Chính xác ! Đây cũng là vấn đề năm ngoái mình hỏi thầy khi thấy yêu cầu làm DDS. Đến giờ vẫn chưa có câu trả lời.Hjx! Ai có thể phân tích giúp mình được không?
Thông báo
Collapse
No announcement yet.
FPGA và các giải pháp ứng dụng trong Công Nghệ Quân Sự!
Collapse
X
-
Nguyên văn bởi yakhontvn Xem bài viếtChính xác ! Đây cũng là vấn đề năm ngoái mình hỏi thầy khi thấy yêu cầu làm DDS. Đến giờ vẫn chưa có câu trả lời.Hjx! Ai có thể phân tích giúp mình được không?
Trong khi đó mạch đồng bộ có thể xếp vào loại mạch tương tự có yêu cầu rất cao về mặt điện áp, thời gian. Người thiết kế dùng rất nhiều kỹ thuật để đảm bảo yêu cầu này ví dụ như dùng một nguồn riêng để tránh nhiễu từ digital sang, sử dụng kiểu CML logic thay cho CMOS để chống nhiễu nguồn, sử dụng nguồn dòng để phóng nạp để dòng điện khi phóng nạp luôn là hằng số (không phụ thuộc nhiệt độ, điện áp) ... Những cái này là chuyên một sâu bên thiết kế ASIC nên tớ chỉ nói sơ lược.
Comment
-
Chào bác MTAPIC,
Sau khi xem sơ đồ của bác đưa ra:
Nguyên văn bởi MTAPIC Xem bài viếtĐể không sa đà vào các vấn đề khác, cơ bản là đang bàn về Hệ đồng bộ của khí tài, mình mạo muội đưa ra sơ đồ chức năng cửa hệ này, các yêu cầu sẽ đi kèm các hình:
các yêu cầu taok ra các xung và các tham số đều có, vậy theo các bạn, giải pháp trong FPGA sẽ như thế nào?
http://www.vnmilitaryhistory.net/ind...ic,6082.0.html
Em không hiểu thực sự bác yêu cầu sườn của xung 40V "dốc" thế để làm gì?
- Về chiều dài 200m bác đề cập thì em thấy chủ yếu là mạng dây nguồn và thông tin cao tần. Xung đồng bộ như mô tả trong bài toán bác đưa ra chỉ có ý nghĩa như một tín hiệu "enable/set/reset" cho "một chu kỳ làm việc" của các xe chức năng. Nếu vậy thì yều cầu sườn xung không nhất thiết phải dốc như vậy?
- Hoặc em dự là xung đồng bộ 40V ở đây có thể là: do mình tự số hóa một phần nào đó, phần còn lại vẫn là đài thế hệ cũ nên cần xung này. Nếu vậy thì chỉ cần tương tác với các mạch chức năng trong phạm vi xe điều khiển mà thôi và cũng không cần phải dốc như vậy.
Tóm lại, theo em, phần cao tần/phần công suất giao tiếp giữa các xe với nhau bác cứ sử dụng cái đang có, không nên cải tiến thay đổi. Các bác nghiên cứu về máy tính, vi điều khiển, DSP, ... thì bác nghiên cứu cải tiến phần số không thôi và bài toán như vậy nó mới "FPGA" và đúng chủ đề này. Nếu bác vẫn lăn tăn phần khuếch đại xung thì bài toán của bác nên bàn ở khía cạnh đó chứ không nên dính tới FPGA.
Một vài dòng góp ý như vậy,
Thân mến
Comment
-
Nguyên văn bởi hithere123 Xem bài viếtChào bác MTAPIC,
Sau khi xem sơ đồ của bác đưa ra:
và đối chiếu với mô tả tổng quát các đài ở đây:
http://www.vnmilitaryhistory.net/ind...ic,6082.0.html
Em không hiểu thực sự bác yêu cầu sườn của xung 40V "dốc" thế để làm gì?
- Về chiều dài 200m bác đề cập thì em thấy chủ yếu là mạng dây nguồn và thông tin cao tần. Xung đồng bộ như mô tả trong bài toán bác đưa ra chỉ có ý nghĩa như một tín hiệu "enable/set/reset" cho "một chu kỳ làm việc" của các xe chức năng. Nếu vậy thì yều cầu sườn xung không nhất thiết phải dốc như vậy?
