Thông báo

Collapse
No announcement yet.

FPGA và các giải pháp ứng dụng trong Công Nghệ Quân Sự!

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • FPGA và các giải pháp ứng dụng trong Công Nghệ Quân Sự!

    Bản thân là một người đã đc tiếp cận đến với FPGA, va bây giờ đang được tiếp cận với 1 bộ khí tài mới cải tiến về Tên lửa của đất nước, và nhận thấy FPGA có ứng dụng rất nhiều, anh em nào có hứng bàn luận về giải pháp phần cứng, phần mềm của FPGA vào bàn luận để học tập và áp dụng trong thực tế!
    Anh em có gắng giúp đỡ nhau, cùng nhau góp phần vào phát triển ngành công nghệ điện tử trong quân sự!
    Cảm ơn các bạn!
    Removing Bariers to Inovation!
    Seaching in Future!

  • #2
    Có thể nói lãnh vực quân sự là thiên đường của FPGA. Chẳng biết FPGA có phải sinh ra từ cuộc đua vũ trang của bọn Mỹ như các lĩnh vực khác ko.
    - Low volume (khối lượng sản phẩm ít)
    - Cực kì linh hoạt, cái này khỏi nói.
    - Tốc độ chạy đáp ứng được hầu hết các ứng dụng
    - Trong lãnh vực quân sự thì budget (hầu bao) thì ko phải vấn đề lớn.

    Chắc bộ khí tài bạn dùng toàn FPGA trên đó . Công việc chính của FPGA là gì:
    1) off-load (giảm tải cho các CPU)
    2) Xử lý solo hàng triệu tín hiệu trong 1 giây, real-time. Điều này thì các CPU/DSP khó địch lại vì hệ thống trên FPGA gần như được customize (chuyên biệt hóa!?!) cho một ứng dụng cụ thể, do đó thời gian phát triển lâu hơn.

    Thật sự là chưa biết rõ ban MTAPIC muốn thảo luận về gì, nhưng có cảm giác là bạn MTAPIC đang rất muốn dùng FPGA để làm cái gì đó mà không biết là gì. .
    Giải pháp phần cứng, phần mềm? Hay làm thế nào để phát triển điện tử trong quân sự?

    Bạn đưa một vài câu hỏi trọng tâm thì mình nghĩ sẽ thu thập được nhiều thông tin từ mọi người hơn.

    Comment


    • #3
      Anh jeffieu ạ! Em chuẩn bị làm đồ án tốt nhiệp.Em định làm với FPGA nhưng em vẫn chưa chọn được vấn đề phù hợp đề làm. Em định làm xử lý ảnh nhưng em làm có một mình không biết có nặng quá không? Anh có vấn đề nào hay hay dùng FPGA thì giới thiệu em với ạ?
      Thanks anh nhiều!

      Comment


      • #4
        ý tưởng còn mơ hồ=>giải pháp mơ hồ.nhưng mình rất thích đi vào lĩnh vực quân sự.bàn luận trên đây có lộ liễu quá ko nhỉ
        Sửa biến tần, Servo, Máy hàn , Máy tính công nghiệp, Nguồn xung 0978666571
        Web :

