Thông báo

Collapse
No announcement yet.

FPGA và các giải pháp ứng dụng trong Công Nghệ Quân Sự!

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #31
    Nguyên văn bởi hithere123 Xem bài viết
    Chào bác MTAPIC,

    - Em có ý kiến riêng thế này: bác tạo ra xung từ FPGA với điện áp thấp trước rồi bác truyền thằng này đi tới điểm đích luôn cho em. Sau đó bác gắn khối thứ 2 ngay tại điểm đích. Như thế bài toán về sườn của bác sẽ đơn giản hơn chút. Tuy nhiên, em dự là hệ thống của bác là hai chiều, như vậy thì sẽ phải cần giải pháp khác phức tạp hơn. Nhưng em cũng cần thời gian để tìm hiểu hệ thống của bác cái đã.
    Thân mến
    Theo bạn thì xung tử chân fpga ra có thể truyền được bao xa ? Bạn sử dụng phuong pháp truyền đi như thế nào?

    Comment


    • #32
      Nguyên văn bởi yakhontvn Xem bài viết
      Theo bạn thì xung tử chân fpga ra có thể truyền được bao xa ? Bạn sử dụng phuong pháp truyền đi như thế nào?
      Theo nguyên tắc, những xung clock nên giữ càng ngắn càng tốt để tránh nhiễu và ảnh hưởng thay đổi (signal integrity). Sườn càng lẹ thì nên chạy càng ngắn. Muốn chạy dài và tránh nhiễu thì có 3 cách:

      1) Chuyển qua sine.
      2) Dùng differential driver (LVDS, không biết tiếng Việt là gì).
      3) Dùng low impedance driver với far end termination (TTL driver). Tối đa chỉ được khoảng 1/2 mét.

      Tùy theo loại FPGA thì có thể dùng LVDS hoặc RocketIO (differential drivers) để truyền high speed signal.
      Chúc một ngày vui vẻ
      Tony
      email : dientu_vip@yahoo.com

      Comment


      • #33
        Chào bạn yakhontvn

        Nguyên văn bởi yakhontvn Xem bài viết
        Theo bạn thì xung tử chân fpga ra có thể truyền được bao xa ? Bạn sử dụng phuong pháp truyền đi như thế nào?
        Xung từ chân FPGA đi được vài dm thôi. Mình vẫn chưa đề cập tới việc đưa xung này đi như thế nào ở đây, vì mình đang tìm hiểu hệ thống của các bạn có phải là hai chiều không; và yêu cầu về sườn của xung 40V có nhất thiết phải ~ 8ns như thế không?
        - Nếu là hệ thống đồng bộ cho cả hai chiều thì cần giải pháp phức tạp hơn, không hề đơn giản; và tạo xung bằng FPGA không là bộ phận giải quyết vấn đề này.
        - Nếu yêu cầu về sườn là thực sự cần thiết nhất định phải đạt được thì việc bạn đảm bảo sườn 8ns từ nguốn Nguyễn Y Vân ở đích cách xa 200m thì theo mình chuyển khối hai tới vị trí đích sẽ tốt hơn. Và một lần nữa tạo xung bằng FPGA cũng không là bộ phận giải quyết vấn đề này.

        FPGA chỉ đảm bảo cho bạn có thể tạo ra xung có tỷ lệ như yêu cầu của bài toán này mà thôi.