- Hoặc em dự là xung đồng bộ 40V ở đây có thể là: do mình tự số hóa một phần nào đó, phần còn lại vẫn là đài thế hệ cũ nên cần xung này. Nếu vậy thì chỉ cần tương tác với các mạch chức năng trong phạm vi xe điều khiển mà thôi và cũng không cần phải dốc như vậy.
Tóm lại, theo em, phần cao tần/phần công suất giao tiếp giữa các xe với nhau bác cứ sử dụng cái đang có, không nên cải tiến thay đổi. Các bác nghiên cứu về máy tính, vi điều khiển, DSP, ... thì bác nghiên cứu cải tiến phần số không thôi và bài toán như vậy nó mới "FPGA" và đúng chủ đề này. Nếu bác vẫn lăn tăn phần khuếch đại xung thì bài toán của bác nên bàn ở khía cạnh đó chứ không nên dính tới FPGA.
Một vài dòng góp ý như vậy,
Thân mến
Từ cái link bạn đưa tớ có xem qua nhưng toàn thấy mấy giới thiệu bên ngoài, chụp vài ảnh, và nguyên lý hoạt động của radar chứ tớ đâu có thấy họ nói gì đến cấu trúc bên trong, và hoạt động của các khối đâu. Mà phải nói thật, nhìn mấy cái ảnh Radar của VN với của Nga trông đúng là đồ từ thời sau thế chiến nản toàn tập. Nói thật tớ chẳng thấy có chỗ nào để yêu hàng Nga cho nổi. Nói về cơ khí, công nghệ của Nga không bằng một góc của Đức các bạn cứ nhìn cái xe hơi của Đức là biết rồi. Về vi điện tử Nga không bằng một góc của Mẽo, với tây Âu. Về vật liệu mới Nga cũng chẳng có một cái gì ra hồn. Nghe nói bên Nga được cái nhiều nhà khoa học rất giỏi lý thuyết nhất là toán. Thời sau khi cộng sản ở châu Âu sụp đổ rất nhiều người chạy sang Mẽo và rất được trọng dụng.
Tín hiệu xung 40V bạn MTAPIC có nhắc đến một lần dùng để kích cho bóng chân không của bộ phát. Tớ không biết chính xác mạch của bạn nhưng cái này có lẽ cũng tương tự như bộ phát của điện thoại GSM. Điện thoại GSM phát theo time slot. Vì vậy nó cần một tín hiệu enable để tạo time slot. Tín hiệu này không đơn thuần chỉ là ở mức 0, 1 bình thường vì làm như vậy ta sẽ có đột biến xung và băng thông của tín hiệu sẽ bị trải rộng ra ảnh hưởng đến các tín hiệu ở tần số bên cạnh. Tín hiệu này ban đầu mở một số transistor khuếch đại sau đó mới mở hết các transistor khuyếch đại nên xung này thoai thoải và băng thông của tín hiệu hẹp lại. Còn bộ khuyếch đại công suất chỉ khuyếch đại trực tiếp tín hiệu được đưa đến từ tầng tiền khuyếch đại chứ không dùng tín hiệu enable này nữa. Theo như bạn MTAPIC nói thì có lẽ trong radar của bạn bộ khuếch đại công suất lại sử dụng tín hiệu này. Cái này tớ cũng không rõ làm vậy có hợp lý hay không.