        Comment


        • #5
          Chào các bạn,

          Tớ hơi ngạc nhiên là các bạn lại cho rằng FPGA rất phù hợp để làm các thiết bị quân sự. Theo như tớ biết thì ở Mẽo này FPGA gần như không được phép dùng cho thiết bị quân sự, cũng như trong lĩnh vực hàng không. Nguyên tắc hoạt động của FPGA là dựa trên phần Look Up Table (LUT) mà thực chất là SRAM array. SRAM array có soft error rất lớn đặc biệt đối với những công nghệ mới như 45nm, 28nm. Các thiết bị quân sự luôn yêu cầu rất cao về độ an toàn, ổn định, và đồng thời phải làm việc trong điều kiện nhiễu mạnh. Nếu thiết bị không an toàn, ổn định thì có khi tên lửa của bạn sẽ bị kích nổ ngay trên mặt đất. Thiết bị của bạn phải có khả năng chống nhiễu mạnh vì đối phương có thể sẽ dùng các thiết bị điện tử để jamming bạn. Đối với vấn đề tên lửa, hàng không các tia vũ trụ tới trái đất thường rất mạnh ở các tầng khí quyển bên trên (ở dưới đất các tia vũ trụ đã bị chặn lại gần hết) nên khả năng tạo soft error lớn hơn lên đến hàng chục nghìn lần dưới mặt đất. Nếu như các thiết bị điện tử chạy sai cũng đồng nghĩa với việc một chiếc máy bay, hoặc một chiếc tên lửa của bạn đi tong. Ở trên mặt đất nếu xe bạn hỏng thì còn có thế gọi người đến kéo về garage, còn trên trời thì chẳng có ai kéo máy bay cho bạn được cả. Thông thường với các thiết bị quan trọng như vậy phần bộ nhớ luôn có ECC để giảm khả năng bị lỗi bit nhưng FPGA không có khả năng này nên người ta không bao giờ dùng. Ngoài ra soft error của DRAM cũng thấp hơn SRAM hàng nghìn lần nên người ta thường dùng DRAM hơn.

          Theo như tớ biết thì hàng quân sự và hàng không người ta xài ASIC và linh kiện rời rạc, và IBM thường làm mấy thứ này. Hàng quân sự phải cái là số lượng không nhiều nên dùng ASIC thì hơi bị tốn kém. FPGA thì phải nói là quá rẻ và quá dễ để làm. Cũng vì thế nên các bạn thấy đồ chơi (vũ khí) của Mẽo và châu Âu lúc nào cũng đắt nhưng mà xắt ra miếng, còn hàng tầu, và cả hàng Nga thì bèo nhưng mà lởm.

          Comment


          • #6
            Nguyên văn bởi jefflieu Xem bài viết
            Có thể nói lãnh vực quân sự là thiên đường của FPGA. Chẳng biết FPGA có phải sinh ra từ cuộc đua vũ trang của bọn Mỹ như các lĩnh vực khác ko.
            - Low volume (khối lượng sản phẩm ít)
            - Cực kì linh hoạt, cái này khỏi nói.
            - Tốc độ chạy đáp ứng được hầu hết các ứng dụng
            - Trong lãnh vực quân sự thì budget (hầu bao) thì ko phải vấn đề lớn.

            Chắc bộ khí tài bạn dùng toàn FPGA trên đó . Công việc chính của FPGA là gì:
            1) off-load (giảm tải cho các CPU)
            2) Xử lý solo hàng triệu tín hiệu trong 1 giây, real-time. Điều này thì các CPU/DSP khó địch lại vì hệ thống trên FPGA gần như được customize (chuyên biệt hóa!?!) cho một ứng dụng cụ thể, do đó thời gian phát triển lâu hơn.

            Thật sự là chưa biết rõ ban MTAPIC muốn thảo luận về gì, nhưng có cảm giác là bạn MTAPIC đang rất muốn dùng FPGA để làm cái gì đó mà không biết là gì. .
            Giải pháp phần cứng, phần mềm? Hay làm thế nào để phát triển điện tử trong quân sự?

            Bạn đưa một vài câu hỏi trọng tâm thì mình nghĩ sẽ thu thập được nhiều thông tin từ mọi người hơn.
            Radiation tolerant (register dupplication) cũng rất quan trọng trong quân sự và hầu hết FPGA có khả năng này.
            Chúc một ngày vui vẻ
            Tony
            email : dientu_vip@yahoo.com

            Comment


            • #7
              Nguyên văn bởi Rommel.de Xem bài viết
              Chào các bạn,