        Thân mến,

        Comment


        • #34
          Tớ nghĩ bạn Hithere123 nói rất chính xác. Nếu như bạn muốn cấp cho toàn bộ hệ thống những xung này một cách đồng bộ nhau là rất khó vì giả sử như một chip bạn đặt ở vị trí A, và một chip đặt ở vị trí B cách rất xa nhau phải nhận được xung ở cùng một thời điểm hoặc cách nhau một khoảng thời gian chính xác (ví dụ như độ trễ giữa xung 2 và xung 1...) Để làm cái này bạn phải có một IC dao động ở trung tâm cấp tín hiệu giao động. Khi bạn cấp tín hiệu giao động đến điểm A, bạn phải làm thêm một đường cấp giả tương tự như vậy đưa ngược về IC dao động. IC dao động sẽ dùng vòng khóa pha cấp xung sơm lên một khoảng thời gian sao cho thời điểm A nhận được tín hiệu (cũng là thời điểm đường cấp giả đưa tín hiệu ra) đồng bộ với trung tâm. Nếu như mạch của bạn lớn như vậy, lại phải chuyển mức điện áp thì không dễ chút nào đâu. Có lẽ phải dùng vài IC dao động đồng bộ với tín hiệu từ trung tâm và các IC dao động này cấp tín hiệu xung cho các mạch xung quanh nó mà thôi.

          Nếu được tớ hi vọng bạn MTAPIC viết vài bài giới thiệu về kiến trúc và nguyên tắc hoạt động của trạm tên lửa mà bạn đang nghiên cứu để mọi người cùng tìm hiểu.

          Comment


          • #35
            Bạn MTAPIC làm ở đơn vị nào thế? Theo mình biết thì các khối đồng bộ xung của Nga làm ngày xưa có độ dựng sườn xung không tới cỡ ns đâu,chỉ cỡ us là ok rồi nhưng phần khuếch đại của họ thì rất ổn (biên độ xung lớn tầm vài chục V và truyền đi rất nhiều vị trí để đồng bộ xung cho toàn đài). Theo mình thì để đơn giản chỉ có cách bạn khuếch đại ngay xung đầu ra của FPGA lên trước khi truyền đi xa tới nhiều vị trí,vấn đề là fải tìm được linh kiện khuếch đại phù hợp thôi.

            Comment


            • #36
              Nguyên văn bởi Rommel.de Xem bài viết
              Nếu được tớ hi vọng bạn MTAPIC viết vài bài giới thiệu về kiến trúc và nguyên tắc hoạt động của trạm tên lửa mà bạn đang nghiên cứu để mọi người cùng tìm hiểu.
              Mình xin đưa ra một bài giới thiệu cơ bản và nguyên tắc hoạt động của hệ mà mình nghiên cứu:
              * Cơ bản 1 hệ thống đkTLPK được cấu tạo bằng 4 thành phần chính :
              + Hệ thống thu phát tín hiệu và quan sát không gian (máy phát, máy thu, Anten.)
              + Hệ thống xử lý tín hiệu và điều khiển (xử lý tín hiệu mục tiêu, tên lửa, điều khiển tên lửa, điều khiển chế độ hoạt động của đài.)
              + Hệ thống phóng (Bệ phóng, đạn tên lửa)
              + Hệ thống động lực (máy phát điện, nguồn điện công nghiệp)

              Các hệ thống trên được cấu tạo vào nguyên tắc hoạt động chung như sau:
              + Hệ thống thu phát:

              Gồm 3 anten: 1 an ten phát, 1 an ten thu và 1 an ten điều khiển
              Máy phát cao tần, các bộ điều chế xung phát
              Máy thu, khuếch đại cao tần, giải điều chế, đưa về trung tần, xử lý tương can, đưa ra bên hệ thông xử lý
              nói cơ bản hệ thống này là 1 ra đa xung dopple 3 tọa độ.
              Gồm hệ thống anten vs truyền sóng
              thiết bị vô tuyến phát ngắm và quan sát mục tiêu thu tín hiệu MTvà TL
              Phát lệnh điều khiển
              Hệ quang điện tử xử lý ảnh nhiệt

              + Hệ thống điều khiển:

              Gồm từ 8 đến 12 máy tính song song làm việc cùng một chế độ do một máy tính trung tâm quyết định.
              Đồng bộ chế độ làm việc cho toàn bộ hệ thống
              Đưa ra các lệnh điều khiển, các chương trình làm việc cho toàn bộ hệ thống
              Giải các phương trình siêu cấp và cao cấp, vi phân và tích phân không gian, giải các bài toán nội suy không gian, ngoại suy vị trí
              Chuẩn bị các thao tác dữ liệu,tạo lệnh điều khiển và đưa sang hệ thống thu phát
              Làm việc với các thiết bị ghép nối khác (như rada, các hệ thống có cấu trúc tương tự trong toàn bộ hệ thống PK quốc gia)
              Bám sát và dẫn động đưa phương pháp điều khiển TL tới mục tiêu
              Cho phép kick nổ đạn, hay hủy đạn
              Các thiết bị hiển thị và thao tác bằng tay.

              + THiết bị phóng :
              Mình coi cái này đơn giản vì chỉ là hệ bám vị trí vòng quay 360 độ và góc nghiêng từ -1 độ tới 80 độ (2 bậc tự do)

              Mình sẽ viết thêm khi có điều kiện vì bây h đang phải làm việc, nếu rỗi tối sẽ viết tiếp
              @ Yakhonvn anh chưa biết em là ai, nếu có thể a sẽ rẽ vào trường gặp em nói chuyện
              Removing Bariers to Inovation!
              Seaching in Future!

              Comment


              • #37
                Nguyên văn bởi e_fan Xem bài viết
                Bạn MTAPIC làm ở đơn vị nào thế? Theo mình biết thì các khối đồng bộ xung của Nga làm ngày xưa có độ dựng sườn xung không tới cỡ ns đâu,chỉ cỡ us là ok rồi nhưng phần khuếch đại của họ thì rất ổn (biên độ xung lớn tầm vài chục V và truyền đi rất nhiều vị trí để đồng bộ xung cho toàn đài). Theo mình thì để đơn giản chỉ có cách bạn khuếch đại ngay xung đầu ra của FPGA lên trước khi truyền đi xa tới nhiều vị trí,vấn đề là fải tìm được linh kiện khuếch đại phù hợp thôi.
                Bởi vì các hệ khí tài trước làm việc bằng bóng đèn điện tử, khả năng làm việc tốt với xung điện áp cao
                hệ thống hiện tại làm việc là hệ bán dẫn số, khả năng làm việc với điện áp cao không đc như đèn điện tử
                Mình hiện đang bám theo sát dự án cải thiến C125, nguyên tắc phải khuyếch đại là đúng rồi!không thể đưa tín hiệu từ FPGA đi xa hàng chục met, hàng trăm met để điều khiển hay đồng bộ được ! theo bạn nghĩ thì nên chọn linh kiện KD ntn cho phù hợp?

                À, mà bạn là ai?nghe kiểu nói quen quen, nhưng ko nhận ra!
                Removing Bariers to Inovation!
                Seaching in Future!

                Comment


                • #38
                  Chào mọi người! Những ai đã làm các ứng dụng trong quân sự rồi thì lên tiếng nhé! Để dễ dàng trong việc trao đổi! Chỉ giải thích cho những ai không trong lĩnh vực này!
                  Tình hình là vừa thi xong môn Radar điều khiển hỏa lực đối hải.Đã hỏi thầy về vẫn đề này và thầy nói là thầy đã làm được (phần khuếch đại xung).Nhưng mà đáng tiếc là cái sơ đồ nguyên lí hiện tại chưa tìm thấy.Để thầy tìm thấy sẽ đưa lên tham khảo với anh em (chắc toàn là các anh!).
                  Một vấn đề nữa cũng mong muốn giải quyết là cái đèn Kliston giờ kiếm đâu ra ? Một số đài radar hải quân gặp chục trặc vấn đề này.Không cộng hưởng hoặc cộng hưởng được chỉ một tần số! Hiện tại thì chỉ có trung quốc còn hàng này hay sao ấy! Vậy giải pháp cho VietNam là gi? Kình mong cả nhà lao vào chiến đấu cùng anh em nhà MTA!