Về việc giữ nguyên phần tương tự tớ ý kiến hơi khác với bạn một chút. Tớ nghĩ mấy cái radar của Nga mà các bạn đang bắt chước (hoặc cải tiến) làm ra cách đây là nửa thế kỷ rồi. Mấy cái linh kiện thời đó dùng chắc toàn kiểu tương tự với bóng chân không. Loại này nếu như giữ nguyên thiết kế thì e rằng tìm linh kiện cũng không ra. Hơn nữa công nghệ mới trong mảng RF cũng đã có rất nhiều cải tiến tớ lấy ví dụ người ta bây giờ có thể sử dụng vật liệu Gallium Arsenide để làm các bộ thu cao tần với tần số cực cao và nhiễu thấp. Ngoài ra trong thiết kế RF người ta luôn sử dụng minimum length channel để có tần số làm việc cao (low capacitance) và nhiễu thấp mà cái này cần có những công nghệ mới. Một số kỹ thuật radar mới như trải phổ (spread spectrum) có ưu điểm chống nhiễu jamming cực kỳ tốt, đồng thời có thể che dấu tín hiệu radar (do phổ tín hiệu bị trải rộng ra nên đối phương khó phát hiện đế áp chế như bắn tên lửa vào đài radar) thì phần thu phát phải cho phép làm việc với băng thông rộng. Cái này có khả năng phải thay đổi toàn bộ phần RF. Nói chung theo tớ bạn MTAPIC nên dùng một trạm tên lửa ngày xưa để tham khảo, nhưng nên thiết kế lại hoàn toàn mới, cả phần số lẫn phần RF. Công nghệ radar bây giờ cũng chẳng còn là bí mật quân sự gì nữa vì người ta đã áp dụng vào dân sự rất nhiều. Sách về các loại vũ khí như tên lửa, radar bên mẽo này bán đầy. Bạn MTAPIC có thể tham khảo sách mới viết về radar để thiết kế lại.
Comment
-
Chào bạn Rommel.de,
Mình đưa cái link đấy mang mục đích là tham khảo đối chiếu với hình số 1 của bạn MTAPIC, qua đó mình cố hiểu tại sao trong hệ thống số cải tiến của các bạn ấy lại cần xung có độ dốc như vậy, tuy nhiên mình không tìm ra câu trả lời.
Bạn nản về vũ khí và khí tài của Liên Xô trước đây và Nga hiện tại như thế là chưa thật sự đúng đâu. Thứ nhất, trên chiến trường, con người mới là quan trọng nhất. Thứ hai về kĩ thuật, so sánh hiệu quả với hàng của Đức thì mình thấy ngày xưa hàng của Hồng Quân đập hàng của Phát Xít cũng "nát bét" ra đấy thôi. Sau vụ đó thì người Đức của bạn không còn là người Đức trước kia nữa rồi, chỉ biết kiếm tiền và đi du lịch . Đến thời chiến tranh lạnh thì hàng Mỹ cũng đâu có hơn hàng Liên Xô: tại Việt Nam máy bay Mỹ đã bị bắn rơi bởi SAM. Gần đây nhất là chiến tranh Nam Tư thì máy bay Mỹ cũng bị hoàn cảnh tương tự. Lại còn vụ tàu ngầm TQ chui qua mà hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ không biết thì mình thấy hiệu quả mấy cái "hiện đại" của Mỹ vẫn còn làm các kỹ sư Mỹ đau đầu dài dài.
Nếu chỉ nhìn Mỹ bắt nạt mấy ông Irac, Afga, ... "tay không vũ khí" mà mình thấy vũ khí của Mỹ chiếm ưu thế tuyết đối, đánh giá như vậy theo mình là không công bằng.
Quay lại dự án của bạn MTAPIC, mình không nghĩ là các bạn đấy làm lại toàn bộ. Cái mình có thể làm là sau một thời gian nghiên cứu, học tập, sử dụng mình đã hiểu nó tương đối và bây giờ mình muốn cải tiến một phần nào đó cho phù hợp với yêu cầu đặc thù của mình mà thôi. Ngoài ra, mấy cái đồ cổ đèn chân không, mình nhớ có đơn vị X100 chuyên sửa rada ngày xưa ở Cầu Diễn (bây giờ không còn tên X100 nữa), các bạn có nghe nói đến chưa, nếu chưa thì các bạn liên lạc thử hỏi xem còn kho không, biết đâu vẫn chưa bị tái chế để lấy dây vàng
Thân mến
Comment
-
Thứ nhất là không phải nói thiết kế lại là thiết kế lại được ngay,đặc biệt đối với đồ quân sự đâu anh em ạ! Nó cũng có cái khó của nó. Thay thế hiện đại dần thì mới là phương pháp tạm được chấp nhận! Giá của khí tài trang bị chắc nằm ngoài sức tưởng tượng của mọi người đấy!
Thứ hai là không phải đồ cũ thì không hoàn thành nhiệm vụ được đâu nhé! Đừng có tự tin vào trang bị hiện đại.Đúng là cục diện trên chiến trường phần đa là do trạng thái tâm lý của người chiến si!