              Tớ hơi ngạc nhiên là các bạn lại cho rằng FPGA rất phù hợp để làm các thiết bị quân sự. Theo như tớ biết thì ở Mẽo này FPGA gần như không được phép dùng cho thiết bị quân sự, cũng như trong lĩnh vực hàng không. Nguyên tắc hoạt động của FPGA là dựa trên phần Look Up Table (LUT) mà thực chất là SRAM array. SRAM array có soft error rất lớn đặc biệt đối với những công nghệ mới như 45nm, 28nm. Các thiết bị quân sự luôn yêu cầu rất cao về độ an toàn, ổn định, và đồng thời phải làm việc trong điều kiện nhiễu mạnh. Nếu thiết bị không an toàn, ổn định thì có khi tên lửa của bạn sẽ bị kích nổ ngay trên mặt đất. Thiết bị của bạn phải có khả năng chống nhiễu mạnh vì đối phương có thể sẽ dùng các thiết bị điện tử để jamming bạn. Đối với vấn đề tên lửa, hàng không các tia vũ trụ tới trái đất thường rất mạnh ở các tầng khí quyển bên trên (ở dưới đất các tia vũ trụ đã bị chặn lại gần hết) nên khả năng tạo soft error lớn hơn lên đến hàng chục nghìn lần dưới mặt đất. Nếu như các thiết bị điện tử chạy sai cũng đồng nghĩa với việc một chiếc máy bay, hoặc một chiếc tên lửa của bạn đi tong. Ở trên mặt đất nếu xe bạn hỏng thì còn có thế gọi người đến kéo về garage, còn trên trời thì chẳng có ai kéo máy bay cho bạn được cả. Thông thường với các thiết bị quan trọng như vậy phần bộ nhớ luôn có ECC để giảm khả năng bị lỗi bit nhưng FPGA không có khả năng này nên người ta không bao giờ dùng. Ngoài ra soft error của DRAM cũng thấp hơn SRAM hàng nghìn lần nên người ta thường dùng DRAM hơn.

              Theo như tớ biết thì hàng quân sự và hàng không người ta xài ASIC và linh kiện rời rạc, và IBM thường làm mấy thứ này. Hàng quân sự phải cái là số lượng không nhiều nên dùng ASIC thì hơi bị tốn kém. FPGA thì phải nói là quá rẻ và quá dễ để làm. Cũng vì thế nên các bạn thấy đồ chơi (vũ khí) của Mẽo và châu Âu lúc nào cũng đắt nhưng mà xắt ra miếng, còn hàng tầu, và cả hàng Nga thì bèo nhưng mà lởm.
              Những khách hàng quân sự của tôi ở Mỹ đa số dùng FPGA. Họ chỉ dùng ASIC khi không thể đạt được tốc độ chủ yếu nếu dùng FPGA.
              Chúc một ngày vui vẻ
              Tony
              email : dientu_vip@yahoo.com

              Comment


              • #8
                Nguyên văn bởi robocon2011 Xem bài viết
                Anh jeffieu ạ! Em chuẩn bị làm đồ án tốt nhiệp.Em định làm với FPGA nhưng em vẫn chưa chọn được vấn đề phù hợp đề làm. Em định làm xử lý ảnh nhưng em làm có một mình không biết có nặng quá không? Anh có vấn đề nào hay hay dùng FPGA thì giới thiệu em với ạ?
                Thanks anh nhiều!
                Dễ nhất là tìm 1 bài báo nào người ta làm về thuật toán, mình sẽ implement trên FPGA nếu như thời gian chạy của thuật toán trên PC là khá lâu.

                Mình nghĩ ra được mấy thứ này:

                - Video Encoders, hiện giờ đang thịnh là H246 và đã khá hoàn chỉnh. Trong tương lai, TV sẽ được truyền qua internet, do đó để bảo đảm ổn đinh, "nhà đài" phải cung cấp nhiều loại chất lương khác nhau cho cùng 1 video: 500kbps, 800k, 1Mb, 3Mb ...v.v. Vấn đề cần giải quyết là:
                == Việc encode nhiều loại bitrate cùng 1 lúc có thể sẽ cần FPGA. Và các cách hiện nay có tối ưu hóa viêc này chưa?
                Nếu bạn thích, có thể dành 2 tháng nghiên cứu các việc này, coi người ta làm như thế nào. Thật ra công việc tìm hiểu coi project có nên làm không là của người hướng dẫn. Các bạn ko có thời gian để làm việc này, nhưng nếu có thời gian thì quá tốt. Vấn đề này khó.

                - Image search: ví dụ bây giờ cho bạn 1 bức hình chụp từ vệ tinh và 1 database các bức hình, làm thế nào để search coi bức hình chụp được là ở đâu? Cái này chắc cũng làm nhiều rồi. Bạn kiếm 1 bài báo nào về thuật toán này và implement trên FPGA (nếu cần thiết). Google chắc khoái cái này lắm .