                  Comment


                  • #39
                    Mình đã từng tiếp xúc với khí tài cũ của Nga (dùng đèn điện tử), cũng nghe nói hiện nay đã có khí tài cải tiến và đã được số hoá rất nhiều. Mình không học về tên lửa mà là dân điện tử. Theo mình để khuếch đại xung như vậy thì bạn nên chọn các bán dẫn công suất chịu được điện áp cao và quan trọng là fải có đặc tuyến ngon (độ dốc sườn xung lớn), còn để linh hoạt hơn (tạo ra nhiều xung khuếch đại với các biên độ khác nhau) thì có thể dùng KĐ thuật toán điện áp cao.Hy vọng cùng nhau trao đổi kiến thức bổ ích với bạn.
                    Nguyên văn bởi MTAPIC Xem bài viết
                    Bởi vì các hệ khí tài trước làm việc bằng bóng đèn điện tử, khả năng làm việc tốt với xung điện áp cao
                    hệ thống hiện tại làm việc là hệ bán dẫn số, khả năng làm việc với điện áp cao không đc như đèn điện tử
                    Mình hiện đang bám theo sát dự án cải thiến C125, nguyên tắc phải khuyếch đại là đúng rồi!không thể đưa tín hiệu từ FPGA đi xa hàng chục met, hàng trăm met để điều khiển hay đồng bộ được ! theo bạn nghĩ thì nên chọn linh kiện KD ntn cho phù hợp?

                    À, mà bạn là ai?nghe kiểu nói quen quen, nhưng ko nhận ra!

                    Comment


                    • #40
                      Mấy hum nay mọi người nghỉ hết rồi hay sao ấy nhỉ?
                      Removing Bariers to Inovation!
                      Seaching in Future!

                      Comment


                      • #41
                        Nguyên văn bởi yakhontvn Xem bài viết
                        Chào mọi người! Những ai đã làm các ứng dụng trong quân sự rồi thì lên tiếng nhé! Để dễ dàng trong việc trao đổi! Chỉ giải thích cho những ai không trong lĩnh vực này!
                        Tình hình là vừa thi xong môn Radar điều khiển hỏa lực đối hải.Đã hỏi thầy về vẫn đề này và thầy nói là thầy đã làm được (phần khuếch đại xung).Nhưng mà đáng tiếc là cái sơ đồ nguyên lí hiện tại chưa tìm thấy.Để thầy tìm thấy sẽ đưa lên tham khảo với anh em (chắc toàn là các anh!).
                        Một vấn đề nữa cũng mong muốn giải quyết là cái đèn Kliston giờ kiếm đâu ra ? Một số đài radar hải quân gặp chục trặc vấn đề này.Không cộng hưởng hoặc cộng hưởng được chỉ một tần số! Hiện tại thì chỉ có trung quốc còn hàng này hay sao ấy! Vậy giải pháp cho VietNam là gi? Kình mong cả nhà lao vào chiến đấu cùng anh em nhà MTA!
                        Có thể nói chính xác hơn là thầy vẫn thấy cái schematic đó, nhưng thầy không cho. Keke
                        All in one. Sài Gòn + Đồng Nai.

                        Comment


                        • #42
                          Nguyên văn bởi robotden Xem bài viết
                          Có thể nói chính xác hơn là thầy vẫn thấy cái schematic đó, nhưng thầy không cho. Keke
                          Vào Giúp anh đi Kưng ơi, đang khó quá, bữa nào về trường anh nhờ chú mấy cái máy tính trung tâm của bọn nó, củ chuối lắm, mình căn bản nắm đc một phần, một phần bọn nó thay đổi mất cái kennel của HDH nên cũng hơi khó,sau này nhờ cả vào chú!
                          có hôm nào thứ 7 chủ nhật rỗi lên chỗ anh chơi, rồi bàn tiếp đc ko?Tài liệu anh có nhiều, nhưng nó có chữ "TOP SECRET" ko dám cho ai cả!
                          Removing Bariers to Inovation!
                          Seaching in Future!