Mọi người cứ hỏi anh MTAPIC là có cần thề không,có nhất thiết phải thế không? Thật là chán quá đi! Mình tưởng mình làm loãng luồng hóa ra cũng có nhiều người như thế.
Cứ coi như là câu trả lời của anh ấy là cần thiết phải như thía đi! Rồi vào giúp mỗi người một tay,thế thì tốt quá mà!
Comment
-
Chào bạn yakhontvn,
Nguyên văn bởi yakhontvn Xem bài viếtMọi người cứ hỏi anh MTAPIC là có cần thề không,có nhất thiết phải thế không? Thật là chán quá đi! Mình tưởng mình làm loãng luồng hóa ra cũng có nhiều người như thế.
Cứ coi như là câu trả lời của anh ấy là cần thiết phải như thía đi! Rồi vào giúp mỗi người một tay,thế thì tốt quá mà!
[1] Bài toán bạn MTAPIC đưa ra có phải là bài toán dành cho FPGA không?
Theo mình, bài toán tạo ra xung mô tả như hình số 2 của bạn MTAPIC là bài toán dành cho FPGA, nhưng với bài toán đó mà các bạn phải cần mọi người trên này góp ý làm như thế nào thì theo mình các bạn chưa hiểu rõ về FPGA, vậy thì làm sao mà cải tiến khí tài. Phần xung 40V và truyền xa 200m, mình khẳng định luôn FPGA không giải quyết được.
[2] Bạn không nên cho rằng đồ quân sự là cái gì cao siêu, các bạn có điều kiện tiếp xúc thực tế thấy nhiều thứ mới lạ quá, rồi cho rằng người ngoài không biết. Thêm nữa, bạn nói giá của một bộ khí tài quá sức tưởng tượng, theo mình có thể là quá sức tưởng tượng với bạn mà thôi. Mình không biết bạn có đánh giả được chi phí sản xuất ra bộ khí tài đó là bao nhiêu không? hay chỉ biết thông tin qua sự giới thiệu của các thày là: Việt Nam phải bỏ bao nhiêu tiền mới mua được. Hai cái giá đó khác nhau nhiều đấy.
Khi bạn ra trường trở thành kỹ sư, tiếp xúc nhiều với thực tế hơn, và quan trọng nhất bạn vẫn còn giữ được cái tâm trong sáng của người kỹ sư mình tin bạn sẽ thấm thía cái giá mà mỗi bộ khí tài đó đè lên vai người nông dân và bào mòn tài nguyên của đất nước này như thế nào? Nó không phải là cái gì trừu tượng mang tên "quá sức tưởng tượng" cả. Do đó mình luôn mong muốn chủ để này được thảo luận một cách nghiêm túc và mình muốn góp ý cho các bạn làm sao để chủ đề trở về đúng mục đích ban đầu của nó, nhưng cần bắt đầu bằng yêu cầu của bài toán đã, xem nó có thực tế hay không? Muốn vậy thì phải có những câu hỏi và câu trả lời thỏa đáng. Bạn xem lại mình xem bạn đã giúp gì để chủ đề này được thảo luận một cách nghiêm túc?
Vài dòng góp ý với bạn như vậy,
Chúc bạn thành công!
Comment
-
Nguyên văn bởi yakhontvn Xem bài viếtThứ nhất là không phải nói thiết kế lại là thiết kế lại được ngay,đặc biệt đối với đồ quân sự đâu anh em ạ! Nó cũng có cái khó của nó. Thay thế hiện đại dần thì mới là phương pháp tạm được chấp nhận! Giá của khí tài trang bị chắc nằm ngoài sức tưởng tượng của mọi người đấy!
Thứ hai là không phải đồ cũ thì không hoàn thành nhiệm vụ được đâu nhé! Đừng có tự tin vào trang bị hiện đại.Đúng là cục diện trên chiến trường phần đa là do trạng thái tâm lý của người chiến si!
Mọi người cứ hỏi anh MTAPIC là có cần thề không,có nhất thiết phải thế không? Thật là chán quá đi! Mình tưởng mình làm loãng luồng hóa ra cũng có nhiều người như thế.
Cứ coi như là câu trả lời của anh ấy là cần thiết phải như thía đi! Rồi vào giúp mỗi người một tay,thế thì tốt quá mà!