                Ngoài ra: bạn có thể vào trang này:
                www.springerlink.com search "FPGA image processing" ... đọc phần mở đầu của các project người ta làm, thích cái nào mình download cho bạn rồi bạn ngâm cứu.

                Comment


                • #9
                  Nguyên văn bởi Rommel.de Xem bài viết
                  Chào các bạn,

                  Tớ hơi ngạc nhiên là các bạn lại cho rằng FPGA rất phù hợp để làm các thiết bị quân sự. Theo như tớ biết thì ở Mẽo này FPGA gần như không được phép dùng cho thiết bị quân sự, cũng như trong lĩnh vực hàng không. Nguyên tắc hoạt động của FPGA là dựa trên phần Look Up Table (LUT) mà thực chất là SRAM array. SRAM array có soft error rất lớn đặc biệt đối với những công nghệ mới như 45nm, 28nm. Các thiết bị quân sự luôn yêu cầu rất cao về độ an toàn, ổn định, và đồng thời phải làm việc trong điều kiện nhiễu mạnh. Nếu thiết bị không an toàn, ổn định thì có khi tên lửa của bạn sẽ bị kích nổ ngay trên mặt đất. Thiết bị của bạn phải có khả năng chống nhiễu mạnh vì đối phương có thể sẽ dùng các thiết bị điện tử để jamming bạn. Đối với vấn đề tên lửa, hàng không các tia vũ trụ tới trái đất thường rất mạnh ở các tầng khí quyển bên trên (ở dưới đất các tia vũ trụ đã bị chặn lại gần hết) nên khả năng tạo soft error lớn hơn lên đến hàng chục nghìn lần dưới mặt đất. Nếu như các thiết bị điện tử chạy sai cũng đồng nghĩa với việc một chiếc máy bay, hoặc một chiếc tên lửa của bạn đi tong. Ở trên mặt đất nếu xe bạn hỏng thì còn có thế gọi người đến kéo về garage, còn trên trời thì chẳng có ai kéo máy bay cho bạn được cả. Thông thường với các thiết bị quan trọng như vậy phần bộ nhớ luôn có ECC để giảm khả năng bị lỗi bit nhưng FPGA không có khả năng này nên người ta không bao giờ dùng. Ngoài ra soft error của DRAM cũng thấp hơn SRAM hàng nghìn lần nên người ta thường dùng DRAM hơn.

                  Theo như tớ biết thì hàng quân sự và hàng không người ta xài ASIC và linh kiện rời rạc, và IBM thường làm mấy thứ này. Hàng quân sự phải cái là số lượng không nhiều nên dùng ASIC thì hơi bị tốn kém. FPGA thì phải nói là quá rẻ và quá dễ để làm. Cũng vì thế nên các bạn thấy đồ chơi (vũ khí) của Mẽo và châu Âu lúc nào cũng đắt nhưng mà xắt ra miếng, còn hàng tầu, và cả hàng Nga thì bèo nhưng mà lởm.
                  FPGA có cùng 1 family có loại riêng dùng cho quân sự, dĩ nhiên bán mắc hơn. Mình chưa trực tiếp làm trong lĩnh vực quân sự nhưng một số người quen trong lĩnh vực quân sự cho biết họ dùng FPGA khá nhiều. Nhưng cuối cùng trong cái tên lửa phóng đi có cái gì thì minh ko biết

