony
                            email : dientu_vip@yahoo.com

                            Comment


                            • #29
                              Nguyên văn bởi hithere123 Xem bài viết
                              Thêm một mạch "clock gate" có đầu vào là clock, enable nối vào enable ở trên và đầu ra là clock ra.
                              Tuy nhiên "clock gate" ở đây không đơn thuần là một mạch AND đơn giản mặc dù chức năng là mạch AND. Vì với mạch logic AND rất dễ tạo glitch ở xung ra và xung sẽ không "đẹp" .
                              Thân mến.
                              AND với !clk thì sẽ không có glitch . Coi bài viết ở trên nhe
                              Chúc một ngày vui vẻ
                              Tony
                              email : dientu_vip@yahoo.com

                              Comment


                              • #30
                                Nguyên văn bởi tonyvandinh Xem bài viết
                                AND với !clk thì sẽ không có glitch . Coi bài viết ở trên nhe
                                Anh lùi phase 180 để mask glitch.

                                Nhưng nếu clock đến mạch int_clk_out sớm hơn clock đến mạch AND thì vẫn còn khả năng có glitch. Anh xem lại thử.

                                Thân mến.

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                tonyvandinh A high tech engineer Tìm hiểu thêm về tonyvandinh

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X