Đọc một số bài viết của bạn tớ nghĩ chắc bạn còn là sinh viên. Nếu đúng như vậy thì trên forum này có nhiều thành viên sẽ là tiền bối của bạn đấy. Nói về kiến thức, kinh nghiệm họ làm thầy của bạn chắc cũng được đấy. Vậy nên bạn hay biết lắng nghe và học hỏi từ mọi người.
Điểm thứ hai tớ muốn nói đó là đây là một diễn đàn mà ai cũng có thể đưa ra ý kiến của mình trên tinh thần học hỏi và tôn trọng lẫn nhau. Nếu như bạn thấy rằng ý kiến mà mọi người đưa ra là sai thì hay chứng minh là sai, tất cả mọi người sẽ đều hoan nghênh và sẽ học hỏi thêm ở bạn. Việc các bạn ỏ đây hỏi lại là một điều hết sức bình thường trên diễn đàn như việc bạn Hithere123 hỏi về việc tại sao lại có xung 40V đơn giản vì bạn đó không hiểu. Nếu bạn biết lý do cần xung 40V thì hãy nói cho bạn đấy biết tại sao lại cấm bạn hỏi.
Việc tớ nói cần làm mới luôn phần RF (cái này là tớ trao đổi lại với bạn Hithere123 mà thôi) là dựa trên quan điểm linh kiện quá cũ không có, và nên áp dụng những công nghệ mới như dùng vật liệu GaAs, kỹ thuật trải phổ... cũng là nói về công nghệ bạn thấy sai thì nên chứng mình thay vì cho rằng đồ cổ vẫn dùng tốt. Nếu đúng là đồ cổ vẫn dùng tốt thì cải tiến làm gì?
Comment
-
Thôi! Chúng ta tập trung vào giải quyết bài toán giúp bạn MTAPIC nhé!
Vấn đề ở đây là tạo xung và truyền đi xa để đồng bộ.
Rất mong các cao thủ phân tích bài toán một cách trọn vẹn để anh em được học hỏi!
Chúc mọi người vui và thành công!All in one. Sài Gòn + Đồng Nai.
Comment
-
Chào các bạn,
Mình đóng góp một khả năng đảm bảo xung 40V có độ dốc cỡ Xnm tại điểm đích:
[1] PFGA tạo xung đồng hồ như hình vẽ số 2 của bạn MTAPIC.
[2] Truyền xung này bằng cáp quang tới điểm đích.
[3] Mạch tạo xung 40V đặt tại điểm đích.
Các bạn thử góp ý về tính khả thi của phương án này nhé,
Thân mến
Comment
-
Theo bạn nghĩ, 1 đài phát thanh, khi điều chế tín hiệu xong, có phải khuếch đại để phát đi ko? và nơi nhận (Radio) có phải khuếch đại ko? tất cả đều phải có khuếch đại
ý mình nói đến Trở kháng sóng, có nghĩa là đường truyền của mình là đường truyền Phide, ko phải là cáp quang hay cái gì cao siêu, bạn hiểu ko? Yêu cầu điện áp 40V sườn xung xxns là bảo đảm bên thu nhận dạng được tín hiệu đồng bộ của mình, ko ngoài yêu cầu của hệ thống.
và mình cũng nói thêm, chỉ có 1 xung của mình là có điện áp 40V, còn các xung khác điện áp đỉnh từ 22V đên 33V, dao động thoải mái, miễn là cái sườn xung bảo đảm một tý, yêu cầu là 8ns thì có thể là 9,10ns để bảo đảm thiết bị làm việc của mình cần xung đồng bộ, mà phải tạo lại xung thì hệ đồng bộ sinh ra chắc để ngắm quá.
Có nghĩa là hệ đồng bộ tạo ra các xung như trên hình trên của mình, phải bảo đảm đến được thiết bị cần đồng bộ mà phải sửa đổi ít nhất, vì khi sửa đồi, đồng nghĩa với việc bị giữ chậm và không còn đồng bộ nữa!
Các bạn hiểu ý của mình ko?Removing Bariers to Inovation!
Seaching in Future!