                  Comment


                  • #10
                    Chi Tiết

                    Có thể các lĩnh vực khác ko biết lắm nhưng bản thân tôi làm ở lĩnh vực tên lửa, Mỹ thì dùng FPGA nhiều rồi, còn bọn Nga cũng dùng ko ít, việc anh em mình bàn luận có nhiều phần có thể tiếp cận mà ko ảnh hưởng gì tới vấn đề bảo mật quân sư. Bởi vậy mình nêu một số ứng dụng mà bọn Nga đưa FPGA vào trong Công nghệ quân sự!
                    - Xử lý tín hiệu trung tần máy thu và máy phát.
                    - Xử Lý ảnh, và quang ảnh nhiệt.
                    - Điều khiển hệ truyền động bám sát
                    - Modul tạo xung và bám theo xung
                    Những yêu cầu cơ bản của hệ thống điện tử trong Công Nghệ Quân Sự:
                    - Xử lý thời gian thực
                    - Làm việc với các xung cỡ 1ns
                    - Có độ ổn định và tính sống còn lớn
                    - Tần số làm việc lớn 1GHz với máy tính và >100M với các thiết bị xử lý tín hiệu tùy loại tín hiệu!
                    Hiện nay tôi đang làm một số modul trong 1 bộ khí tài tên lửa mới của nước ta, được hơn một số bạn là trực tiếp tiếp cận với các bo mạch trong bộ khí tài. Các modul cụ thể như sau:
                    - Hệ đồng bộ
                    - TBK quang ảnh nhiệt (chủ yếu là xử lý video)
                    - Hệ Lập lệnh và Hệ Phát lệnh
                    - Anten Mạng Pha (cái này đang nghiên cứu vì nó đi cùng với Hệ Phát Lệnh, bản thân mình chưa nắm đc nhiều kiến thức về Anten Mạng Pha)
                    Cái đầu tiên mình làm là Hệ đồng bộ, với 3 modul chính là
                    + Đồng bộ cự ly
                    + Đồng bộ góc ngoài
                    + Đồng bộ góc ở chế độ tạo giả
                    * Đồng bộ cự ly tạo ra các xung cơ bản sau:
                    - Xung 1 có độ rộng = 4us chu kỳ chu kỳ từ 250us đến 560us(tùy vào chế độ làm việc), điện áp 40v, trở kháng sóng 300 ôm độ tụt đỉnh xung 0,3V,sườn trước < 8ns, sườn sau < 10ns.
                    - Xung 2 có độ rộng 1,4us chu kỳ từ 250us đến 560us(tùy vào chế độ làm việc), điện áp 22-32V, trở kháng sóng 75 ôm độ tụt đỉnh xung 0,3V,sườn trước < 8ns, sườn sau < 10ns.trễ so với xung 1 là 1,7us.
                    - Xung 3 có độ rộng = 0,26us tới 0,7 us chu kỳ = xung 1, điện áp 22-32V, trở kháng sóng 300 ôm độ tụt đỉnh xung 0,3V,sườn trước < 8ns, sườn sau < 10ns.trễ so với xung 2 là 0,85us.
                    - Xung 4 có độ rộng = 1,4us chu kỳ = xung 1, điện áp 22-32V, trở kháng sóng 300 ôm độ tụt đỉnh xung 0,3V,sườn trước < 8ns, sườn sau < 10ns.trễ so với xung 2 là 0,85us.
                    - Xung 5 có độ rộng = 1,4us chu kỳ = xung 1, điện áp 3V - 4vV, trở kháng sóng 75ôm độ tụt đỉnh xung 0,05V,sườn trước < 3ns, sườn sau < 5ns.trễ so với xung 1 là 4,7us

                    Bước đâu anh em giúp hoàn thiện giải pháp tạo ra các xung này, sau đó sẽ bàn thêm một số modul khác!
                    Removing Bariers to Inovation!
                    Seaching in Future!

                    Comment


                    • #11
                      Mình cũng xin nói thêm thế này, việc hệ đồng bộ trên, nhìn thì dễ (đúng là dễ bởi vì chỉ là tạo xung) nhưng nó là trái tim của cả bộ khí tài, nó làm việc ảnh hưởng tới mọi ngóc ngách của bộ khí tài, là trái tim mang nhịp đập cho toàn bộ các khối, các mạch trên bộ khí tài nên mình mới đưa ra nhiều tham số cho 1 xung như vậy , ngoài ra còn yêu cầu công suất xung, nhưng mình nghĩ vấn đề đó để sau!yêu cầu đầu tiên của nó là ổn định và chính xác.
                      Removing Bariers to Inovation!
                      Seaching in Future!