                          Comment


                          • #43
                            Nguyên văn bởi MTAPIC Xem bài viết
                            Vào Giúp anh đi Kưng ơi, đang khó quá
                            Cho em tham gia với anh Ninh ơi! Em suốt ngày hỏi bài anh Nam ngại chết đi được! he. Mà mày tính của đài bên anh chạy trên nền HDH nào thía ? Em cũng đang quan tâm cái này vì máy tính bên em chạy hai HDH cơ.Đợt tới đi thực tập mới "thực mục sở thị " được ! Bây giờ chỉ được chạy thử trên VB6 và win XP2; Server 2003 thôi ạ! Chán chết !

                            Nguyên văn bởi MTAPIC Xem bài viết
                            có hôm nào thứ 7 chủ nhật rỗi lên chỗ anh chơi, rồi bàn tiếp đc ko?Tài liệu anh có nhiều, nhưng nó có chữ "TOP SECRET" ko dám cho ai cả!
                            Anh robotden giờ thì thảnh thơi bay nhày rồi. Gặp online kho thía không biết,đợt tới ra Hà Nội phải mời đi nhậu may ra mới có cơ hội gặp mặt ! he he
                            Last edited by yakhontvn; 04-07-2011, 10:28.

                            Comment


                            • #44
                              Nguyên văn bởi MTAPIC Xem bài viết
                              Vào Giúp anh đi Kưng ơi, đang khó quá, bữa nào về trường anh nhờ chú mấy cái máy tính trung tâm của bọn nó, củ chuối lắm, mình căn bản nắm đc một phần, một phần bọn nó thay đổi mất cái kennel của HDH nên cũng hơi khó,sau này nhờ cả vào chú!
                              có hôm nào thứ 7 chủ nhật rỗi lên chỗ anh chơi, rồi bàn tiếp đc ko?Tài liệu anh có nhiều, nhưng nó có chữ "TOP SECRET" ko dám cho ai cả!
                              Hi anh!
                              Em đã làm thực tế mấy cái này đâu mà dám làm ạ. Hichic. Nếu mà làm được mấy cái trong này thì hay quá nhỉ!
                              Chúc anh khỏe + thành công!
                              All in one. Sài Gòn + Đồng Nai.

                              Comment


                              • #45
                                Nguyên văn bởi yakhontvn Xem bài viết
                                Cho em tham gia với anh Ninh ơi! Em suốt ngày hỏi bài anh Nam ngại chết đi được! he. Mà mày tính của đài bên anh chạy trên nền HDH nào thía ? Em cũng đang quan tâm cái này vì máy tính bên em chạy hai HDH cơ.Đợt tới đi thực tập mới "thực mục sở thị " được ! Bây giờ chỉ được chạy thử trên VB6 và win XP2; Server 2003 thôi ạ! Chán chết !

                                Anh robotden giờ thì thảnh thơi bay nhày rồi. Gặp online kho thía không biết,đợt tới ra Hà Nội phải mời đi nhậu may ra mới có cơ hội gặp mặt ! he he
                                Máy tính trên đài này chạy Linux em à, 6 HDH riêng tùy biến cho 8 máy tính trung tâm, làm việc ở chế độ song song, ko giống như XP đâu.
                                @ Robotden: Linux chắc chắn chú làm rồi mà!kaka
                                Mấy cái máy tính thì làm hơi khó (ngay công nghệ đã phải đi đặt hàng rồi) nhưng có bo mạch liệu có làm đc phần mềm ko nhỉ? vấn đề này cũng ko phải đơn giản như anh em mình nghĩ đâu!
                                con chip VIA EDEN ai biết nó thế nào ko? ko có mấy tài liệu về nó ! buồn
                                Removing Bariers to Inovation!
                                Seaching in Future!

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                MTAPIC Tìm hiểu thêm về MTAPIC

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X