Comment
-
Chào bạn MTAPIC,
Mình hy vọng bạn hãy bỏ thời gian đọc kỹ những gì mọi người đóng góp cho bài toán bạn đưa ra ở luồng thảo luận này. Sau đó mình muốn trao đổi thêm với bạn một số vấn đề sau:
[1] Theo như bạn nói ở trên, trong tính toán ban đầu của bạn là phải cần khuếch đại; ngoài ra bản thân bạn đã là một chuyên gia làm FPGA rồi thì việc tạo ra 5 xung như mô tả trong hình số 2 của bạn mình tin chắc bạn đã có phương án. Cái khó ở đây là xung cuối cùng bạn cần là có điện áp cao và độ “dốc” rất cao. Mình nghĩ bất cứ ai theo dõi chủ đề này đều nhận ra điều đó. Vậy theo bạn phần khuếch đại này các bạn có thể giải quyết bằng giải pháp FPGA hay sao?
Đây là nơi rất nhiều người có kinh nghiệm làm về ASIC, FPGA nên nếu bài toán bạn đưa ra giải quyết được bằng FPGA thì chắc chắn bạn sẽ nhận được rất nhiều gợi ý hay.
[2] Cũng theo như bạn nói ở trên, bạn cần xung dốc như vậy là do bạn bạn biết xung đó qua “đường truyền cao tần” sẽ giảm độ dốc, tuy nhiên tại điểm nguồn, nếu độ dốc khoảng ~10ns thì tới điểm thu vẫn chấp nhận được. Đây là suy nghĩ của bạn hay là tham số thực tế bạn đo trực tiếp khi truyền một xung có độ dốc ~8ns qua đường cáp cao tần thì tại điểm đích độ dốc là chấp nhận được?
Mình đã giả sử là bạn đã làm thí nghiệm đo đạc này rồi nên mình mới có thắc mắc về tham số độ dốc này. Mình cũng hy vọng bạn biết nguyên tắc đưa xung của bạn truyền qua cáp phider rồi. Tức là truyền dạng xung thì cũng vẫn cần phải có bộ điều chế với tần số của xung mang f0 nào đó, như vậy thì tham số độ dốc ở đây có ý nghĩa như thế nào? và trường hợp này không còn ý nghĩa của tín hiệu đồng bộ nữa.
Bạn đưa thẳng xung của bạn lên đường cáp này? Nếu thế thì tham số trở kháng sóng ở đây có ý nghĩa như thế nào? tại điểm đích bạn đo độ dốc của xung trong điều kiện có tải là bao nhiêu?
Nếu mình hiểu sai về nguyên tắc truyền tín hiệu cao tần như mô tả ở trên thì mình cũng rất mong học hỏi thêm từ mọi người.
[3] Vấn đề khuếch đại và truyền tín hiệu đồng bộ bạn cần giải quyết ở đây là yếu tố hoàn toàn mới đối với hệ thống? ngay cả với các hệ thống hiện đại hơn mà bạn đang tham khảo cho giải pháp cải tiến này?
Chính vì vậy mình mới có ý hỏi nó có thật sự cần thiết không? Hay là dùng lại phần khuếch đại và truyền dẫn này. Ngoài ra, trở lại bài toán của bạn: dùng FPGA tạo xung sau đó xung tại điểm đích cách xa 200m có điện áp cao, độ dốc cao,… thì theo bạn giải pháp dùng FPGA có tích hợp cổng quang + mạch công suất gắn tại đích là một ý tưởng không thực tế?
Một vài dòng trao đổi thêm với bạn,
Chúc bạn cuối tuần vui vẻ!
Comment
-
Nguyên văn bởi MTAPIC Xem bài viếtTheo bạn nghĩ, 1 đài phát thanh, khi điều chế tín hiệu xong, có phải khuếch đại để phát đi ko? và nơi nhận (Radio) có phải khuếch đại ko? tất cả đều phải có khuếch đại
ý mình nói đến Trở kháng sóng, có nghĩa là đường truyền của mình là đường truyền Phide, ko phải là cáp quang hay cái gì cao siêu, bạn hiểu ko? Yêu cầu điện áp 40V sườn xung xxns là bảo đảm bên thu nhận dạng được tín hiệu đồng bộ của mình, ko ngoài yêu cầu của hệ thống.
và mình cũng nói thêm, chỉ có 1 xung của mình là có điện áp 40V, còn các xung khác điện áp đỉnh từ 22V đên 33V, dao động thoải mái, miễn là cái sườn xung bảo đảm một tý, yêu cầu là 8ns thì có thể là 9,10ns để bảo đảm thiết bị làm việc của mình cần xung đồng bộ, mà phải tạo lại xung thì hệ đồng bộ sinh ra chắc để ngắm quá.