                      Comment


                      • #12
                        Nguyên văn bởi MTAPIC Xem bài viết
                        Mình cũng xin nói thêm thế này, việc hệ đồng bộ trên, nhìn thì dễ (đúng là dễ bởi vì chỉ là tạo xung) nhưng nó là trái tim của cả bộ khí tài, nó làm việc ảnh hưởng tới mọi ngóc ngách của bộ khí tài, là trái tim mang nhịp đập cho toàn bộ các khối, các mạch trên bộ khí tài nên mình mới đưa ra nhiều tham số cho 1 xung như vậy , ngoài ra còn yêu cầu công suất xung, nhưng mình nghĩ vấn đề đó để sau!yêu cầu đầu tiên của nó là ổn định và chính xác.
                        Vấn đề tạo xung mình thấy việc khó nằm ở phần mạch khuếch đại công suất:
                        Xung 40V mà sườn chỉ có 8ns! Mình thấy thời gian xung ...v.v không có gì trở ngại cho FPGA. Một microcontroller mình nghĩ cũng có thể đáp ứng được.

                        Comment


                        • #13
                          Theo jef thì mạch khuếch đại cần những gì (dù ngoài luồng vẫn hỏi luôn ở đây)!
                          Removing Bariers to Inovation!
                          Seaching in Future!

                          Comment


                          • #14
                            Chào bạn MTAPIC,

                            Nếu không bí mật, bạn có thể viết vài bài giới thiệu về các thiết kế mà bạn đang làm được không? Tớ và có lẽ nhiều bạn nữa đều muốn biết về các thiết kế bên quân sự cũng như sự khác nhau của nó với bên dân sự. Tớ có một đồng nghiệp ngày xưa nó làm trong một nhóm thiết kế radar cho bộ quốc phòng Mẽo. Nó làm về thiết kế ADC hay DAC gì đó. Bọn nó thiết kế phần RF và base band trên 2 chip riêng biệt. Bên dân sự thì thường thích tích hợp chung vào nhưng nói chung khi tích hợp chung vào thì bên số thường can nhiễu sang bên RF, và thậm chí TX và RX cũng can nhiễu lẫn nhau; cái này gọi là spur. Công nghệ mà bọn nó sử dụng để thiết kế là loại BiCMOS SiGe của IBM. Loại công nghệ này về mặt số thì nó hoàn toàn tương tự công nghệ CMOS thông thường ngoài ra nó còn có thêm transistor npn (hay pnp tớ không nhớ rõ) có lớp base rất mỏng là Ge thay vì Si thông thường. Transistor này gọi là HBT (Heterojunction Bipolar Transistor). Loại bipolar này có độ nhiễu tạp âm cực thấp, tần số làm việc cao hơn khoảng 2 lần so với bipolar npn bằng silicon thông thường, nhiệt độ làm việc từ -180 đến 120 độ.

                            Về vấn đề làm mạch tạo xung tớ có một số ý như thế này. Chuyên ngành của tớ là thiết kế ASIC nên tớ nói theo kiểu thiết kế ASIC, có thể không hoàn toàn chính xác nhưng bạn có thể tham khảo.