Có nghĩa là hệ đồng bộ tạo ra các xung như trên hình trên của mình, phải bảo đảm đến được thiết bị cần đồng bộ mà phải sửa đổi ít nhất, vì khi sửa đồi, đồng nghĩa với việc bị giữ chậm và không còn đồng bộ nữa!
Các bạn hiểu ý của mình ko?
Nếu bạn định truyền tín hiệu xung đi bằng feeder thì tớ có thể khẳng định luôn với bạn là không làm được. Tín hiệu xung của bạn băng thông rất rộng. Nếu bạn khai triển chuỗi fourier một tín hiệu xung, bạn sẽ nhận được rất nhiều tần số là hài bậc cao của tần số cơ bản. Feeder dùng để truyền tín hiệu cao tần có băng thông tương đối hẹp (bước sóng của tín hiệu có liên quan đến kích thước feeder). Truyền tín hiệu xung đi chắc chắn xung của bạn bị méo.
Tớ không có kinh nghiệm gì về máy thu phát truyền hình nhưng mà về mấy thứ nho nhỏ như điện thoại di động thì cũng có chút kiến thức. Phần Rx và Tx của điện thoại nằm chung trong một chip và các tín hiệu đồng bộ như local oscillation... đều bên trong đó. Phần khuếch đại công suất nằm bên ngoài không dùng bất kỳ tín hiệu đồng bộ nào nữa. Tớ nói thẳng, tín hiệu đồng bộ mà bạn cho chạy xa như vậy là không hợp lý rồi. Riêng việc tín hiệu truyền từ điểm A đến điểm B đã bị trễ rất nhiều vậy bạn đồng bộ bằng cách nào?
Comment
-
Ở đây tớ có 2 quyển sách về radar đưa lên để mọi người tham khảo:
Communications radar and electronic warfare
http://www.mediafire.com/?kbeqbu3nh1kjppv
Modern radar
http://www.mediafire.com/?nbytx7nfbt1da1q
Comment
-
Bây giờ phải tách biệt ra thành từng phần như thế này để hiểu đc nhé:Hệ của mình tất nhiên gồm 3 phần:
Phần tạo xung
Phần định dạng xung
Phần truyền xung,
các bạn có thấy như vậy ko?
Bởi vì mình ngoài việc nghiên cứu dự án này, cũng phải làm việc nữa nên có khi lâu lâu mới vào được đây để bàn luận, mà mọi người cứ chú tâm vào một tiểu tiết quá nhỏ, mà quên đi bài toán tổng thể, đừng để ý tới độ dốc xung, mà để ý tới toàn bộ bài toán, bài toán của mình là tạo 1 loạt các xung với yêu cầu đã được nêu ra, chứ không phải truyền các xung có yêu cầu đã nêu ra, nên đừng bàn về vấn đề truyền xung, mà bàn về vấn đề tạo xung!, một hệ nhỏ như thế này, đây là modul gốc của chuyên gia Nga đưa cho mình,mà bàn luận mãi ko thể đưa ra một hướng đi, vậy sau này các hệ lớn hơn, như hệ nội suy không gian, sẽ khó thế nào đây?
Đúng là phần tạo xung rất dễ, Vậy với các yêu cầu về độ rộng, giãn cách thời gian, bạn nào đưa ra được một sơ đồ hoàn chỉnh để tạo ra xung cụ thể (mô phỏng thì tốt) timming các xung đó cụ thể trên 1 trục thời gian, xem khả năng làm thế nào, đừng cứ xét nét mấy tiểu tiết yêu cầu của hệ, bởi đấy chỉ là các yêu cầu để hệ thống làm việc ổn định ở mọi điều kiện, nhưng ai cũng như ai, đầu tiên không cần biết hệ thống bạn làm việc ổn định hay ko, mà cần biết có làm việc không đã!
bây h ví dụ như mình hỏi người bạn mình, Hệ của anh làm việc thế nào, Bạn mình trả lời, Chưa biết có làm việc không, nhưng mà ổn định lắm
với 1 người bạn khác trả lời, đang làm việc, nhưng chưa ổn định, mình sẽ tìm cách ổn định, bạn tin ai? tin hệ thống ổn định hay tin hệ thống làm việc?