                            Trước hết bạn cần có một mạch dao động. Tần số làm việc của bạn rất thấp nên bạn có thể tìm được rất nhiều những IC dao động đáp ứng yêu cầu của các hãng Maxim, hay Linear Technology. Bạn hay tạo một tần số lớn sau đó dùng mạch đếm để chia tần số xuống ví dụ N clock cycle thì đầu ra là 1; M clock cycle thì đầu ra là 0. Bây giờ cần phải nâng điện áp đầu ra lên mức cao. Mạch của bạn là loại dao động có băng thông rộng nên transistor dùng để làm driver cũng phải có băng thông rộng. Bạn có thể sử dụng loại LDMOS. Đây là loại dùng để khuyếch đại công suất cho các mạch RF. Có một điểm mà bạn cần lưu ý là khi tín hiệu qua mạch level shifter thì độ trễ của sườn lên và sườn xuống không giống nhau nên nó sẽ làm thay đổi độ rộng xung. Cách khắc phục thì cũng dễ thôi. Bạn sử dụng 2 tín hiệu đồng hồ ngược pha là Clk1 và Clk1_n. Sau mạch level shifter bạn đặt một RS latch. Tín hiệu đầu ra sẽ bằng 1 khi Clk1 bằng 1, và bằng 0 khi Clk1_n bằng 1. Như vậy nó chỉ phụ thuộc và sườn lên của 2 tín hiệu Clk1, và Clk1_n. Với thiết kế ASIC thì ta có thể coi 2 thời gian này là bằng nhau và độ rộng xung là không đổi. Cuối cùng bạn cần phải làm mạch phối hợp trở kháng và cũng là mạch công suất của xung đồng hồ. Bạn tạo tín hiệu dạng xung nên băng thông rất rộng không thể dùng mạch phối hợp trở kháng theo kiểu bên RF được. Thật ra mạch phối hợp trở kháng cũng không có gì khó, nguyên tắc của nó là như thế này. Ở đầu ra bạn ghép nhiều NMOS song song với nhau, nhiều PMOS song song với nhau. Khi mạch chạy nếu nhiều NMOS, hay PMOS cũng bật thì dòng ra sẽ lớn và có nghĩa là nội trở giảm. Nếu ít NMOS hay PMOS mở thì dòng sẽ nhỏ và nội trở lớn. Bạn phải xác định số lượng vừa đủ của NMOS và PMOS để nội trở vừa đúng theo ý bạn. Cái này làm như sau. Giả sử điện áp làm việc của bạn là 40V, yêu cầu phối hợp trở kháng là 75 ohm. Trước tiên bạn nối đầu ra của driver (thực chất là inverter) với một điện trở 75 ohm và nối xuống đất. Bạn tắt hết các NMOS và bật dần từng PMOS lên đến khi nào điện áp tại đầu ra là 20V (một nửa điện áp làm việc) thì bạn đã căn chỉnh xong cho PMOS. Khi này nội trở của PMOS chính bằng 75 ohm. Sau đó nối điện trở này lên nguồn, tắt hết các PMOS và mở dần các NMOS cho đến khi nào điện áp ra cũng bằng 20V là bạn đã căn chỉnh xong cho NMOS. Nội trở của các NMOS bay giờ cũng là 75 ohm. Đây chính là cách làm trong ASIC. Để tăng độ ổn định của tín hiệu đồng hồ thì bạn có thể dùng loại differential tức là dùng 2 tín hiệu thay vì 1. Loại differential này chống nhiễu tốt hơn.
                            Last edited by Rommel.de; 27-06-2011, 12:35.

                            Comment


                            • #15
                              Bởi vì phần mình đưa trên đây và đang làm là 1 phần rất nhỏ của hệ thống, những yêu cầu có thể đạt được bằng các linh kiện chính xác hơn, nhưung thực tế mà nói, vấn đề dù phần khuyếch đại xung hay phần tạo xung, mình thiết kế phần cứng (Board ) là để áp dụng trực tiếp lên khí tài, nên đầu tiên phải đảm bảo yêu cầu tạo xung đã, theo các bạn, tạo xung bằng chính FPGA hay FPGA chỉ tạo xung kick mạch tạo xung triger bên ngoài? Dù đã có một số kinh nghiệm nhất định về làm FPGA, nhưng với các yêu cầu cao như vậy, mình vẫn phải trăn trở nhiều!
                              - Việc phối hợp trở kháng sóng mình có thể làm được
                              - Khuêch đại xung cũng làm được, nhưng giá trị hiện tại (thử nghiệm) có thể chạy được song vẫn chưa đạt yêu cầu (điện áp và độ sụt đỉnh xung thì bảo đảm) nhưng mà sườn xung vẫn đang có vấn đề ai có giải pháp nào hoàn thiện hơn ko?
                              - Phần tạo xung của mình hiện đang làm là chia tần ra, và delay, kick mạch tạo xung bên ngoài
                              nay mình đang định thay luôn bằng các bộ đếm và so sánh để đưa ra xung không cần các mạch tạo xung bên ngoài, đưa tới bộ khuyếch đại vi sai rồi phối hợp trở kháng rồi đưa ra ngoài, liệu có ổn không
                              - Một điều nữa, là mình thiết kế FPGA trên Altium, rất trực quan và dễ sử dụng lại mô phỏng live được nên nhìn thấy được luôn không cần máy hiện sóng!
                              có ai có hứng thú thì giúp mình với nhé!
                              Removing Bariers to Inovation!
                              Seaching in Future!

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              MTAPIC Tìm hiểu thêm về MTAPIC

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X