Điều đầu tin cần một sản phẩm là nó làm việc được, sau đó mình hiệu chỉnh, để đưa nó vào ổn định, chứ bạn cứ lo sợ nó không ổn định, mà đưa hết giả thuyết này, giả thuyết kia vào, cuối cũng mãi mấy tháng, mấy năm sau, sản phẩm vẫn chưa ra đời và đang trên suy nghĩ, thật vớ vẩn, hãy bắt đầu, có sai mới có tiến bộ, ai hiểu ý mình không?Removing Bariers to Inovation!
Seaching in Future!
Comment
Bài viết mới nhất
Collapse
-
Trả lời cho Sửa bộ nguồn DC 60V 45Abởi nguyendinhvanBây giờ mới có tháng giêng, bao giờ mới đến tháng mười ?
Các cháu mẫu giáo mới lên lớp 1 được có 4 tháng. Nên đừng lấy lý do chúng nó đã đi học rồi để bắt nó viết một bài luận văn, hay là giải bài toán hàm. Phải kiên nhẫn...-
Channel: Điện tử công suất
hôm nay, 00:47 -
-
Trả lời cho tìm mua đồng hồ vạn năngbởi nguyendinhvanKhông có loại nào đủ một vạn chức năng đâu. Nó chỉ được 2345678 , hoặc khủng lắm thì được 10 chức năng.
-
Channel: Điện tử dành cho người mới bắt đầu
hôm nay, 00:16 -
-
bởi since0501Cảm ơn bác đã chia sẻ!...
-
Channel: Điện tử dành cho người mới bắt đầu
19-01-2025, 19:00 -
-
bởi Lê Gia TứMình muốn tìm mua đồng hồ vạn năng giá khoảng 200k có đo tần số cao khoảng 0~1mhz mọi người tư vấn giúp mình với
-
Channel: Điện tử dành cho người mới bắt đầu
19-01-2025, 15:47 -
-
Trả lời cho Mạch tự động bật nguồnbởi davidcopyChỉ cần dùng R C mắc vô phím power là ok....
-
Channel: Điện tử gia dụng
18-01-2025, 20:47 -
-
Trả lời cho Hỏi cách điều chế xungbởi davidcopydùng mach khuếch opamp...
-
Channel: Kỹ thuật điện tử tương tự
18-01-2025, 20:42 -
-
Trả lời cho Thắc mắc về hạ áp cho adapter laptopbởi davidcopy
-
Channel: Điện tử dành cho người mới bắt đầu
18-01-2025, 18:56 -
-
bởi bqvietĐấy gọi là cái "điểm gãy" trong đồ thị điện áp - dung lượng còn lại. Dùng điện áp hở cực để xác định sắp hết hoặc gần đầy thì vẫn tạm ổn. Dùng để đo SOC/DOD thì đừng. Ngay cả số km đã đi cũng chả xác định được...
-
Channel: Điện tử dành cho người mới bắt đầu
17-01-2025, 21:36 -
-
Trả lời cho Giúp em về mạch MPPT và Solar Panel với!?bởi dinhthuong80Vâng, em cũng nghĩ thế khi search được hãng ấy là SRNE, nên em test luôn những cái còn lại, và kết quả đều như nhau.
Nhận thấy kết quả khó chấp nhận, em cũng phân vân có nên mail cho họ để họ thử kiểm tra mã đó không; giữa...-
Channel: Điện tử công suất
17-01-2025, 11:33 -
-
Trả lời cho Giúp em về mạch MPPT và Solar Panel với!?bởi dinhthuong80Xin cảm ơn bác bqviet luônnhiệt tình cho biết nhiều thông tin quí báu, cảm ơn bạn mèomướp có ví dụ đơn giản và dễ hiểu, cảm ơn tất cả đã bớt chút thời gian quí báu vào đây đọc bài.
Cảm ơn bác nhathung1101 cho thông tin và chúc mừng bác mua được những tấm pin NLMT cực tốt theo...-
Channel: Điện tử công suất
17-01-2025, 11:22 -
Comment